Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012

76 549 1
Luận văn thạc sĩ  Nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIÁO DC VÀ ÀO TO TRNG I HC KINH T TP.HCM V MINH HÀ NGHIÊN CU B BA BT KH THI  VIT NAM GIAI ON 2011 - 2012 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã s : 60.31.12 LUN VN THC S KINH T NGI HNG DN KHOA HC: TS. NGUYN TH LIÊN HOA TP. H CHÍ MINH – NM 2013 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ii Danh mục các bảng iii Danh mục các hình vẽ iv Tóm tắt 01 1. Giới thiệu 02 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 05 2.1 Lý thuyết bộ ba bất khả thi 05 2.2 Những lựa chọn chính sách của bộ ba bất khả thi 08 2.3 Thước đo bộ ba bất khả thi 11 2.4 Dự trữ ngoại hối và bộ ba bất khả thi 18 2.5 Tương quan tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi 22 2.6 Tác động của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đến lạm phát của nền kinh tế 23 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 26 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 28 4.1 Kết quả tính toán các chỉ số trong bộ ba bất khả thi tại Việt Nam 28 4.2 Tam giác bộ ba bất khả thi của Việt Nam 34 4.3 Đồ thị kim cương của Việt Nam 35 4.4 Kiểm định tương quan tuyến tính các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam 37 4.5 Kiểm định mối quan hệ giữa bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và lạm phát tại Việt Nam 38 5. Kết luận 41 Tài liệu tham khảo 45 Phụ lục 47 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á (The Asian Development Bank) DTNH Dự trữ ngoại hối trừ vàng ES Chỉ số ổn định tỷ giá FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FED Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve System) FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment) FO Chỉ số hội nhập tài chính GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) MI Chỉ số độc lập tiền tệ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương OER Tỷ giá hối đoái chính thức (Official Exchange Rate) SBV Ngân hàng nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam) UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Chỉ số ổn định tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Bảng 4.2: Chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Bảng 4.3: Chỉ số hội nhập tài chính của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tác động của bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối lên lạm phát tại Việt Nam iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tam giác bộ ba bất khả thi Hình 2.2: Dự trữ ngoại hối/GDP giai đoạn 1980-2010 Hình 2.3: Tam giác bộ ba bất khả thi ở các nước Mexico, Hàn Quốc, Argentina và các nước khác những năm 1990 Hình 4.1: Diễn biến chỉ số ổn định tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.2: Biên độ dao động (%) tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.3: Diễn biến chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.4: Diễn biến lãi suất năm 2011 Hình 4.5: Diễn chỉ số hội nhập tài chính của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.6: Các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.7: Tam giác bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.8: Đồ thị kim cương của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 Hình 4.9: Sự kết hợp giữa các cặp chính sách giai đoạn 2001-2012 1 Tóm tắt Trong bài nghiên cứu này, tác giả xem xét thực trạng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng thước đo 3 chỉ số bộ ba bất khả thi theo phương pháp của Ito và Kawai (2012) để xây dựng các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2012. Tác giả cũng dựa trên mô hình về tương quan tuyến tính của Aizenman, Chinn và Ito (2008) và mô hình về tác động của bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối lên lạm phát của Cortuk và Singh (2011) để thực hiện một số kiểm định tương tự cho Việt Nam. Kết quả cho thấy xu hướng chính sách của Việt Nam là ngày càng hướng tới tỷ giá hối đoái linh hoạt, hội nhập tài chính sâu hơn và cố gắng duy trì độc lập tiền tệ ở mức cao. Kết quả cũng khẳng định Việt Nam có những bằng chứng thực nghiệm chứng minh sự đánh đổi giữa các chỉ số trong bộ ba bất khả thi như lý thuyết. Cuối cùng, bài nghiên cứu phát hiện tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi và dự trữ đối với lạm phát của Việt Nam: ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính và dự trữ ngoại hối kết hợp với hội nhập tài chính có tác động làm giảm lạm phát. Từ khóa: bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối, lạm phát. 2 1. Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, và gần đây là sự kiện chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng vào cộng đồng kinh tế khu vực và quốc tế, từng bước thay đổi trong cấu trúc tài chính, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của mình. Bên cạnh những kết quả đạt được thị trường thương mại toàn cầu thì Việt Nam cũng đã và đang phải đối mặt với không ít thách thức do quá trình hội nhập quốc tế mang lại. Sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất của thế kỷ 21 trên toàn cầu thì việc điều hành các chính sách vĩ mô theo Lý thuyết bộ ba bất khả thi – giả thuyết rằng một quốc gia duy nhất chỉ có thể đạt được 2 trong số 3 mục tiêu: độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái, dòng vốn tự do luân chuyển – lại được đặt ra. Việc điều hành bộ ba bất khả thi ngày càng trở nên quan trọng ở mỗi quốc gia và là vấn đề cần được quan tâm nghiêm túc. Để theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ổn định và bền vững phù hợp với kế hoạch 5 năm 2011-2015 mà chính phủ đã đề ra thì Việt Nam cũng cần lựa chọn một kết hợp các chính sách vĩ mô phù hợp dựa trên khung lý thuyết bộ ba bất khả thi. Chính vì vậy, với đề tài “Nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012” sẽ phản ánh rõ hơn thực trạng bộ ba bất khả thi trong các giai đoạn phát triển tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra khuyến nghị Việt Nam nên lựa chọn kết hợp nào để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và một số giải pháp thực hiện sự kết hợp đó một cách hiệu quả trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đo lường các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 để phản ánh về định lượng các chính sách tiền tệ, tỷ giá và tự do hóa tài chính ở Việt Nam. - Sự phát triển của mẫu hình bộ ba bất khả thi theo thời gian để thấy được sự lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi ở Việt Nam - Bộ ba bất khả thi có tồn tại ở Việt Nam, hay nói cách khác, có hay không sự đánh đổi trong việc lựa chọn chính sách vĩ mô ở Việt Nam? 3 - Xem xét mối quan hệ giữa dự trữ ngoại hối và bộ ba bất khả thi cũng như tác động của chúng lên lạm phát ở Việt Nam 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về lý thuyết bộ ba bất khả thi và thực tiễn ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012, cụ thể là các đối tượng nghiên cứu như sau: - Các chỉ số của bộ ba bất khả thi và DTNH - Tác động của bộ ba bất khả thi, DTNH đến lạm phát. Từ đó có thể chỉ ra đâu là kết hợp tối ưu mà Việt Nam nên hướng đến, cũng như đề ra một số giải pháp giúp cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh, ổn định giá trị VND trong thời gian tới. 1.4. Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu truớc đây Chuơng 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Chuơng 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chuơng 5: Kết luận 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: đề tài đã hệ thống lý thuyết bộ ba bất khả thi từ lý thuyết nền tảng đến phiên bản mới của bộ ba bất khả thi, từ đó thấy được tầm quan trọng của mức độ DTNH để ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, cung cấp cho người đọc phương pháp mới trong việc tính các chỉ số của bộ ba bất khả thi được đề xuất bởi Ito và Kawai (2012) nhằm khắc phục những hạn chế của các phương pháp trước đây. Về mặt thực tiễn: đề tài phân tích thực trạng bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 2001-2012. Về việc nghiên cứu thực tiễn Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam, đa số các bài nghiên cứu đều chủ yếu sử dụng phương pháp của Aizenman, Chinn và Ito (2008) để tính toán, đo lường các chỉ số trong bộ ba bất khả thi và đưa ra sự lựa chọn chính sách. Trong khi đó, phương pháp này không phải là không có những hạn chế nhất định về mặt chỉ số cũng như chưa chỉ ra được mối tương quan giữa bộ đôi chính sách được lựa chọn. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp mới Ito và Kawai 4 (2012) nhằm khắc phục được những thiếu sót trong các tính toán của Aizenman, Chinn và Ito (2008) và từ đó có thể đưa ra được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn cho thực tiễn bộ ba bất khả thi ở Việt Nam, tạo nền tảng cho việc lựa chọn chính sách để thực hiện các mục tiêu tại Việt Nam. 5 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi Robert Mundell và Marcus Fleming đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc tế vào đầu thập niên 1960, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ cũng như đặt nền móng cho lý thuyết bộ ba bất khả thi. Hai ông đã chỉ ra rằng ở những quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để đạt được sự cân bằng bên trong (cân bằng tổng cung – tổng cầu) và cân bằng bên ngoài (cân bằng trong cán cân thanh toán) thì chính sách tiền tệ nên được sử dụng để đạt được sự cân bằng trong cán cân thanh toán và chính sách tài khóa nên được sử dụng để đạt được sự cân bằng trong tổng cung và tổng cầu. Bằng cách giả định chu chuyển vốn là hoàn hảo, Mundell- Fleming (1963) đã chỉ ra rằng chính sách tài khóa phát huy hiệu quả cao trong cơ chế tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh dưới chế độ tỷ giá thả nổi. Điều này có nghĩa, nếu chu chuyển vốn là hoàn hảo thì chính sách tiền tệ hoàn toàn không có hiệu lực nếu chính phủ theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá nhưng sẽ có hiệu lực cao nếu chính phủ thả nổi tỷ giá. Dựa vào lý thuyết này, các nhà kinh tế học như Krugman (1979) và Frankel (1999) đã phát triển lên thành lý thuyết bộ ba bất khả thi. Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát biểu như một định đề: một quốc gia không thể đồng thời đạt được cùng lúc tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Độc lập tiền tệ giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện chính sách phản chu kì kinh tế. Ví dụ, nếu nền kinh tế có dấu hiệu phát triển nóng, lạm phát tăng cao, chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc (và) thắt chặt cung tiền, tương tự cho trường hợp ngược lại. Nhiều nhà kinh tế tin rằng sự độc lập tiền tệ sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, vấn đề là trong một thế giới mà giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc, độc lập tiền tệ quá mức có thể là một cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các chiến lược tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn. Đó là chưa kể, độc lập tiền tệ quá mức có khả năng khiến cho chính phủ phát hành tiền trang trải cho thâm hụt ngân sách. Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp ổn định giá cả. Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro của nền kinh . trạng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng thước đo 3 chỉ số bộ ba bất khả thi theo phương pháp của Ito và Kawai (2012) để xây dựng các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn. năm 2011 Hình 4.5: Diễn chỉ số hội nhập tài chính của Việt Nam giai đoạn 200 1-2 012 Hình 4.6: Các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 200 1-2 012 Hình 4.7: Tam giác bộ ba bất khả thi. cứu bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn 200 1-2 012” sẽ phản ánh rõ hơn thực trạng bộ ba bất khả thi trong các giai đoạn phát triển tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra khuyến nghị Việt Nam nên lựa

Ngày đăng: 09/08/2015, 16:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan