BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCTIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp Bồi dưỡng CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và trường THPT tỉnh Quảng Bình BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp Bồi dưỡng CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và
trường THPT tỉnh Quảng Bình
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT BẮC SƠN
HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
Học viên: ĐOÀN ANH TUÂN
Trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình E-mail: doananhtuan_bs@quangbinh.edu.vn
QUẢNG BÌNH, THÁNG 8 NĂM 2015
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1 Lý do lựa chọn chủ đề tiểu luận 2
1.1 Cơ sở lý luận 2
1.2 Cơ sở thực tiễn 3
2 Tình hình thực tế về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 4
2.1 Giới thiệu khái quát về trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 4
2.2 Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 5
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn để quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 6
2.4 Kinh nghiệm thực tế và những việc đã làm của bản thân liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 7
2.5 Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 9
3 Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn tỉnh Quảng Bình 11
3.1 Mục tiêu của nhà trường trong năm học tới về ứng dụng CNTT 11
3.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong vòng 2 tuần tới 11
3.3 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới 12
3.4 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới 15
4 Kết luận và kiến nghị 17
4.1 Kết luận 17
4.2 Kiến nghị 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 31 Lý do lựa chọn chủ đề tiểu luận
1.1 Cơ sở lý luận
Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt làIT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin Có thểhiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu thập,lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT ỞViệt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký
ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
CNTT là một trong những tựu công nghiệp hiện đại, đang làm biến đổi nhanhchóng, sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa của nhân loại, trong đó cólĩnh vực giáo dục Việc đưa CNTT vào giảng dạy và ứng dụng trong trường phổthông là một trong những biên pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế cuộc sống khôngngừng thay đổi Sau khi gia nhập WTO, đây còn là biện pháp thiết thực để thực hiệnhội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Hiên nay CNTT đã chínhthức trở thành một bộ phận của học vấn phổ thông Song song với việc dạy tin học,việc ứng dụng CNTT đã được đặc biệt quan tâm và đang được triển khai rộng rãi vàviệc chỉ đạo ứng dụng CNTT trong trường phổ thông cũng cần tuân thủ theo cácnguyên tắc quy định thống nhất
Xác định rõ vai trò của CNTT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhànước đã chú trọng đến việc thúc đẩy CNTT với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản,nghị quyết phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn Đặc biệt là chỉ thị số58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
Trang 4phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) Chỉ thị nêu rõ:
“Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH”.
Đến nay, CNTT ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phầnthúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Định hướng phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2020, Bộ Bưu chính
Viễn thông đã ban hành chỉ thị số 07/CT-BCVT về “Chiến lược phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (gọi tắt là “Chiến lược cất cánh”).
Ngày 10 tháng 4 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Sau đó
Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các cơ sở GD&ĐT yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ
ứng dụng CNTT trong GD giai đoạn 2008-2012, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục Từ năm học 2007-2008 đến nay, căn cứ vào nhiệm vụ năm học,
Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học về CNTT, đặc biệt nămhọc 2008-2009 được Bộ GD&ĐT lấy làm năm học CNTT
1.2 Cơ sở thực tiễn
Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc ứng dụng CNTT đã tạo
ra một phương thức nhẹ nhàng trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo Trongquá trình đổi mới phương pháp dạy học, nếu chúng ta có sự cân nhắc và chọn lựa nộidung kiến thức cần truyền thụ cho học sinh hợp lý thì giáo án điện tử là một trongnhững hình thức đổi mới hiệu quả Trước tình hình này, trong nhiều năm qua được
sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Bình, trường THCS và THPT Bắc Sơn đã tổ chức
Trang 5các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viênnhững kỹ năng cơ bản để ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy Qua các lớp tậphuấn này, trình độ tin học, phương pháp quản lý của CBQL và hiệu quả đổi mớiphương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên đã từng bước được nâng lên Tất cả độingũ đều nhận thấy việc ứng dụng những thành tựu CNTT vào quá trình thực hiệnnhiệm vụ giáo dục là một việc làm vô cùng cần thiết và hợp lý Hằng năm, nhàtrường vẫn thực hiện nghiêm túc chỉ thị thực hiện nhiệm vụ CNTT cụ thể do BộGD&ĐT và Sở GD&ĐT ban hành, đồng thời cuối năm thực hiện chế độ báo cáotổng kết theo quy định
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khách quan rằng công tác quản lý việc ứngdụng CNTT trong dạy học tại đơn vị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa có quy
củ, việc báo cáo đánh giá cũng chỉ mang tính định tính, chưa có cơ sở để đánh giáthực hiện trạng CNTT trong dạy học của đơn vị, đồng thời, công tác chỉ đạo, quản lýcủa đơn vị vẫn còn chưa sát thực, vì vậy đòi hỏi đặt ra những vấn đề cấp thiết trongquản lý nhằm đưa hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng đi vào hệthống và mang lại hiệu quả thiết thực nhất đối với hoạt động giáo dục tại trường
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề tiểu luận: “Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”
2 Tình hình thực tế về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
2.1 Giới thiệu khái quát về trường THCS và THPT Bắc Sơn – Tuyên Hóa – Quảng Bình
2.1.1 Đặc điểm nổi bật của trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Thành lập tháng 8 năm 2000, với lịch sử hình thành và phát triển trong 15năm Trường THCS và THPT Bắc Sơn luôn phát huy truyền thống, ngày càng khẳngđịnh với xã hội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nhân tài cho miền tây Tuyên Hóa,thể hiện qua việc duy trì tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và
Trang 6các cá nhân nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước và các doanhnghiệp Trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo, cho đến nay trường, lớp ngày càng thay đổi
và được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục đào tạo trongtình hình mới Đội ngũ giáo viên không ngừng được trẻ hóa, nhiệt tình, tay nghềngày càng được khẳng định qua chất lượng đào tạo ngày càng cao của nhà trường.Học sinh ngày càng ý thức hơn trong học tập, trong đó có việc tiếp cận nhanh cáctiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là CNTT
Tuy nhiên, đóng trên địa bàn của Huyện nghèo, nên đặc điểm nổi bật, nhữngkhó khăn thách thức cũng là những vấn đề chung của toàn Huyện, trong đó nổi bậtvấn đề cơ chế quản lý, và học sinh ít tiếp cận nền tảng CNTT do điều kiện kinh tế giađình
2.2 Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS
và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình
2.2.1 Thông tin về Giáo viên và học sinh năm học 2014 - 2015
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 48 người
Trong đó:
Cán bộ quản lý: 4, Giáo viên: 39, Nhân viên: 5Trình độ đào tạo: Thạc sỹ: 4; Đại học: 42; Trung cấp: 2Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 0; Trung cấp: 04; Sơ cấp: 44Đảng viên: 20
bộ, giáo viên, nhân viên có khả năng ứng dụng CNTT khá trở lên
- Tổng số học sinh: 725 (trong đó: lưu chuyển 493, tuyển mới 230)
Số lớp học: 21 lớp (Khối 10: 7 lớp; khối 11: 7 lớp; khối 12: 7 lớp)
Trang 7- 100% học sinh được học Tin học phổ thông.
2.2.2 Thông tin về cơ sở vật chất, thiết bị
Số bảng tương tác thông minh 1 Số phần mềm phục vụ hoạt
động giáo dục (miễn phí)
MS.Office,PEMIS, VEMIS,Vnedu.vn và cácphần mềm bộmôn
Đường truyền internet 1 Số cán bộ, giáo viên, nhân viên
có hòm thư điện tử cá nhân 100%
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn để quản lý ứng
dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Lãnh đạo nhà trường có chuyên môn về
CNTT, quan tâm chỉ đạo tích cực hoạt
- Tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý thiết
bị còn yếu, công tác bảo trì, bảo dưỡng sau sửdụng chưa được chú trọng
- Công tác quản lý ứng dụng CNTT còn lỏng
Trang 8trang cấp đáp ứng nhu cầu dạy học lẻo, chưa thống nhất.
- Địa điểm trường đóng thuận lợi cho
việc triển khai ứng dụng CNTT
- Trường đang trong giai đoạn đầu tư để
đến năm 2015 phấn đấu đạt chuẩn Quốc
gia nên kinh phí đầu tư liên tục được cấp
trên trang cấp đầy đủ
- Hội nhập Quốc tế và việc phát triển như
vũ bảo của các dịch vụ CNTT giúp nhà
trường thuận lợi hơn trong việc chọn lựa
sản phẩm phù hợp để ứng dụng tại đơn vị
- Các văn bản liên quan đến ứng dụng
CNTT ngày càng hoàn thiện, tạo hành
lang pháp lý cho các đơn vị trực tiếp thụ
hưởng lợi ích
- Tính chây ì của một bộ phận giáo viên, nhânviên trong việc đổi mới PPDH, ứng dụngCNTT trong giáo dục
- Giáo viên đa số ở miền xuôi lên công tác,tính tích cực chưa thể hiện rõ, trong đó có kỹnăng ứng dụng CNTT
- Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên chưa nhận thức tầm quan trọng, tính ưuviệt của việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạtđộng giáo dục đối với công việc được giao.Đôi lúc thực hiện còn mang tính đối phó
2.4 Kinh nghiệm thực tế và những việc đã làm của bản thân liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
2.4.1 Tình huống 1: Tổ chức tập huấn sử dụng các phần mềm phục vụ giảng
dạy cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
Nội dung tình huống: Bản thân đã tham mưu với lãnh đạo đơn vị tổ chức tập
huấn các phần mềm tin học cho đội ngũ giáo viên như: MS Word, MS Excel, MSPowerPoint, internet…
Kinh nghiệm giải quyết: Lựa chọn phần mềm phù hợp với hoạt động giáo dục
tại đơn vị, phần mềm mang tính phổ dụng Khi tập huấn phải soạn thảo giáo án mangtính đơn giản, dễ hiểu, phân chia thời lượng phù hợp (30% lý thuyết, 70% đánh giáthực hành) Sau tập huấn phải có một bài kiểm tra đánh giá để phân loại
Thành công, nguyên nhân: Kỹ năng soạn thảo văn bản, soạn giáo án điện tử
của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng được nâng cao so với trước khi được tập
Trang 9huấn Hầu hết giáo viên tích cực tham gia và nhận thấy được vai trò, tính cần thiếtcủa việc ứng dụng CNTT qua lớp tập huấn.
Chưa thành công, nguyên nhân: Tổ chức lớp vào năm học nên công việc của
giáo viên bị áp lực về mặt thời gian Tính khoa học vẫn chưa cao, do chỉ tổ chức sáthạch được 1 lần/1 năm, chưa có cơ sở để đánh giá toàn diện việc ứng dụng CNTTcủa giáo viên Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên lớn tuổi ít tiếp cận nên khó tiếpthu và áp dụng những phần mềm mới
2.4.2 Tình huống 2: Tham mưu với lãnh đạo đơn vị trong việc đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong tình hình mới
Nội dung tình huống: Với vai trò, nhiệm vụ là phụ trách hoạt động ứng dụng
CNTT tại đơn vị, trên cơ sở tiếp cận thực tế, bản thân tôi đã tham mưu thường xuyêncho lãnh đạo đơn vị trong việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, đẩy mạnh ứng dụngCNTT tại đơn vị bằng những việc làm thiết thực, mang lại hiệu quả khả quan
Kinh nghiệm giải quyết: Chọn thời gian, địa điểm thích hợp để nội dung tham
mưu đạt hiệu quả cao nhất Nội dung tham mưu cần có minh chứng thuyết phục, cụthể, khoa học, phù hợp tình hình thực tế
Thành công, nguyên nhân: Lãnh đạo nhà trường luôn tin tưởng, giao nhiệm vụ
đúng với năng lực Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hiệu quả ứng dụng CNTT củađơn vị ngày càng được nâng cao và hoàn thiện
Chưa thành công, nguyên nhân: Chưa tạo sự thống nhất cao giữa ý kiến tham
mưu và những kết quả của nó do kinh phí dành cho hoạt động ứng dụng CNTT cònhạn chế Một số ý kiến tham mưu bị bác bỏ do chưa phù hợp với tỉnh hình thực tếcủa đơn vị
2.4.3 Tình huống 3: Tổ chức các cuộc thi cho giáo viên và học sinh liên quan
đến ứng dụng CNTT
Nội dung tình huống: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của
xã hội, trường THCS và THPT Bắc Sơncũng đã triển khai hưởng ứng tích cực vàhiệu quả các cuộc thi ứng dụng CNTT cho giáo viên và học sinh như: thi thiết kế bài
Trang 10giảng e-Learning, thi sáng tạo KHKT học sinh, thi giải Toán, giải Tiếng Anh quamạng…
Kinh nghiệm giải quyết: Phổ biến trung thực, tường minh các văn bản Động
viên, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên và học sinh tham gia Đề xuất lãnh đạokhen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân đạt thành tích trong các cuộc thi
Thành công, nguyên nhân: Giáo viên và học sinh hưởng ứng tích cực, thích
thú Tạo ra được một số sân chơi bổ ích để kích thích tính sáng tạo, đam mê côngnghệ của giáo viên và học sinh Đã tổ chức được các cuộc thi cấp trường để cọn cácđội tuyển tham gia cấp tỉnh và đã đạt giải Trong đó, phối hợp với tổ Toán - Tin tổchức thường xuyên các buổi ngoại khóa Tin học cho học sinh
Chưa thành công, nguyên nhân: Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi cấp trường, vì thế vẫn chưa tạo được cơ hộicho 100% giáo viên và học sinh Nhận thức của một số giáo viên chưa rõ ràng, còncho rằng việc tham gia là bắt buộc do công tác tuyên truyền, vận động chưa hiệu quả
2.5 Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
2.5.1 Những vấn đề ưu tiên cần giải quyết
Trường THCS và THPT Bắc Sơn cũng như các trường phổ thông khác đã xácđịnh rõ những tác động tích cực của CNTT đối với hoạt động giáo dục CNTT đãlàm thay đổi và nâng cao chất lượng toàn diện của giáo dục Vì vậy, chú trọng, tăngcường ứng dụng CNTT trong trường THPT hiện nay là một trong những chiến lượcquan trọng, góp phần vào thành công chung của hoạt động giáo dục của đơn vị Xácđịnh được điều đó, trong những năm gần đây, trường THCS và THPT Bắc Sơn luônquan tâm, ưu tiên ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch
Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong thời gian tới gồm:
- Kiện toàn đội ngũ chủ chốt tham gia công tác ứng dụng CNTT tại đơn vị Cửcán bộ cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức