1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

54 305 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 545 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HỮU LỄ ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62220121 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thái Học Huế - 2015 NGUYỄN HỮU LỄ CHARACTERISTICS OF VIETNAM TRAVEL WRITING IN THE FIRST HALF OF THE TWENTIETH CENTURY Specialization: Vietnam Literature Code : 62 22 01 21 A SUMMARY OF DISSERTATION ON VIETNAMESE LANGUAGE AND CULTURE The scientific guidance: Associate Prof. Dr. Trần Thái Học Huế, 2015 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Hữu Lễ, “Yếu tố kì ảo trong du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”, Kỉ yếu hội thảo Yếu tố kì ảo và huyền thoại trong văn học, Đại học Khoa học Huế, 5/2013. 2. Nguyễn Hữu Lễ, “Phong cách du kí Nguyễn Đôn Phục”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, Số 3/2014. 3. Nguyễn Hữu Lễ, “Một số vấn đề phong cách thể loại của du kí”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 6/2014. 4. Nguyễn Hữu Lễ, “Một số vấn đề thi pháp thể loại của du kí”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Tập 95, Số 7/2014. 5. Nguyễn Hữu Lễ, “Bút pháp nghệ thuật du kí Mãn Khánh Dương Kỵ”, Tạp chí Sông Hương, Số 305, 7/2014. 6. Nguyễn Hữu Lễ, “Những vấn đề thể loại của du kí”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 8/2014. 7. Nguyễn Hữu Lễ, "Vấn đề thể tài du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 5/2015. MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING HUE UNIVERSITY COLLEGE OF SCIENCE THE LIST OF THE WORKS PUBLISHED BY THE AUTHOR RELATED TO THE TOPICS OF THE THESIS 1. Nguyen Huu Le (2013), "The magical element in Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century", Proceedings of Scientific Conference "The magic element and myth in literature", Hue. 2. Nguyen Huu Le (2014), "Nguyen Don Phuc's style travel writing", Journal of science of HNUE, Vol. 59, No 3, pp. 39 – 47. 3. Nguyen Huu Le (2014), "Some issues on language style of travel writing", Journal of Language and Life, No 224, pp. 58 – 65. 4. Nguyen Huu Le (2014), "Some issues of genre – poetics of travel writing", Journal of science Hue university, Vol. 95, No. 7, 163 – 179. 5. Nguyen Huu Le (2014), "The art style of Man Khanh Duong Ky travel writing", Song Huong Journal, No. 305, pp. 72 – 79. 6. Nguyen Huu Le (2014), "Some issues on the genre of travel writing", Literary journals, No. 8, pp. 52 – 62. 7. Nguyen Huu Le (2015), "The subject matter in Vietnam travel writing in the first half of the twentieth century", Literary journals, No. 5, pp. 104 – 115. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu văn học, người ta chú ý đến thể loại văn học đã rõ ràng. Bộ phận văn học nằm giữa ranh giới với các thể loại khác thường bị bỏ quên. Du kí Việt Nam đã nằm trong trường hợp đó. 1.2. Đầu của thế kỉ XXI, du kí được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong văn học Việt nam, du kí đã bùng phát hai lần: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, ở Việt Nam, chưa có công trình lí luận và lịch sử dành riêng về du kí. Chúng tôi muốn đặt vấn đề: làm sao để tháo gỡ những đường ranh thể loại du kí với các thể loại khác? Làm sao để xác định đặc điểm của du kí không phải bằng sự suy lí mà bằng cách khảo cứu thực tiễn sáng tác của nó?. 1.3.Trải qua quá trình hình thành và phát triển, du kí Việt Nam đã tồn tại như một thể loại văn học. Đến nửa đầu thế kỉ XX, có sự xuất hiện nhiều tác giả, tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí. Sức hấp dấn của du kí đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách bởi sự mới mẻ của thể loại này. Trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn và có nhiều đóng góp quan trọng. Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm sáng tỏ một số vấn đề : loại hình, thể loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài "Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", công việc nghiên cứu của luận án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây: 2.1. Xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây dựng các vấn đề lí thuyết về thể loại. Những vấn đề này là căn cứ để nghiên cứu lịch sử và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2.2. Việc nghiên cứu phải xác định những đặc điểm cơ bản của du kí Việt Nam về nội dung và hình thức. 2.3. Chỉ ra được các phong cách tiêu biểu của thể loại du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Đó là những tác phẩm du kí đăng trên các tạp chí nửa đầu thế kỉ XX: Nam Phong, Tri Tân, Phụ nữ Tân văn, An Nam, Nam Kỳ, Thanh Nghị, Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, … và các ấn phẩm du kí xuất bản từ trước tới nay được sáng tác trong giai đoạn này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu lí thuyết của luận án là những vấn đề lí thuyết về thể loại và lịch sử văn học. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận án bao gồm các tác giả tiêu biểu và những tác phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Để việc nghiên cứu có tính hệ thống, chúng tôi xem xét những tác phẩm du kí Việt Nam trước thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. - Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, có nhiều tác giả có phong cách độc đáo. Du kí Việt Nam giai đoạn này có ba loại hình: du kí có yếu tố Hán, du kí mang phong cách hiện đại, du kí chứa yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Nhiệm vụ đặt ra của Luận án là phải lựa chọn và giới thiệu được các tác giả tiêu biểu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp lịch sử 4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống 4.3. Phân tích - tổng hợp 4.4. So sánh đối chiếu 4.5. Các phương pháp liên ngành: Thi pháp học, Phong cách học, Văn bản học, Mĩ học tiếp nhận. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lí luận - Luận án chỉ ra những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu khái niệm và thể loại du kí. Từ đó, Luận án xác lập một quan niệm mới: du kí là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự. Du kí có đầy đủ đặc điểm của một thể loại và có khả năng tiếp nhận phương thức phản ánh hiện thực của một số thể loại khác. Nó có khả năng ảnh hưởng trở lại với những thể loại khác. - Luận án đã xây dựng được một số vấn đề lí thuyết thể loại của du kí, điều mà từ trước tới nay chưa có trong các sách lí luận văn học ở Việt Nam. 5.2. Về thực tiễn - Sưu tầm nhiều tác phẩm du kí, trong đó có các tác phẩm chưa được phát hiện. Đây là những sản phẩm quí giá làm giàu di sản văn học dân tộc. - Dựa trên phân tích các đặc điểm phong cách thể loại, chúng tôi đưa ra những căn cứ để phân biệt tác phẩm du kí với các tác phẩm của thể loại khác và chỉ ra những tác phẩm không phải là du kí đã gây hiểu nhầm cho nhiều người. - Luận án tiếp cận du kí trên phương diện nội dung và hình thức để dựng lại diện mạo của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với những đặc trưng cơ bản của nó. Việc nghiên cứu về phong cách tác giả càng khẳng định du kí nửa đầu thế kỉ XX là bộ phận văn học quan trọng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu cho các ngành: văn học, văn hóa học, du lịch. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án có tất cả 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Vấn đề lí thuyết thể loại và lịch sử du kí Việt Nam Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 4: Đặc điểm nghệ thuật của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Về khái niệm và thể loại của du kí 1.1.1. Ở nước ngoài Những năm 90 của thế kỉ XX, Nghiên cứu và phê bình du kí phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nhiều học giả trên thế giới xem du kí là một thể của văn học du lịch. Các khái niệm về du kí đều xoay quanh vấn đề này. Vấn đề định nghĩa du kí phụ thuộc vào quan niệm về thể loại của du kí. Ở nước ngoài, vấn đề khái niệm và thể loại của du kí được tiếp cận ở hai quan niệm: hư cấu và không hư cấu. Về thể loại, không có quan điểm cho rằng du kí là tiểu loại, trái lại còn coi du kí lớn hơn thể loại, nó bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau. Có người còn cho rằng du kí nằm giữa lằn ranh "giữa quan sát khoa học và tiểu thuyết" (Tim Youngs) Mặc dù có những quan niệm khác nhau về du kí, có khi trái ngược nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên cứu nước ngoài nói trên không coi du kí là sự ghi chép của người du lịch. Họ quan niệm du kí là một thể loại văn học, nó dung nạp các phương thức biểu hiện của các thể loại khác. Như vậy, nội dung của tác phẩm du kí lớn hơn nhiều so với những gì mà tác giả thể hiện trong văn bản. 1.1.2. Ở trong nước Đầu thế kỉ XX, thể loại du kí còn xa lạ với nhiều người. Quan niệm về du kí được nói đến tiên là Phạm Quỳnh. Ông cho rằng: phải có cuộc hành trình xa, nhiều ngày mới viết được du kí. Còn Vũ Ngọc Phan đã thừa nhận có văn du kí nhưng chưa khẳng định tính thể loại của du kí. Nhiều người khi nghiên cứu tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, họ gọi nó bởi nhiều tên khác nhau : du kí, kí sự, truyện kí lịch sử, bút kí, Du kí được giới nghiên cứu và phê bình văn học bàn bạc với tư cách thể loại vào những năm 60 của thế kỉ XX. Dựa trên quan điểm của các nhà lí luận Liên-xô và Trung Quốc, các học giả Việt Nam chia văn học thành bốn thể loại: thơ, truyện, kịch, kí. Du kí được xem là tiểu loại của thể loại kí. Quan điểm đó vẫn duy trì cho đến ngày nay. Gần đây, du kí được định danh là thể tài nhưng không tách ra khỏi thể loại kí để tồn tại như một thể loại. 1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX 1.2.1. Ở nước ngoài Khi phân tích tạp chí Nam Phong, trong luận án của mình, Phạm Thị Ngoạn chỉ nói đến du kí nhưng không đưa ra định nghĩa thể loại hay chỉ ra đặc điểm của du kí. 1.2.2. Ở trong nước Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã có nhiều người tiếp cận trên phương diện thể tài. Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài đăng trên các báo và tạp chí. Ngoài ra, du kí giai đoạn này còn được tiếp cận trên phương diện văn hóa, ngôn ngữ nhưng vẫn dựa trên quan điểm: du kí là tiểu loại của thể loại kí. 1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu So sánh du kí với các thể loại khác, chúng tôi đồng ý với nhiều người coi du kí là một thể loại. Chúng tôi cũng xác định các yếu tố chủ quan mang tính nghệ thuật của du kí và đưa ra khái niệm: [...]... phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức để hình thành đặc điểm của du kí Việt nam nửa đầu thế kỉ XX 5 Du kí là một thể loại văn học mang tính dân chủ và đại chúng Làn sóng "đi Tây" đầu thế kỉ XX có sự tương đồng với làn sóng "đi Tây" ở đầu thế kỉ XXI và đều xuất phát ở khát vọng của giới trí thức và thế hệ trẻ về sự trải nghiệm, nhu cầu học tập, khám phá đã tạo ra dòng du kí viễn du Du kí có khả năng... Nam, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX như là cuộc hành trình tập thể tìm về với dân tộc 3 Nằm trong dòng chảy của văn học dân tộc trong thời kì hiện đại hóa, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nổi lên với tư cách là một thể loại văn học với nhiều đặc điểm thể loại của nó Mặc dù trong vườn hoa đa sắc của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhưng cũng dễ dàng nhận ra du kí Việt Nam đang chảy thành hai dòng rõ... văn bản: nhật kí, bức thư trên lộ trình, bài tạp bút, bài tuỳ bút Phát ngôn của nhân vật chính trong du kí là những phát ngôn về đối tượng được nói đến đã lọc qua tư tưởng 2.2 Khái quát quá trình lịch sử của du kí Việt Nam Chúng tôi nhận thấy du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX không phải là một hiện tượng đột phát mà là một quá trình Có thể xác định vị trí của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trong lịch... và trung du phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ Những cuộc hành trình khám phá đời sống, phong tục, con người của một số dân tộc thiểu số đã bổ sung thêm bức tranh về văn hóa và con người Việt Nam 3.2 Sự đa dạng của cảm hứng 3.2.1 Cảm hứng viễn du Cảm hứng viễn du của du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX nằm trong xu hướng du kí thế giới nửa cuối thế kỉ XIX Đặc điểm nổi bật của cảm hứng viễn du trong... báo chí và dịch thuật du kí phát triển,…thì du kí đã hưng khởi trở lại Với một qui mô lớn, có nhiều tác phẩm, tác giả với nhiều phong cách khác nhau, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một thể loại văn học có vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc 2 Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nổi lên như là một hiện tượng của sự phát triển văn học Bắt nguồn từ trong dòng chảy của du kí truyền thống, lại được... thế kỉ XX sang thập niên đầu thế kỉ XXI, du kí xuất hiện trở lại Du kí giai đoạn này chủ yếu viết trong các chuyến học tập tham quan ở nước ngoài Nổi bật giai đoạn này là sự lên ngôi của các cây bút nữ như: Ngô Thị Giáng Uyên, Dương Thụy, Trần Thị Khánh Huyền,… Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 3.1 Sự phong phú của đề tài 3.1.1 Đề tài khảo cứu văn hóa Các bài du kí viết... trong du kí giai đoạn này không mang nặng quan hệ chính trị hay ngoại giao Quan hệ chủ yếu là quan hệ văn hóa giữa chủ thể và khách thể Với đề tài này, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX mang nhiều ý nghĩa khác nhau: không chỉ quan hệ văn hóa cá nhân mà còn nói đến vấn đề dân tộc và thuộc địa 3.1.5 Đề tài dân tộc thiểu số Đề tài này xuất hiện lần đầu trong du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Các nhà văn du kí. .. người Việt Nam Cảm hứng sáng tác du kí trong giai đoạn này không hoàn toàn bắt nguồn từ cảm hứng du quan, du lịch mà phần lớn xuất phát từ tư tưởng Mỗi tác phẩm mang một tiếng nói khác nhau về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam Mặc dù không có nhiều tác phẩm du kí trường thiên nhưng với nhiều bài du kí ngắn viết về nhiều địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, du kí Việt Nam nửa đầu thế. .. Tuân,… Du kí giai đoạn này đã có sự ảnh hưởng qua lại với các thể loại văn xuôi khác 2.2.4 Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX Từ sau năm 1945 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, đất nước ta phải chịu những cuộc chiến tranh liên miên và sự cấm vận của Mĩ, du lịch không có điều kiện phát triển, du kí vì thế mà không có đất để sinh sôi 2.2.5 Giai đoạn từ thập niên cuối thế kỉ XX đến nay Bắt đầu từ thập niên cuối thế kỉ. .. Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trải qua các bước phát triển: - Từ 1900 – 1917 Báo chí in các tác phẩm của quá khứ Chỉ có Nguyễn Văn Vĩnh viết Hương Sơn hành trình đăng trên Đông dương tạp chí - Từ 1918 – 1934 Giai đoạn nở rộ của du kí trên tạp chí Nam Phong Trong 17 năm tồn tại, Nam Phong có 120 số báo đăng các tác phẩm du kí trong và ngoài nước Tạp chí Phụ nữ Tân văn cũng đăng du kí ngay từ số đầu . sử du kí Việt Nam Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 4: Đặc điểm nghệ thuật của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam. phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Để việc nghiên cứu có tính hệ thống, chúng tôi xem xét những tác phẩm du kí Việt Nam trước thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. - Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ. trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài " ;Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX& quot;, công việc nghiên cứu của

Ngày đăng: 12/08/2015, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w