Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
1,25 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KIM PHỤNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM THỊ KIM PHỤNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đinh Công Khải TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Kim Phụng ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn đến bậc sinh thành và gia đình luôn ủng hộ, khích lệ tôi chuyên tâm học tập. Tôi rất biết ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo cơ hội và truyền dạy kiến thức kinh tế cho tôi vốn không phải là học viên thuộc khối ngành Kinh tế theo học chương trình sau đại học này. Tôi xin cảm ơn các cá nhân và tổ chức đã giúp đỡ tôi rất nhiệt trình trong quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân đã giúp tôi rất lớn trong quá trình thực hiện luận văn: Thầy Đinh Công Khải – Viện Trưởng Viện Chính sách công, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn và có những góp ý rất quan trọng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Ông Nguyễn Châu Thoại – Khoa Kinh tế Tài nguyên, Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã khơi nguồn ý tưởng cho tôi thực hiện luận văn này. Ông Salvatore Virdis – Khoa Sinh thái thực vật học và Địa chất, Đại học Sassari, Ý và Cô Lê Thị Hạnh – chuyên viên GIS của dự án IMOLA, Huế, Việt Nam đã giúp tôi rất nhiều trong chuyên môn về GIS. Ông Ronald Vargas Rojas – chuyên viên quản lý đất của FAO và các người bạn của ông đã cung cấp tài liệu và dữ liệu số bản đồ phân loại đất thế giới. Ông Richard Williams – Khoa Xã hội học, Đại học Notre Dame, Mỹ đã giúp tôi rất lớn về mặt kỹ thuật tính toán tác động biên và dự báo đối với mô hình hồi quy thông thường và hồi quy phân vị trong phần mềm xử lý và phân tích số liệu Stata. Đồng hành cùng tôi, luôn có bạn bè và đồng nghiệp, các người đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua. Chân thành cảm ơn tất cả mọi người. iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Có câu nói: “Nắng mưa là chuyện của trời, nhưng lúa gạo là chuyện đời đời phải lo” Quả vậy, việc trồng lúa gạo vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, quả thật BĐKH là nỗi lo đặc biệt liên quan đến việc làm và thu nhập của nông dân Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số. Do vậy, nghiên cứu này áp dụng tiếp cận Ricardian để đánh giá mối quan hệ chủ yếu giữa yếu tố khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) tác động đến thu nhập trồng lúa (TNTL) của nông hộ Việt Nam. Sau đó, dự báo mức thiệt hại do BĐKH gây ra cho hộ trồng lúa Việt Nam trong tương lai. GIS được xem là công cụ hỗ trợ lớn trong việc kết nối các bộ dữ liệu đưa vào mô hình kinh tế lượng như dữ liệu VHLSS 2008, khí hậu, loại đất, độ cao. Kết quả nghiên cứu 4279 hộ trồng lúa từ bộ dữ liệu VHLSS 2008 cho thấy yếu tố khí hậu có tác động tuyến tính và phi tuyến tính đến TNTL. Nếu nhiệt độ tăng 1 o C/tháng thì TNTL của hộ trung bình giảm 425 nghìn đồng/ha/ o C nhưng nếu lượng mưa tăng 1mm/tháng thì TNTL của hộ tăng 3 nghìn đồng/ha/mm. Tuy nhiên, chỉ có tăng lượng mưa vào mùa khô mới có tác động tích cực đối với TNTL. Giả định các yếu tố khác không đổi ngoại trừ yếu tố khí hậu là thay đổi; rõ ràng, hộ trồng lúa Việt Nam sẽ chịu thiệt hại hơn bởi BĐKH khi nhiệt độ có xu hướng tăng cả 2 mùa và lượng mưa tăng lên vào mùa mưa nhưng giảm vào mùa khô. Dự báo vào năm 2050 và 2100, mức độ thiệt hại của hộ trồng lúa dao động trung bình từ 15 nghìn đồng/ha đến 1,6 triệu đồng/ha hay dao động từ 0,1% đến 14% so với thu nhập hộ trồng lúa vào năm 2008. Trong đó, hai vùng ảnh hưởng nhất đối với BĐKH là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra, khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc có thể trở thành vùng cứu cánh cho nền nông nghiệp lúa gạo nếu Nhà nước chuyển hướng phát triển cho vùng này ở mức cao hơn. TNTL còn phản ánh ở loại đất trồng, đặc điểm kinh tế và hành vi của hộ. Hầu hết, các loại đất trồng lúa hiện nay có tác động tích cực đến TNTL, do đó Luật bảo vệ đất trồng lúa trở nên khả thi trong mọi tình huống. Hộ chủ động tưới tiêu, hộ bán lẻ cho tiêu dùng và bán sỉ cho tư thương, hộ sống trong xã có trạm khuyến nông có tác động tích cực rất lớn đến TNTL. Bên cạnh, cần cân nhắc vấn đề hỗ trợ tín dụng cho nông hộ, quan tâm TNTL nhóm hộ dân tộc thiểu số, nghiên cứu lại số vụ trong năm để vừa đạt hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính mặt nông học bởi vì đây là các yếu tố tác động tiêu cực đến TNTL. Đề tài hạn chế về dữ liệu khí hậu dài hạn và thiếu một vài dữ liệu để phân tích sâu hơn cho ngành trồng lúa Việt Nam. Việc định vị vị trí trồng lúa có thể nằm ngoài phạm vi bao phủ của trạm khí tượng và lệch lạc về mặt không gian, đều có thể ảnh hưởng kết quả của đề tài. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu 4 1.6 Bố cục bài nghiên cứu 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1 Tiếp cận Ricardian về đánh giá tác động biến đổi khí hậu 5 2.1.1 Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh trong sử dụng đất nông nghiệp 5 2.1.2 Mô hình Ricardian 6 2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước 8 2.2.1 Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến thu nhập ròng 8 2.2.2 Các nhóm đất ảnh hưởng đến thu nhập ròng 11 2.2.3 Các đặc điểm kinh tế hộ ảnh hưởng đến thu nhập ròng 12 Chương 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG 14 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trồng lúa ở Việt Nam 14 3.1.1 Các yếu tố về khí hậu 14 3.1.2 Các yếu tố về loại đất 16 3.1.3 Các yếu tố liên quan đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ 17 3.2 Mô hình ước lượng, chiến lược ước lượng và dữ liệu nghiên cứu 19 3.2.1 Mô hình ước lượng 19 3.2.2 Chiến lược ước lượng mô hình 20 3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu 20 v Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 4.1 Thống kê mô tả 22 4.2 Ma trận tương quan 23 4.3 Kết quả hồi quy các mô hình 23 4.3.1 Các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa 25 4.3.2 Các nhóm đất tác động đến thu nhập trồng lúa 25 4.3.3 Các biến đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến thu nhập trồng lúa 26 4.4 Tác động biên của các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa 27 4.5 Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa 29 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 32 5.1 Kết luận chính của đề tài 32 5.2 Gợi ý chính sách 33 5.2.1 Giảm thiểu BĐKH 33 5.2.2 Thích ứng với BĐKH 34 5.3 Đóng góp của nghiên cứu 37 5.4 Hạn chế của nghiên cứu 38 5.5 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC 44 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ANLT : An ninh lương thực BĐKH : Biến đổi khí hậu FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GIS Geographic Information System : Hệ thống thông tin địa lý GSO General Statistics Office : Tổng cục Thống kê IMHEN Institute Of Meteorology, Hydrology and Environment : Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường MARD Ministry of Agriculture and Rural Development : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MONRE Ministry of Natural Resources and Environment : Bộ Tài nguyên và Môi trường TNR : Thu nhập ròng TNTL : Thu nhập ròng từ trồng lúa UBND : Ủy ban nhân dân VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey : Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam WB World Bank : Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thời gian của các mùa theo phân vùng khí hậu 15 Bảng 3.2 Số lượng mẫu nghiên cứu theo các nhóm đất 16 Bảng 3.3 Các biến giải thích sử dụng trong mô hình 19 Bảng 4.1 Kết quả hồi quy của mô hình hiệu chỉnh 24 Bảng 4.2 Kết quả phân tích tác động biên của mô hình hiệu chỉnh 27 Bảng 4.3 Mức biến đổi TNTL theo các khả năng của kịch bản BĐKH 29 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Giá trị của đất đối với sự thay đổi nhiệt độ 7 Hình 3.1 Tổng lượng mưa tháng theo mùa của các vùng khí hậu 16 Hình 3.2 Nhiệt độ trung bình tháng theo mùa của các vùng khí hậu 16 Hình 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng TNTL 18 Hình 4.1 Tác động biên của nhiệt độ và lượng mưa đến TNTL theo vùng khí hậu 28 Hình 4.2 Dự báo mức độ thiệt hại của hộ TNTL do BĐKH theo vùng khí hậu 30 [...]... hành động kết hợp tức thời Các hành động đó là trồng cây ngắn ngày, cây chịu hạn, thay đổi mùa vụ và luân canh hợp lý, dịch vụ khuyến nông hiệu quả, và tiếp cận thông tin dự báo thời tiết sớm 14 Chương 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trồng lúa ở Việt Nam Ở Việt Nam, TNTL cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đã đề cập ở chương... nhưng tác động này ngược lại vào mùa Xuân và mùa Thu Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Châu Thoại (2011) đưa ra kết luận là tác động của nhiệt độ đến TNR từ hoạt động trồng trọt rõ rệt hơn so với tác động của lượng mưa Nhiệt độ mùa khô có tác động tích cực đến TNR trong đó nông trại nước trời có tác động tích cực hơn nhiều so với nông trại tưới tiêu chủ động Nhiệt độ mùa mưa có tác động. .. động tiêu cực đến TNR trong đó tác động tiêu cực của nông trại tưới tiêu chủ động lớn hơn nhiều so với nông trại nước trời Tuy nhiên, kết quả đánh giá này cần lưu ý thêm bởi vì cách tính toán tác động biên cho mỗi yếu tố khí hậu đến TNR có vẻ như bằng 2 lần hệ số hồi quy của yếu tố khí hậu đó ở dạng phi tuyến tính Nghiên cứu của Ajetomobi và đ.t.g (2010) thực hiện ở 20 vùng trồng lúa lớn ở Nigeria, nước... cứu như sau: - Tác động của khí hậu thông thường hiện nay đến thu nhập của hộ trồng lúa là như thế nào? - Dự báo mức độ thiệt hại đối với hộ trồng lúa bị ảnh hưởng bởi BĐKH dựa theo kịch bản BĐKH là bao nhiêu? - 1.4 Giải pháp nào nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với hộ trồng lúa? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác động BĐKH lên TNTL trên một hecta đất canh tác Phạm vi nghiên... trung vào đánh giá về khía cạnh kinh tế do ảnh hưởng BĐKH lên hộ trồng lúa Việt Nam Đơn vị nghiên cứu: ở cấp hộ trồng lúa tại các tỉnh thành cả nước từ bộ dữ liệu VHLSS 2008 được gọi là mẫu nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định lượng hồi quy phân vị thông qua tiếp cận Ricardian để đánh giá tác động kinh tế của BĐKH đến TNTL Nhằm định lượng tác động này, GIS được xem... tác động BĐKH vào năm 2100 đến TNTL của hộ 59 1 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh và vấn đề nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn (IMHEN, 2011) BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên lâu dài hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi. .. hơn lên đến 52%; tuy nhiên đất tưới tiêu có lợi từ BĐKH lên đến 21% Ở vùng khí hậu ôn đới, nghiên cứu của Wang và đ.t.g (2008) diễn giải rằng ấm lên của khí hậu toàn cầu chỉ gây chút ít thiệt hại Bởi vì, phần lớn các trang trại Trung Quốc sử dụng hệ thống tưới tiêu (60% so diện tích đất canh tác) , còn lại đất canh tác nhờ nước trời phần lớn nằm ở vùng có khí hậu ôn hòa và mát mẻ Ở vùng khí hậu lục... của người trồng lúa Do vậy, chúng ta cần đo lường tác động kinh tế của BĐKH đến nông hộ trồng lúa ở Việt Nam và qua đó tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông hộ trồng lúa do BĐKH gây ra Qua nghiên cứu nông học, chúng ta có thể đo lường tác động BĐKH và dự báo sản lượng ngành nông nghiệp theo điều kiện thay đổi của môi trường, tuy nhiên nó trở nên tốn kém và khó khăn cho phần lớn các nước... thực hiện ở 20 vùng trồng lúa lớn ở Nigeria, nước cũng nằm ở Bắc bán cầu và có kiểu khí hậu nhiệt đới gần giống Việt Nam, trong đó vùng miền Nam nằm cận xích đạo hưởng lượng mưa dồi dào hơn vùng miền Bắc với khí hậu khô Diện tích trồng lúa trung bình là 3,76 ha/hộ - cao gấp 5 lần so với diện tích trung bình trồng trọt cũng như trồng lúa ở Việt Nam Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ và TNTL, kết quả... nhiên và kinh tế - xã hội của nước ta liên quan tới ngành lúa gạo Bên cạnh, bàn về diện tích đất cho lúa, số vụ trồng lúa, đặc điểm dân tộc, đầu ra cho lúa gạo là các vấn đề quan tâm hiện nay sẽ được nhấn mạnh trong đề tài này 3.1.1 Các yếu tố về khí hậu Người Việt có câu: “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa Qua đó, chúng ta thấy nhiệt độ và lượng mưa có tác động rất lớn đến khả năng sinh trưởng cây trồng cũng . Các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa 25 4.3.2 Các nhóm đất tác động đến thu nhập trồng lúa 25 4.3.3 Các biến đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến thu nhập trồng lúa 26 4.4 Tác động. biên của các biến khí hậu tác động đến thu nhập trồng lúa 27 4.5 Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa 29 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 32 5.1 Kết luận chính của. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KIM PHỤNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ