Tài liệu cơ bản Quản lý bệnh viện

393 916 33
Tài liệu cơ bản Quản lý bệnh viện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁM CHỮA BỆNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TÀI LIỆU CƠ BẢN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 2 BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TÀI LIỆU CƠ BẢN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2014 3 BAN BIÊN SOẠN CHỦ BIÊN PGS.TS Lương Ngọc Khuê THÀNH VIÊN BAN BIÊN SOẠN PGS.TS Lương Ngọc Khuê GS.TS. Trần Quỵ ThS. Tống Song Hương ThS. Nguyễn Minh Tuấn PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng TS. Trần Quý Tường ThS. Phạm Đức Mục ThS. Nguyễn Trọng Khoa TS. Hoàng Thị Phượng ThS. Nguyễn Đức Tiến ThS. Nguyễn Thị Hồng Yến ThS. Nguyễn Bích Lưu DS. Nguyễn Phương Châm THƯ KÝ BIÊN SOẠN ThS. Bùi Quốc Vương BS. Nguyễn Hải Yến 4 LỜI NÓI ĐẦU Quản lý là một nghề, một khoa học, vì vậy, các cán bộ chủ chốt của bệnh viện cần được đào tạo các nội dung về Quản lý bệnh viện để quản lý khoa, phòng và bệnh viện hiệu quả. Để tăng cường và cập nhật các kiến thức, kỹ năng thiết yếu về Quản lý bệnh viện, Bộ Y tế ban hành cuốn Tài liệu quản lý bệnh viện. Đối tượng dự học là các cán bộ đang đương nhiệm, cán bộ diện quy hoạch các chức vụ cấp khoa, cấp phòng và lãnh đạo bệnh viện. Tài liệu này được biên soạn gồm 21 bài chia làm 03 phần. Nội dung từng bài có 04 phần bao gồm mục tiêu học tập, nội dung thiết yếu của bài, câu hỏi lượng giá và tài liệu tham khảo. Tài liệu dùng đào tạo cho các lớp đào tạo liên tục, thời gian đào tạo khoảng 02 tuần. Tài liệu đào tạo quản lý bệnh viện do Trung tâm phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ. Giảng viên là Lãnh đạo Bộ Y tế, các nhà đào tạo, nhà hoạch định chính sách y tế, các nhà nghiên cứu và quản lý bệnh viện có kinh nghiệm. Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn các giảng viên, các chuyên gia tích cực tham gia biên soạn cuốn tài liệu này. Nội dung tài liệu biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót và cần được bổ xung cập nhật. Bộ Y tế khuyến khích nhiều ý kiến đóng góp của các nhà Lãnh đạo, các giảng viên, chuyên gia để cuốn tài liệu này ngày càng hoàn thiện hơn. TM. BAN BIÊN TẬP Trưởng ban PGS.TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh 5 MỤC LỤC Bài 1: Những thành tựu, thách thức công tác khám, chữa bệnh và trọng tâm chỉ đạo của Bộ Y tế 7 Bài 2: Tổng quan vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và hệ thống khám, chữa bệnh 24 Bài 3: Những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn 34 Bài 4: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 56 Bài 5: Lãnh đạo và Quản lý hiệu quả 78 Bài 6: Quản lý và lập kế hoạch các hoạt động y tế 96 Bài 7: Một số kỹ năng quản lý nguồn nhân lực bệnh viện 117 Bài 8: Quản lý tài chính bệnh viện 130 Bài 9: Tự chủ bệnh viện: những thành công, khó khăn, bất cập và bài học kinh nghiệm 144 Bài 10: Quản lý công tác dược bệnh viện 161 Bài 11: Quản lý trang thiết bị kỹ thuật y tế trong bệnh viện 170 Bài 12: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện 185 Bài 13: Quản lý phát triển khoa học công nghệ, công tác nghiên cứu Khoa học, đào tạo liên tục và thực hiện y học thực chứng 203 Bài 14: Công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ tuyến dưới 220 Bài 15: Tổng quan về quản lý chất lượng trong y tế 252 Bài 16: Tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng bệnh viện 268 Bài 17: Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng bệnh viện 279 Bài 18: An toàn người bệnh: hiện trạng và giải pháp 293 Bài 19: Giải pháp nâng cao y đức, sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh 310 Bài 20: Tổ chức công tác chăm sóc, dinh dưỡng, tiết chế người bệnh trong bệnh viện 330 Bài 21: Triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 349 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BYT : Bộ Y tế BVTW : Bệnh viện trung ương BV : Bệnh viện BVSK : Bảo vệ sức khỏe BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội CS : Cơ sở CBVC : Cán bộ viên chức CSNB : Chăm sóc người bệnh CSSK : Chăm sóc sức khỏe CBYT : Cán bộ y tế DVKT : Dịch vụ kỹ thuật HĐLV : Hợp đồng làm việc HCSN : Hành chính sự nghiệp INCB : Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế KH : Kế hoạch KCB : Khám chữa bệnh KBCB : Khám bệnh chữa bệnh LDLK : Liên doanh liên kết NN : Nhà nước NSNN : Ngân sách nhà nước NCKH : Nghiên cứu khoa học NLYT : Nhân lực y tế NVYT : Nhân viên y tế QLTCBV : Quản lý tài chính bệnh viện QĐND : Quân đội nhân dân TW : Trung ương TSCĐ : Tài sản cố định TSCĐ : Tài sản cố định TTB : Trang thiết bị TNTT : Thu nhập tăng thêm TW : Trung ương UDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin UBND : Ủy ban nhân dân VTYT : Vật tư y tế XHH : Xã hội hóa XN : Xét nghiệm 7 BÀI 1 NHỮNG THÀNH TỰU, THÁCH THỨC CÔNG TÁC KHÁM, CHỮA BỆNH VÀ TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO CỦA BỘ Y TẾ MỤC TIÊU Sau khi học xong học viên có khả năng: 1. Mô tả được tình hình chung về mạng lưới khám, chữa bệnh ở Việt Nam 2. Những thành tựu của hệ thống khám, chữa bệnh 3. Những khó khăn thách thức 4. Phân tích được những định hướng chiến lược cơ bản phát triển hệ thống khám, chữa bệnh ở Việt Nam và trọng tâm chỉ đạo của Bộ Y tế. NỘI DUNG I. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC 1. Những thành tựu của công tác khám, chữa bệnh 1.1. Sự phát triển của hệ thống khám, chữa bệnh Theo báo cáo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, tính đến thời điểm 31/12/2013 trên toàn quốc có tổng số các loại hình bệnh viện, cơ sở điều dưỡng – Phục hồi chức năng trong hệ thống (không bao gồm các bệnh viện Quân đội) là 1.180 bệnh viện (công và tư) (trong đó có 44 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 20 khu điều trị phong). Tổng số giường bệnh kế hoạch là 199.011 giường bệnh công lập và tư nhân (chưa bao gồm nhà hộ sinh, phòng khám, đa khoa, trạm y tế xã). Số bệnh viện tư nhân 150 bệnh viện (bao gồm bệnh viện tư, bệnh viện bán công và bệnh viện có 100% vốn nước ngoài) với tổng số 9.611 giường bệnh. Bảng 1. Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến, năm 2013 Tổng số bệnh viện theo tuyến Tổng số BV hiện có Tổng số giường bệnh (GBKH) BV trực thuộc Bộ Y tế 39 22.110 BV tuyến tỉnh 382 98.375 Bệnh viện tuyến huyện 561 60.628 Bệnh viên ngành 48 8.287 Bệnh viện tư nhân 150 9.611 Tổng 1180 199.011 Bảng 2. Ước tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân 8 Năm Số GB theo kế hoạch Số GB thực kê Dân số ước tính BQ số GB KH/10.000 dân BQ số GB thực tế/ 10.000 dân 2011 184.742 206.227 87.856.688 21,0 23,5 2012 199,011 221,145 88.780.000 22,4 24,9 (Nguồn: Báo cáo thống kê bệnh viện năm 2013 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) Với số giường bệnh theo kế hoạch và số giường bệnh thực kê tại các cơ sở khám chữa bệnh của năm 2013 tăng đều so với năm 2012 khoảng 6,2-6,3%, số giường bệnh bình quân trên vạn dân cũng tăng hơn so với năm 2012. Theo số giường bệnh kế hoạch, bình quân đạt 22,4 giường bệnh/ 1 vạn dân và nếu tính theo số giường thực kê hiện đã đạt 24,9 giường bệnh/ 1 vạn dân (chưa kể giường bệnh của Quân đội và số giường bệnh thuộc trạm y tế xã). Tỷ lệ này đứng ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực. Ngoài hệ thống bệnh viện hiện nay, mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập với khoảng 35.000 phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân, phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài và 11.636 trạm y tế xã, phường và trạm y tế ngành đã cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh rộng khắp, mở rộng tiếp cận dịch vụ đến với người dân. 1.2. Mạng lưới khám, chữa bệnh Hệ thống bệnh viện chia làm 3 tuyến: - Tuyến trung ương có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc Bộ Y tế có chức năng điều trị các tuyến cuối với các can thiệp, chuyên khoa sâu với những kỹ thuật phức tạp và hiện đại. - Tuyến tỉnh gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc tỉnh, thành phố trong đó có một số bệnh viện đóng vai trò như bệnh viện tuyến cuối của khu vực. Các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hiện nay chủ yếu là bệnh viện lao, tâm thần, y học cổ truyền, phụ sản, nhi, một số bệnh viện phong, điều dưỡng và phục hồi chức năng, … - Tuyến huyện gồm các bệnh viện quận, huyện, thị xã là các bệnh viện đa khoa hoặc đa khoa khu vực liên huyện thuộc tuyến 1 trong hệ thống bệnh viện, đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong khu vực. Ngoài ra, còn có các bệnh viện trực thuộc các Bộ, Ngành khác phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho cán bộ công chức, viên chức các ngành và đồng thời kết hợp phục vụ nhân dân. Các bệnh viện ngoài công lập (tư nhân, dân lập, vốn đầu tư nước ngoài, …) chỉ phát triển mạnh ở những thành phố, tỉnh lớn nơi có điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi và người dân có khả năng chi trả. Hệ thống khám chữa bệnh có những đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Sau hơn 20 năm đổi mới, 9 Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực y tế, hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia như: tuổi thọ trung bình đạt 72,8 (so với mục tiêu đến 2010 là dưới 72 tuổi), chết trẻ em dưới 1 tuổi là 16/1000 (so với mục tiêu năm 2010 là 25/2010), chết trẻ em dưới 5 tuổi là 25/1000 (so với mục tiêu năm 2010 là 32/1000). Chỉ số sức khỏe của người Việt Nam tốt hơn so với một số nước có thu nhập cao hơn. Với tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người tính theo sức mua đô la Mỹ (PPP$) xấp xỉ mức của Ấn Độ và Indonexia nhưng Việt Nam đạt tuổi thọ cao hơn, ngang với một số nước có GNI bình quân cao hơn như Philippin, Trung Quốc hoặc Thái Lan. Hệ thống khám, chữa bệnh mặc dù năng lực chuyên môn tuyến dưới còn thấp nhưng về chuyên môn kỹ thuật các bệnh viện Việt Nam đã triển khai được nhiều kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm với các nước trong khu vực: - Ghép tạng đã từng bước phát triển, nhiều kỹ thuật hiện nay đã trở thành kỹ thuật thường quy ở một số bệnh viện, như ghép thận, ghép giác mạc, … Luật hiến, lấy ghép mô và bộ phận cơ thể người tạo thuận lợi cho chuyên ngành ghép tạng ở Việt Nam. Hiện nay, một số bệnh viện đã thành công việc ghép tim (Bệnh viện 103, Bệnh viện Trung ương Huế) và nhiều bệnh viện ghép gan. Kỹ thuật ghép tế bào gốc đang được nghiên cứu và phát triển. Ghép tạng từ người cho chết não đã được triển khai, Trung tâm điều phối ghép tạng đã được thành lập mở ra triển vọng mới cho ghép tạng ở Việt Nam. - Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến với các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất hiện có: MRI, CT scan 64 lớp cắt, PET CT, chụp mạch đa bình diện, siêu âm doppler, … Nhiều kỹ thuật phổ biến đến tuyến tỉnh. - Phẫu thuật nội soi đã trở thành thường quy ở hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Một số kỹ thuật phẫu thuật nội soi đã phát triển mạnh và có thể chuyển giao cho nước ngoài. - Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, một số kỹ thuật khó trong sản phụ khoa đã được áp dụng thành công ở nhiều bệnh viện với mức chi phí thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Năng lực chẩn đoán, điều trị ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh đã được cải thiện nhiều nhờ được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chuyển giao kỹ thuật từ nước ngoài và trong nước. - Công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý bệnh viện đã được áp dụng chủ yếu ở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. - Các bệnh viện đang thực hiện tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006 NĐ – CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ với mục tiêu tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước cung cấp. 2. Những khó khăn thách thức của hệ thống khám, chữa bệnh và các giải pháp thực hiện 10 2.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương tích gia tăng. Kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu cầu KCB của người dân ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ làm cho chi phí y tế tăng nhanh, trong đó ngân sách có tăng nhưng mức tăng còn thấp chưa đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu cơ bản. 2.2. Trình độ chuyên môn y tế không đều và còn thấp ở tuyến dưới Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo về công tác chỉ đạo tuyến. Tuy nhiên, mối liên kết giữa 3 tuyến chưa thực sự chặt chẽ. Công tác chỉ đạo tuyến còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa các cơ sở y tế của tuyến Trung ương và địa phương. Việc mất cân đối về cơ cấu nhân lực giữa các cơ sở y tế hiện đang là vấn đề cần phải xem xét và có các giải pháp khắc phục. Đề án luân phiên cán bộ, đưa cán bộ chuyên môn ở tuyến trên về hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới (Quyết định số 1816/ QĐ – BYT ngày 26/5/2008) đang được triển khai thực hiện có kết quả tốt. Hiện nay, các bệnh viện Trung ương và các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện với trung bình hàng ngày có trên 400 cán bộ đang thực hiện luân phiên. Bộ Y tế trực tiếp chỉ đạo đề án. 2.3. Tình trạng quá tải bệnh viện Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác khám chữa bệnh cũng còn nhiều tồn tại và không ít khó khăn, bất cập cần phải khắc phục. Đặc biệt là tình trạng quá tải bệnh viện trở nên ngày càng trầm trọng, người bệnh điều trị nội trú phải nằm ghép đôi, thậm chí 3 đến 4 người trên một giường bệnh ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của các thành phố lớn thuộc các chuyên khoa như: ung bướu, tim mạch, nhi, sản, chấn thương chỉnh hình. Tình trạng quá tải bệnh viện bắt đầu xảy ra từ những năm cuối của thập kỷ 90 và ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở khu vực điều trị nội trú. Qua số liệu năm 2013 cho thấy: công suất sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện tuyến trung ương: Bệnh viện K (249%), bệnh viện Bạch Mai (168%), bệnh viện Chợ Rẫy (154%), bệnh viện Phụ sản Trung ương (124%), bệnh viện Nhi trung ương (120%); bệnh viện thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội: bệnh viện Phụ Sản (230%), bệnh viện huyện Mê Linh (159,8%), bệnh viện Ung bướu (158,8%), bệnh viện Đức Giang (148%), bệnh viện Xanh Pôn (145,8%), bệnh viện Sóc Sơn (141%); bệnh viện thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh: bệnh viện Ung bướu (247%), bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (126%), bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (129%), bệnh viện Nhi Đồng 1 (123%), bệnh viện Nhi đồng 2 (123%). Quả tải bệnh viện như đã được xác định đó là hậu quả của nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, mà điển hình là: [...]... bệnh viện Tiếp tục mở các lớp đào tạo quản lý bệnh viện cho Lãnh đạo các bệnh viện, từng bước nâng cao năng lực và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý trong bệnh viện, đặc biệt là quản lý tài chính bệnh viện, quản lý vật tư, trang thiết bị y tế Tổ chức đào tạo về quản lý chăm sóc và nâng cao năng lực quản lý cho Điều dưỡng trưởng các cấp 9 Tăng cường công tác dược bệnh viện Duy trì thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT... lực quản lý bệnh viện; quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực ở các bệnh viện; nhân lực, tài chính, BHYT, thuốc, trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện - Đổi mới cơ chế hoạt động, phân loại bệnh viện theo mức độ tự chủ và nhằm mở rộng phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động các cơ sở KBCB Nghiên cứu thành lập Hội đồng đạo đức, Hội đồng quản lý. .. - 35 Bệnh viện/ viện có giường bệnh - 22 Viện nghiên cứu; - 14 Trường đại học, học viện/ trung tâm đào tạo… - 1 TTTT-GDSK - 1 Viện CNTT-Thư viện V GIỚI THIỆU VỀ CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BYT ngày 22/4/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý khám, chữa bệnh 1 Vị trí và chức năng 27 Cục Quản lý Quản lý khám, chữa bệnh là Cục quản lý chuyên... Quy chế quản lý chất thải y tế, huy động nguồn vốn đầu tư cho xử lý chất thải y tế và cơ chế tài chính cho quản lý và xử lý y tế Ngân hàng thế giới đã chấp nhận khoản vay 150 triệu USD cho xử lý chất thải bệnh viện Dự án đã được khởi động và triển khai 2.10 Hệ thống thông tin quản lý Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện hiện nay là nhu cầu cấp bách, nhất là đối với bệnh viện lớn... tải bệnh viện xảy ra ở đâu? (Chọn 1 phương án đúng nhất) A) Ở tất cả các bệnh viện trung ương B) Bệnh viện tuyến cuối ở một số chuyên khoa C) Bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh D) Bệnh viện huyện Câu 5 Theo anh/chị, nguyên nhân quá tải bệnh viện chủ yếu là gì? Đúng Thiếu bệnh viện, thiếu giường bệnh Năng lực chuyên môn tuyến dưới còn hạn chế Nhu cầu KCB tăng, giao thông đi lại thuận tiện Giá viện. .. đổ dồn về các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2…; bệnh không lây nhiễm lại chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự chăm sóc và theo dõi lâu dài đã là yếu tố cơ bản để tăng số lượt khám chữa bệnh và tổng số ngày điều trị nội/ ngoại trú trong hệ thống khám chữa bệnh chung của cả nước” - Cơ chế tài chính và... Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm 8 Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2 Quyết định153/2006/QĐ-TTg... dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện; giao cho lãnh đạo các đơn vị cần bố trí ngân sách không dưới 1% chi thường xuyên cho công nghệ thông tin Hoàn thành việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện ở các bệnh viện tuyến trung ương, và các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 12 Đầu tư nâng cấp các bệnh viện 20 Tập trung đầu tư nâng cấp các bệnh viện từ trung ương đến địa phương... định về cấp chứng chỉ hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện Quyết định 1816/QĐ-BYT - Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, quản lý tài chính bệnh viện: Triển khai Nghị định của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế III CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA HỆ THỐNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ CHỈ ĐẠO CỦA BỘ Y TẾ 1 Các nhiệm vụ trọng... hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Hiện nay, 3 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm đã được thành lập và đang từng bước 13 đầu tư và đi vào hoạt động để đi vào chương trình ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm 2.9 Vấn đề quản lý chất thải bệnh viện Đây là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, bất cập cả về quản lý và tài chính Các cơ sở xử lý chất thải hiện có . một số bệnh viện tuyến trung ương: Bệnh viện K (249%), bệnh viện Bạch Mai (168%), bệnh viện Chợ Rẫy (154%), bệnh viện Phụ sản Trung ương (124%), bệnh viện Nhi trung ương (120%); bệnh viện thuộc. Nội: bệnh viện Phụ Sản (230%), bệnh viện huyện Mê Linh (159,8%), bệnh viện Ung bướu (158,8%), bệnh viện Đức Giang (148%), bệnh viện Xanh Pôn (145,8%), bệnh viện Sóc Sơn (141%); bệnh viện thuộc. BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHÁM CHỮA BỆNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TÀI LIỆU CƠ BẢN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

Ngày đăng: 10/08/2015, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan