1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BÀI GIẢNG QUÁ TRÌNH CHƯNG cất dầu THÔ

6 622 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Thông thường, dầu hỏa được chưng cất trực tiếp từ dầu thô phải được xử lý tiếp, hoặc là trong các khối Merox hay trong các lò xử lý nước để giảm thành phần của lưu huỳnh cũng như tính ăn

Trang 1

Công nghệ lọc dầu: Quá trình chưng cất dầu thô (P.1)

27.01.2008 15:53

Chưng cất là quá trình tách một dung dịch bằng cách đun sôi nó, rồi ngưng tụ hơi bay ra để được 2 phần: Phần nhẹ là distillat có nhiệt độ sôi thấp, chứa nhiều chất dễ sôi, còn phần nặng còn lại là cặn chưng cất (redue) QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT DẦU THÔ

1 Cơ sở lý thuyết của quá trình chưng cất

1.1 Sự sôi của dung dịch

Sự sôi của chất nguyên chất: Một chất lỏng sẽ sôi ở nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hoà của nó bằng áp suất môi trường đè lên mặt thoáng Ví dụ như nước sẽ sôi ở 1000C tại P = 1 atm (760mmHg)

Nhiệt độ sôi của Butan

Áp suất, atm Nhiệt độ,oC

1 0

3.41 36

4.80 50

Ta gọi chất có áp suất hơi bão hoà lớn, có nhịêt độ sôi thấp là chất dễ sôi Chất khó sôi có áp suất hơi bão hoà

bé, có nhiệt độ sôi cao

Thành phần pha hơi sinh ra khi đun sôi một dung dịch: Pha hơi sinh ra khi chất lỏng nguyên chất sôi là pha hơi đơn chất Pha hơi sinh ra khi một dung dịch sôi là một hỗn hợp của tất cả các hợp phần của dung dịch và có thành phần phụ thuộc vào thành phần của dung dịch lỏng theo định luật Konovalov

Định luật Konovalov: Khi sôi một dung dịch lỏng cho ra một pha hơi giàu chất dễ sôi hơn so với dung dịch lỏng

1.2 Nguyên lý của quá trình chưng cất

Chưng cất là quá trình tách một dung dịch bằng cách đun sôi nó, rồi ngưng tụ hơi bay ra để được 2 phần: Phần nhẹ là distillat có nhiệt độ sôi thấp, chứa nhiều chất dễ sôi, còn phần nặng còn lại là cặn chưng cất (redue) Như vậy, phép chưng cất có thể thu được Distillat có thành phần mong muốn bằng cách chưng cất nhiều lần Nhưng chưng cất nhiều lần như vậy rất phiền phức, tốn thời gian mà không kinh tế Để khắc phục nhược điểm này ta dùng hệ thống chưng cất có cột chưng cất Cột chưng cất có số đĩa lý thuyết càng lớn, thì có khả năng cho một distillat có thành phần khác càng nhiều so với dung dịch trong bình đun, tức là distillat rất giàu chất dễ bay hơi Dùng cột chưng cất có nhiều đĩa lý thuyết có thể thu được distillat là chất dễ bay hơi gần như tinh khiết

2 Cơ sở lý thuyết chưng cất dầu mỏ

Nhằm phân tách dầu thô thành các phân đoạn thích hợp dựa vào nhịêt độ sôi của các cấu tử và không làm phân huỷ chúng

2.1 Chưng cất đơn giản

Chưng cất bay hơi dần dần: Chủ yếu dùng trong phòng thí nghiệm để xác định đường cong chưng cất Enghen Chưng cất bay hơi một lần: Cho phép nhận được phần chưng cất lớn hơn so với bay hơi một lần

Chưng cất bay hơi nhiều lần: Cho phép quá trình tách các phân đoạn theo mong muốn

2.2 Chưng cất phức tạp

Chưng cất có hồi lưu: Để nâng cao khả năng phân chia hỗn hợp lỏng, người ta tiến hành cho hồi lưu một phần sản phẩm đỉnh Nhờ sự tiếp xúc thêm mộy lần giữa pha lỏng (hồi lưu) và pha hơi trong tháp được làm giàu thêm cấu tử nhẹ nhờ đó mà độ phân chia cao hơn

Chưng cất có tinh luyện: Dựa vào quá trình trao đổi chất nhiều lần giữa pha lỏng và hơi nhờ vào các đĩa hay đệm Chưng cất sẽ có độ phân chia cao hơn nếu kết hợp với hồi lưu

Sơ đồ tiếp xúc giữa dòng lỏng và hơi trong tháp chưng cất

Chưng cất chân không & chưng cất với hơi nước: Độ bền nhiệt các cấu tử trong dầu phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và thời gian lưu Đối với các phân đoạn có nhiệt độ sôi cao, người ta cần tránh sự phân huỷ chúng (giảm độ nhớt, độ bền oxy hoá…) bằng cách hạn chế nhiệt độ (320o- 420oC) chưng cất Nếu nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phân huỷ chúng ta dùng chưng cất chân không hay chưng cất hơi nước Hơi nước làm giảm áp suất

Trang 2

hơi riêng phần làm chúng sôi ở nhiệt độ thấp hơn.

2.3 Đĩa chưng cất (Tray)

Trong công nghệ dầu khí, để chưng cất những lượng khổng lồ (hàng triệu tấn/năm) Người ta dùng những thiết

bị chưng cất khổng lồ, hoạt động liên tục

Hơi nguyên liệu sẽ bay lên đỉnh tháp và phần lỏng sẽ chảy xuống phần dưới tháp Sự tiếp xúc giữa hai dòng này được thực hiện một cách đặc biệt nhờ các đĩa

Tại các đĩa xảy ra quá trình trao đổi nhiệt giữa dòng hơi và dòng lỏng Đồng thời tại đây cũng xảy ra quá trình trao đổi chất, phần nhẹ trong pha lỏng bay hơi theo pha hơi, phần nặng trong pha hơi ngưng tụ theo dòng lỏng Như vậy, khi dòng hơi lên đến đỉnh thì rất giàu cấu tử nhẹ, còn dòng lỏng đi xuống đáy lại giàu cấu tử nặng hơn

Có rất nhiều dạng đĩa khác nhau được sử dụng tuỳ vào loại nguyên liệu Nhưng mục đích chung nhằm đảm bảo

sự tiếp xúc giữa pha lỏng và pha hơi phải lớn để quá trình phân tách hiệu quả

Hiện nay, sử dụng chủ yếu các dạng đĩa sau:

− Đĩa nhiều lỗ (Sieve Trays)

− Đĩa chụp (Bubble–Cap Trays)

− Đĩa ống khói (Chimmey Trays)

− Đĩa Van (Valve Trays)

Mâm kiểu van

Sự phân bố dòng chảy qua van ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp xúc pha và chất lượng các phân đoạn Một số kiểu phân bố dòng chảy trong tháp được trình bày như sau:

2.4 Sự Stripping

Đối với chưng cất dầu thô, dòng trích ngang luôn có lẫn sản phẩm đỉnh

Để loại bỏ các cấu tử nhẹ này, người ta thực hiện quá trình tái hoá hơi riêng phần các phần nhẹ Quá trình này gọi là quá trình stripping

Quá trình này được thực hiện trong những cột nhỏ từ 4-10 đĩa, đặt bên cạnh tháp chưng cất khí quyển và thường dùng hơi nước trực tiếp

Ngoài ra có thể stripping bằng nhiệt (phân đoạn Kerozen)

2.5 Sự hồi lưu (Relux)

Nhằm tạo ra dòng lỏng có nhiệt độ thấp đi từ đỉnh tháp xuống đáy tháp để trao đổi nhiệt với dòng hơi Từ đó làm cho quá trình trao đổi chất tách phân đoạn được triệt để và thu được chất lượng distillat mong muốn

Tỉ lệ dòng hoàn lưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế là bài toán quyết định

Khi tỉ lệ hoàn lưu tăng, số mâm giảm nhưng đường kính tháp tăng lên Chủ yếu có 3 dạng sau:

− Hồi lưu nóng: Sử dụng dòng hồi lưu ở trạng thái lỏng sôi

− Hồi lưu lạnh: Nhiệt độ dòng hồi lưu ở dưới điểm lỏng-sôi

− Hồi lưu vòng: Lấy các sản phẩm ở các mâm dưới hồi lưu lên các mâm trên sau khi đã làm lạnh

Dầu hỏa hay Kêrôsin là hỗn hợp của các hiđrôcacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy Nó thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 150 °C đến 275 °C (các chuỗi cacbon từ C12 đến C15) Đã có thời, nó được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, hiện nay nó được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực (nói một cách kỹ thuật hơn là Avtur, Jet-A, Jet-B, JP-4 hay JP-8) Một dạng của dầu hỏa là RP-1 cháy trong ôxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa Tên gọi kêrôsin có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp keros (κερωσ tức sáp)

Thông thường, dầu hỏa được chưng cất trực tiếp từ dầu thô phải được xử lý tiếp, hoặc là trong các khối Merox hay trong các lò xử lý nước để giảm thành phần của lưu huỳnh cũng như tính ăn mòn của nó Dầu hỏa cũng có thể được sản xuất bằng crackinh dầu mỏ

Nó cũng được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp dầu để nấu ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở

đó dầu hỏa không được làm tinh khiết tốt và còn nhiều tạp chất hay thậm chí còn cả những mảnh vụn

Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hỏa nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là điểm cháy và điểm đóng băng

Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản

Trang 3

xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa

Quá trình hình thành dầu mỏ

Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ

Thuyết sinh vật học

Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất Theo lý thuyết này, nó được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình thành than) Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích dày Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này bị biến hoá, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là kerogen, và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình được gọi là catagenesis Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dưới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng cách khoan và bơm

Các nhà địa chất cũng đề cập tới "cửa sổ dầu" (oil window) Đây là tầm nhiệt độ mà nếu thấp hơn thì dầu không thể hình thành, còn cao hơn thì lại hình thành khí tự nhiên Dù nó tương thích với những độ sâu khác nhau ở những vị trí khác nhau trên thế giới, một độ sâu 'điển hình' cho cửa sổ dầu có thể là 4-6 km Cần nhớ rằng dầu cũng có thể rơi vào các bẫy ở độ sâu thấp hơn, thậm chí nếu nó không được hình thành ở đó Cần có ba điều kiện để hình thành nên bể dầu: có nhiều đá, mạch dẫn dầu xâm nhập, và một bẫy (kín) để tập trung

hydrocarbons

Các phản ứng tạo thành dầu mở và khí tự nhiên thường như những phản ứng phân rã giai đoạn đầu, khi kerogen phân rã thành dầu và khí tự nhiên thông qua nhiều phản ứng song song, và dầu cuối cùng phân rã thành khí tự nhiên thông qua một loạt phản ứng khác

Thuyết vô cơ

Cuối thế kỷ 19 nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các hiđrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga - Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ

Thuyết hạt nhân

Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất

Lịch sử

Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối

ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4 Khi đó người ta sử dụng dầu

mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối

Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng

mỡ thì lại có mùi khó ngửi Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại Năm 1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham

Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt

Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian

từ 1857 đến 1859 Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở

độ sâu 21,2 m

Thành phần

Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, sáp parafin, nhựa đường v.v

Một cách chính xác thì dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon

Trang 4

Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (prôpan) và C4H10 (butan)

— ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6 °C, -88.6 °C, -42 °C, và -0.5 °C tương ứng (-258.9°, -127.5°, -43.6°, và +31.1 °F)

Các chuỗi trong khoảng C5-7 là các sản phẩm dầu mỏ nhẹ, dễ bay hơi Chúng được sử dụng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác Các chuỗi từ C6H14 đến C12H26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là xăng Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C10 đến C15, tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi (C10 đến C20) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy Tất

cả các sản phẩm từ dầu mỏ này trong điều kiện nhiệt độ phòng là chất lỏng

Các dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) (kể cả Vadơlin®) nằm trong khoảng từ C16 đến C20

Các chuỗi trên C20 tạo thành các chất rắn, bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa đường bitum

Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là:

Xăng ête: 40-70 °C (được sử dụng như là dung môi)

Xăng nhẹ: 60-100 °C (nhiên liệu cho ô tô)

Xăng nặng: 100-150 °C (nhiên liệu cho ô tô)

Dầu hỏa nhẹ: 120-150 °C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình)

Dầu hỏa: 150-300 °C (nhiên liệu )

Dầu điêzen: 250-350 °C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi)

Dầu bôi trơn: > 300 °C (dầu bôi trơn động cơ)

Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác

Khai thác

Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ Khi lượng dầu giảm thì áp suất khí cũng giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống để đẩy dầu lên

Phân loại

Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ "West Texas

Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:

Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu

West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ

Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ Trung Cận Đông

Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông)

Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông)

Giỏ OPEC bao gồm:

Arab Light Ả Rập Saudi

Bonny Light Nigeria

Fateh Dubai

Isthmus Mexico (không OPEC)

Minas Indonesia

Saharan Blend Algérie

Tia Juana Light Venezuela

OPEC cố gắng giữ giá của giỏ Opec giữa các giới hạn trên và dưới, bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường Giỏ OPEC, bao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn cả Brent và WTI

Xem thêm Các dạng dầu mỏ

Tầm quan trọng kinh tế của dầu mỏ

Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen"

Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil) Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần

Trang 5

đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003 Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa Năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0

tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn) Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm

Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979

Ảnh hưởng dầu mỏ đến môi trường

Dâu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường , ảnh hưởng đời sống sinh vật biển Dầu mỏ đem đốt cũng gây

ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2 , CO2 Xe cộ , máy móc chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên

Trong hơn 100 năm qua, dầu hỏa đã được mệnh danh là chất “vàng đen” vì đây là nhiên liệu chính dùng để vận hành tất cả mọi phương tiện di chuyển hiện đại và là yếu tố cần thiết để thúc đẩy mọi nền kinh tế đạt đến mức

độ phồn thịnh Nhưng cái gì tạo nên dầu hỏa và dầu hỏa đến từ đâu?

Người ta thường tìm thấy những mỏ dầu ở dưới những lớp đá trầm tích Khi đất hay đá bị nước hay gió xoáy mòn, thì cát, phù sa hay bùn bị tróc ra và trôi theo dòng nước, tích tụ tại một nơi, lớp này chồng chất lên lớp kia,

đè nén những vật liệu trầm tích lại với nhau, cộng thêm với những phản ứng hóa học tạo ra những chất kết dính như xi-măng, để hình thành nên những lớp đá trầm tích vô cùng cứng cáp Những túi dầu với dung lượng lớn,

có thể khai thác được, thường nằm trong những cái bẫy dưới đất, nơi các lớp đá trầm tích bị cuốn cong lên hay

bị đứt đoạn, tạo thành những lỗ hổng bên trong lòng đá để chứa dầu Phía trên các túi dầu này là lớp đá trầm tích, nơi dầu được phát sinh và phía dưới những lỗ hổng chứa dầu này là lớp đá rắn chắc, giữ không cho dầu thấm qua

Thành phần hóa học chính của dầu hỏa hay khí đốt là hỗn hợp giữa hydro và carbon, cho nên đa số các nhà khoa học cho rằng dầu hỏa hay khí đốt có nguồn gốc hữu cơ Những xác sinh vật dưới biển hay trên đất, hay những cây cối, khi bị chôn vùi dưới những lớp đất đá dày đặc và trong điều kiện thiếu oxygen, với nhiệt độ và

áp suất thích hợp, thì những xác sinh vật hay cây cối sẽ biến trở thành những chất sáp nhờn và sau đó sẽ trở thành dầu thô Chính thành phần hóa học của dầu thô đã giúp các nhà khoa học tìm ra những manh mối về cách dầu mỏ được hình thành Một trong những thành phần hóa học quan trọng được tìm thấy trong dầu thô và trong các lớp đá trầm tích tại khắp mỏ dầu trên thế giới là chất “porphyrins” Chất “porphyrins” là một hợp chất hữu

cơ, có cấu trúc hóa học giống như chất hemoglobin trong máu động vật và chất chlorophyll trong cây cối Một đặc tính quan trọng của “porphyrins” là hợp chất này sẽ phân rã nhanh chóng khi tiếp xúc với oxygen hay nhiệt

độ cao Nhưng lạ lùng thay, chất “porphyrins” lại hiện diện trong dầu thô và các lớp đá trầm tích xung quanh các mỏ dầu mà chúng ta khai thác ngày nay Điều này có nghĩa là dầu mỏ được tạo nên khi các sinh vật bị chôn vùi trong điều kiện thiếu không khí và không có đủ oxygen Có hai giả thuyết để giải thích sự kiện này

Giả thuyết thứ nhất cho rằng các vật liệu trầm tích được trộn với các xác sinh vật và tích lũy trong hàng triệu năm trong môi trường thiếu oxygen Các nhà khoa học khám phá rằng ngày nay chỉ có dưới lòng Biển Đen tại nước Nga mới thiếu oxygen và đây là một trường hợp hiếm hoi, trong khi đó dầu mỏ được tìm khắp nơi trên thế giới Hơn nữa, nếu đợi xác các sinh vật tích lũy hàng triệu năm trong môi trường phơi bày với ánh sáng, nước hay không khí thì những xác sinh vật này sẽ bị thối rửa, không sao tạo thành dầu được

Giả thuyết thứ nhì cho rằng các vật liệu trầm tích được trộn với xác các sinh vật và bị chôn vùi sâu vào lòng đất một cách tức thì, cho nên không khí hay oxygen không thể xâm nhập được và khiến cho chất porphyrins được bảo vệ và duy trì cho đến ngày nay Giả thuyết thứ nhì này trùng hợp với hiện tượng của trận Đại Hồng Thủy được ghi lại trong sách Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh như sau:

“Thượng Đế thấy khắp đất đều đồi trụy đầy tội ác Thượng Đế nhìn xuống địa cầu, thấy cả nhân loại đều xấu

xa, thối nát đến tận xương tủy Thượng Đế bảo Nô-ê: "Ta quyết định hủy diệt loài người, vì chúng nó gây tội ác đầy dẫy mặt đất Phải, Ta sẽ xóa sạch loài người khỏi mặt địa cầu Con hãy đóng một chiếc tàu bằng gỗ bách, ngăn làm nhiều phòng, trát nhựa cả trong lẫn ngoài Chiều dài chiếc tàu là 300 thước, chiều rộng 50 thước và chiều cao 30 thước Con trổ cửa sổ chung quanh tàu, cách mái 50 phân, và đặt cửa ra vào bên hông tàu Cũng đóng sàn ngăn tàu làm ba tầng: tầng dưới, tầng giữa và tầng trên

“Này, Ta sẽ đổ nước lụt ngập mặt đất để hủy diệt mọi sinh vật dưới vòm trời này Tất cả sẽ chết! Nhưng Ta hứa

sẽ bảo vệ con, cùng với vợ, con trai và con dâu của con an toàn trong tàu Con cũng đem vào tàu tất cả các loài sinh vật để chúng tồn tại với con, loài chim trời, loài gia súc, loài bò sát, mỗi thứ một cặp, đực và cái Con cũng trữ lương thực trong tàu cho con và cho loài vật." Nô-ê làm theo mọi điều Thượng Đế đã phán dạy

Suốt bốn mươi ngày, nước lụt ầm ầm lan tràn bao phủ khắp nơi, và nâng chiếc tàu khỏi mặt đất Nước dâng lên cao; chiếc tàu nổi trên mặt nước Nước tiếp tục dâng cao hơn nữa; mọi đỉnh núi chót vót dưới trời đều bị ngập

Trang 6

Nước vượt lên các ngọn núi hơn mười lăm thước Tất cả các loài động vật đều chết, nào loài chim trời, loài gia súc, loài thú rừng, loài bò sát và loài người; tức là mọi loài có hơi thở, sống trên đất khô đều chết hết Mọi sinh vật trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài bò sát, loài chim trời Tất cả đều bị quét sạch khỏi mặt đất, chỉ có gia đình Nô-ê và mọi loài ở với ông trong tàu được sống sót Nước ngập mặt đất suốt một trăm năm mươi ngày.” (Sáng Thế Ký 6: 17 – 7:24)

Quý thính giả thân mến,

Nồng độ của chất porphyrin trong dầu thô thiên nhiên vào khoảng 0.04% Trong phòng thí nghiệm, từ các xác sinh vật, người ta có thể tạo ra dầu thô, giống hệt như dầu khai thác trong thiên nhiên, với nồng độ porphyrin tương tự chỉ trong vòng một ngày, chứ không cần đến hàng triệu năm Những cuộc thí nghiệm khác cũng cho thấy chất porphyrin chỉ cần ba ngày là phân rã hoàn toàn khi tiếp xúc với không khí hay nhiệt độ khoảng 210 độ

C trở lên Điều này có nghĩa là các lớp đá trầm tích và dầu thô không thể tạo hình trong điều kiện nhiệt độ cao qua hàng triệu năm được Chỉ một cách giải thích thật hữu lý là khi trận Đại Hồng Thủy xảy ra như vũ bão, hàng triệu tấn cây cối và động vật đã bị nhổ lên khỏi mặt đất với một sức mạnh khủng khiếp và bị chôn vùi ngay tức khắp sâu dưới lòng đất, khiến cho không khí hay oxygen không kịp tiếp xúc, duy trì được chất

porphyrin, tạo ra thành những mỏ dầu ngày nay

Tại Hoa Kỳ, người ta chở những phế liệu từ các lò mổ heo và gà về một nhà máy ở vùng Carthage, thuộc tiểu bang Missouri Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới, sản xuất ra dầu hỏa từ thịt và mỡ thừa Trong một ngày, với nguyên liệu khoảng 270 tấn ruột gà và 20 tấn mỡ heo, nhà máy này có thể sản xuất ra 500 thùng (tức là khoảng 75,000 lít) nhiên liệu có chất lượng cao hơn cả dầu thô trong thiên nhiên Quá trình sản xuất của nhà máy này mô phỏng những gì đã thực sự xảy ra trong thiên nhiên Thịt và mỡ động vật được cho vào lò kín, không tiếp xúc với không khí, được nén với áp suất và nhiệt độ cao trong vòng chỉ 20 phút để tạo ra chất dầu tương tự như dầu thô thiên nhiên Sau đó, dầu thô này được chế biến để tạo ra những nhiên liệu dùng cho các nhà máy phát điện

Kính thưa quý thính giả,

Những bằng chứng hiển nhiên trong thiên nhiên cho thấy dầu hỏa mà chúng ta đang khai thác và sử dụng ngày nay được hình thành từ xác các thực vật và động vật, chỉ khoảng trong vài ngàn năm trở lại đây, trong một biến

cố thiên nhiên cực kỳ mãnh liệt và có tính toàn cầu Điều này, chỉ có thể giải thích được với trận Đại Hồng Thủy đã được ghi chép trong Kinh Thánh, với chi tiết thật rõ ràng “Suốt bốn mươi ngày, nước lụt ầm ầm lan tràn bao phủ khắp nơi mọi đỉnh núi chót vót dưới trời đều bị ngập Tất cả các loài động vật đều chết, nào loài chim trời, loài gia súc, loài thú rừng, loài bò sát và loài người; tức là mọi loài có hơi thở, sống trên đất khô đều chết hết Mọi sinh vật trên mặt đất đều bị hủy diệt, từ loài người cho đến loài thú, loài bò sát, loài chim trời Tất

cả đều bị quét sạch khỏi mặt đất” Như vậy, hàng ngàn rừng cây, cùng với vô số động vật, trên đất và dưới biển,

đã bị nhổ lên tận gốc, chôn sâu vào lòng đất một cách chớp nhoáng Điều này khiến cho nhiệt độ, áp suất trong lòng đất tăng lên đột ngột và trong điều kiện sâu trong lòng đất, oxygen đã không hiện hữu, những xác thực vật

và động vật đã phân hóa trở này chất dầu Những chất dầu đã thấm qua những lớp đá trầm tích, tụ lại tại những

lỗ hỗng trong đá, để tạo thành những mỏ dầu ngày nay

Quý thính giả thân mến,

Chúng ta chứng kiến những thành tựu của khoa học trong mọi lãnh vực trong đời sống mỗi ngày, như máy vi tính, phi thuyền không gian, phương tiện di chuyển nhanh hơn, an toàn hơn v.v nhưng đôi khi chúng ta lẫn lộn thuyết tiến hóa là một chân lý khoa học, vì lý thuyết này đang được giảng dạy tại các trường trung học và đại học Thật ra, thuyết tiến hóa chỉ là một giả thuyết không hơn, không kém, hơn thế nữa, lý thuyết này không được chứng minh đúng nghĩa theo phương pháp khoa học Thuyết tiến hóa cho rằng mọi vật chỉ là tình cờ, và

sự sống chúng ta có ngày nay là do những tương tác tình cờ của vật chất và qua quá trình chọn lọc hàng triệu năm, những sinh vật đơn giản được hình thành và tiến hóa để trở nên những động vật cao cấp như con người chúng ta Bất chấp những bằng chứng hiển nhiên và những thí nghiệm tái xác định trong phòng thí nghiệm, các khoa học gia tin vào thuyết tiến hóa vẫn cho rằng dầu mỏ và những lớp đá trầm tích được hình thành chậm chạp qua hàng triệu năm

Trong những tuần tới, chúng ta hãy cùng nhau xem xét một số khía cạnh của khoa học tự nhiên để nhận ra đâu

là chân lý, rằng con người chúng ta đến từ đâu và đời sống này có phải chỉ là một thoáng tình cờ hay mang một

ý nghĩa và mục đích cao đẹp

Ngày đăng: 10/08/2015, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w