1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI TRONG ĐẠO HINĐU

4 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 15,41 KB

Nội dung

Tư tưởng được tập trung trình bày chủ yếu ở các cặp phạm trù cơ bản là Brahman – Atman, Kama – Sansana, Dharmar – Moksha • Brahman – Atman “Brahman là tinh thần vũ trụ, là cái do đó mà m

Trang 1

TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI TRONG ĐẠO HINĐU

Thể hiện trong kinh Upanisat và hai bộ sử là Mahabharata, Ramayana

Tư tưởng được tập trung trình bày chủ yếu ở các cặp phạm trù cơ bản là Brahman – Atman, Kama – Sansana, Dharmar – Moksha

Brahman – Atman

“Brahman là tinh thần vũ trụ, là cái do đó mà mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mà

mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào khi chết, là thực tại duy nhất của

vũ trụ tuyệt đối, thường tồn Brahman là đại ngã”

“Atman” là linh hồn cá thể, một mảnh, một biểu hiện của Brahman được sinh

ra từ Brahman, tồn tại trong mỗi sự vật hiện tượng cụ thể và đơn nhất Atman là tiểu ngã Sauk hi được sinh ra từ Brahman, Atman mới tìm đến nhập vào một thể xác đó Khi một thể xác chết đi thì Atman rời bỏ để đến trú ngụ ở một thể xác khác Như vậy, mọi vật đều có linh hồn Linh hồn đó là Atman Bao giờ Atman trở về được với Brahman mới đoạt được sự giải thoát hoàn toàn

Con người chết đi thể xác bị hủy diện nhưng Atman thì không bao giờ bị hủy diệt Linh hồn cá thể ở con người và các sự vật khác nhau mà cùng là một mảnh của Brahman => về bản chất Atman và Brahman đồng nhất Atman ở mình và Atman ở người khác cũng đồng nhất do cùng sinh ra từ Brahman, tuy 2 mà 1 Vì vậy làm tổn hại đến sinh mệnh khác chính là làm tổn hại đến sinh mệnh của chính mình, kể cả muông thú, côn trùng, cây coe cũng vậy => đây là cơ sở của tư tưởng bất ổn sinh

Hiểu biết của con người vốn là vô minh nên thường bị ngụy ngã che lấp nghĩa

là ý thức lầm lạc tưởng rằng linh hồn mình là của riêng mình, là cái cho mình từ đó mới nảy sinh những ham muốn ích kỷ => sinh ra lục dục, lục súc, mới sinh ra khổ đau, sinh ra những hành động ác, tạo nghiệp ác => Atman cứ vướng mãi trong thể xác, trong vòng luân hồi sinh tử, không trở về được với Brahman Con người càng vướng vào ích kỷ thì cái chân ngã càng bị cái ngụy ngã che lấp

Trang 2

Theo quan niệm trên thì đời sống con người sống hay chết, hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại đều chỉ khác nhau hình thức bề ngoài thực chất đồng nhất với nhau, đều là thay đổi linh động của Atman

Nhận thức cũng vậy, hiểu hiết đạt đến trạng thái viên mãn là hiểu biết vượt lên trên hiểu biết tri thức để đạt đến trạng thái lạc là trạng thái mà tâm và vật, chủ quan và khách quan , người biết với vật bị biết kết hợp làm một, đồng nhất với nhau không còn chút nào phân biệt

Kama – Samsana

Kama nguyên nghĩa là hành động trong đạo Hinđu nó được hiểu là hành động

tạo ra nghiệp của mỗi người theo đó mỗi hành động của con người dù là tốt hay xấu thì đều tạo ra những hậu quả nhất định mà chính anh ta phải chịu trách nhiệm cuối cùng

“Hành động” ở đây bao gồm cả suy nghĩ, tư tưởng, cả việc làm Hành động

của con người trong quá khứ như thế nào sẽ quyết định cuộc sống con người trong hiện tại

Kama được hiểu alf nghiệp mà nguyên nhân trực tiếp của nghiệp là hành động Nguyên nhân sâu xa của nghiệp là ý thức lầm lạc Cho rằng Atman là cái của riêng mình, cho mình làm cho vị ngã che lấp cái chân ngã

Hành động thì phong phú, phức tạp vì vậy con người ngày càng có những hành động ác mà không biết Mà nghiệp lại là cái tích tụ vô số những hành động hàng ngày

=> nghiệp là cái không nhận thức được, ảnh hưởng đến cuộc sống con người cả trong hiện tại, cả trong tương lai

Hành động như thế nào thì nghiệp như thế ấy => hưởng phúc phận tương xứng Cho nên, định mệnh không phải là sự sắp đặt của lực lượng siêu nhiên thần bí nào mà

nó do chính hành động của con người tạo ra

Samsara: luân hồi

Trang 3

Đó là tư tưởng cho rằng cuộc sống của mỗi người chỉ là cuộc đời gần nhất trong một chuỗi dài nhiều không kể siết những cuộc đời nối tiếp nhau từ tít tắp xa xôi trong quá khứ Khi 1 người chết đi chỉ có thân xác là rữa nát còn linh hồn không chết

mà tùy theo nghiệp để lại tái sinh vào một thân xác mới thuộc một chủng loại nào đó Nếu lại tái sinh vào kiếp người thì lại tùy theo nghiệp mà vòa một đẳng cấp nào đó Tùy theo nghiệp mà có phúc phận khác nhau

Con người khôn thể thoát được nghiệp và luân hồi , con người chỉ có thể thoát được nghiệp và luân hồi khi mà Atman trở về đồng nhất hoàn toàn với Brahman, trở

về tự do và siêu thoát

Vì thế cho nên mới nảy sinh khao khát trở về với Brahman rũ bỏ mọi ham muốn, thoát li trần thế, trở về với thế giới bên trong

Karma – Samsara chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở chỗ mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm và tự quyết định lấy chính mình vì hành động của anh ta quyết đinh luân hồi của anh ta cho nên định mệnh không phải là được sắp đặt bởi một đống siêu nhiên nào mà do con người tạo ra cho chính mình Chẳng hạn: chỗ đứng của mỗi cá nhân, hạnh phúc hoặc đau khổ của của mỗi con người… không phải do ai tạo ra mà

do chính bản thân họ

Ngược lại Karma – Samsara cho thấy sức trói buộc của vòng quay luân hồi ở chỗ những ham muốn ích kỷ của con người khiến cho linh hồn bị giam hãm ở hết thể xác này đến thể xác khác mà không thể thoát khỏi luân hồi, không thể nào trở về đồng nhất với Atman, với Brahman

Với ý nghĩa như vậy thì Karma – Samsara tiềm tang hai kiểu ứng xử khác nhau:

- Nhẫn nhục, cam chịu, thụ động theo vòng quay của bánh xe luân hồi

- Nỗ lực theo thiện tránh ác, tin rằng con người có thể nỗ lực quyết định chính mình

Quan niệm Karma – Samsara trên ảnh hưởng sâu sắc đến các tôn giáo khác nhau ở Ấn Độ

Trang 4

Dharmar – Moksha

Dharmar nghĩa là duy trì, nâng đỡ, trong truyền thống Ấn Độ giáo nghĩa là

nền tảng cơ bản ; có thể dịch là đạo hay pháp, là từ dùng để chỉ nguyên lí, trật tự, quy luật khách quan cơ bản nhất chi phối toàn thể vũ trụ, là quy luật tự nhiên bất biến, đồng thời Dharama của mỗi người là nhiệm vụ xã hội , vai trò xã hội được định sẵn cho anh ta mà anh ta phải hoàn thành để đảm bảo cho sự vận hà của trật tự của xã hội như một cái toàn thể Mỗi người có một Dharama riêng, nó là cái định xuất cho trước , định sẵn về vai trò, vị trí của mỗi người để mỗi người sinh ra là sứ giả của thế giới Để xứng đáng với Dharma thì mỗi người có quan hệ xã hội riêng, con người phải làm nhiệm vụ để hoàn thành vai trò đó

Hoạt động thể hiện Drarma chính là nghiệp Đây chính là chỗ phân biệt con người và con vật, con người khác con vật ở chỗ có khả năng thể hiện Drarma một cách có ý thức nghĩa là có khả năng thể hiện các quy luật đạo đức nghĩa là có khả năng theo Pháp

Moksha nghĩa là giải thoát, thoát khỏi Kasma – Samsara (nghĩa là thoát khỏi nghiệp báo luân hồi), thoát khỏi mọi giới hạn của thể xác, thoát khỏi mọi vô minh đau khổ để đạt tới cực lạc

Như vậy, Dharmar – Moksha là hai phạm trù đối lập ở chỗ Dharma nhấn

mạnh bổn phận, Moksha là tự do, Dharma chủ yếu thuộc bình diện xã hội, Moksha vượt lên bình diện đó, nó thuộc về vĩnh cửu, Dharma là có giới hạn Moksha không có giới hạn nhưng nó quy định nhau, để đạt tới Moksha thì phải thực hiện tốt Dharma

Ngày đăng: 10/08/2015, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w