Đề tài : Phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời nói đầu Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu chiến lợc 10 năm 2001-2010 của đất nớc ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất t liệu sản xuất cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đa đất nớc ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để tiến đến năm 2020 nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp . Với mục tiêu đó, trong định h ớng phát triển vùng, nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất Chu Lai . Hớng theo xu hớng chung vào mục tiêu của Đảng và Nhà Nớc, là một sinh viên sắp ra trờng, đang trong thời kì thực tập tốt nghiệp em cũng muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào mục tiêu đó. Trong bài em thể hiện quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Dung Quất. Bài viết có sự hớng dẫn của thầy giáo: TS. Nguyễn Tiến Dũng Và cán bộ hớng dẫn của: TS. Trần Hồng Quang Cuối cùng em xin chân thành cám ơn Giảng viên chính TS.Nguyễn Tiến Dũng, cán bộ TS. Trần Hồng Quang cùng các cán bộ trong Viện chiến lợc phát triển đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Phần I Lý luận chung về phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Chơng I: Khái luận chung về khu công nghiệp và phát triển khu công nghiệp. I-Khái niệm khu công nghiệp: Khu công nghiệp là không gian kinh tế trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp giữ chức năng chủ yếu của phần lớn dân c. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay thì việc hình thành các khu công nghiệp là tất yếu và mục đích của các khu công nghiệp có thể chuyên môn hoá sản xuất theo các hớng sau: sản xuất nguyên nhiên liệu, năng lợng; sản xuất công nghiệp hàng loạt; sản xuất phụ tùng và bán thành phẩm; sản xuất các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Hiện nay tên gọi khu công nghiệp cần phân biệt: khu nghiệp đợc Thủ tớng Chính phủ phê duyệt và khu công ngiệp do các địa phơng phê duyệt. Để có điều kiện phát triển, một không gian kinh tế cần xem xét đến các yếu tố quy hoạch, các động thái phát triển. Trong hơn 10 năm đổi mới, trên lãnh thổ Viêt Nam đã hình thành các không gian kinh tế theo hớng mở, phát huy các lợi thế trong nớc, hớng xuất khẩu. Đến thời điểm hiện nay, các không gian kinh tế đã đợc Thủ tớng Chính phủ phê duyệt: theo cấp hành chính hiện đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dến 2010 của 15 tỉnh, thành phố. Về quy hoạch vùng với 61 tỉnh, thành phố chia làm 8 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọnh điểm ở 3 miền, trên 70 khu công nghiệp hoạt động theo Nghị định 36/CP (trong đó có 6 khu chế xuất, một khu công nghiệp cao Hoà Lạc, một công viên phần mềm Quang Trung), một khu kinh tế mở Chu Lai, từ năm 1994 đến nay hình thành 18 khu kinh tế cửa khẩu ở 15 tỉnh biên giới đất liền, 15 khu kinh tế quốc phòng, bớc đầu hình thành các khu kinh tế biển và hải đảo trên thềm lục địa Việt Nam. II- Khái niệm phát triển khu công nghiệp: 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1- Khái niệm phát triển khu công nghiệp: Phát triển khu công nghiệp là phát huy những lợi thế về vị trí địa lý và cảng biển, cùng với nguồn tài nguyên về vật liệu xây dựng, khoáng sản, nông hải sản và nguồn lao động tơng đối dồi dào là điều kiện hình thành và phát triển khu công nghiệp. Tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của vùng, hớng vào các ngành công nghiệp chế biến, nông lâm hải sản nh chế biến mía đờng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến tổng gỗ chế biến hải sản xuất khẩu gắn sản xuất với tìm kiếm và mở rộng thị trờng trong nớc và nớc ngoài. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí,luyện kim cần đợc phát triển mạnh để phục vụ tiêu dùng và phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Phát triển một số ngành công nghiệp mới nh lọc hoá dầu, luyện thép, đóng tầu, điện tử, hình thành các khu công nghiệp tập trung. Chọn một số sản phẩm mũi nhọn thuộc ngành công nghiệp khai khoáng chế biến thực phẩm, để tập trung đầu t bằng công nghệ tiên tiến tạo ra hàng hoá chất l- ợng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nớc và tham gia xuất khẩu. Coi trọng đầu t chiều sâu, u tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến hiện đại. Đồng thời xây dựng mới nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, liên kết liên doanh với nớc ngoài để phát triển công nghiệp. Coi công nghiệp là trọnh tâm đột phá trong phát triển kinh tế của địa bàn đến năm 2010. 2- Các yếu tố tác động đến sự phát triển khu công nghiệp 2.1. Vị trí địa lý và địa hình: Vị trí địa lý và địa hình là những nhân tố ảnh hởng lớn tới bố trí sản xuất, xây dựng các công trình, ảnh hởng trực tiếp tới sử dụng các loại tàI nguyên lao động, vật t, tiền vốn. Địa hình ảnh hởng lớn tới việc bố trí các công trình công nghiệp, ảnh hởng tới thiết kế, thi công các công trình xây dựng. ở những vùng có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, chi phí cho thăm dò khảo sát và đầu t phát triển rất lớn. Địa hình còn là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch về các chi phí trong xây dựng đờng xá, cầu cống và vận tải. 2.2. Khí hậu,thuỷ văn: Khí hậu, thuỷ văn có sự phân li theo vùng là tác nhân ảnh hởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển các ngành Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chịu tác động của yếu tố khí hậu ở nớc ta tuy đặc điểm chung khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm ma nhiều xong sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnh thổ là nguyên nhân hình thành mhiều tiểu vùng khí hậu, tạo điều kiện để phát triển chuyên canh cây trồng, vật nuôi một cách đa dạng với năng xuất khác nhau và tốn kém chi phí khác nhau. 2.3. Sự khác biệt giữa tài nguyên đất: Sự khác biệt giữa tài nguyên đất tạo nên sự phát triển nông nghiệp đa dạng và trình độ phát triển rất khác nhau theo vùng. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng chậm phát triển, nhu cầu lâm sản lớn hơn ở các vùng đồng bằng, đô thị. Đất cao, địa chất công trình tốt tập trung ở dải Trung Du nhng lao động kĩ thuật lại tập trung ở vùng đồng bằng nên sự hấp dẫn các nhà đầu t tới hai vùng này ở mức độ khác nhau. 2.4. Sự khác biệt về các đặc điểm dân số, lao động và các vấn đề xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành cơ cấu kinh tế. Do điều kiện về tự nhiên và lịch sử phát triển kinh tế và sự phân bố dân c trên các vùng khác nhau: đó là sự khác nhau về mật độ dân số, về cơ cấu dân số, về trình độ lao động, về đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất xã hội. Do đó, việc sử dụng và phát huy vai trò của ngời lao động là rất khác nhau. Tỷ lệ lao động nam và nữ, cơ cấu lao động theo lứa tuổi khác nhau cũng ảnh hởng nhiều tới chi phí lao động. Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới có sự chênh lệch năng suất lao động giữa các vùng. Đối với những vùng đô thị hoặc vùng đồng bằng có lịch sử phát triển kinh tế văn hoá từ lâu, nơi tập trung nhiều ngời có tay nghề cao là điều kiện để phân bố những ngành đòi hỏi lao động có kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo và ở đó tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và đóng góp nhiều cho Quốc gia. Ngợc lại, ở trung du miền núi chậm phát triển là nơi khó khăn, tập trung ít lực lợng lao động kĩ thuật nên năng suất lao động, hiệu quả kinh tế trong nhiều trờng hợp thờng thấp hơn so với các vùng phát triển và đô thị. 2.5. Sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng của mỗi lãnh thổ: Mức độ phát triển sản xuất thờng gắn liền với kết cấu hạ tầng. Mức độ tập trung các cơ sở sản xuất, tập trung các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu t, lại còn làm cho các nhà đầu t tập trung ở mức độ cao hơn ở cá vùng phát triển tập trung nhiều đầu mối giao thông, có sẵn các điều kiện phát triển sản xuất, do đó các hoạt động kinh tế sống động hơn, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật cũng ở trình độ cao hơn so với vùng chậm phát triển. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chơng II: Khái niệm chung quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng 1- Khái niệm quy hoạch vùng: Quy hoạch là một hoạt động nhằm cụ thể hoá chiến lợc phát triển kinh tế xã hội của vùng về mặt không gian của quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra trên lãnh thổ thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất, phục vụ đời sống của dân c trên lãnh thổ một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. 2- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng Quy hoạch phát triển vùng là một khâu quan trọng trong quy trình kế hoạch hoá lãnh thổ, bắt đầu từ đờng lối chiến lợc phát triển kinh tế xã hội vùng đến quy hoạch phát triển và đợc cụ thể hoá bằng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thực hiện trên địa bàn lãnh thổ. Phạm vi quy hoạch phát triển vùng bao gồm nhiều loại: trên phạm vi cả nớc, từ ngành kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính (tỉnh, huyện), vùng kinh tế ngành chuyên môn hoá hay vùng kinh tế đặc thù hoặc vùng kinh tế trọng điểm. 3-ý nghĩa quy hoạch phát triển vùng đến xây dựng khu công nghiệp để phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch phát triển vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của các vùng và của cả nớc. Kinh nghiệm của các nớc cho thấyquy hoạch phát triển vùng là căn cứ không thể thiếu để quy hoạch phát triển các ngành ,phát triển đô thị, nông thôn, các đơn vị kinh tế cơ sở, để tổ chức phân bố và sử dụng mọi nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội trên lãnh thổ. Quy hoạch phát triển vùng là căn cứ quan trọng để vạch các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên lãnh thổ, và là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nớc về việc thực hiện chính sách, pháp luật, hạn chế tình trạng tự phát không theo quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực xã hội và giảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc, quy hoạch phát triển vùng đúng đắn với những chính sách thích hợp cho phát triển sẽ cho phép thực hiện sự chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi vùng theo hớng sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn. Chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, dịch vụ.Không ngừng nâng cao, năng suất lao động, thu 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nhập cho ngời dân.Từng bớc đa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng thuần nông, tạo điều kiện mở rộng thị trờng để phát triển sản xuất trong cả nớc. 4-Mục đích và tính chất của quy hoạch phát triển vùng 4.1. Mục đích chủ yếu của quy hoạch: Phát triển kinh tế-xã hội là phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo vĩ mô về phát triển kinh tế và cung cấp những căn cứ cần thiết cho hoạt động kinh tế-xã hội của dân c trong vùng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu t trong vùng.Giúp các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp có căn cứ khoa học để đa ra các chủ trơng chính sách, các kế hoạch phát triển cũng nh các giải pháp chỉ đậo điều hành, phát triển kinh tế- xã hội, giúp dân c trong vùng, các nhà đầu t hiểu rõ tiềm năng kinh tế-xã hội trong vùng đó. 4.2. Yêu cầu quy hoạch: Yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng phải đáp ứng đợc yêu cầu tăng cờng khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị tr- ờng, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ công nghiệp kỹ thuật, tạo ra môi trờng phát triển vùng ổn định, bền vững. 4.3. Tính chất của quy hoạch: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng là một quá trình biến động có trọng điểm cho từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập đợc nhiều phơng án, phải th- ờng xuyên cập nhật, bổ xung thông tin t liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế, quy hoạch vùng không chỉ xây dựng một lần là xong. Quy hoạch phát triển vùng là kết quả của quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn khác nhau cho các giải pháp khác nhau. II- Khái niệm quy hoạch phát triển công nghiệp: Quy hoạch phát triển công nghiệp là tổng kết, đánh giá về cơ cấu phân ngành công nghiệp, sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trờng của nó. Tổng kết, đánh giá về phân bố không gian công nghiệp, bao gồm cả các khu, cụm công nghiệp, (có bao nhiêu khu công nghiệp, thực hiện đợc thế nào, sắp tới có phát triển thêm nữa không?). Tổng kết, đánh giá về phát triển công nghiệp nông thôn (đánh giá các chủ tr- ơng, chính sách về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thôn gắn với việc giải quyết việc làm và thu hút lao động, phát triển ngành nghề và tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, .). Tổng kết, đánh giá về các chơng trình và dự án u tiên. Tổng kết,đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp. III-Khái niệm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng 1- Khái niệm kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền với sản xuất xã hội làm thành môi trờng thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trởng bình thờng.Trong một Quốc gia, kết cấu hạ tầng có thể bao gồm cả hệ thống hành chính và quản lý Nhà nớc, hệ thống quy tắc thể chế và pháp chế, hệ thống tài chính tiền tệ và dự trữ Quốc gia, tổ chức bộ máy và cơ chế kinh tế-xã hội, trình độ quản lý, trình độ dân trí của ngời dân Nhóm kết cấu hạ tầng: Là nhóm ngành mà kết quả hoạt động của nó không phải là sản phẩm vật chất cụ thể mà là dịch vụ đảm bảo điều kiện cho sự phát triển của vùng và các ngành trong cơ cấu vùng.Vì thế nhóm kết cấu hạ tầng đợc ví nh hệ thống tuần hoàn của lãnh thổ tiếp nối giữa các cơ sở sản xuất dân c để làm cho cơ thể vùng đợc hoạt động bình bình thờng. Không chỉ với những bộ phận trong vùng mà còn là cầu nối giữa vùng với thị trờng ngoài vùng. Những vùng có kết cấu hạ tầng phát triển thì có sức thu hút đầu t hơn hẳn các vùng khác, do tiét kiệm đợc chi phí xây dựng, các công trình phục vụ công cộng, các công trình bảo vệ môi tr- ờng, cây xanh, xử lý nớc thải 2- Phân loại kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền Kinh tế Quốc dân. Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội, bảo đảm cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần của dân c, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động xã hội. 3- Đặc điểm, tính chất của các công trình kết cấu hạ tầng: 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Kết cấu hạ tầng phải đi trớc một bớc tạo cơ sở và tiền đề cho sản xuất nh xây dụng giao thông với chất lợng tốt, đồng bộ để mở đờng cho phát triển một vùng kinh tế mới hay khu kinh tế mới Yếu tố nhà ở, điện, nớc, thông tin liên lạc, cần phải chuẩn bị trớc cho việc hình thành điểm dân c, đảm bảo đời sống ngời lao động. Tuy nhiên yếu tố đi trớc của kết cấu hạ tầng. Dịch vụ kết cấu hạ tầng có tính chất cộng đồng cao, phục vu cho cả cộng đồng dân c mà không phân biệt thành phần kinh tế, tầng lớp dân c hay giai cấp xã hội . Chính vì vậy mà ta nói dịc vụ của kết cấu hạ tầng là dịch vụ công cộng xã hội mang tính phối hợp lại để đảm bảo công bằng và không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội. Hoạt động của kết cấu hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ cao, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t kết cấu hạ tầng thì phải tính đến sự phối hợp giữa các công trình kết cấu hạ tầng về thời gian xây dựng, công suất thiết kế và thời gian sử dụng nhằm gia tăng giá trị đột biến, thúc đẩy phát triển của vùng lãnh thổ. Phần II Thực trạng về quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp Dung Quất Chơng I: Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh ảnh hởng tới phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của Tỉnh Quảng Ngãi 1-Vị trí địa lý kinh tế: Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích tự nhiên là 5131,51 Km 2 , dân số1216,6 nghìn ngời, chiếm 1,55% diện tích và 1,62% dân số cả nớc. Về hành chính tỉnh Quãng Ngãi hiện có 1 thị xã, 13 huyện cả miền núi và trung du đồng bằng ven biển. Có bờ biển dài . Phía bắc giáp tỉnh Quãng Tín, Phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh KonTum, phía đông giáp biển Đông. Tỉnh Quãng Ngãi ở vào trung độ của đất nớc, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đờng bộ, đờng sắt, đờng biển và đờng hàng không. Các quốc lộ 14B và 24 nối các cảng biển đến Tây Nguyên và tơng lai gần nối với hệ thống đờng xuyên á qua Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan, Miama, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nớc trên đến các nớc vùng bắc á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho tỉnh mở rộng giao lu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên và cả nớc, kích thích và lôi kéo các ngành kinh tế trong tỉnh phát triển. Đồng thời cũng đặt cho tỉnh những thách thức phải vợt qua để phát triển nhanh nền kinh tế nhất là những ngành mũi nhọn theo thế mạnh đặc thù có ý nghĩa thúc đẩy tỉnh và các tỉnh khác. 2- Điều kiện tự nhiên, địa hình: Địa hình tơng đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi thấp (thấp dần từ Tây sang Đông). Phía Tây của tỉnh giáp với dãy Trờng Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, thỉnh thoảng có núi chảy ra sát biển. Lãnh thổ bị chia cắt theo các bồn lu vực, lu vực sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Trà Cầu, mỗi lu vực sông ở hạ lu đều tạo thành các dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình đồng bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa trôi, dẫn đến đất bị bạc mầu và mặn hoá. Ngoài ra là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa hai sờn Đông và Tây. Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp theo hạ lu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, chứa đựng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Các sông ngòi không lớn, có độ dốc cao, ngắn, chảy từ đông sang tây, hàm l- ợng phù sa thấp, nhng tiềm năng thuỷ điện lớn. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên 40% nên hàng năm, các sông này gây lũ lụt sa bồi, thuỷ phá 9 [...]... 0918.775.368 Khu B: Diện tích 300 ha là khu công nghiệp luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm và các nhà máy phục vụ Khu C: Diện tích 400 ha là khu công nghiệp nhẹ, dệt may mặc, điện tử và tiểu thủ công nghiệp Khu D: Diện tích 400 ha là khu công nghiệp chế biến nông lâm hải sản Xây dựng cụm công nghiệp Dung Quất sẽ kéo theo các ngành công nghiệp khác của tỉnh Quảng Ngãi nh : đờng, bia, vật liệu xây dựng và dịch... trạng công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh Quảng Ngãi I- Quá trình phát triển So với các vùng trong cả nớc , công nghiệp tỉnh đạt mức phát triển trung bình tiên tiến , chỉ đứng sau hai trung tâm công nghiệp lớn của cả nớc là vùng 2 và vùng 5, nhng phát triển vợt trội so với các vùng còn lại trớc khi thống nhất đất nớc kinh tế của vùng này kém phát triển và mới chỉ hình thành một số cơ sở công nghiệp. .. chế biến Công nghiệp khai thác hầu nh không đợc đầu t, số lợg vốn đầu t chỉ chiếm cha đầy 1% trong tổng vốn đầu t của khu vực này III- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà n ớc về công nghiệp và kết cấu hạ tầng Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nớc về công nghiệp đợc quy định trong thông t Liên bộ 18/TTB giữa Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ công nghiệp cho các cơ sở công nghiệp còn nhiều... bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, tuyến cao áp 110 KV dọc quốc lộ 1A và các tuyến trung áp 15KV ngoài khu vực Dung Quất; còn trong khu vực quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế phục vụ công nghiệp và đô thị cha có Các cơ sở hạ tầng xã hội còn thấp kém, các công trình công công nh trờng học, trạm y tếchủ yếu là công trình 1 tầng cấp IV bán kiên cố và tạm thời 2.2 Từ năm 1996 2001 Năm năm qua đợc sự quan tâm... đồng Cơ cấu GDP theo các nghành kinh tế (năm 2000) là: nông, lâm nghiệp 34,36%; công nghiệp và xây dựng 21,62%; dịch vụ 44,02% Cơ cấu này so 13 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 sánh với cơ cấu chung của toàn quốc thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng còn thấp 2- Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cơ cấu: dịch vụ và thơng mại; nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp và xây... biệt về phát triển kinh tế so với hai đầu đất nớc Tỉnh Quãng Ngãi và Quãng Nam có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, có nhiều cơ hội để nhanh chóng xoá đói giảm nghèo, tụt hậu, hớng tới tơng lai tốt đẹp Về tính chất, theo quy hoạch đã đợc phê duyệt thì khu công nghiệp Dung Quất là khu công nghiệp lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nớc; nơi đây sẽ tập trung nhiều ngành công nghiệp. .. KCN Dung Quất Chuẩn bị khởi công xây dựng 3 trạm viễn thông và tổng đài điện tử HOST 8.632 số bằng nguồn vốn ODA 2.2.3.Hệ thống hạ tầng xã hội Đi đôi với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ăn ở sinh hoạt, học tập cho công nhân,chuyên gia khu công nghiệp Đang xây dựng trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật khu công nghiệp Dung Quất với quy mô... dựng trên 10,5% Ngành công nghiệp cơ bản bao gồm nhiều phân ngành nhỏ nh cơ khí luyện kim, điện tử tin học, hoá chất, nhng chiếm xấp xỉ chỉ 11% Công nghiệp khai thác chỉ chiếm khoảng 3% điều đó chứng tỏ công nghiệp của tỉnh nói chung và của vùng 3 nói chung chủ yếu dựa trên nền tảng nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông, lâm, ng nghiệp II- Hiện trạng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh giai... cho việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp vừa thu hút đợc nhiều lao động, đồng thời vừa có công nghệ hiện đại, thích hợp, đáp ứng đợc nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do đó có thể nói để đảm bảo cho phát triển công nghiệp theo yêu cầu, vấn đề phát triển nguồn nhân lực về chất lợng cần đợc chú trọng và đặt lên hàng đầu 2-Tiềm năng đất: 2.1 Quỹ đất và cơ cấu đất a) Đất nông nghiệp Hiện có... trạng và những vấn đề đặt ra với việc quy hoạch phát triển khu công nghiệp Dung Quất I- Thực trạng phát triển- những thành tựu và tồn tại 1- Vài nét về lịch sử hình thành khu công nghiệp Dung Quất Quãng Ngãi từ xa vốn là mãnh đất giàu truyền thống cách mạng Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến hành công nhgiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, Quãng Ngãi đã nổ lực vơn lên, khắc phục nhiều . về phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Chơng I: Khái luận chung về khu công nghiệp và phát triển khu công nghiệp. . và chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp. III-Khái niệm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng 1- Khái niệm kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng