Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt.
Trang 1A KHÁI QUÁT CHUNG TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt Điều 1 Nghị định số 67/2001/NĐ-CP đã quy định: “Các chất ma túy rất độc tuyệt đối cấm sử dụng; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học; điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của
cơ quan có thẩm quyển Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua đó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hướng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội
Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất
ma túy như vật nên mọi hành vi vi phạm, ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm
Từ các quy định của chương XVII có thể định nghĩa:
Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lí các chất ma túy của Nhà nước.
Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy tuy khác nhau về hình thức thể hiện
cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy Đó có thể
là những hành vi thực hiện những điều mà Nhà nước cấm các cá nhân làm (như hành vi khách quan của các tội quy định từ Điều 192 đến 200 BLHS) hoặc có thể là những hành vi của những người có trách nhiệm được Nhà nước giao đã không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc làm những việc ngoài phạm vi những quy định về quản lí, sử dụng chất ma túy (như hành vi khách quan của tội được quy định tại Điều 201 BLHS)
Hầu hết các tội phạm về ma túy đều được quy định là những tội có cấu thành hình thức Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của những tội phạm này Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan
2 Khách thể của tội phạm
Khách thể chung của các tội phạm về ma túy là chế dộ quản lý các chất ma túy của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lý Các tội này có đối tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy
Trang 2Các chất ma túy là đối tượng của các tội phạm về ma túy bao gồm các chất ma túy theo nghĩa hẹp; các chất hướng thần; các tiền chất ma túy và hướng thần (gọi tắt là các tiền chất ma túy); các cây trồng hoặc nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy.
Ở nước ta việc xác định các chất ma túy, các chất hướng thần và các tiền chất ma túy
và hướng thần được dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy định về các chất ma túy và các chất hướng thần của 3 công ước của Liên hiệp quốc về kiểm soát ma túy ( Đó là công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988)
Điều 2 Luật phòng chống ma túy năm 2000 quy định:
1 Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành
2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện
đối với người sử dụng
3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng
nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng
4 Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất
chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành
5 Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định
trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này
6 Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây
cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định
Chất ma túy theo nghĩa hẹp và chất hướng thần là chất gây nghiện ở dạng tự nhiên hay tổng hợp
3 Mặt chủ quan của tội phạm
Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp
Trang 3người phạm các tội quy định tại Điều 198 và Điều 201 có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
B MỘT SỐ CHẤT MA TÚY VÀ CHẤT HƯỚNG THẦN
1.Hêrôin: là một dược chất thuộc dạng opioid nhân tạo - bào chế bằng cách ghép
axetyl vào morphin Dạng tinh thể muối của bạch phiến là diaxetylmorphin hydroclorua - thứ bột trắng như thường thấy trong tin tức và phim ảnh Heroin có tác dụng làm sảng khoái, yêu đời, và bớt đau nhức Do đó heroin có thể dùng trong y học trị đau nhức Mặt khác, do tính gây nghiện cao và nhiều người sử dụng bất hợp pháp, thuốc này trở thành một trong những thuốc cấm, thuốc nghiện hàng đầu Thuốc heroin được liệt kê vào loại thuốc cần kiễm soát hạng I và IV của Single Convention on Narcotic Drugs Tại Hoa Kỳ, chế tạo, sử dụng hay cất giữ heroin là điều phạm pháp Tại Anh Quốc, dưới tên diamorphine, bạch phiến là thuốc trị nhức hợp pháp nhưng chỉ trong phạm vi kiểm soát của bệnh viện
2.Cocain: là loại ma túy chiết xuất từ lá coca, có tinh thể hình kim, không màu và
không mùi, vị hơi đắng mát và gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi
Cocain lần đầu tiên được một dược sĩ - hóa học người Đức,tên là Albert Niemann,(ở Goslar-Niedersachsen), chiết xuất từ lá cây coca vào năm 1860 Mãi tới tận năm 1883 cocain mới được một bác sĩ thử nghiệm với binh lính Đức và cho kết quả là sự hồi phục sức khỏe đáng kinh ngạc Năm 1884 dược tính của cocain lại được phát hiện thêm tác dụng giảm đau, có công hiệu với bệnh lao phổi, hen suyễn, đau thần kinh liên sườn, đau răng Những tác dụng làm tăng sức khỏe của cocain đã khiến trong những năm đầu của lịch sử
Trang 4chế phẩm, cocain có mặt trong nhiều loại thuốc bổ, kẹo, bánh và nước giải khát Nhiều người, trong đó có cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu như nữ hoàng Victoria, nhà văn Jules Verne, đã ưa thích sử dụng cocain và những đồ ăn có cocain.
Những năm sau đó, cocain được sử dụng trong ngành dược, dùng để gây tê bằng cách bôi hay nhỏ giọt Khi phẫu thuật cocain có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, tuy phương thức này ít được sử dụng
Tuy vậy, cùng với sự phổ biến của cocain, các nhà khoa học cũng nhận thấy tác dụng gây nghiện, gây hoang tưởng bộ phận rất mạnh của thuốc Bởi vậy, cocain được xếp vào nhóm ma túy và bị luật pháp của hầu hết quốc gia ngăn cấp tàng trữ, mua bán, vận chuyển
và sử dụng trái phép
3.Thuốc lắc hay ecstasy: tên khoa học là MethyleneDioxyMethamphetAmine (tắt:
MDMA), là một dạng ma tuý được chế tạo tổng hợp lần đầu tiên từ năm 1910, và 2 năm sau thuộc quyền sở hữu của công ty dược Merck (Đức) dưới dạng chất ức chế cảm giác thèm ăn
4.Morphine là một thuốc giảm đau gây nghiện (opiat), là một alcaloid có hàm lượng
cao nhất (10%) trong nhựa khô quả cây thuốc phiện, về mặt cấu tạo có chứa nhân piperridin-phenanthren
5 Amphetamin có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương làm mất ngủ,
mất cảm giác mệt nhọc, làm tăng thể lực và tâm thần, tăng trí nhớ và tăng khả năng tổng hợp Nếu dùng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu ngủ, tính tình trở nên hung hãn Dùng liều cao làm cho người sử dụng chán ăn, sút cân, chóng mặt Các dấu hiệu cường giao cảm như tăng huyết áp, giãn phế quản, tăng thân nhiệt và rối loạn tâm thần
Amphetamin và dẫn chất được sử dụng làm chất Doping và là thuốc độc bảng A.Trong cơ thể Amphetamin và dẫn chất được thải chậm do vậy gây tích lũy và gây nghiện rất nhanh
Về mặt độc tính Amphetamin ít độc hơn Methamphetamin
+ Với liều điều trị uống 20- 100mg Amphetamin sunfat/ngày có thể có những tác dụng phụ như; run, bồn chồn, mất ngủ, dãn đồng tử, tim đập nhanh
Trang 5+ Với liều cao ( thường là đối với người ngiện) thường gấp 5- 10 lần điều trị thì gây rối loạn về hành vi như; hung hãn, nhầm lẫn và ảo giác nhất là đối với thính giác.
+ Với liều rất cao: Gây rối loạn về thần kinh va tâm thần, thậm chí co giật, tim đập nhanh, cường huyết áp động mạch có thể có tai biến về mạch, phù phổi cấp
Trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (gọi chung là cây
có chứa chất ma túy) được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây có chứa chất my túy ( như lá, hoa , quả, thân, cây)
Chất ma túy: Là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định rong các danh
mục chất ma túy do Chính phủ ban hành Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau:a) Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch ( như dung dịch thuốc phiện, dung dịch heroin dùng để tiêm, chích…) hoặc ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng
để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng, mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma túy đó.b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện
2 Các yếu tố cấu thành tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
2.1 Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này phải có đủ các dấu hiệu sau:
a) Hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây thuốc phiện hoặc các loại cây có chứa chất ma túy (không kể bằng kỹ thuật nào, ở đâu) để thu hoạch cây, hoa, lá… của các loại cây đó
Các loại cây khác có chứa chất ma túy là các loại cây có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần theo quy định của Chính phủ, trừ cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa
Trang 6b) Đã được giáo dục nhiều lần: được hiểu là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội… cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương, vận động, thuyết phục, nhắc nhở, cho làm cam kết từ hai lần trở lên không được trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy Đồng thời họ cũng đã được tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách cũng như quy định của pháp luật về việc cấm trồng cây thuốc phiện và các loại cây có chứa chất ma túy khác Chỉ bị coi là đã được giáo dục nhiều lần nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
Mỗi lần giáo dục phải được thể hiện bằng biên bản để chứng minh là họ đã được giáo dục
c) Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống: Được hiểu là dã được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt và cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma túy
d) Đã được xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm: được hiểu là trước đó
đã có lần trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn đươck coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002) nay lại trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy và bị phát hiện
Như vậy, để xác định một người trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây có chứa chất
ma túy phạm tội này hay không thì phải xem xét có hội đỉ các dấu hiệu nêu trên, nếu thiếu một trong các dấu hiệu trên thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
Trang 7a) Khung một (khoản 1)
Mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan
b) Khung hai (khoản 2)
Mức phạt tù từ ba năm đến bảy năm áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:
- Có tổ chức: là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này
- Tái phạm về tội này: tức là trước đây người phạm tội đã bị Tòa án kết án về tội trồng cay thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy chưa được xóa
án tích, nay lại tiếp tục phạm tội này
có thẩm quyền cho phép
Đối với các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn như pha chế thuốc phiện thành dung dịch để tự tiêm, chích, nghiền heroin từ bánh thành bột để
tự hít… thì không coi là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy
2 Các yếu tố cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy
2.1 Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu sau:
Có hành vi sản xuất chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
Việc sản xuất các chất dùng cho công tác nghiên cứu y học hoặc để bào chế thuốc chữa bệnh được Nhà nước quy định rất chặt chẽ, vì vậy phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về sản xuất các chất ma túy Bị coi là sản xuất trái phép chất ma túy khi sản
Trang 8xuất không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung của giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu, giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức được rằng đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy
Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu có đủ các dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
b) Khung hai (khoản 2)
Mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
- Phạm tội có tổ chức: là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này
Trang 9- Phạm tội nhiều lần: nghĩa là phải có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên Mỗi lần phạm tội phải có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, mà các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần công lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất
ma túy để định khung hình phạt
Người nào có tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với một người từ hai lần trở lên cũng bị coi là phạm tội nhiều lần
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: nghĩa là trường hợp người phạm tội đã dựa vào chứa vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: được hiểu là người phạm tội đã sử dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội
VD: nhân viên của tổ chức y tế đã sử dụng danh nghĩa các tổ chức này để sản xuất trái phép chất ma túy)
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ 500g đến dưới 1 kg
- Heroin hoặc côcain có trọng lượng từ 5g đến dưới 30g
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 20g đến dưới 100g
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 100ml đến dưới 250ml
- Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy có quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h, khoản 2 Điều 139 BLHS)
- Tái phạm nguy hiểm: những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm
+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý
c) Khung ba (khoản 3)
Trang 10Có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp phạm tội có đầy
đủ các điều kiện sau:
+ Thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy từ năm lần trở lên không phân biệt đã bị xét xử hay chưa bị xét xử, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích
+ Người phạm tội lấy hành vi sản xuất trái phép chất ma túy làm nghề sinh sống, và lấy kết quả của việc phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy làm nguồn sống chính
- Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
- Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
- Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
Trang 11- Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này.
4 Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính thức nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội này còn có thể bị:
- Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy.
Điều luật quy định bốn tội phạm, cụ thể là:
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Tội chiếm đoạt chất ma túy
1 Khái niệm
a) Tàng trữ trái phép chất ma túy: là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất
cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất…) mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy (thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này)
b) Vận chuyển trái phép chất ma túy: là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này sang nơi khác dưới bất cứ hình thức nào ( có thể bằng các phương tiện khác nhau, trên các tuyến đường khác nhau…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy khác)
Người giữ hộ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm
c) Mua bán trái phép chất ma túy: là một trong các hành vi sau:
Trang 12- Bán trái phép chất ma túy cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có, bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác.
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có)
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
d) Chiếm đoạt chất ma túy: là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lợi dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác
2 Các yếu tố cấu thành tội trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
b) Đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy: mặt khách quan thể hiện qua hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy
Phương pháp vận chuyển chất ma túy rất đa dạng: qua đường bưu điện, đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, và bằng các phương tiện khác nhau hoặc không
có phương tiện như đi bộ, mang vác chất ma túy…
Trang 13c) Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy: mặt khách quan thể hiện qua một trong các hành vi sau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không kể có thu lợi hay không)
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
- Xin chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác (nếu không có mục đích bán lại cho người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy)
- Vận chuyển chất ma túy nhằm để bán trái phép cho người khác (nếu không
có mục đích bán lại cho người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy)
- Dùng chất ma túy (thay cho tiền, tài sản) nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (chằng hạn mua hàng hóa rồi dùng chất ma túy trả thay thay vì trả tiền)
- Dùng tài sản không phải là tiền (như vàng, xe gắn máy…) nhằm trao đổi thanh toán… lấy chất ma túy để bán lại trái phép cho người khác
d) Đối với tội chiếm đoạt chất ma túy: mặt khách quan thể hiện qua hành vi chiếm đoạt chất ma túy như cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chuyện chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm… để chiếm đoạt chất ma túy Đặc điểm của mặt khách quan của tội này là hành vi thực hiện giống như ở các tội xâm phạm sở hữu, nhưng khác về đối tượng chiếm đoạt ( ở đây là chất ma túy)
Trong trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại cho người khác thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi
đã thực hiện theo điều 194 và họ chỉ phải chịu 1 hình phạt
Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma túy; còn thuốc gây nghiện, chất hướng thần là chất để chữa bệnh (chỉ chứa 1 hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ y tế Người nào không thuộc đối tượng quy định tại Điều 201 BLHS mà vi phạm trong việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhằm mục đích kinh doanh thuốc chữa bệnh hoặc để chữa bệnh thì bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác không phải là tội phạm về chất ma túy
VD: Tội kinh doanh trái phép, tội buôn lậu…
Trang 14Trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất gây nghiện, chất hướng thần trái phép nhằm thỏa mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma túy cho mình hoặc cho người khác thì bị xử lý về tội phạm ma túy tương ứng (nếu thỏa mãn điều kiện về trọng lượng chất ma túy theo quy định cùa pháp luật.
Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự Tuy nhiên người tổ chức, người sử dụng, người giúp sức cho người thực hiện 1 trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm Được áp dụng trong các trường hợp phạm tội sau đây:
- Có tổ chức
- Phạm tội nhiều lần
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
- Vận chuyển, mua bán qua biên giới: được hiểu là mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Việt Nam qua biên giới một nước hoặc ngược lại
- Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
Trang 15- Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
- Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
- Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
- Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
- Tái phạm nguy hiểm
- Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
- Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
- Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
- Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
Trang 16- Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
- Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
- Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
- Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
- Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
- Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này
4 Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt nêu trên, người phạm tội tùy từng trường hợp cụ thể còn có thể bị:
a) Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng
b) Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
c) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
5.Một số điểm cần lưu ý:
Về việc xác định trách nhiệm đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi mua bán trái phép chất ma túy nhiều lần
a) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu, hoặc không xác định được tổng trọng lượng chất ma túy của các lần
Trang 17đã đến mức tối thiểu quy định tại các điểm g,h,i,k,l,m,n hoặc o khoản 2 Điều 194 BLHS, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến sưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng của các lần cộng lại từ mức tối thiểu quy định tại các điểm g,h,i,k,l,m,n hoặc o khoản 2 Điều 194 BLHS thì tùy thuộc vào trọng lượng chất ma túy được xác định trong từng trường hợp cụ thể mà họ phải bị xét
xử theo khoản tương ứng (2,3 hoặc 4) quy định tại Điều 194 BLHS:
- Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma túy của mỗi trường hợp thuộc quy định tại các điểm g,h,i,k,l,m,n hoặc o khoản 2 Điều 194BLHS thì tùy thuộc vào loại chất ma túy mà họ phải bị áp dụng điểm tương ứng và điểm b “phạm tội nhiều lần” quy định tại khoản 2, Điều 194 BLHS
- Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma túy của mỗi trường hợp thuộc quy định tại khoản 3 hoặc 4 Điều 194BLHS thì cùng với việc bị xét xử theo khoản tương ứng, họ còn bị áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS
c) Người nào tang trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất như ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu TNHS nhưng phải bị xử phạt hành chính:
- Nhựa, thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca có trọng lượng dưới 1gram
- Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca có trọng lượng dưới 1 kg
- Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới 5kg
- Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới 1kg
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới 1gram
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 10ml trở xuống
d) Khi truy cứu TNHS về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cần phân biệt:
- Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt 1 trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn tại điểm c mục 5 trên đây, nếu