Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
2,67 MB
Nội dung
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM ( Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1176/QĐ-BNV ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội LHTN Việt Nam) là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội LHTN Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước vào thời kỳ mới, Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên. Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì sự phát triển của thanh niên. Chương I TÊN HỘI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI Điều 1. Tên Hội và đặc trưng của Hội 1. Tên Hội: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. 2. Trụ sở chính của Hội LHTN Việt Nam đặt tại Thủ đô Hà Nội. 3. Hội LHTN Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và biểu trưng. 4. Bài ca chính thức của Hội LHTN Việt Nam là bài hát Lên Đàng, nhạc Lưu Hữu Phước, lời Huỳnh Văn Tiểng. 5. Ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam: ngày 15 tháng 10. 6. Hội có đồng phục và nghi thức do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội hướng dẫn. Điều 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động của Hội 1. Hội LHTN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: a) Tự nguyện, tự quản; b) Hiệp thương dân chủ; c) Đoàn kết tôn trọng lẫn nhau; d) Hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động. 2. Hội LHTN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc công nhận. 3. Hội LHTN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên tập thể giữ vai trò nòng cốt chính trị trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội LHTN Việt Nam. Hội LHTN Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước hữu quan theo quy định của pháp luật. 4. Hội LHTN Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước và đoàn kết, tập hợp rộng rãi thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. 1 Chương II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI Điều 4. Chức năng của Hội 1. Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên. Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội 1. Khuyến khích và tổ chức cho hội viên, thanh niên tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện. 2. Tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên. 3. Đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội. 4. Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của thanh niên. 5. Thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chương III: HỘI VIÊN Điều 6. Hội viên 1. Công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội LHTN Việt Nam. 2. Những người quá 30 tuổi có nguyện vọng và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Hội thì được tham gia hoạt động trong tổ chức Hội. Điều 7. Quyền của hội viên 1. Tham gia các hoạt động của Hội. 2. Giới thiệu đại biểu của mình vào các cơ quan lãnh đạo của Hội. 3. Đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát công việc của Hội. 4. Đề nghị Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 5. Được rút tên khỏi Hội khi không có điều kiện sinh hoạt, hoạt động trong tổ chức Hội. Điều 8. Nhiệm vụ của hội viên 1. Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội, vận động, giúp đỡ và giới thiệu thanh niên vào Hội. 2. Bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của tổ chức Hội. 3. Tích cực học tập, rèn luyện, vươn lên lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội. 4. Xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh; gương mẫu chấp hành pháp luật; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Điều 9. Hội viên danh dự Hội LHTN Việt Nam công nhận các nhà hoạt động chính trị, xã hội, giáo dục, văn hoá, văn nghệ; các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà hảo tâm tự nguyện ủng hộ về tinh thần, vật chất cho Hội và các hoạt động của Hội là "hội viên danh dự". Chương IV THÀNH VIÊN TẬP THỂ CỦA HỘI Điều 10. Thành viên tập thể của Hội 1. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Trí thức khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam là thành viên tập thể của Hội; các tổ chức thanh niên theo ngành nghề, sở thích; các đội hình thanh niên xung phong; các tổ chức thanh niên Việt Nam đang học tập, lao động công tác ở nước ngoài tuân thủ theo pháp luật nước sở tại và nước Cộng hoà xã 2 hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu tán thành Điều lệ Hội thì được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội xét công nhận là thành viên tập thể của Hội. 2. Quan hệ giữa các thành viên của Hội là quan hệ hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động vì mục tiêu chung. Điều 11. Quyền của thành viên tập thể 1. Thảo luận, đề nghị các vấn đề về hoạt động của Uỷ ban Hội các cấp. 2. Giới thiệu đại diện của mình vào Uỷ ban Hội các cấp. 3. Yêu cầu Hội tổ chức phối hợp hoạt động với thành viên khác theo sáng kiến của mình vì mục tiêu chung. Điều 12. Nhiệm vụ của thành viên tập thể 1. Thực hiện Điều lệ Hội và các quyết định, các chương trình hoạt động đã thống nhất. 2. Tổ chức và đôn đốc hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tham gia các hoạt động của Hội, thực hiện nhiệm vụ hội viên. 3. Đóng góp tài chính, ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Hội. Chương V CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI Điều 13. Cơ cấu tổ chức của Hội Hội LHTN Việt Nam được tổ chức ở: 1. Trung ương; 2. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương; 3. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; 4. Xã, phường, thị trấn và tương đương; Việc thành lập, giải thể các tổ chức nói trên phải tuân thủ pháp luật hiện hành. Điều 14. Tổ chức cơ sở của Hội Tổ chức cơ sở của Hội bao gồm các chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm và các hình thức tập hợp thanh niên được uỷ ban Hội các cấp thành lập theo địa bàn dân cư, trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp; theo nghề nghiệp, sở thích và các nhu cầu chính đáng khác của thanh niên. Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở của Hội 1. Tổ chức các hoạt động và triển khai các chương trình chung của Hội. 2. Chăm lo, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. 3. Giúp đỡ và tạo điều kiện để hội viên, thanh niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. 4. Xét công nhận hội viên mới và giới thiệu hội viên tiên tiến cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bồi dưỡng, xét kết nạp. Điều 16. Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam các cấp 1. Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của cấp đó, do Uỷ ban Hội cấp đó triệu tập. 2. Đại hội, Hội nghị đại biểu từ cấp xã trở lên được tổ chức 5 năm một lần. 3. Số lượng đại biểu dự Đại hội, Hội nghị đại biểu cấp nào do Uỷ ban Hội cấp đó quyết định. 4. Thành phần đại biểu dự Đại hội, Hội nghị đại biểu bao gồm: uỷ viên Uỷ ban Hội đương nhiệm cùng cấp; đại biểu do tổ chức Hội cấp dưới, các tổ chức thành viên tập thể hiệp thương chọn cử; các cá nhân tiêu biểu hoặc các cá nhân đại diện cho các ngành, lĩnh vực do các cơ quan, đơn vị hiệp thương giới thiệu và đại biểu chỉ định. 5. Ở cấp xã và tương đương có thể tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên do Uỷ ban Hội nơi đó quyết định. Điều 17. Nhiệm vụ của Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam các cấp 1. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Uỷ ban Hội cùng cấp. 2. Quyết định các chủ trương, chương trình hoạt động nhiệm kỳ mới. 3. Hiệp thương cử ra Uỷ ban Hội và Ban Kiểm tra cùng cấp. 4. Thảo luận, đóng góp vào các văn kiện và hiệp thương cử đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu cấp trên (nếu có). Điều 18. Uỷ ban Hội 3 1. Uỷ ban Hội là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội ở mỗi cấp. Số lượng uỷ viên Uỷ ban Hội ở mỗi cấp do Đại hội, Hội nghị đại biểu cấp đó quyết định và hiệp thương chọn cử. 2. Giữa hai kỳ Đại hội việc rút tên, xoá tên, bổ sung uỷ viên Uỷ ban Hội của mỗi cấp do Uỷ ban Hội cấp đó thảo luận, thống nhất và đề nghị cấp trên trực tiếp công nhận. Khi cần thiết, Hội cấp trên trực tiếp cho phép tăng thêm số lượng uỷ viên Uỷ ban Hội cấp dưới nhưng bảo đảm số lượng uỷ viên Uỷ ban Hội không vượt quá quy định của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội. 3. Khi một uỷ viên Uỷ ban Hội là đại diện của tổ chức thành viên hoặc của Uỷ ban Hội cấp dưới không còn giữ nhiệm vụ trong tổ chức của mình nữa thì đương nhiên thôi tư cách uỷ viên. Tổ chức thành viên hay Uỷ ban Hội cấp đó hiệp thương cử đại biểu mới thay thế và đề nghị Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận. 4. Uỷ ban Hội các cấp có nhiệm vụ: a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội, Hội nghị đại biểu và các chủ trương, chương trình công tác Hội; b) Điều hành công việc giữa hai kỳ Đại hội; c) Xét và công nhận uỷ viên và các chức danh lãnh đạo, Ban Kiểm tra của Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp; d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; đ) Kiểm tra cán bộ, hội viên, Uỷ ban Hội cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, chương trình công tác Hội và Điều lệ Hội. 5. Mỗi năm, Uỷ ban Trung ương Hội họp ít nhất 1 lần; Uỷ ban Hội cấp tỉnh và tương đương họp 2 lần; Uỷ ban Hội cấp huyện, xã và tương đương họp 4 lần. Điều 19. Nhiệm vụ của Uỷ ban Trung ương Hội 1. Tổ chức thực hiện các chương trình do Đại hội, Hội nghị đại biểu toàn quốc đề ra và quyết định chương trình công tác hàng năm của Hội. 2. Chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. Điều 20. Chức danh trong Uỷ ban Hội các cấp 1. Uỷ ban Trung ương Hội hiệp thương cử ra Đoàn Chủ tịch gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các uỷ viên Đoàn Chủ tịch. Đoàn Chủ tịch là cơ quan điều hành công việc của Uỷ ban Trung ương Hội giữa hai kỳ họp. Đoàn Chủ tịch có Thường trực gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các uỷ viên Đoàn Chủ tịch chuyên trách thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành công việc hàng ngày của Hội. 2. Uỷ ban Hội cấp tỉnh và tương đương hiệp thương cử ra Ban thư ký gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và một số uỷ viên thư ký. Ban thư ký là cơ quan điều hành công việc của Uỷ ban Hội giữa hai kỳ họp. Ban thư ký có Thường trực gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch chuyên trách và các uỷ viên thư ký chuyên trách thay mặt Ban thư ký điều hành công việc hàng ngày của Hội. 3. Uỷ ban Hội cấp huyện và tương đương; cấp xã và tương đương hiệp thương cử ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch để điều hành công việc hàng ngày của Uỷ ban Hội. 4. Các chi hội, tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ, cử ra cấp trưởng và cấp phó để điều hành công việc hàng ngày. Điều 21. Quan hệ giữa Uỷ ban Hội các cấp Quan hệ giữa Uỷ ban Hội các cấp thực hiện theo nguyên tắc: Uỷ ban Hội cấp trên thống nhất chủ trương, chương trình hành động và hướng dẫn Uỷ ban Hội cấp dưới thực hiện; Uỷ ban Hội cấp dưới xây dựng chương trình phù hợp với chủ trương chung và báo cáo thường xuyên với Uỷ ban Hội cấp trên. Điều 22. Ban Kiểm tra của Hội 1. Ban Kiểm tra của Hội được thành lập ở Trung ương, cấp tỉnh và tương đương, do Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu cùng cấp hiệp thương chọn cử. Ban Kiểm tra có cùng nhiệm kỳ với Uỷ ban Hội cùng cấp. Số lượng uỷ viên Ban Kiểm tra ở mỗi cấp do Đại hội quyết định. 2. Tổ chức Hội cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương cử ra một ủy viên Ủy ban Hội phụ trách công tác kiểm tra. 3. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra các cấp: a) Tham mưu cho các cấp bộ Hội kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết của Hội; việc thi hành kỷ luật của Hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên; b) Kiểm tra công tác hội phí và việc sử dụng tài chính của Ủy ban Hội cùng cấp. Chương VI KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT 4 Điều 23. Khen thưởng của Hội 1. Cá nhân và tổ chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội thì được Hội khen thưởng. 2. Các hình thức khen thưởng của Hội do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội quy định. 3. Uỷ ban Trung ương Hội và Ủy ban Hội cấp tỉnh và tương đương lập ra các giải thưởng cần thiết để tuyên dương, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích. Điều 24. Kỷ luật của Hội Cán bộ, hội viên và tổ chức thành viên của Hội vi phạm Điều lệ Hội thì tuỳ mức độ sẽ bị kỷ luật bằng hình thức sau: 1. Đối với cán bộ: khiển trách, cảnh cáo hoặc thôi giữ chức danh trong Uỷ ban Hội, thôi công nhận là hội viên. 2. Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, thôi công nhận là hội viên. 3. Đối với tổ chức Hội và thành viên tập thể của Hội: Khiển trách, cảnh cáo, thôi công nhận là thành viên tập thể của Hội. Chương VII TÀI CHÍNH CỦA HỘI Điều 25. Tài chính của Hội 1. Kinh phí của Nhà nước hỗ trợ. 2. Hội phí do hội viên, tổ chức thành viên đóng góp. 3. Các đơn vị trực thuộc đóng góp. 4. Nguồn thu từ các chương trình, dự án về kinh tế - xã hội mà Hội tham gia thực hiện. 5. Ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Điều 26. Các khoản chi của Hội 1. Các khoản chi của Hội gồm có: a) Chi cho các hoạt động của Hội; b) Khen thưởng; c) Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và công trình phúc lợi của Hội, mua sắm phương tiện làm việc. 2. Tài chính cấp nào do Uỷ ban Hội cấp đó quản lý, sử dụng theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước. Chương VIII CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI Điều 27. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội LHTN Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu có mặt tại Đại hội thông qua và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo qui định của pháp luật mới có hiệu lực thi hành. Điều 28. Điều khoản thi hành 1. Điều lệ Hội gồm phần mở đầu và 8 chương, 28 Điều được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI thông qua ngày 27 tháng 4 năm 2010 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2. Mọi cán bộ, hội viên, tổ chức Hội, thành viên tập thể của Hội phải có trách nhiệm thực hiện Điều lệ Hội LHTN Việt Nam. 3. Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ Hội./. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHI THỨC HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM (có điều chỉnh và bổ sung) Nghi thức Hội là hệ thống những quy định về nghi thức, thủ tục, đội hình, đội ngũ được áp dụng chính thức cho sinh hoạt và hoạt động của tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam. Thực hiện nghi thức Hội nhằm góp phần rèn luyện, giáo dục hội viên - thanh niên biết tôn trọng, yêu mến tổ chức Hội và cùng xây 5 dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Đồng thời tạo sự thống nhất chung, đáp ứng nhu cầu hoạt động thanh niên và những quy định cần thiết để nâng cao tính tập thể, có nề nếp tạo sức mạnh đối với tổ chức Hội cùng đoàn kết thống nhất hành động. Thực hiện Nghi thức Hội là trách nhiệm chung của mọi hội viên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội LHTN Việt Nam. Chương I MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG NGHI LỄ HỘI Điều 1. NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA HỘI LHTN VIỆT NAM: - Ngày truyền thống của Hội là ngày 15/10. - Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam họp tại Hà Nội vào cuối tháng 02/1993 đã thống nhất quyết định chọn ngày 15/10/1956 làm ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam. Cùng với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Hội đã lập nhiều thành tích vẻ vang vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Truyền thống Hội được thể hiện và khẳng định trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên Việt Nam: + Yêu nước, đi theo Đảng, theo Đoàn Thanh niên, vì tương lai và hạnh phúc tuổi trẻ Việt Nam. + Đoàn kết, chung sức chung lòng hành động vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc kêu gọi. + Lao động, học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. + Học tập, giao lưu quốc tế. Điều 2. BÀI HÁT CHÍNH THỨC CỦA HỘI: - Hội chọn lời một của bài hát “Lên đàng”. Nhạc: Lưu Hữu Phước; Lời: Huỳnh Văn Tiểng làm Hội ca. - Bài hát “Lên đàng” được áp dụng (hát) trong các nghi lễ của Hội. Điều 3. BIỂU TRƯNG CỦA HỘI: 1- Ý nghĩa từng phần: - Hình tròn: Thể hiện ước mơ tiến đến sự hoàn thiện, đoàn kết, thân ái. - Màu xanh: Thể hiện sự thanh bình. - Đường ngang: Thể hiện chân trời mới. - Đường hình chữ S: Tượng trưng đất nước Việt Nam (bản đồ) kết hợp ghép nền màu xanh bên trái thể hiện cho sự hòa bình. - Ngôi sao: Thể hiện định hướng chính trị, lý tưởng của Tổ quốc. 2- Ý nghĩa chung: Biểu trưng của Hội với đường nét đơn giản, hiện đại, màu sắc hài hòa thể hiện sự đoàn kết, thân ái; động viên lớp trẻ hướng đến tương lai: Vì Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu mạnh và văn minh, vì cuộc sống hạnh phúc, hòa bình của thanh niên Việt Nam. 3- Màu sắc: - Đường vòng tròn, đường ngang, chữ S, ngôi sao và chữ Thanh niên Việt Nam: màu xanh đậm (mã: C100 – M 60 – Y 0 – K 40). - Phần nền khu vực ngôi sao, nền trong ngôi sao: màu xanh hòa bình (mã: C 100 – M 10 – Y 0 – K 0). - Phần nền bên phải chữ S và nền chữ Thanh niên Việt Nam: màu trắng. 4- Cách sử dụng: Biểu trưng Hội được sử dụng làm phù hiệu, huy hiệu; in (thêu) trên vải (cờ) thẻ hội viên và các loại thẻ, công văn có liên quan. * Chú ý: Không được vẽ, cách điệu hoặc thêm bớt vào biểu trưng những nội dung, đường nét khác làm mất giá trị và ảnh hưởng đến tính nghiêm túc đối với biểu trưng của Hội. Mặt khác, khi in (vẽ) cần chính xác hình chữ S, ngôi sao (đúng theo mẫu) và thể hiện đúng màu sắc quy định. Điều 4. LỜI HỨA: Lời hứa Hội viên được áp dụng trong các nghi thức chính của Hội. Người hô đứng tư thế nghiêm: 6 “Vinh dự là người hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, trước tập thể chi hội (CLB, tổ, đội, nhóm…) tôi (chúng tôi) xin hứa: + Là công dân tốt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phấn đấu theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của tuổi trẻ. + Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; + Luôn giữ gìn uy tín và thanh danh của Hội”. - Hô to: “Xin hứa” - Đáp: “Xin hứa!”(Cùng giơ thẳng nắm tay phải từ ngực trái lên cao qua khỏi đầu – 01 lần). Điều 5. KHẨU HIỆU : Được áp dụng trong nghi lễ chào cờ hoặc nghi lễ chính thức của Hội. - Người hô trong tư thế đứng nghiêm, hô to: “ Vì Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh và văn minh” – Thanh niên ! - Đáp : “Tiến ! “ (Cùng giơ thẳng nắm tay phải từ ngực trái lên cao qua khỏi đầu – 01 lần) Điều 6. CÁCH CHÀO CỦA HỘI: Hội quy định chào tay nhằm thể hiện sức mạnh, sự tôn trọng và ý thức trách nhiệm đối với tổ chức Hội (chỉ thực hiện động tác chào bằng tay khi mặc đồng phục Hội hoặc có đeo huy hiệu Hội). Động tác chào được ấp dụng ở 02 trường hợp sau: - Chào trong nghi lễ: Chào cờ, báo cáo, tuyên thệ. - Chào trong sinh hoạt: Khi gặp nhau, xã giao, giao tiếp. Điều 7. NGHI THỨC CHÀO CỜ TRONG HỘI Chào cờ là nghi lễ quan trọng, thể hiện tính trang nghiêm, hùng dũng của tổ chức Hội. Chào cờ có tác dụng giáo dục hội viên - thanh niên biết tôn trọng, yêu mến Tổ quốc, yêu mến tổ chức Hội; nguyện đi theo lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh. 1- Thứ tự các bước chào cờ: - Sau khi ổn định, người điều khiển hô to: “Nghiêm ! Chào cờ ! Chào” (Tất cả hội viên - thanh niên bỏ tay xuống và cùng hát Quốc ca). - Sau khi hội viên hát Quốc ca xong, người điều khiển hô tiếp : “Hội ca” (Tất cả cùng hát bài Lên Đàng - lời 01). - Sau khi hát xong Hội ca người điều hành hô khẩu lệnh: “Thôi” tất cả bỏ tay xuống - Hô khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh và văn minh -Thanh niên !” - Tập thể đáp: “Tiến !” * Ghi chú: - Phút sinh hoạt truyền thống (có thể thay thế cho phút mặc niệm): thực hiện sau khi hô khẩu hiệu. - Chào cờ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời, cần chú ý việc rước cờ Tổ quốc đến vị trí sân lễ: cờ cầm tay có cán, cờ kéo lên cột cờ, cờ đã treo sẵn. 2- Các trường hợp chào cờ: a- Nghi lễ chào cờ trong hội trường, sân khấu ngoài trời: - Nếu đã có sẵn cờ nước, cờ mang biểu trưng Hội: thực hiện nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên (không thực hiện nghi lễ rước cờ). - Nếu không có sẵn cờ nước, cờ mang biểu trưng Hội: thực hiện nghi lễ rước cờ trước rồi thực hiện nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên. b- Nghi lễ chào cờ trong đội hình chữ U: - Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên trong chi hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ. - Chi hội trưởng sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình so cự ly, sau đó bước xuống 2/3 đội hình, quay đằng sau hướng mặt cùng hướng với các hội viên ở vị trí ngang trong đội hình chữ U và điều khiển phần nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục sau. c- Nghi lễ chào cờ trong đội hình hàng dọc, hàng ngang hoặc nhiều đơn vị, chi hội: - Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên trong chi hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ (nếu có). - Chi hội trưởng sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình, sau đó quay đằng sau hướng mặt cùng hướng với các hội viên trong đội hình và điều khiển phần nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục sau. 3- Các tư thế giữ cờ, vác cờ: 7 - Tư thế nghiêm: người trong tư thế nghiêm, tay phải nắm cán cờ, khoảng ngang thắt lưng, lòng bàn tay áp sát vào thắt lưng. Đót cờ chạm đất, thân cờ thẳng, khép sát bên phải thân người. Tay trái, chân, người trong tư thế nghiêm. - Tư thế nghỉ: chân trái khụy, tay phải (tay cầm cờ) đưa ra trước, hơi chếch về phải khoảng 45 độ. - Tư thế vác cờ: cờ đặt trên vai phải, phần cờ tính từ đỉnh cờ đến hết cờ nằm sau lưng người vác cờ, lá cờ được buông ngược xuống đất. Phần cán cờ còn lại, tính từ đót cờ lên đến mí cờ nằm phía trước, trên vai phải. Tay phải gần thẳng, nắm sát đót cờ, tay trái tạo thành góc vuông trước mặt, tầm ngang vai, nắm cán cờ. Thân cờ (phần trước mặt người cầm cờ) hơi chúi xuống đất (so với vai khoảng 15 đến 30 độ). - Tư thế chào cờ: tay phải nắm đót cờ, lòng nắm tay áp sát thắt lưng, vai phải thẳng. Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt, nắm thân cơ, tầm ngang vai, nắm bàn tay ngửa. Tư thế nghiêm. Đỉnh cờ hướng về trước, thân cờ so với thân mình khoảng 45 độ, hướng lên, đuôi cờ không được để chạm đất. - Chuyển từ tư thế nghiêm lên tư thế chào cờ : + Cờ trong tư thế nghiêm, dùng tay phải đưa thẳng cờ ra trước mặt (thế cờ đứng), tay phải ngang vai. + Tay trái nắm cán cờ, phía trên tay phải. + Rút tay phải xuống nắm lấy đót cờ, rút tay phải áp sát vào thắt lưng. + Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt (theo tư thế cờ chào). - Chuyển từ tư thế chào cờ sang tư thế vác cờ: + Tay phải đẩy đót cờ ra trước bụng và đẩy dần cờ lên trên ngang vai, theo hướng qua trái, tay phải thẳng. + Tay trái thẳng, đánh ngược qua phải, đưa cờ lên vai, trở về tư thế góc vuông trước mặt (theo tư thế vác cờ). - Chuyển từ vác cờ sang tư thế chào cờ: ngược lại với tư thế từ chào cờ sang vác cờ . - Chuyển từ tư thế vác cờ về tư thế nghiêm: nếu đang từ vác cờ phải chuyển qua tư thế chào cờ, rồi về tư thế nghiêm. - Chuyển từ tư thế chào cờ về tư thế nghiêm: + Cả 2 tay đồng thời đưa thẳng ra trước, tạo thân cờ đứng trước mặt. + Tay phải đưa lên trên nắm cán cờ phía trên tay trái. + Tay trái buông ra về tư thế nghiêm, tay phải rút cờ về tư thế nghiêm. 4 . Các hình thức rước cờ: a. Rước cờ (cờ khiêng): số lượng người khiêng cờ là 4 hoặc 6 hội viên tuỳ kích thước cờ, số lượng hội viên và tính chất buổi lễ. - Người điều khiển hô: Nghiêm, rước cờ. - Đội cờ đi đều, song song nhau ra giữa đội hình, các thành viên trong đội cờ làm động tác quay bên phải (trái) đối diện với đội hình chào cờ. - Người điều khiển hô: Chào cờ, chào. - Những thành viên hàng phía trước thực hiện động tác ngồi trên gót hoặc đứng, tuy nhiên cờ phải được để trên vai của những người đứng trước. Những thành viên phía sau bước lên 1 bước và thực hiện động tác đưa thẳng tay qua khỏi đầu, mặt được che khuất bởi cờ. - Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo theo đúng hướng dẫn. - Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: Thôi, đội cờ di chuyển vào trong theo đúng động tác cá nhân trong nghi thức. * Lưu ý: Phải quy định đội cờ xếp đội hình sau khi chào cờ xong, như phía sau lùi 1 bước, phía trước đứng lên, quay bên phải (trái), các thành viên phía sau sang phải (trái) 1 bước, cờ được đưa ngang vai đi đều vào trong. b. Rước cờ (có cán cờ): - Người điều khiển hô: Nghiêm, rước cờ. - Người cầm cờ di chuyển ra vị trí trong tư thế vác cờ, khi ra đến vị trí, người cầm cờ chuyển qua tư thế nâng cờ. - Người điều khiển hô: Chào cờ, chào. - Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo đúng hướng dẫn. - Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: Thôi, người cầm cờ chuyển về tư thế vác cờ và di chuyển ra ngoài đội hình. * Lưu ý: - Trường hợp chỉ có 1 cờ nước: thực hiện như hướng dẫn trên. - Trường hợp có cờ nước và cờ mang biểu trưng Hội: cờ nước luôn đi trước, cờ mang biểu trưng Hội đi sau. - Khi vào đến giữa đội hình 2 cờ cùng thực hiện động tác quay bên Phải (trái), người cầm cờ nước bước lên phía trên 1 bước, đồng thời chuyển 2 cờ sang tư thế chào cờ. Điều 8. ĐỒNG PHỤC: 1. Áo: Áo đồng phục của Hội là áo Thanh niên Việt Nam. Áo màu xanh cô-ban đậm, cổ đúc to bản, đệm cổ cứng, không gãy nát khi giặt; có đỉa vai (bật vai), có 2 túi ngực (gồm cả 2 loại cộc tay và dài tay). Áo được may ở các kích 8 cỡ khác nhau theo hệ số chuẩn quốc tế. Lôgô áo hình tam giác được đặt ở phía trước. Lôgô phía trước được đặt trang trọng trên ngực áo phía trái, phù hiệu cờ đỏ, sao vàng và hàng chữ “Thanh niên Việt Nam”. 2. Huy hiệu Hội Được cài trên túi áo bên trái. Hội viên đeo huy hiệu Hội trong sinh hoạt, công tác và các nghi lễ của Hội LHTN Việt Nam. 3. Các bảng tên, chuyên hiệu, cấp hiệu Bảng tên, chuyên hiệu, cấp hiệu được làm riêng và đeo trên túi áo bên phải, không được may thẳng vao áo. 4. Mũ (nón): Lưỡi trai (kết) hoặc mũ tai bèo có in (cài) biểu trưng của Hội LHTN Việt Nam. Đồng phục của Hội mặc trong sinh hoạt, dự họp (hội nghị) của Hội và các nghi lễ của Hội. Ngoài ra Hội dồng Huấn luyện có đồng phục riêng do TW Hội quy định và cấp phát. Chương II CÁC ĐỘNG TÁC CÁ NHÂN Điều 9. CHÀO: 1. Chào trong nghi lễ (chào cờ, báo cáo, diễu hành) : Tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn vào đối tượng chào. Cánh tay phải giơ lên, năm ngón tay khép lại, thẳng, hướng mũi bàn tay hướng về thái dương, lòng bàn tay hơi chếch ra phía trước, khuỷu tay gấp tự nhiên (tạo một góc 45 độ), cánh tay hơi chếch ra phía trước (15 độ) và thấp hơn ngang vai một chút. * Ý nghĩa: - Năm ngón tay vung lên, tay giơ cao, tầm ngang vai: thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải công bằng. - Lòng bàn tay hướng về phía trước, năm ngón tay thẳng về thái dương và đưa lên: luôn tâm niệm phải sống đẹp, có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. - Năm ngón tay khép lại: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức. - Mắt nhìn thẳng, tư thế khỏe mạnh: thể hiện sự trung thực, hướng về tương lai và sức mạnh của tổ chức. 2. Chào trong sinh hoạt (khi gặp nhau) : Bàn tay như trên, cánh tay vung nhẹ, lòng bàn tay hướng về trước, khuỷu tay tự nhiên (tạo góc 90 độ) tư thế thoải mái, vui tươi. * Ý nghĩa: Chào trong sinh hoạt thể hiện sự chúc mừng, thăm hỏi và đến với nhau. Điều 10. TƯ THẾ ĐỨNG: 1. Nghiêm: - Người đứng thẳng - Mắt hướng thẳng. - Hai tay thẳng nắm hờ, khép sát đùi. - Chân thẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai bàn chân tạo thành chữ V. 2. Nghỉ : - Chân trái hơi chùng xuống. - Tay duỗi, các ngón tay khép hờ thoải mái. Điều 11. TƯ THẾ NGỒI: 1. Ngồi trên gót : - Khẩu lệnh: - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: chân trái bước lên trước một bước, ngồi xuống trên gót chân phải, khuỷu tay trái gấp tự nhiên và cánh tay đặt trên gối chân trái, tay phải nắm hờ thả thoải mái theo đùi chân phải. 2. Ngồi trên đất : - Khẩu lệnh : - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: chân trái bước qua chân phải, hạ người xuống đất, tay trái nắm cổ tay phải thoải mái, hai khuỷu tay tỳ trên hai đầu gối chân. Khi đứng lên dùng hai tay chống xuống đất đứng lên. Sau đó rút chân trái về tư thế nghiêm. * Kết thúc động tác ngồi bằng khẩu lệnh: “Đứng lên” (động lệnh, không có dự lệnh). Điều 12. TƯ THẾ QUAY: 1. Quay trái : - Khẩu lệnh: 9 Dự lệnh Động lệnh “Ngồi trên gót - Ngồi xuống ” Dự lệnh Động lệnh “Ngồi trên đất - Ngồi xuống” “!” Dự lệnh Động lệnh “Bên trái - Quay” - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: Lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang trái một góc 90 độ. Rút chân phải lên, trở về tư thế nghiêm. 2. Quay phải: - Khẩu lệnh : - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: Lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 90 độ. Rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm. 3. Quay đằng sau: - Khẩu lệnh: - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: chân phải đưa về phía sau chân trái, mũi chân phải cách gót chân trái khoảng một nắm tay. Dùng hai gót chân làm trụ quay về bên phải một góc 180 độ. Rút chân phải về tư thế nghiêm. * Lưu ý : trong các động tác quay hai tay lúc nào cũng trong tư thế nghiêm. Điều 13. ĐỘNG TÁC DI ĐỘNG: 1. Dậm chân tại chỗ: - Khẩu lệnh: - Thực hiện: sau Động lệnh - Cách thực hiện: Sau động lệnh “Dậm” chân trái nhắc lên, tay phải đánh qua trái trên thắt lưng khoảng 20 cm, tay trái đánh thoải mái ra phía sau và hơi chếch ra sau (15 độ so với tư thế thẳng). Sau đó chân trái dậm xuống, chân phải nhắc lên (khoảng 20 cm), tay đánh ngược về bên phải (nhịp 1), tiếp tục chân phải dậm xuống, chân trái nhắc lên, tay đánh qua trái như lúc đầu (nhịp 02). Và cứ thế liên tục, đều. - Nhịp đếm 1 - 2, 1 - 2, 1 - 2, liên tục. 2. Đi đều : - Khẩu lệnh: - Thực hiện: sau Động lệnh - Cách thực hiện: Chân đi đều theo nhịp đếm 1 - 2 , 1 - 2 (hoặc nhịp còi) tay đánh như dậm chân tại chỗ (bước chân trái trước, chân phải sau theo nhịp đếm). * Lưu ý: - Nhịp 1 luôn là chân trái - Nhịp 2 luôn là chân phải. - Động lệnh luôn rơi vào chân phải. - Bước rộng bằng vai. - Đang “Dậm chân tại chỗ” hoặc “Đi đều” muốn dừng lại thì dùng : - Khẩu lệnh: - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: Động lệnh “Đứng” phải rơi vào chân phải (nhịp 2), khi nghe động lệnh bước (dậm) tiếp một bước (nhịp 1), sau đó dậm tại chỗ một bước (nhịp 2) mới đứng hẳn lại (vậy chân cuối cùng thực hiện động tác là chân phải - nhịp 2). Người trở về tư thế nghiêm. 3. Chạy tại chỗ: - Khẩu lệnh: - Thực hiện: sau Động lệnh - Cách thực hiện: Hai tay úp, nắm lại đặt trên thắt lưng, 2 nắm tay cách nhau khoảng 20 cm, chân chạy tại chỗ theo nhịp 1 – 2 – 3 – 4 … 1 – 2 – 3 – 4 … (chạy nâng cao đùi vừa phải, lòng bàn chân cách đất khoảng 20 – 30 cm, khi chạy không đánh tay). 10 Dự lệnh Động lệnh “Bên phải - Quay” Dự lệnh Động lệnh “Đằng sau - Quay” Dự lệnh Động lệnh “Dậm chân tại chỗ - Dậm” Dự lệnh Động lệnh “Đi đều - Bước” Dự lệnh Động lệnh “Đứng lại - Đứng” Dự lệnh Động lệnh “Chạy tại chỗ - Chạy” [...]... Phân hội trưởng phân hội 1 đếm “2”, người hội viên đứng tiếp sau đó đếm “3” và cứ thế cho đến người hội viên cuối cùng Người hội viên cuối cùng sau khi đếm số của mình, và thêm câu “Phân hội 1 – Hết” 13 + Phân hội trưởng phân hội 2 đếm tiếp số người hội viên cuối cùng của phân hội 1 và các hội viên trong phân hội 2 lần lượt đếm cho đến hết như phân hội 1 + Các phân hội còn lại đếm tương tự như phân hội. .. (A) , (B): là phân hội trưởng phân hội 2 và 3 nếu là hàng dọc - (A) , (B): là hội viên của phân hội 1 nếu là hàng ngang - Hẹp đặc biệt: là hai nắm tay của các phân hội trưởng nếu là hàng dọc; là hai nắm tay của các hội viên trong phân hội 1 nếu là hàng ngang và chữ U - Rộng đặc biệt: là hai cánh tay của các phân hội trưởng nếu là hành dọc; là hai cánh tay của các hội viên trong phân hội 1 nếu là hàng... khung bảng) - Đơn xin gia nhập từng hội viên, danh sách lý lịch trích ngang hội viên mới, nội dung tóm tắt giới thiệu từng hội viên mới, khẩu hiệu, lời hứa, thẻ hội viên, huy hiệu hội 2 Chương trình tổng quát : a Phần nghi thức : - Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự - Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca, mặc niệm (nếu có), hô khẩu hiệu của Hội b Phần nội dung : - Thay mặt BTC chi hội (CLB, tổ, đội,... niên được đề nghị công nhận - Chi hội trưởng, đội nhóm trưởng, Ban Chủ nhiệm CLB đọc quyết định công nhận, gắn huy hiệu hội và trao thẻ hội viên (phần gắn huy hiệu, trao thẻ có thể mời đại biểu) - Hội viên mới đọc lời hứa hội viên (có thể một hoặc nhiều hội viên cùng một lúc) - Đại diện Ban điều hành chi hội (CLB, tổ, đội, nhóm) chúc mừng và giao nhiệm vụ hội viên mới - Hội viên mới phát biểu cảm tưởng... Cách thực hiện: Chuẩn luôn là phân hội 1 của chi hội (phân hội 1 của chi hội 1 trong các chi hội ) Sau động lệnh, phân hội trưởng phân hội 1 tay phải giơ cao qua đầu, bàn tay duỗi thẳng, 5 ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về bên trái, cánh tay áp sát lỗ tai phải, tay trái chống hông, người thứ hai bên trái (A) di chuyển chạm khuỷu tay của phân hội trưởng phân hội 1, người thứ ba (B) di chuyển chạm... trưng Hội, tiêu đề: “LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI (NHÓM), CHI HỘI … * Ví dụ: LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI CÔNG TÁC Xà HỘI SEN HỒNG - Đơn xin được công nhận đội nhóm mới (có nội dung giới thiệu tóm tắt quá trình hoạt động), danh sách lý lịch trích ngang hội viên tham gia, qui chế hoạt động, phương hướng hoạt động, thẻ hội viên, huy hiệu Hội 2 Chương trình tổng quát: a Phần nghi thức : - Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham. .. từng phân hội) - Khẩu lệnh chỉ huy: “Các phân hội điểm số – Báo cáo – nghỉ ” - Thực hiện: sau khẩu lệnh của chỉ huy - Cách thực hiện: Các phân hội trưởng điều hành phân hội của mình điểm số – báo cáo, cụ thể: + Người phân hội trưởng bước lên trước và hướng về đội hình của phân hội mình hô lớn: “Phân hội 1 (2, 3, 4) – Nghiêm – Điểm số – 1” (1 là số đếm của người phân hội trưởng) + Sau đó các hội viên... viên trong phân hội lần lượt đếm từ 2 cho đến hết Người hội viên khi điểm số cần hô lớn số của mình đồng thời đầu lắc nhẹ qua phía trái hướng về sau Người hội viên cuối cùng thực hiện như những hội viên trước đó nhưng hô thêm “Hết” sau khi hô số của mình + Phân hội trưởng cho phân hội của mình “Nghỉ” khi phân hội mình điểm số xong + Sau khi điểm số xong, lần lượt phân hội 1 đến phân hội cuối cùng lên... ca, Hội ca, mặc niệm (nếu có), hô khẩu hiệu của Hội b Phần nội dung: - Đại diện (Ban điều hành lâm thời) đội nhóm (chi hội, CLB) được công nhận đọc đơn xin được công nhận - Đại diện UB Hội hoặc BCH Đoàn cơ sở giới thiệu quá trình hoạt động, đọc quyết định công nhận: đội nhóm (chi hội, CLB) và BCH đội nhóm (chi hội, CLB) - Trao quyết định, gắn huy hiệu, trao thẻ hội viên mới - Đại diện BCH chi hội (CLB,... nắm lại Đội hình triển khai bắt đầu từ phân hội trưởng phân hội 1 như hang dọc khoảng cách giữa phân hội trưởng phân hội 1 và người chỉ huy là 01 mét Các phân hội còn lại tạo thành chữ U (Theo hình vẽ) * Chú ý: - Cự ly so hàng là hẹp, hẹp đặc biệt - Khoảng cách giữa các phân hội trong đội hình chữ U luôn là một cánh tay 4 Vòng tròn - Khẩu lệnh: “Toàn chi hội – Thành đội hình vòng tròn - Tập hợp” - . mình tham gia các hoạt động của Hội, thực hiện nhiệm vụ hội viên. 3. Đóng góp tài chính, ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Hội. Chương V CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI Điều 13. Cơ cấu tổ chức của Hội Hội. Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội LHTN Việt Nam. 2. Những người quá 30 tuổi có nguyện vọng và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Hội thì được tham gia. tương đương có thể tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên do Uỷ ban Hội nơi đó quyết định. Điều 17. Nhiệm vụ của Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam các cấp 1.