TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU-phần2 pps

16 365 1
TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU-phần2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU-phần2 Tú Bà thật là bàn tay sắt đè nặng trên cuộc đời giai nhân. Thúy Kiều vừa giáp mặt lần đầu tiên, tác giả đã cho nàng thấy một thái độ vô nhân của mụ : "Mụ nghe nàng nói hay tình, Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên". (ĐTTT câu 961-962) Lời lẽ của mụ càng như những mũi tên độc áp đảo giai nhân : "Con kia đã bán cho ta, Nhập gia phải cứ phép nhà ta đây. Lão kia có giở bài bây, Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe. Cớ sao chịu tốt một bề, Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao. Phải làm cho biết phép tao, Chặp bì tiên rắp sấn vào ra tay". (ĐTTT câu 971-978) Và cứ thế đôi bàn tay oan khốc của mụ cứ tăng thêm đau khổ cho kẻ nữ nhi đọa đầy. Nàng vừa tủi nhục vì bị Sở Khanh lừa dối, lại vừa rước lấy tai họa vào thân. Tú Bà lúc này hiện lên như một ác thần trước mắt giai nhân : "Tú Bà tốc thẳm đến nơi, Hăm hăm áp điệu một hơi lại nhà. Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra, Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời. Thịt da ai cũng là người, Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau. Hết lời thú phục khẩn cầu, Uấn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa". (ĐTTT câu 1133-40) Nhưng có lẽ oan khốc nhất là lửa hờn ghen của Hoạn Thư. Thúy Kiều đã hiểu cảnh chồng chung vợ chạ, mà phải chăng vì có số đoạn trường, nàng vẫn "tìm những chốn đoạn trường mà đi". Trong cuộc ân ái với Thúc Sinh, nàng đã ý thức về số phận và hoàn cảnh của mình. Nàng đã thổ lộ tâm can với Thúc Sinh : "Vả trong thềm quế cung trăng, Chủ trương đã có chị Hằng ở trong. Bấy lâu khăng khít giải đồng, Thêm người, người cũng chia lòng riêng tây. Vẻ chi chút phận bèo mây, Làm cho bể ái khi đầy khi vơi. Trăm điều ngang ngửa vì tôi, Thân sau ai chịu tội trời ấy cho. Như chàng có vững tay co, Mười phân cũng đắp điếm cho một vài. Thế trong dù lớn hơn ngoài, Trước hàm sư tử gửi người đằng la. Cúi đầu luồn xuống mái nhà, Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng". (ĐTTT câu 1339-52) Có lẽ không còn cách nào khác, để mong thoát ly cảnh lầu xanh bỉ ổi, nàng đành chấp nhận mùi giấm chua vậy. Vả nữa nàng cũng có đủ khôn ngoan để đề phòng cơn sóng gió, nhưng vì Thúc Sinh quá yếu lòng, nên đã gây thêm tan nát cho nàng. Vì sự giấu quanh của chàng, Hoạn Thư càng tăng lửa giận : "Lửa tâm càng dập càng nồng, Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa. Ví bằng thú thật cùng ta, Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên". (ĐTTT câu 1537-40) Hoạn Thư quyết tỏ hết cái "nữ nhi thường tình" cho hai kẻ lén lút biết bàn tay gang thép của nàng : "Làm cho nhìn chẳng được nhau, Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên. Làm cho trông thấy nhãn tiền, Cho người thăm ván bán thuyền biết tay". (ĐTTT câu 1549-52) "Làm cho, cho mệt cho mê, Làm cho đau đớn ê chề cho coi. Trước cho bõ ghét những người, Sau cho để một trò cười về sau”. (ĐTTT câu 1617-20) Thế là cung đàn bạc mệnh lại vang lên ai oán. Hoạn Thư ép buộc Thúy Kiều hầu rượu và gảy đàn trước mặt Thúc Sinh, như một nữ tì, cho bõ lòng hờn ghen. Tiếng đàn lúc này là những mũi giùi đâm sâu trong gan ruột, cho đúng ý nghĩa đoạn trường : ”Nàng đà tán hoán tê mê, Vâng lời ra trước bình the vặn đàn. Bốn dây như khóc như than, Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng". (ĐTTT câu 1851-54) Sự giận hờn của con người quả thật là một nguyên nhân gây đau khổ tan nát cho con người không kém gì lòng đam mê tham vọng. - Si dục - Đó là thứ tình yêu thuần trữ, nó tràn lan thúc bách bên trong, để phát ra những cử chỉ khác thường, mà văn chương thường gọi là trữ tình, yêu đến độ si mê, mà không nói nên lời. Dục vọng làm ê chề thể xác, còn trữ tình thường hay dày vò tâm tư. Dục vọng là những nhịp sóng huyết nhục bồng bột, dễ vỡ bờ và mau qua, còn trữ tình hay si tình là những dằn vặt của một mối tình thâm; nó tàng ẩn thúc bách tận tâm can, như một con sâu rúc rỉa trường miên. Theo quan niệm Nho gia, thì trữ tình si tình là trường hợp của những bậc tài tử giai nhân, mà thâm tình đôn tình là của bậc quân tử. Còn dục tình là của phàm phu tục tử hay tiểu nhân. Kinh Lễ viết : "Người quân tử phản lại thường tình, để điều hoà chí lực cho nên tình bên trong mà thâm hậu, thì phát lộ ra bên ngoài bằng những vẻ đẹp trong sáng" (Quân tử phản tình dĩ hoà kỳ chí Thị cố tình thâm nhi văn minh)[30]. Theo phái Huyền Học đời Tấn, thì yếu tố tình cảm là căn bản nếp sống của người phong lưu tài tử. Vương Nhung (234-305) thường nói với các bạn văn nhân : "Thánh nhân thì quên tình, thứ dân thì chưa biết tới tình, còn như bọn ta mới có tình vàng đá" (Thánh nhân vong tình, tối hạ bất cập tình, tình chi sở chung chính tại ngã bối)[31]. Đạm Tiên, Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hãi đều là những khách phong lưu trữ tình: Tình cảm của tài tử giai nhân gây cho họ nhiều xúc cảm mãnh liệt, mà thường nhân không có. Sách Thế thuyết tân ngữ kể rằng : "Vương Khâm khóc cảnh phong lưu của mình, mà than rằng : Vương Bá Dư (tức chính mình) ở đất Lang Da, rồi ắt phải chết vì tình" (Lang Da Vương Bá Dư chung đương vi tình tử)[32]. Những tài tử giai nhân của Nguyễn Du cũng như chính Nguyễn Du đều thuộc loại trữ tình và si tình như vậy. Thúy Kiều khóc vì quá xung động tình cảm, trước nấm mồ vô chủ, trong khi Thúy Vân, người bất cập tình, thì trách chị "khéo dư nước mắt khóc người đời xưa". Tới khi nàng gặp Kim Trọng và đôi bên cảm nhau, thì ôi thôi ! Tình cảm tràn đầy lênh láng, nào là "chập chờn cơn tỉnh cơn mê" hay "rộn đường gần với nỗi xa bời bời", nào là '”ngổn ngang trăm mối bên lòng" hay "nỗi lòng canh cánh bên lòng biếng khuây", rồi hơn nữa "sầu đong càng lắc càng đầy" hay "mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng" Cho tới lúc hai người tái ngộ, đi sâu vào tâm tình nhau, thì khúc tình ca càng chơi vơi tràn bờ : ”Từ phen đá biết tuổi vàng, Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ. Sông Tương một giải nông sờ, Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia”. (ĐTTT câu 363-66) Mối tình tràn đầy tính cách âm dương này khiến nhân tính hầu như không thể cưỡng lại được nữa; cả hai đã mở đầu bài ca chung tình bằng những cung đàn bạc mệnh đầu tiên : "Khi tựa gối, khi cúi đầu, Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày. Rằng : hay thì thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào". (ĐTTT câu 487-90) Từ đó bài ca chung tình lỡ dở, để cho mối tình tài tử giai nhân càng đi sâu vào bi thiết rối loạn. Tới khi Thuý Kiều gặp Thúc sinh và cùng chàng tiếp nối bài ca dang dở, thì tình sâu thẳm vẫn giữ nguyên màu thẳm sâu : "Một nhà xúm họp trúc mai, [...]... là những hiện tư ng tự nhiên của kiếp sống chung đụng Nói theo nhân bản thuyết, đó không phải là một điều ác, mà chỉ là một khía cạnh của đời sống xã hội loài người, một xã hội hiện sinh Trong đó con người với con người, con người với mọi công việc, con người với muôn nghìn hoàn cảnh diễn biến, đã làm thành cái ta gọi là nhân sinh, nhằm phát triển toàn diện con người vật thể, tức là con người hình nhi... hết những gặp gỡ trao tình Nhưng tình càng đi sâu vào tâm tư, để chờ bộc phát trong những kỳ ngộ mai sau Phải kể cuộc kỳ ngộ với người hùng Việt Đông : Từ Hải Người ta trách Thúy Kiều là kẻ ngoại tình, không phải một lần, mà là hết kẻ nọ đến người kia Nhưng Nguyễn Du đã trả Thuý Kiều về với nguyên lý âm dương thuần túy và nguyên lý "tư ng ứng tư ng cầu”, khi gặp Từ Hải : "Trai anh hùng, gái thuyền quyên,... trận, vò tơ trăm vòng" (ĐTTT câu 2847-48) Có thể người ta nghĩ rằng : Kim Trọng là mẫu người lãng mạn ướt át Nhưng đó là kiểu nói thông thường của văn chương bình dân, nó không hợp với tâm hổn nhân bản của chàng, và không đúng với lẽ tư ng ứng tư ng cầu Tình lãng mạn ướt át là một thứ tình trôi nổi, không mục đích, chỉ lắt lay theo đà lòng bột khởi trong lúc nào đó, và thường thường thiếu thực tế Ở... thì thôi" (ĐTTT câu 2611-16) Kim Trọng cũng thế Tình yêu là hơi thở là nhịp sống trọn đời của chàng, chứ không phải chỉ là những rung động, những nồng bốc trong giây lát Đúng theo nghĩa âm dương vàng đá, thanh khí của chàng một khi đã tư ng ứng tư ng cầu với Thúy Kiều, thì đôi bên thanh khí như đã giao hoà cấu kết, không ly tán được Thể xác họ xa nhau, nhưng đôi tâm hồn mãi mãi như ràng buộc lấy nhau... 1381-82) Đường đời lại đưa nàng đến cuộc dang dở thứ hai: "Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san" (ĐTTT câu 1519-20) Thế rồi cuộc tình dang dở sê còn dang dở mãi : "Gác kinh viện sách đôi nơi, Trong gang tấc lại cách mười quan san" (ĐTTT câu 1937-38) Cho đến khi Thúc Sinh nói lên một câu dứt tình, thì thật là hết : ”Liệu mà cao chạy xa bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi" (ĐTTT... 2211-12) Đây hẳn là cực đỉnh của danh vọng và cũng là cực đỉnh của mối tình vớt vát trong đời nàng Nhưng chính ở điểm cực đỉnh ấy, nàng đã gảy khúc đàn bạc mệnh đến âm điệu chót : "Thân sao thân đến thế này, Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi Đã không biết sống là vui, Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương Một mình cay đắng trăm đường, Thôi thì nát ngọc, tan vàng thì thôi" (ĐTTT câu 2611-16) Kim Trọng . TƯ TƯỞNG “CON NGƯỜI BẠC MỆNH” TRONG THƠ CA NGUYỄN DU-phần2 Tú Bà thật là bàn tay sắt đè nặng trên cuộc đời giai nhân Trong đó con người với con người, con người với mọi công việc, con người với muôn nghìn hoàn cảnh diễn biến, đã làm thành cái ta gọi là nhân sinh, nhằm phát triển toàn diện con người vật thể,. "nỗi lòng canh cánh bên lòng biếng khuây", rồi hơn nữa "sầu đong càng lắc càng đầy" hay "mặt mơ tư ng mặt, lòng ngao ngán lòng" Cho tới lúc hai người tái ngộ,

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan