LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta biết , nhiệm vụ của người giáo viên tổng phụ trách (TPT) là tổ chức các phong trào đội nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng như đạo đức cho các em đội viên . Đăc biệt là trong tình hình xã hội hiện nay khi mà các hiện tượng phạm tội trong thanh thiếu niên đang ở mức báo động . Giáo dục dạo đức trong nhà trường trở thành nhu cầu bức thiết trong toàn nghành giáo dục . Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho các em nhân cách sống , biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh , sống và làm việc theo pháp luật , hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của cha ông , biết điều hay lẽ phải tránh những thói hư tật xấu , biết thương yêu giúp đỡ người kém may mắn hơn Theo đà phát triển đi lên của xã hội , đạo đức của học sinh cũng có nhiều thay đổi . Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên đặc biệt là ở học sinh sa sút rất nhiều . Chúng ta vẫn luôn thấy hiện tượng các em nói tục chửi thề , có em hỗn láo với cha mẹ thầy cô , thành lập băng nhóm đánh nhau , trốn học … Đó là những tiền đề cho những hành vi phạm tội sau này . Đạo đức học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do . Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc , với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi , giáo dục nhân cách sống cho con cái trong gia đình . Những phong cách sống thiếu đúng đắn được xâm nhập qua các phim ảnh , truyện đọc nhập lậu . Mặt khác có lẽ do chúng ta những người làm công tác giáo dục chưa tìm ra được những biện pháp tốt có hiệu quả trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho học sinh trong điều kiện xã hội đang ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay . Do đó 1 một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho mỗi TPT là phải nghiên cứu , tìm hiểu thực tế các đối tượng để tìm ra những biện pháp tốt nhất , những kinh nghiệm giáo dục có tính hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt có ích cho xã hội . Trong khi đó vai trò của người TPT đội trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường vô cùng quan trọng . Đặc biệt là trong buổi lễ chào cờ vì đây là tiết học tập trung toàn bộ giáo viên và học sinh , được thực hiện trong không khí trang nghiêm , luôn gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh . Nó đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường hàng tuần , hàng tháng . Là tiết học chủ yếu để giáo dục đạo đức học sinh mà vai trò chủ đạo là người TPT đội . Qua những lý do trên tôi thấy vai trò của Tổng phụ trách thông qua lễ chào cờ đầu tuần trong việc giáo dục đạo đức ở học sinh như thế nào là đạt hiệu quả nhất đó là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay. I/ Tình Hình Của Trường Tiểu Học Lương Thế Vinh Trong Những Năm Qua . Trường tiểu học Lương Thế Vinh cũng như một phần lớn các trường trong huyện , là trường nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất , dân trí còn thấp , nhiều người dân còn mù chữ , dân tộc ít người lại đông. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường . Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến đạo đức của các em . Trong những năm qua hiện tượng học sinh vi phạm các hành vi đạo đức còn rất nhiều . Theo sự thống kê từ đầu năm thì trong một tuần có từ 20 đến 25% học sinh vi phạm các nội quy nhà trường . Và có khoảng 15 % học sinh cần rèn luyện thêm về đạo đức . Do đó việc rèn 2 luỵện đạo đức cho học sinh luôn được BGH và tập thể giáo viên đặt lên vị trí hàng đầu . II/ Chào Cờ Đầu Tuần Và Việc Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh. Giờ chào cờ và sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất . Bởi đây là tiết học đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần . Ở tiết học này chủ yếu là do Ban giám hiệu và Tổng phụ trách chủ đạo vào mục đích là giáo dục đạo đức cho các em . Nhưng hiện nay nhiều TPT các trường vẫn không biết tổ chức một buổi lễ chào cờ như thế nào cho đúng và mang tính giáo dục cao . Trong những năm qua làm TPT đội thông qua những buổi chào cờ tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm làm cho giờ chào cờ đạt được kết quả tốt nhất . Xin được nêu ra để cùng nhau tham khảo . Trong một buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng ta cần chú ý các vấn đề sau : a. Địa điểm , thời gian , những trang thiết bị của buổi lễ chào cờ. Muốn giáo dục đạo đức học sinh trông buổi lễ chào cờ chúng ta cần phải tổ chức một buổi lễ với không khí trang nghiêm . Để có tiết chào cờ nghiêm trang thì nhà trường cầc chuẩn bị tốt những điều kiện như sau : - Nơi chào cờ phải rộng rãi , thoáng , có bóng mát , thường là vị trí tung tâm nơi sân trường . - Cột cờ phải cao ngay thẳng tránh làm tạm bợ bằng các loại cọc gỗ. Luôn để là cờ bay trước gió. Tránh lá cờ bị quấn vào cột cờ . Lá cờ không được rách (Nhiều trường lá cờ bị gió thổi rách nhưng không thay) - Bục nói chuyện cần có khăn trải , bình hoa . - Đội trống , đội kéo cờ cần có đồng phục riêng. - Phần âm thanh cần to , rõ tránh có tiếng hú. 3 - Thời gian chào cờ đầu tuần vào buổi sáng ( Đầu buổi ). Đối với các trường có học buổi chiều thì tiến hành thêm vào chiều thứ bảy hoặc chiều thứ hai (Cuối buổi ) . - Sơ đồ bố trí buổi lễ cần cân đối , đẹp mắt . Vì đây là buổi chào cờ đầu tuần nên chúng ta không cần phông màn , hay khẩu hiệu như các buổi lễ khác . Hàng ghế giáo viên ngồi phải cân xứng đều hai bên cột cờ và quay mặt đối diện với học sinh , bục nói chuyện cần đặt trước cột cờ ngay chính giữa hoặc hơi xéo về bên trái . Các lớp đứng theo đội hình của lớp , thành hai hoặc 4 hàng mỗi cách nhau một cánh tay . Các lớp nên đứng cách nhau hai cánh tay ( Bằng vị trí của chi đội trưởng ) để TPT dễ dàng quan sát các lớp . Đội trống đứng quay mặt về cờ hơi nhích về bên phải . Nếu có đội hình kéo cờ thì 2 em kéo cờ phải đứng ngang hai bên quay mặt vào trong cờ . Khi chào cờ khi tất cả đều ngước mặt nhìn cờ( xem hình ) 4 Vị trí các lớp Vị trí Giáo viên Đội trống Bục nói Sơ đồ bố trí một buổi chào cờ Vị trí Giáo viên b. Các bước tiến hành một buổi lễ chào cờ. Thời gian tiến hành một buổi lễ chào cờ từ 20’ đến 30’ ( Tuỳ theo tuần công việc nhiều hay ít ). - Tập trung , củng cố : ( 2’ ) Phần này do tổng phụ trách hay liên đội trưởng thực hiện . Bao gồm tập trung , so hàng , mời đội trống và đội kéo cờ vào vị trí . - Chào cờ : ( 5’ ) Phần này do tổng phụ trách hay liên đội trưởng thực hiện . Các bước hô như sau : + “ Mời thầy cô và các bạn đứng lên làm lễ chào cờ “ ngừng 5 – 10 giây. + “ Tất cả chỉnh đốn y phục “ ngừng 5 giây . + “ Nghiêm !“ . + “ Chào cờ ! Chào .“ ( Đội trống đánh bài trống chào cờ , Đội kéo cờ kéo cờ lên đỉnh sao cho hết bài trống thì cờ vừa lên tới đỉnh cột ) . + “ Quốc ca “ Toàn trường cùng hát Quốc ca ( Khi hô chào cờ đến khi hát quốc ca xong thì các em đội viên có khăn quàng trên vai phải giơ tay chào cờ ). + “ Lễ hết mời thầy cô và các bạn nghỉ “. + “ Mời đội trống, đội cờ về vị trí cũ“. - Sao đỏ nhận xét. ( 5’ – 7’) Đội sao đỏ lên nhận xét trong tuần . Nhận xét những công việc trực tuần qua những cá nhân , tập thể nào chưa tốt , và những cá nhân , tập thể nào tốt . Đọc xếp hạng . - Nhận xét của TPT đội : ( 10’ ) TPT nhận xét các ưu khuyết điểm tuần qua và phát cờ thi đua. 5 TPT phát động phong trào thi đua trong tuần , trong tháng. - Nhận xét của BGH : ( 5’ ) Phần này do hiệu trưởng hay hiệu phó đứng ra đảm trách . c. Một số điều lưu ý trong buổi lễ chào cờ : + Để buổi chào cờ được tiến hành trang nghiêm luôn gây ấn tượng tốt , mang tính giáo dục cao thì ngay từ khi chuẩn bị vào đầu năm học TPT cần tiến hành tập đội trống , đội kéo cờ , tập quốc ca cho học sinh cho đúng , nhuần nhuyễn . Khi tập chưa hoàn chỉnh thì chưa nên đưa vào trong buổi lễ đặt biệt là đội trống hiện nay nhiều trường đánh sai bài trống rất nhiều . Hoặc đang khi chào cờ trống đánh bị rối làm cho buổi lễ mất vẻ trang nghiêm. + Nên để cho sao đỏ nhận xét trong tuần ( Nhiều trường TPT gánh vác luôn việc này ) vì đây là công việc của các em trực trong một tuần qua . Cho sao đỏ lên nhận xét mới làm cho các bạn khác thấy rõ tầm quan trọng , uy tín của sao đỏ. Tạo cho các em được tinh thần tự chủ . + Không hô đáp khẩu hiệu đội , hát đội ca ( rất nhiều trường hay mắc phải ) trong khi chào cờ . Đội ca , khẩu hiệu đội chỉ dùng trong nghi thức chào cờ của đội . + Không hát quốc ca vào chào cờ buổi chiều ( rất nhiều trường hay mắc phải) vì chào cờ đầu tuần chỉ tiến hành vào buổi sáng , buổi chiều chỉ tập trung học sinh nhận xét thôi . Nếu tiến hành vào chiều thứ bảy thì chỉ làm lễ hạ cờ . Tốt nhất đối với các trường tiểu học và THCS thì các lớp buổi chiều nên tiến hành vào chiều ngày thứ hai. + Đối với trường tiểu học khi sắp xếp vị trí của học sinh cần sắp xếp khối lớp 4 , 5 ngay trung tâm để các em hát quốc ca nghe rõ ràng hơn . + Tổng phụ trách cần có cờ thi đua để phát cho lớp về nhất trong tuần . Nhằm tạo không khí thi đua sôi nỗi , tăng giá trị của lớp về nhất. Cờ 6 thi đua được lớp về nhất giữ trong một tuần . Có thể mỗi khối một lá tuỳ theo từng trường. + Trong khi tổ chức buổi lễ cần tiến hành thật nghiêm trang cho các em thấy rõ vẽ trang trọng của buổi lễ, ý nghiã khi hát quốc ca . Trong khi làm lễ nếu có em nào giỡn thì nên nhắc nhở , từ đó các em có ý thức tự giác . Trong buổi lễ cũng yêu cầu các đồng chí giáo viên nghiêm túc gương mẫu cho các em noi theo . ( Một số giáo viên chưa thật sự nghiêm túc trong chào cờ : Đứng không nghiêm , nói chuyện vv ) + Để việc giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả trong buổi chào cờ TPT nên mời những em có hành vi xấu , những em có việc làm tốt lên trước cờ (Một hàng dành cho gương tốt , một hàng cho những em vi phạm nội quy nhà trường). Có như vậy vừa giáo dục các vừa làm tăng thêm sự chú ý của các em khác vào buổi lễ . Có rất nhiều em GV dùng rất nhiều biện pháp nhưng không chừa thói hư , tật xấu nhưng rất sợ mờ lên đứng trước cờ . + Nếu là tuần đầu tháng thì TPT phát động đợt thi đua trong tháng , chủ điểm từng tháng . Nếu trong tuần hay trong tháng có ngày lễ kĩ niệm nào đó thì TPT cần cho học sinh biết ý nghĩa ngày lễ đó là lễ gì , và giáo dục tư tưởng lập thành tích chào mừng ngày lễ đó. + Trong chào cờ đầu tuần ngoài việc nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần qua, phát động phong trào thi đua TPT có thể lồng ghép thêm việc dạy cho học sinh một số kiến thức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày VD: An toàn giao thông , Cách chào hỏi thầy cô , cha mẹ , người lớn tuổi vv + Trong phần nhận xét xin nói thêm một số vấn đề nhỏ sau : Nhiều khi Tổng phụ trách nhận xét các em rất ít chú ý . Mà hay nói chuyện , đùa giỡn , nếu có la rầy , phạt thì các em vẫn không chừa được .Vậy 7 nói như thế nào để các em chăm chú lắng nghe ? Đầu tiên ta phải biết các em thích nghe những gì ? Giọng nói như thế nào ? vv… Do đó không nên nhận xét chung mà nêu đích danh từng em ra , dù đó hành vi xấu hay đó là một gương tốt . Ngoài ra để lôi cuốn các em vào cuộc cần nhận xét tuần theo phương pháp kể chuyện hoá : Lấy những việc cụ thể xảy ra hằng ngày để giáo dục các em .VD : ” Hôm qua đội ghi thức trường mình vừa dự thi ở huyện các em thi đấu rất nhiệt tình sôi nổi . Nhưng thầy rất buồn vì các em còn thiếu tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau . Bạn N xe đạp hư phải sửa thế mà các bạn khác mạnh ai lấy đi không chờ bạn” , hay “ Hôm qua chú T ở xóm thầy có phàn nàn là một số em vào hái ổi mà không xin phép “… Cứ nêu những việc cụ thể như thế mới khắc sâu những điều Tổng phụ trách muốn nhắc nhở . Cũng có thể để các em nhận ra những việc làm có hại cần tránh nên giáo dục các em theo phương pháp “ Nhân hoá sự vật “ . VD : ” Các em có bao giờ nghe cây bàng nói chuyện chưa ? Hôm qua lúc thầy lại gần cây bàng tâm sự rằng nó không thể nào lớn được vì một số bạn học sinh không thương nó ! Thường leo trèo , bẻ cành lá làm nó đau đớn ” . + Tổng phụ trách cần quán triệt đội ngũ sao đỏ làm công tác theo dõi chấm thi đua thật chính xác đặc biệt là trong việc cộng điểm xếp loại trong tuần để tránh thắc mắc gây ồn ào trong giờ chào cờ . Vì tuổi các em rất coi trọng sự thi đua với nhau . Nhiều khi cộng sai sót một con điểm hay ghi không chính xác thì các em khiếu nại liền . + Để việc giáo dục đạo đức cho học sinh dưới cờ được tốt hơn TPT cần thực hiện “ Hòm thư giúp bạn “ gồm những thư của các em phát hiện những hành vi, vi phạm kỷ luật , những gương tốt hoặc nêu những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ … Hàng TPT nên đọc trước cờ những “ Thư giúp bạn “ đó nhằm lấy đó giáo dục các em . 8 Việc thực hiện tốt chào cờ đầu tuần thì chất lượng đạo đức học sinh ngày càng nâng cao , các em ngoan hơn ,biết chào hỏi thầy cô không những chỉ ở trường mà cả ở những nơi khác . Hạn chế việc nói tục , chửi thề đánh nhau Các em hăng hái lao vào các phong trào , chăm lo rèn luyện sức khoẻ…. III/ Bài Học Rút Ra Trong Những Năm Thực Hiện Phong Trào Đội . Thật ra không riêng gì ở buổi lễ chào cờ mà bất cứ hoạt động nào ở nhà trường cũng đều mang tính giáo dục cao . Một tiết học ở lớp , một buổi lao động , một buổi nói chuyện , một cuộc hội thao , cắm trại… đều có tính giáo dục . Điều quan trọng là giáo viên có biết áp dụng , hoặc áp dụng có phương pháp để giáo dục học sinh hay không ? Trong hoạt động phong trào Đội cũng vậy bất cứ hoạt động nào cũng gây ảnh hưởng lớn đối với các em học sinh .Theo tôi phương pháp hay nhất là hãy nhiệt tình làm việc và qua công việc tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân . Sau đây là những phương pháp , biện pháp có hiệu quả mà tổng phụ trách cần chú ý để giáo dục học sinh về mặt đạo đức trong các buổi lễ chào cờ: - Chuẩn bị tốt các trang thiết bị cần cho buổi lễ chào cờ như : Cột cờ , cơ , bàn ghế , cờ thi đua , âm thanh , đội trống - Ngay từ đầu năm cần tiến hành tập dợt cho tốt các em đánh trống , kéo cờ , hát Quốc ca . - Cần tìm những biện pháp lôi cuốn các em trong khi nhận xét , đánh giá. - Tổ chức tốt các đội sao đỏ , “ Hòm thư giúp bạn “ giúp TPT có thông tin nhằm kịp thời chấn chỉnh các em khi có hiên tượng xấu . 9 - Trong lễ chào cờ cần cho các em biết ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong tuần. Cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về giáo dục Đạo đức . Trên đây là một số vấn đề cần chú ý trong buổi lễ chào cờ đầu tuần ở các trường tiểu học nhằm đẩy mạnh hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh . Mong các bạn cho thêm ý kiến. Lương Thế Vinh,Ngày 20 tháng 03 năm 2004 Người viết Bùi Nhật Hồng 10 . trong việc giáo dục đạo đức ở học sinh như thế nào là đạt hiệu quả nhất đó là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay. I/ Tình Hình Của Trường Tiểu Học Lương Thế Vinh Trong Những. kiến thức cơ bản về giáo dục Đạo đức . Trên đây là một số vấn đề cần chú ý trong buổi lễ chào cờ đầu tuần ở các trường tiểu học nhằm đẩy mạnh hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh . Mong các. trọng nhất . Bởi đây là tiết học đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần . Ở tiết học này chủ yếu là do Ban giám hiệu và Tổng phụ trách chủ đạo vào mục đích là giáo dục đạo đức