Qui trình sản xuất gốm sứ của các làng nghề bao gồm những công đoạn chính sau: 1.. Chọn, xử lý và pha chế đất: Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, việc xử lý tạp chất bao gồm c
Trang 1Quy trình sản xuất gốm sứ theo phương pháp thủ công
Mỗi dòng gốm sứ đều mang phong cách riêng, ghi lại dấu ấn đặc trưng cho mỗi làng nghề Nét riêng đó thể hiện ở hình dáng, loại men, màu sắc, hoạ tiết trang trí… và là kết quả của một quá trình sản xuất nhất định.
Qui trình sản xuất gốm sứ của các làng nghề bao gồm những công đoạn chính sau:
1 Chọn, xử lý và pha chế đất:
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, việc xử lý tạp chất bao gồm các công đoạn ngâm nước trong hệ thống bể chứa: gồm 4 bể ở độ cao khác nhau:
+ Bể thứ nhất (bể đánh) ở vị trí cao hơn cả Thời gian ngâm đất sét thô này trong
3-4 tháng Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó
và bắt đầu quá trình phân rã Đánh trộn đất thật đều, thật tơi để các hạt thực sự hoà tan trong nước, tạo thành một hỗn hợp lõng
+ Tháo hỗn hợp này cho chạy xuống bể 2 (bể lắng) Tại đây, các cặn bã tạp chất nổi lên trên, tiến hành lọc bỏ chúng
+ Múc hồ loãng sang bể thứ ba (bể phơi), phơi một thời gian ngắn, khoảng 3 ngày + Chuyển đất sang bể thứ tư (bể ủ) Tại bể này, ôxyt sắt (Fe203) và các tạp chất sẽ bị khử bằng phương pháp lên men Trong quá trình xử lý đất, tuỳ theo từng loại gốm
mà người ta pha thêm cao lanh ở những mức độ khác nhau
2 Phương pháp tạo dáng sản phẩm:
- Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay: Sử dụng kĩ thuật “vuốt tay, be chạch” Người thợ ngồi trên ghế cao hơn mặt bàn, dùng chân quay bàn xoay và tay vút đất tạo dáng sản phẩm Đất trước khi đưa vào phải vò thật nhuyễn Sau đó đặt vào giữa bàn xoay,
vỗ cho đất dính chặt rồi nén và kéo cho đất nhuyễn Tiếp đến, người thợ dùng sành
Trang 2dan để định hình sản phẩm.
- Đổ khuôn: Kỹ thuật này hiện nay đang được sử dụng phổ biến, vì có thể sản xuất
sản phẩm hàng loạt, cho năng suất cao Việc tạo hình sản phẩm theo khuôn in gồm các khâu đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất
in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm Hiện nay kỹ thuật đúc hiện vật được sử dụng phổ biến, tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm mà khuôn có độ phức tạp hay giản đơn, loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp gồm nhiều mang Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp “đổ rót” đổ hồ thừa hay hồ đầy để tạo dáng sản phẩm
3 Phơi sấy và sửa hàng mộc
- Phơi sản phẩm cho khô, không nứt nẻ, không làm thay đổi hình dạng của sản phẩm Ngày nay người thợ thường dùng biện pháp sấy khô hiện vật trong lò, tăng nhiệt độ từ từ đễ cho nước bốc hơi
- Sau khi sấy hoặc phơi, người thợ tiến hành các khâu cắt, gọt, gắn các bộ phận (vòi, quai…), tỉa lại đường nét hoa văn, tạo hoạ tiết, thuật nước cho mịn mặt sản phẩm, chỉnh sửa sản phẩm sao cho hoàn chỉnh nhất
4 Chồng lò và đốt lò nung gốm
- Chồng lò: Sản phẩm mộc sau khi hoàn chỉnh được đem vào lò nung Việc xếp sản phẩm trong lò nung tuân theo qui tắc sử dụng triệt để không gian trong lò, vừa tiết kiệm được nhiên liệu và đạt hiểu quả nhiệt cao
- Đốt lò: Công việc đốt lò đòi hỏi phải có kĩ thuật Các công đoạn tăng nhiệt cho lò, kiểm tra sản phẩm chín như thế nào, làm nguội lò…cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người thợ cả (phụ trách về mặt kĩ thuật), hai người thợ đốt lò ở cửa lò (đốt dưới) và bốn người chuyên ném củi qua các lỗ giòi (đốt trên) Sau khi nung xong,
Trang 3người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ Quá trình làm nguội này kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mở cửa lò và để tiếp một ngày đêm nữa mới tiến hành ra lò Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài
3 ngày 3 đêm Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các lỗi (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng