1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập phần tiếng việt

31 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 306,5 KB

Nội dung

 BÀI 2: ÔN TẬP CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI DẤU CÂU1.Khái niệm về dấu câu: - Dấu câu là những dấu hiệu để phân biệt ranh giới giữa các câu, các vế, các thành phần và các bộ phận của câu.. C

Trang 1

PHẦN TIẾNG VIỆT

BÀI 1: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ A.ÔN TẬP LÝ THUYẾT:

1 So sánh: Cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác để làm cho sự vật được miêu tả thêm cụ thể và có hình ảnh hơn

So sánh bao giờ cũng có hai vế: vế được so sánh và vế so sánh Giữa hai vế thường có từ so sánh: như giống, tựa, bằng, là, hay là,…

Ví dụ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa

(“Đoàn thuyền đánh cá”-Huy Cận)

* So sánh “mặt trời xuống biển” với “hòn lửa” (từ so sánh: như): Tạo vẻ đẹp ấn tượng, bất ngờ về cảnh mặt trời lặn xuống biển

2 Nhân hóa: Sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những nhân vật mang đặc điểm, tính

cách như con người Nó giúp cho vật được miêu tả thêm sinh động, gợi cảm và hấp dẫn.

Ví dụ: Sóng đã cài then, đêm sập cửa (“Đoàn thuyền đánh cá”-Huy Cận)

* Có hai hình ảnh nhân hóa: (1) sóng đã cài then, (2) đêm sập cửa

 Làm cho cảnh biển lúc hoàng hôn buông xuống trở nên sinh động và hấp dẫn : màn đêm là tấm cửa khổng lồ và sóng biển là then cửa

3 Aån dụ: Là phép tu từ so sánh ngầm; trong đó chỉ nêu lên hình ảnh so sánh, còn vật được so sánh bị ẩn đi; giữa hai

hình ảnh ấy có nét tương đồng nhau Nó có sức gợi (gợi tả và gợi cảm) rất lớn.

Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

* Có hai hình ảnh ẩn dụ: “thuyền” chỉ người con trai ra đi, rày đây mai đó; còn “bến” chỉ người con gái ở lại quê nhà

 Khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt của bến (người con gái ở lại) đối với thuyền (người con trai ra đi)

Hoán dụ: Là phép tu từ trong đó người ta dùng hình ảnh mang ý nghĩa này để diễn đạt thay cho hình ảnh mang ý nghĩa

khác; giữa hai hình ảnh đó có quan hệ gần nhau, liên hệ với nhau Nó nhằm nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc miêu tả, làm cho lời văn tăng thêm sức gợi.

Ví dụ: Đầu xanh có tội tình chi

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

(“Truyện Kiều”-Nguyễn Du)

* Có hai hình ảnh hoán dụ: “đầu xanh” chỉ tuổi trẻ; “má hồng” chỉ người con gái

 Nổi rõ tấm lòng của tác giả trước sự khốn đốn, đau khổ của Kiều, người con gái trẻ tuổi bị vùi dập đáng thương trong xã hội phong kiến bất nhân

5 Nói quá (khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa dụï):

Là cách chủ động mở rộng quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả Nó có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ý nghĩa cần diễn đạt.

Ví du: Lổ mũi thì tám gánh lông

Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho

(Ca dao)

 Lổ mũi thì tám gánh lông –bảo râu rồng trời cho: Nói quá đi cái xấu của người vợ để nhấn mạnh lòng yêu thương say đắm của đức ông chồng

6 Nói giảm (nói tránh, khinh dụ, nhã ngữ, uyển ngữ):

Là cách thức chủ động thu hẹp quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để tránh điều không

muốn nói thẳng bởi một vấn đề tình cảm nào đó.

Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(“Khóc Dương Khuê”-Nguyễn Khuyến)

 “Thôi đã thôi rồi” có nghĩa là”thôi đã chết rồi”: Thể hiện lòng đau đớn và thương tiếc vô cùng của tác gủa trước việc người bạn đã qua đời

8 Chơi chữ:

Là cách thức chủ động dùng từ ngữ tạo nên nhiều nội dung ý nghĩa khác nhau, nhằm gây hứng thu cho người đọc.

Ví dụ: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(“Qua đèo Ngang”-Bà Huyện Thanh Quan)

* “Quốc quốc”: “quốc” con chim cuốc, đồng âm với “quốc” là nước; “Gia gia”: còn gọi là con chim đa đa, môt loại chim rừng, đồng âm với “gia” là nhà

Trang 2

 Mượn cách chơi chữ đồng âm , dựa theo điển tích, đề bộc lộ khéo léo và kin đáo chút tình riêng yêu nước nhớ nhà của tác giả.

9 Điệp ngữ:

Là cách thức chủ động lặp lại từ ngữ hoặc kết cấu câu văn tạo sự chú ý để nhấn mạnh vào một ý tưởng, một tình cảm, một hình ảnh nào đó.

Ví dụ: Buồn trồng cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Aàm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(“Truyện Kiều”-Nguyễn Du)

Lặp ngữ “Buồn trông” đầu mỗi câu lục và kết cấu C-V, nhằm nhấn mạnh, làm tăng thêm nỗi buồn mênh mông và tâm trạng cô đơn của Kiều lúc bị Tú Bà đưa ra “giam lỏng” ở lầu Ngưng Bích

10.Tương phản (đối lập):

Là cách dùng từ ngữ để nói lên những ý trái ngược nhau trong cùng một văn cảnh Nó có tác dụng khắc họa tính chất, đặc trưng của sự vật một cách sâu sắc, đậm nét.

Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(“Qua đèo Ngang”-Bà Huyện Thanh Quan)

* Sự đối lập rất chỉnh giữa hai câu cho ta thấy rõ sự hoang vắng, thưa thớt của cảnh và cảm thông nỗi buồn cô đơn, trống trải thấm thía trong lòng người lữ khách Bà Huyện Thanh Quan

11 Câu hỏi tu từ:

Là loại câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời và biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn Câu hỏi tu từ khác câu hỏi thường ở chỗ: câu hỏi tu từ không cần câu trả lời, mà nhằm biểu lộ thái độ, tình cảm của người hỏi.

Ví dụ: Nhác trông nhờn nhợt màu da

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?

(“Truyện Kiều”-Nguyễn Du)

 Câu hỏi tu từ “Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?”: Thể hiện thái độ ngạc nhiên và ghê tởm, khinh bỉ của tác giả đối với mụ Tú Bà, chủ lầu xanh

11 Đổi trật tự cú pháp:

Là biện pháp thay đổi trật tự thông thường của các thành phần trong câu, của các thành tố trong cụm từ nhằm nhấn

mạnh ý và làm cho câu có thêm tính gợi cảm, gợi hình tượng.

Ví dụ: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

(“Tự tình”-Hồ Xuân Hương)

 Sử dụng biện pháp đổi trật tự cú pháp; đó là đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: xiên ngang mặt đất (vị ngữ) - rêu từng đám (chủ ngữ), đâm toạc chân mây (vị ngữ) – đá mấy hòn (chủ ngữ) Biện pháp nghệ thuật này gợi được ấn tượng về sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên (rêu) và sự bức phá mãnh liệt của tạo vật (đá); qua đó, thể hiện khát vọng vượt lên phận số của nhân vật trữ tình-người phụ nữ trong xã hội phong kiến

B BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Hãy chỉ ra và phân tích giá trị thẩm mỹ của các phép tu từ được dùng trong các câu (đoạn) thơ sau:

(1) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều (2) Mình về với Bác đường xuôi

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Núi không đè nổi vai vươn tới (“Việt Bắc”-Tố Hữu)

Trang 3

Lá ngụy trang reo với núi đèo

(“Lên Tây Bắc”-Tố Hữu)

(3) Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế (4) Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mở miệng cười tan cuộc oán thù Mưa nắng càng bền dạ sắt son

(“Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”-Phan Bội Châu) (“Đập đá ở Côn Lôn”-Phan Châu Trinh)

(5)Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã (6) Bạc phơ mái tóc người Cha

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng người

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng (Tố Hữu)

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

(“Quê hương”-Tế Hanh)

(7) Chúng nó chẳng còn mong được nữa (8) Mái tóc em đây hay là mây là suối

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Những bàn chân từ than bụi, bùn lầy Thịt da em hay là sắt là đồng

Đã bước dưới mặt trời cách mạng (“Trần Thị Lý”-Tố Hữu)

(Tố Hữu)

(9) Đau lòng kẻ ở người đi (10) Sớm mai, mây ghé chòi canh

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm Trưa vàng, mây đến lượn quanh đàn gà

(“Truyện Kiều”-Nguyễn Du) Xế chiều, mây đậu vườn hoa

Đêm trăng, mây lại vào nhà vấn vương

(Lưu Trùng Dương)

(11) Giải thích nghĩa của từ “xuân” trong đoạn thơ sau Từ “xuân” nào sử dụng biện pháp tu từ; hãy chỉ ra và phân tích giá trị thẩm mỹ của nó:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

(Hồ Chí Minh)

(12) - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (“Viếng lăng Bác”-Viễn Phương)

- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”-Nguyễn Khoa Điềm) Trong bốn câu thơ trên, từ “mặt trời” trong những câu thơ nào được sử dụng biện pháp tu từ? Phân tích giá trị biểu cảm của nó.

(13) Cày đồng đang buổi ban trưa (14) Bàn tay ta làm nên tất cả

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Ca dao) (“Bài ca vỡ đất”-Hoàng Trung Thông)

(15) Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trên ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

(“Chợ tết”-Đoàn Văn Cừ)

GIẢI BÀI TẬP VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ:

Bài tập (1): Có 3 hính ảnh hoán dụ: bóng dài (chỉ anh lính đi), vai vươn tới (chỉ anh lính cố sức), lá ngụy trang reo (chỉ anh lính vui) Làm cho bức tranh tả anh bộ đội ở Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp đang hành quân leo dốc thật đẹp, nhiệt tình kháng chiến và rất lạc quan

Bài tập (2): Địa danh “Việt Bắc” là hoán dụ chỉ người dân ở Việt Bắc: thể hiện tấm lòng thương nhớ thiết tha của

người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Bài tập (3): Hai câu thơ có những cặp từ ngữ đối nhau (bủa tay-mở miệng, ôm chặt –cười tan, bồ kinh tế-cuộc oán thù) kết hợp lối khoa trương (ôm chặt bồ kinh tế, cười tan cuộc oán thù) khiến cho hình ảnh nhân vật trữ tình trở nên

phi thường với tầm vóc kỳ vĩ, với khát vọng lớn lao, mãnh liệt và với tinh thần lạc quan mạnh mẽ

Bài tập (4): Hai câu thơ sử dụng nhiều từ ngữ tương phản: tháng ngày-mưa nắng, bao quản-càng bền, thân sành dạ sắt son kết hợp các hình ảnh: hoán dụ “tháng ngày” chỉ thời gian, ẩn dụ “mưa nắng” chỉ những gian khổ Tất cả

sỏi-đã làm nổi bật lên ý chí kiên cường, chấp nhận hy sinh, gian khổ của người chiến sĩ cách mạng

Bài tập (5): Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ sau:

Trang 4

- Phép tu từ so sánh:

+Chiếc thuyền nhẹ hăng (vật so sánh cụ thể, hữu hình) - con tuấn mã (vật được so sánh cụ thể, hữu hình), từ so sánh: như Con thuyền ra khơi hăng hái như một con tuấn mã Phép so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ, nhanh nhẹn của những con thuyền ra khơi

+Cánh buồm trương to (vật so sánh cụ thể, hữu hình) – mảnh hồn làng (vật được so sánh trừu tượng, vô hình ), từ so sánh: như Cánh buồm ra khơi trương to lên giống như mảnh hồn làng Phép so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm

ra khơi trở nên ấn tượng và gần gũi, gắn bó

-Phép tu từ nhân hóa: biểu hiện ở những từ ngữ gán cho sự vật (chiếc thuyền, cánh buồm) những tính chất (hăng) những hành động (phăng, rướn, thâu góp) như con người Phép tu từ nhân hóa khiến cho hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi trở nên sinh động và thật đẹp: cánh buồm trở thành biểu tượng cho “mảnh hồn làng” cường tráng, khoáng đạt, đẹp đẽ

Bài tập (6): Sử dụng biện pháp đổi trật tự cú pháp; đó là đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: bạc phơ (vị ngữ) – mái tóc người Cha (chủ ngữ) Biện pháp nghệ thuật này đã khắc họa rõ nét hình ảnh của Bác, người cha già của dân tộc đã

“bạc phơ mái tóc” vì lo cho dân, cho nước Vị ngữ “bạc phơ” đặt lên trước chủ ngữ “mái tóc người Cha” nhằm nhấn mạnh công lao to lớn của Bác đối với đất nước, với nhân dân khiến cho tóc Bác bạc phơ; đồng thời, tỏ lòng lo lắng, thành kính biết ơn của tác giả đối với Người

Bài tập (7): Phép tu từ hoán dụ: “bàn chân” chỉ bước tiến Cụ thể: hình ảnh “bàn chân một dân tộc anh hùng” chỉ bước tiến của dân tộc ta; hình ảnh “bàn chân từ than bụi, bùn lầy” chỉ bước tiến của giai cấp công nhân (bàn chân từ than bụi) và bước tiến của giai cấp nông dân (bàn chân từ bùn lầy); trong đo còn có thêm hai hình ảnh hoán dụ khác:

“than bụi” chỉ giai cấp công nhân, “bùn lầy” chỉ giai cấp nông dân

Phép tu từ ẩn dụ “mặt trời” trong hình ảnh “mặt trời cách mạng” chỉ ánh sáng chân lý của cách mạng, lý tưởng của Đảng Các phép tu từ trong đoạn thơ khẳng định sự thất bại phải có của quân thù trước một lực lượng cách mạng hùng hậu, dũng cảm của những con người thuộc giai cấp công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng

Bài tập (8): Ba câu thơ là ba câu hỏi tu từ kết hợp với một loạt 5 hình ảnh so sánh: (1) mái tóc em – mây ( từ so sánh: hay là), (2) mái tóc em – suối (từ so sánh: là), (3) đôi mắt em nhìn – chớp lửa đêm giông (từ so sánh: hay), (4) thịt da

em – sắt (từ so sánh:hay là), (5) thịt da em – đồng (từ so sánh: là) Tưởng là sự ngạc nhiên, nhưng thật ra là ca ngợi vẻ

đẹp ngoại hình, nhất là tôn vinh vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của chị Trần Thị Lý, người con gái Việt Nam anh dũng, bất khuất trước sự tra tấn dã man của kẻ thù

Bài tập (9): Phép tu từ nói quá kết hợp phép tiểu đối: “lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm” Sử dụng các phép tu từ này, nhà thơ đã diễn tả thật đúng và thật hay nỗi buồn đau não nuột của những con người trong buổi chia ly: Nước mắt chia

ly rơi thấm qua đá, con nhện giăng tơ cũng buồn lây trước cảnh chia ly thấm đẫm tình người đó

Bài tập (10): Một loạt 3 hình ảnh nhân hóa: mây được gán cho những hành động và tình cảm như con người: ghé, đến lượn quanh, đậu, vào nhà vấn vương, khiến cho thiên nhiên (mây) trở nên có hồn hơn, gần gũi, gắn bó với con và mọi sinh hoạt ở nông thôn

Bài tập (11): Từ “xuân” (1) là mùa xuân, một trong bốn mùa của năm; từ “xuân”(2) ẩn dụ chỉ cảnh đất nước tươi

đẹp: làm cho lời căn dặn và ước mang của Bác Hồ nhân ngày xuân về trên đất nước ta trở nên có hình ảnh và hấp dẫn hơn

ca, vừa tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác

+ “Mặt trời” ở câu 4, ẩn dụ chỉ đứa con là”mặt trời” của mẹ: Đứa con là cội nguồn tình thương yêu của mẹ, đem lại cho mẹ tình cảm ấm áp, tỏa sáng niềm tin vào tương lai cho mẹ Cách so sánh ngầm này mang lại sự gần gũi, nồng nàn tình thương mẹ-con

Bài tập (13): Hình ảnh so sánh kết hợp cách nói quá ”Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, giúp ta hiểu được công việc cày đồng của người nông dân hết sức vất vả mà thêm trân trọng và biết ơn họ

Bài tập (14): “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” là cách nói quá nhằm ca ngợi sức lao động của con người, đặc biệt là sự kỳ diệu của đôi bàn tay của con người trong khả năng chinh phục và cải tạo thiên nhiên

Bài tập (15): Các biện pháp tu từ được sử dụng:

+So sánh “sương trắng như giọt sữa” và nhân hóa “tia nắng nháy”, “núi uốn mình”, “đồi thoa son”

+Làm cho bức tranh làng quê trong phiên chợ tết trở nên sinh động, rực rữ, đẫy rẫy sự sống và nhộn nhịp những hình sắc tươi vui

Trang 5

Bài tập (16):

+Cuốc cuốc: ”cuốc” là con chim cuốc, đồng âm với “quốc” (từ Hán -Việt) là nước

+Gia gia: “gia gia” con gọi là con chim đa đa (một loại chim rừng), đồng âm với “gia”(từ Hán –Việt) là nhà

Hai câu thơ sử dụng lối chơi chữ đồng âm rất đạt Sử dụng biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gợi liên tưởng sâu lắng, chuyển âm thanh của ngoại cảnh thành tiếng vọng nội tâm; qua đó, bộc lộ một cách kín đáo và khéo léo chút tình riêng (nhớ nước, thương nhà) của nhà thơ

BÀI 2: ÔN TẬP CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI DẤU CÂU1.Khái niệm về dấu câu:

- Dấu câu là những dấu hiệu để phân biệt ranh giới giữa các câu, các vế, các thành phần và các bộ phận của câu

- Việc sử dụng dấu câu đúng chỗ sẽ giúp người đọc đọc đúng ý và hiểu đúng lời văn của người viết một cách dễ dàng

2 Phân loại các dấu câu thường gặp:

-Loại dấu câu để chỉ ranh giới giữa các câu: dấu chấm (.), dấu hỏi (?), dấu cảm (!)

-Loại dấu câu để chỉ ranh giới giữa các vế, các thành phần, các bộ phận của câu: dấu phấy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu

hai chấm (:), dấu chấm lửng (…), dấu ngang (-), dấu ngoặc đơn ( ), dấu ngoặc kép (“ “)

3 Cách sử dụng các loại dấu câu thường gặp:

a.Cách sử dụng các dấu câu dùng chỉ ranh giới giữa các câu:

Dấu chấm (.):

Đặt cuối câu kể; sau dấu chấm phải viết hoa.

Ví dụ: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận

Dấu cảm(!):

-Đặt cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến.

Ví dụ: + Ôi! Anh Núp! Anh Núp thiệt! Lũ làng ơi! Thiệt anh Núp về rồi đây nè!

+ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!

- Dấu cảm đặt trong ngoặc đơn dùng biểu thị thái độ hoài nghi, châm biếm.

Ví dụ: + Dưới chiêu bài văn minh khai hóa (!), thực dânPháp sử dụng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị

Dấu hỏi(?):

-Đặt cuối câu hỏi.

Ví dụ: Đổi xe ở đây chứ anh yêu ơi?

- Dấu hỏi đặt trong ngoặc đơn dùng biểu thị thái độ hoài nghi, châm biếm.

Ví dụ: Đưa quân ồ ạt vào nước ta, chúng cướp phá, giết hại đồng bào ta Như thế là ủng hộ Đồng Minh(?)

b Cách sử dụng các dấu câu dùng chỉ ranh giới giữa các vế, các thành phần, các bộ phận của câu:

Dấu phẩy (,):

-Dùng để tách thành phần phụ (thành phần trạng ngữ, thành phần chú thích, thành phần xen kẽ, thành phần chuyển

tiếp, thành phần hô ngữ) với thành phần khác ở trong câu.

Ví dụ:

(1) Tách thành phần trạng ngữ: Với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố trở thành nhà văn hiện thực xuất sắc.

(2) Tách thành phần chú thích: Hồ Chủ tịch, người con ưu tú của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta (3) Tách thành phần xen kẽ: Việc tự phê bình, như nhiều người nói, là rất bổ ích.

(4) Tách thành phần chuyển tiếp: Vả lại, bây giờ dân chủ rồi thì ở đâu cũng là đất nước của mình.

(5) Tách thành phần hô ngữ: Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!

-Dùng để tách các thành phần cùng loại (trường hợp giữa chúng không có từ nối).

Ví dụ: + Chúng ta sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

+ Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.

- Dùng để tách cụm chủ vị làm trạng ngữ với cụm chủ vị khác trong câu ghép chính phụ.

Ví dụ: Tuy khó khăn còn nhiều, nhưng nhân dân ta sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Dùng để tách các cụm chủ vị trong câu ghép đẳng lập.

Ví dụ: Trường lớp là nhà, học sinh là chủ

Dấu chấm phẩy(;):

Loại dấu dùng trong câu, được sử dụng trong các trường hợp:

- Dùng để tách các ý lớn khi liệt kê:

Ví dụ: Vì muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo; muốn phát triển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc; muốn phát triển kỹ nghệ phải cần các kỹ sư

-Dùng để tách các cụm chủ vị của câu phức:

Trang 6

Ví dụ: + Trước hết là bộ đội thi đua giết giặc; hai là nhân dân thi đua sản xuất.

+ Xã hội bây giờ ngày một phát triển; tư tưởng, hành động cũng phát triển

Dấu hai chấm (:) :

-Dùng ở cuối câu để báo trước một lời đối thoại hoặc một câu văn, câu thơ được trích dẫn:

Ví dụ: Hoài Văn hỏi người tướng già:

-Ông xem ta ra trận được chưa? Làm thế nào cho ta bằng chú ta được?

-Đặt trước một từ ngữ hoặc một vế câu có tác dụng bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một từ ngữ hoặc vế câu đứng

trước:

Ví dụ: Nới Bác ở: sàn mây vách gió

Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà

(Tố Hữu)

-Dùng để báo hiệu một sự liệt kê:

Ví dụ: Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: học đi đôi với hành; lý luận đi dôi với thực hành; cần cù đi đôi với tiết kiệm

Dấu chấm lửng (…):

- Dùng khi tác giả không viết hết ý (để người đọc tự suy nghĩ và cảm xúc) hoặc người nói tỏ ra lúng túng, xúc động:

Ví dụ: + Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại…

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

(Giang Nam)

+ Bãi cát vàng thau in bóng mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ….biển reo quanh

(Tố Hữu)

- Biểu thị sự kéo dài hoặc ngắt quãng ở sự vật được miêu tả:

Ví dụ: Ngoài trời, mưa vẫn rơi…vẫn rơi… tí tách…tí tách…

-Thay cho chữ vân vân (v v…):

Ví dụ: Những truyện như Sự tích trăm trứng, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng … là những truyện xuâtsawcs trong kho tàng truyện cổ Việt Nam

-Đặt giữa câu thường ẩn sự trào lộng:

Ví dụ: Quan đi kinh lý trong vùng

Đâu có … gà vịt thì lùng về xơi

(Tú Mỡ)

-Đặt đầu câu báo hiệu sự việc cần được trình bày có sự tiếp nối với phần trước nó:

Ví dụ: … Bà Nghị chỉ tay quát thằng nhỏ lấy nước

Dấu ngang (-):

- Dùng để phân biệt thành phần chú thích trong câu (giống dấu ngoặc đơn):

Ví dụ: Một buổi, sau khi ôm ra mấy chồng báo chí cho tôi chọn, Minh – tên cô thủ thư – nhờ tôi trông hộ phòng

- Dùng đặt trước câu đối thoại:

Ví dụ: - Bà cho cháu hỏi thăm một câu, được không ạ?

-Dùng đặt ở đầu câu hoặc trước các từ ngữ có tính chất liệt kê:

Ví dụ: Nhiệm vụ của chúng ta là:

- Phát triển sản xuất

- Phát triển văn hóa

- Ủng hộ cách mạng của các nước anh em

-Dùng đặt giữa các tên riêng để chỉ sự liên kết:

Ví dụ: Cuộc đua xe đạp đường dài Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu

Dấu ngoặc đơn ( ) :

Dùng để xác định thành phần chú thích trong câu:

Ví dụ: + Cuộc hội nghị ấy có cả anh Lê Duẩn và anh Thức 9hiện công tác ở Bộ Công an) tham gia

+ Ở đất Mường Giơn, ông phải là người họ Lò chỉ chuyên làm kì mục, tạo bản (trưởng thôn)

Dấu ngoặc kép “”:

-Dùng để đóng khung lời nói hoặc lời văn, lời thơ của người khác mà người viết trích dẫn:

Ví dụ: Tình yêu đất nước đang chắp cánh ước mơ cho mỗi con người ở thời điểm lịch sử mà “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”

-Dùng để đóng khung từ ngữ trong câu văn thơ nhằm lưu ý người đọc hiểu theo một ý nghĩa khác hoặc có khi biểu thị ý

châm biếm, mỉa mai:

Ví dụ: Tin “chiến thắng” toàn thương vong, mất tích; ối chu cha! Rầu quá là rầu

Trang 7

Điện “hoan nghênh” rặt trứng thối, cà ung; ức chết mẹ! Sỏ đâu có sỏ.

BÀI TẬP THỰC HÀNH:

BT1: Vận dụng kỹ năng và hiểu biết về cách sử dụng các loại dấu câu, em hãy tách đoạn, tách câu và dùng dấu câu thật thích hợp đối với các văn bản sau rồi chép lại cho đúng:

“Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng buổi mai hốm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự đổi thay lớn hôm nay tôi

đi học” (theo Thanh Tịnh).

BT2: Hãy điền các dấu câu vào vị trí thích hợp trong các câu hoặc đoạn văn sau:

a Các cháu hãy nghe lời Bác lời một người lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các cháu được giỏi giang trong năm học tới đây các cháu hãy cố gắng siêng năng học tập ngoan ngoãn nghe thầy đua bạn sau tám mươi năm trời nô lệ nước nhà yếu hèn ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu trong cuộc kiến thiết đó nước nhà trông chờ ở các cháu rất nhiều non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu

(Hồ Chí Minh)

b Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá có tiếng cười nói của người đi chợ anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn nghe thấy chao ôi là buồn vải hôm nay bán mấy kém ba xu dì ạ thế thì còn ăn thua gì cố kéo co mới được một tấm năm xu thật thế đấy nhưng chẳng lẽ lại rằng chơi (Nam Cao)

c Thành phố Hồ Chí Minh trước đây là thành phố Sài Gòn là thành phố đông dân nhất

d Để đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt của lớp chúng ta phải phê phán những tật xấu quay cóp lười biếng mất trật tự khi thầy cô giáo giảng bài vì những tật xấu ấy kìm hãm sự tiến bộ của lớp

GIẢI (CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI DẤU CÂU):

BT2:

a Các cháu hãy nghe lời Bác, lời một người lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các cháu được giỏi giang.Trong năm học tới đây, các cháu hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, đua bạn Sau tám mươi năm trời nô lệ, nước nhà yếu hèn Ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng

ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trong cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông chờ ở các cháu rất nhiều Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu (Hồ Chí Minh)

b Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của người đi chợ Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có Nhưng hôm nay hắn nghe thấy… Chao ôi là buồn!

- Vải hôm nay bán mấy?

- Kém ba xu dì ạ !

- Thế thì còn ăn thua gì ?

- Cố kéo co mới được một tấm năm xu

- Thật thế đấy Nhưng chẳng lẽ lại rằng chơi

(Nam Cao)

c Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là thành phố Sài Gòn) là thành phố đông dân nhất

Trang 8

d Để đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt của lớp, chúng ta phải phê phán những tật xấu (quay cóp, lười biếng, mất trật tự khi thầy cô giáo giảng bài …), vì những tật xấu ấy kìm hãm sự tiến bộ của lớp.

BÀI 3: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

A ÔN TẬP LÝ THUYẾT:

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức

1.Về nội dung:

a.Liên kết chủ đề: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản; các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn

văn

b.Liên kết lôgic: các đạon văn và cá câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

2.Về hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như:

a.Phép lặp từ ngữ:

- Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước

-Có 3 cách lặp: lặp ngữ âm (thơ), lặp từ vựng, lặp cấu trúc cú pháp

b.Phép thế:

-Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước

-Phép thế được thực hiện bằng các đại từ hoặc các từ ngữ cùng nghĩa khác

c.Phép nối:

- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

-Phép nối sử dụng: quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi, …), từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dù vậy, tuy thế, vậy mà,…), phụ từ (lại, cũng, lại còn,…)

d.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng

trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Ví dụ:

(1)Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.(2) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (3) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh

(“Tiếng nói của văn nghệ”-Nguyễn Đình Thi)

-Về nội dung:

a.Đoạn văn trên bàn về tiếng nói riêng, mới mẻ của người nghệ sĩ trong một tác phẩm văn nghệ Chủ đề ấy nằm trong chủ đề chung “Tiếng nói của văn nghệ”

b.Đoạn văn sắp xếp theo một trình tự hợp lý, gồm 3 câu: Câu 1 nói về quy luật khách quan của sáng tạo nghệ thuật Câu 2 nói về phương diện chủ quan của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật Câu 3 giải thích rõ hơn cho câu 2.-Về hình thức:

+Phép nối: Câu 2 liên kết với câu 1 bằng quan hệ từ “nhưng” , biểu thị ý nghịch đối

+Phép liên tưởng:

Câu 2 có từ “nghệ sĩ” cùng trường liên tưởng với “tác phẩm nghệ thuật” ở câu 1.

“những vật liệu mượn ở thực tại” đồng nghĩa với “cái đã có rồi”

+Phép thế: Câu 3 liên kết với câu 2 bằng từ “anh” thay thế cho từ “nghệ sĩ”

+Phép lặp: Câu 3 liên kết với câu 1 bằng cách lặp lại từ “tác phẩm”

B BÀI TẬP THỰC HÀNH:

BT1: Tìm những phép lặp cụ thể được sử dụng trong đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng diễn đạt của nó:

(1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao, chắc nịch (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề (4) Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

BT2: Hãy xác định và chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau:

(1) Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao (2) Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.

BT3:

Hãy chỉ ra phương tiện liên kết trong đoạn văn sau:

“Hẳn không có ai làm thơ như Bác Thơ tứ tuyệt mà đến câu thứ ba vẫn chưa tìm ra thơ Nhưng khi câu cuói cùng đột ngột vút lên một cách vô cùng sảng khoái thì toàn bộ bài thơ lại bộc lộ rất rõ tâm trạng náo nức rất vui của bác Hồ trong không khí chiến thắng của dân tộc, mùa xuân 1968…

Cho nên thơ Bác vừa rất dễ lại vừa rất khó Đối với người đọc cũng thế, đối với nhà thơ cũng vậy”

(Nguyễn Đăng Mạnh)

BT4:

Trang 9

Hãy chỉ ra phép thế trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã sông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm…” (Nguyễn Đình Thi)

Hãy xác định và chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau:

Tre xung phong vào xe tăng đại bác Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hy sinh để bảo vệ con người Tre!Anh hùng lao động Tre!Anh hùng chiến đấu (Thép Mới)

BT7:

Tìm hiện tượng lặp trong các câu sau và nhận xét về các vị trí của từ, tổ hợp từ được lặp (trong lặp từ vựng):

Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại bay cao

BT8:

Hãy xác định các phương tiện của phép nối được sử dụng trong đoạn văn sau:

(1)Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm Lão Hạc (2) Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão (3)Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão (4) Lão từ chối một cách gần như là hách dịch (5) Và lão cứ xa tôi dần dần…” (Nam Cao)

BT9:

Tại sao lão Hạc thay đổi cách gọi con chó nhà lão trong đoạn trích sau đây? Sự thay đổi này thuộc phép liên kết nào? -Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó (con chó vàng) có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng Tôi cho nó ăn cơm Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Nam Cao)

BT10:

Hãy xác định và chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau:

Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão nhà nghèo kiếm ăn bằng nghề đốn củi Tuy già nhưng hai vợ chồng ông lão vẫn chưa có con Mặc dù nghèo khó, ông bà ngày ngày vẫn hay giúp đỡ mọi người chẳng hề quản ngại vất vả nên được nhân dân

xa gần đều khen ngợi Cảm thấu được tấm lòng nhân đức của họ, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con.

BT11:

“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành BaLê Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya”

(“Người đi tìm ình của nước”-Chế Lan Viên)

Giải thích kết cấu nội dung của đoạn thơ Chế Lan viên đã dùng những phép liên kết nào để viết 4 câu thơ trên?

HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN BT1:

-Các phép lặp cụ thể trong đoạn văn:

+Lặp từ vựng: Trời, biển./ +Lặp cấu trúc ngữ pháp: Cấu trúc là kiểu câu ghép đẳng lập, gồm 2 vế: chủ ngữ của mỗi vế

đều là một từ “trời”, “biển” và các từ có ý nghĩa miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên làm vị ngữ được lặp lại

- Tác dụng diễn đạt của phép lặp trong đoạn văn đã cho:

+Thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng cho người đọc về cảnh sắc của “trời” và “biển”

+Tạo nên sự cân đối, nhịp nhàng giữa các câu văn, các ý trong đoạn văn: trời thay đổi, biển cũng thay đổi theo

Trang 10

BT2:

Trong đoạn văn trên đã sử dụng các phép liên kết: Phép lặp

+Lặp từ vựng: trăng, là / +Lặp cú pháp: cấu trúc C-V với chủ ngữ là danh từ và vị ngữ là một tổ hợp gồm: là+cụm

danh từ

-Phép liên tưởng:”liềm vàng” ở câu (1) và “đĩa bạc” ở câu (2) có quan hệ liên tưởng với nhau; ”sao” ở câu (1) và

“trời” ở câu (2) có quan hệ liên tưởng với nhau

Những từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng với các từ, tổ hợp từ trong đoạn văn trên là:

+Thị trấn – hai dãy phố – vỉa hè / +Quán ăn –hủ tiếu – lave – tán dù vải

BT6:

Trong đoạn văn trên đã sử dụng các phép liên kết: Phép lặp

+ Lặp từ vựng: Tre / + Lặp cấu trúc cú pháp: Tre! Anh hùng lao động Tre ! Anh hùng chiến đấu.

BT7:

-Các hiện tượng lặp:

+Lặp từ vựng: đã nghe / +Lặp ngữ âm: non - con, dài – mai, lại – đại

+Lặp cấu trúc cú pháp: Đã nghe / nước chảy lên non , Đã nghe / đất chuyển thành con sông dài, Đã nghe / gió ngày

mai thổi lại, Đã nghe / hồn thời đại bay cao

BT8:

Các phương tiện thuộc phép nối trong đoạn văn trên gồm:

- Từ “nhưng” ở câu (2): diễn đạt mói quan hệ đối lập, trái ngược về nội dung giữa điều được nói đến ở câu (2) với điều nói đến ở câu (1) Từ “nhưng” cho thấy việc giấu giếm vợ để giúp Lão Hạc của tác giả sẽ không đem lại kết quả

- Từ “và” ở câu (5): diễn đạt mối quan hệ tiếp nối, không tránh khỏi giữa các ý của câu (1), (2), (3) và (4), cho thấy việc Lão Hạc “xa tôi dần dần” là sự tiếp nối, là hậu quả của những điều đã nói đến ở câu (1), (2), (3)

BT9:

-Cách gọi con chó nhà lão Hạc trong đoạn trích trên được thay đổi như sau: nó - cu cậu – tôi - nó

Cụ thể:

+Dùng “nó” khi lão Hạc kể với ông giáo về con chó một cách khách quan

+Dùng “cu cậu” khi thể hiện thái độ của lão Hạc coi con chó của mình rất thân thiết như một con người

+Dùng “tôi” khi lão Hạc muốn nói đây là lời con chó (con hcó như trực tiếp nói ra)

-Các phương tiện liên kết đó thuộc phép thế

BT10:

-Phép lặp: hai vợ chồng ông lão / -Phép thế: hai vợ chồng ông lão - ông bà- họ.

BT11:

- Đoạn thơ không có câu nào là câu chủ đề: Câu (1)-(2) ghi lại cuộc sống của bác ở BaLê; Câu (3)-(4) ghi lại cuộc

sống của Bác ở Luân Đôn

- Các phép liên kết được dùng:

+Phép liên tưởng (theo quan hệ nhân quả): “gió rét”(nguyên nhân) -“than hồng Bác chống lại” (kết quả); “sương mù

(nguyên nhân) -giọt mồ hôi (kết quả)

+Phép nối: bằng quan hệ từ “và”- đầu câu (2)./ +Phép thế: Bác – Người

BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN TRONG SÁCH”NGỮ VĂN 9”

I BÀI TẬP TRANG 43:

Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau:

“(1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh,

nhạy bén với cái mới.(2) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng

đầu.(3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (4)Aáy là những lỗ hỏng về kiến thức cơ bản do

Trang 11

thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (5)Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”

(“Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”-Vũ Khoan)

II BÀI TẬP TRANG 49-51:

1 Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:

a “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.

(“Về vấn đề giáo dục”-Hồ Chí Minh)

b “Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống Lời gửi của văn nghệ là sự sống.

Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức”

(“Tiếng nói của văn nghệ”-Nguyễn Đình Thi)

c.”Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa

là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết và biết rằng thời gian là liên tục”.

(“Thời gian là gì?”-Tạp chí tia sáng)

d “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành Muốn ác phải là kẻ mạnh”.(“Chí Phèo”-Nam Cao)

2 Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ ngữ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý với đặc điểm của

thời gian tâm lý, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau:

“Thời gian vật lý vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu Trong khi đó thời gian tâm lý lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỷ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù

lo lắng cho tương lai”

(“Thời gian là gì?”-Tạp chí tia sáng)

3 Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy:

a Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông Hai bố con cùng viết đơn xin ra

mặt trận Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

b Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết Chị làm quần quật phụng

dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

4 Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích sau:

a Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khong lồ này có thể cắn thủng cả giày da Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có

kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn (Báo)

b.Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng dã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến Mỗi lúc bà con kéo đến hội

trường một đông (Báo)

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

* GIẢI BÀI TẬP TRANG 43

-Chủ đề chung của đoạn văn: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế

cần khắc phục: sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra

-Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề trên Cụ thể gồm 3 ý:

+Câu1+2: Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh nhạy bén với cái mới

+Câu 3 +4: Những điểm hạn chế là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”và khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề

+Câu 3: Cần khắc phục những hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới

-Các phép liên kết được dùng:

+Phép thế đồng nghĩa: “Bản chất trời phú ấy” – “sự thông minh nhạy bén với cái mới” (nối câu 2 với câu 1).

+Phép nối: “Nhưng” nối câu 3 với câu 2; “Aáy là” nối câu 4 với câu 3.

+ Phép lặp từ ngữ: “lỗ hổng” ở câu 4 và câu 5; “thông minh” ở câu 5 và câu 1.

* GIẢI BÀI TẬP TRANG 49-51

BT1

Trang 12

a Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn:

-Phép lăp, liên kết câu: “trường học” (câu1) – “trường học” (câu 2)

-Phép thế, liên kết đoạn văn: “như thế” (đoạn 2) – thay cho câu 2 (đoạn 1)

b Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn:

- Phép lặp, liên kết câu: “văn nghệ” (câu 1 đoạn 1) – “văn nghệ” (câu 2 đoạn 1))

- Phép lặp, liên kết đoạn văn: “sự sống” (câu 2 đoạn 1) – “sự sống” (câu 1 đoạn 2)

c Phép lặp, liên kết câu:

+ thời gian (câu1) - thời gian (câu 2) - thời gian (câu 3)

+ con người (câu 1) – con người (câu 2) – con người (câu 3)

d Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn:

Phép trái nghĩa, liên kết câu: yếu đuối (câu 1) – mạnh (câu 2); hiền lành (câu 1) – ác (câu 2)

BT2

Các cặp từ ngữ trái nghĩa:

+(thời gian) vật lý (câu 1) - (thời gian) tâm lý (câu 2)

+ vô hình (câu 1) - hữu hình (câu 2)

+ giá lạnh (câu 1) - nóng bỏng (câu 2)

+ thẳng tắp (câu 1) - hình tròn (câu 2)

+ đều đặn (câu 1) - lúc nhanh lúc chậm (câu 2)

BT3:

a Lỗi về liên kết nội dung:

- Lỗi: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn

-Chữa: Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu trong đoạn văn:

+Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông Anh chợt nhớ hồi đầu mùa

lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối

b Lỗi về liên kết nội dung:

-Lỗi: Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý:

-Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ về thời gian giữa các sự kiện

Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết Suốt hai năm anh ốm nặng,

chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng

BT 4:

a Lỗi về liên kết hình thức:

-Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất

-Chữa: thay đại từ “nó”(câu 2) bằng đại từ “chúng”

b Lỗi về liên kết hình thức:

-Lỗi: từ “văn phòng” (câu 1) và từ “hội trường” (câu 2) không cung fnghĩa với nhau trong trường hợp này

- Chữa: thay từ “hội trường” (câu 2) bằng từ “văn phòng”

BÀI 4: ĐOẠN VĂN

A LÝ THUYẾT:

Có nhiều cách sắp xếp nội dung trong một đoạn văn:

1.Trình bày nội dung theo cách diễn dịch:

Diễn dịch là cách trình bày nội dung đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết hơn, cụ thể hơn Theo đó, câu (hoặc

những câu) mang ý chung, khái quát được đặt ở đầu đoạn văn và thường có tính chất câu chốt; các câu mang ý chi tiết, cụ thể được đặt sau đó

Lược đồ: (1) câu chốt

(2) (3) (4)

Ví dụ: (1)Thơ thiên nhiên trong tập “Ngục trung nhật ký” thật sự có những bài rất hay.(2) Có những phác họa sơ sài mà

chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thủy mặc cổ điển (3) Có những cảnh lộng lẫy, sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng (4) Cũng có bài làm cho người đọc chỉ nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp,…

2 Trình bày nội dung theo cách quy nạp:

Trang 13

Quy nạp là cách trình bày nôïi dung đi từ các cý chi tiết, cụ thể rút ra ý chung, khái quát Theo đó, các câu mang ý chi

tiết, cụ thể đứng trước; câu(hoặc những câu) mang ý chính chung, khái quát đứng cuối đoạn văn và câu này cũng thường có tính chất câu chốt

Lược đồ: (1) (2) (3)

(4) câu chốt

Ví dụ: (1)Hiện nay, trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài (2)Điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài (3)Thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu

(4) Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng nấy.

3 Trình bày nội dung theo cách móc xích:

Móc xích là cách trình bày nội dung theo kiểu ý nọ tiếp ý kia, ý sau móc nối vào ý trước(qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước.

Lược đồ: (1) câu chốt

(2)

(3)…

Ví dụ: (1) Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất (2) Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến (3) Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hóa (4) Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kỳ cần thiết (Hồ Chí Minh)

4 Trình bày nội dung theo cách song hành:

Song hành là cách trình bày nội dung theo kiểu sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia

Lược đồ:

(1) (2) (3)…

Ví dụ: (1)Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu (2) Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm (3) Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại (4) Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm

B BÀI TẬP THỰC HÀNH:

BT1: Hãy phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn sau:

(1) Cái nóng hừng hực bốc lên (2) Bên ngoài, trời không có nắng (3) Trong trường, trời không có gió.(4) Trên đầu, mái tôn như miếng sắt nung.(5) Những cái đầu nghiêng nghiêng, hết lắc bên này lại lắc bên kia (6) Những đỉnh trán tươm mồ hôi hột (7) Chỉ có đầu cây viết thì thào với trang giấy trắng hết dòng này qua dòng kia (8) Học sinh đang thi (9) Trời đất thì như rán mỡ.

BT2: (1) “Tính dân tộc-hiện đại là một trong những nét nổi bật của thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên Nhà thơ chú

trọng trước hết khai thác những hình ảnh truyền thống và góp phần đổi mới sáng tạo Rõ nhất là vận dụng những ẩn dụ vốn có trong văn học dân gian Con cò, chim cuốc, chim tu hú được huy động vào thơ với vẻ đẹp và sức hấp dẫn mới mẻ”

Đoạn văn trên được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết?

BT3: Các ý trong đoạn văn sau đây được trình bày theo cách móc xích Em hãy chỉ ra những từ ngữ tạo nên cách móc

xích giữa câu đứng sau với câu đứng trước liền kề nó theo từng cặp câu: câu (2) với câu (1), câu (3) với câu (2), … câu (5) với câu (4).

(1) Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người khi đọc khó mà biết có đúng là thơ nguyễn Trãi không (2) Đúng là thơ

Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải dễ mà hiểu đúng (3) Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu (4) Không hiểu vì không biết chắc chắn bài thơ đã được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi (5) Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì ý nghĩa lại khác hẳn (Hoài Thanh)

BT4:

“Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát Một

mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột biến của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo quan lại,cường hào, địa chủ và tay sai của chúng Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chải như một chỗ dựa chắc chắn của gia đình”.(Nguyễn Đăng Mạnh)

Đoạn văn trên được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết?

BT5:

Tách đoạn văn là gì? Em hãy tách phần văn bản sau đây thành 3 đoạn văn và nêu ý chính của mỗi đoạn:

“Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò, tiếnồcì bíp bíp inh ỏi… Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bêbs Tàu hay cảng Mới,

Trang 14

những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa…Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẩy xám hoa đen lốm đốm”.

BT6:

Tại sao gọi chuỗi câu sau đây là môt văn bản?

“Một nhạc sĩ trẻ tuổi mời một giáo sư nổi tiếng đến nhà để nghe tác phẩm mới của mình Trong lúc nghe, vị giáo sư liên tiếp nhấc mũ lên rồi lại đội xuống đầu Nhạc sĩ trẻ ngạc nhiên bèn hỏi lý do Vị giáo sư trả lời: “Tôi có thói quen bao giờ cũng ngã mũ chào khi gặp người quen Trong bản nhạc của anh, tôi gặp nhiều người quen quá, nên cứ phải liên tiếp chào họ”.

BT7:

Tìm câu chốt trong đoạn văn sau đây, nói rõ vị trí của nó và ý ở các câu khác phụ htuộc vào nó như thế nào?

“Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời Phtú yên tĩnh của rừng ban mai biến dần đi”.

BT8:

Đoạn văn sau đây trình bày nội dung theo cách nào? Hãy xác định các phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn

“Mưa đã ngớt Trời rạng dần Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran Mưa tạnh Phía đông một mảng trời trong vắt Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh” (Tô Hoài)

nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời Phtú yên tĩnh của rừng ban mai biến dần đi”.

BT9:

Hãy sắp xếp các câu sau đây theo một trình tự phù hợp để thành một đoạn văn và giải thích rõ đoạn văn được trình bày nội dung theo cách nào?

(1) Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược

(2) Tác phẩm còn là bản tuyên ngôn độc lập lần hai của dân tộc ta

(3) Bài cáo cũng đã thể hiện khí thế hào hùng, mạnh mẽ của nhân dân ta qua hai cuộc phản công thần tốc đánh giặc Minh giành độc lập

(4) “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một áng thiên cổ hùng văn của văn học cổ

BT10:

Đoạn văn sau được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết?

“Văn học làm cho chúng ta sống lại những quãng đời xưa Văn học làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân Văn họcgiúp ta thêm yêu cuộc sống ngày nay, cuộc sống do Đảng và Bác Hồ mang lại” (Xuân Diệu)

BT11:

Đoạn văn trên được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết?

Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học và mời bác về nhà chơi Em thương thầy giáo một hôm trời mưa, đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường” (Xuân Diệu)

HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ ĐOẠN VĂN:

BT1: -Câu chốt: đoạn văn không có câu chốt (không có câu nào thể hiện tập trung nội dung chính của đoạn văn) -Ý của 9 câu trong đoạn văn đều ngang nhau (có tầm quan trọng như nhau) trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn, không có ý nào bao quát ý nào

-Đoạn văn được trình bày theo cách song hành

BT2: -Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch

- Đoạn văn có 4 câu: câu 1 là câu chốt, mang ý nghĩa khái quát, có tư cách là đề tài của toàn đoạn Ba câu còn lại mang ý nghĩa cụ thể, có nhiệm vụ giải thích và minh họa cho nội dung của câu 1

BT3: Các câu đứng tiếp liền nhau trong đoạn văn móc xích nhau qua những từ ngữ:

+Câu (2) với câu (1): “đúng”, “hiểu đúng” của câu (2) với “có đúng” của câu (1)

+Câu (3) với câu (2): “hiểu đúng”, “hiểu đúng”, “không hiểu” của câu(3) với “hiểu đúng” của câu (2)

+Câu (4) với câu (3): “không hiểu”, “viết ra lúc nào” của câu (4) với “không hiểu” của câu (3)

+Câu (5) với câu (4): “viết năm 1420”, “viết năm 1430” của câu (5) với “viết ra lúc nào” của câu (4)

BT4: -Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch

-Đoạn văn có 4 câu: câu 1 là câu chốt, mang ý nghĩa khái quát, có tư cách là đề tài của toàn đoạn (Sự đảm đang tháo vát của chị Dậu) Ba câu còn lại mang ý nghĩa cụ thể, có nhiệm vụ giải thích và minh họa cho nội dung của câu 1(Chị Dậu một mình giải quyết những khó khăn, một mình đương đầu với những kẻ tàn bạo, tích cực tìm mọi cách cứu chồng chứ không đầu hàng trước hoàn cảnh)

BT5:

Trang 15

- Tách đoạn văn là sắp xếp một câu hay một số câu vào một đoạn văn nối tiếp nhau, phân biệt nó với phần văn bản trước nó và sau nó, nhằm những mục đích diễn đạt nhất định.

-Văn bản trên có thể tách thành 3 đoạn văn:

+ “Hòn Gai … inh ỏi”: sinh hoạt ở Hòn Gai vào buổi sáng sớm

+ “Dọc theo vịnh Hạ Long… như cánh chim trong mưa”: sinh hoạt dọc theo bờ vịnh Hạ Long

+ “Chợ Hòn Gai … lốm đốm”: cảnh ở chợ Hòn Gai

BT6: Chuỗi câu trên là một văn bản, vì nó có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức:

-Về nội dung: Văn bản xoay quanh câu chuyện nghe nhạc Các câu tập trung giới thiệu việc nghe nhạc, từ người nghe

đến người sáng tác, diễn biến của việc nghe nhạc, sự đánh giá của người nghe, bài học nêu lên từ câu chuyện nghe nhạc: nghệ thuật không chấp nhận sự ăn cắp, sự lặp lại

-Về hình thức: Văn bản có 5 câu Câu mở đầu giới thiệu sự việc Ba câu tiếp theo nêu diễn biến của sự việc Và, câu

kết thúc gợi lên những suy nghĩ mới cho người đọc

-Các phép liên kết đã sử dụng:

+Lặp từ vựng: “mưa” ở câu (1) và (4); “trời” ở câu (2) và (5)

+Liên tưởng:

* Các từ “mưa” ở câu (1) và (4) – từ “trời” ở câu (2) và (5), từ “mặt trời” ở câu (6) có liên tưởng với nhau

* Các từ “ngớt”, “rạng”, “râm ran”, “tạnh”, “trong vắt”, “ló”, “chói lọi”, “lấp lánh” trong các câu có liên tưởng với nhau

BT9:

Sắp các câu thành đoạn văn theo thứ tự: (4), (1), (3), (2)

Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch:

+Câu (1) là câu chốt của đoạn văn: nêu ý đánh giá khái quát về tác phẩm “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi

+Các câu (2), (3), (4) giải thích rõ giá trị của áng thiên cổ hùng văn “Cáo bình Ngô”

BT10:

Đoạn văn trên trình bày nôïi dung theo cách song hành Nội dung của các câu (1), (2), (3) được sắp xếp ngang nhau, không có hiện tượng bao quát nhau hay móc nối vào nhau

BT11:

Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch:

+Câu (1) là câu chốt của đoạn văn: nêu ý khái quát về lòng yêu thương của Trần Đăng Khoa

+Các câu (2), (3) nêu cụ thể, rõ ràng về lòng yêu thương đó của Trần Đăng Khoa

BÀI 5: NHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM ÝI.ÔN TẬP LÝ THUYẾT:

1 Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

-Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ

ngữ ấy

2 Điều kiện sử dụng hàm ý:

-Người nói(người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói

-Người nghe(người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý

Ví dụ: Phân tích nghĩa tường minh và hàm ý của các phát ngôn (in nghêng)sau:

(1)Nam học không kém gì An.

-NTM: so sánh tương đương lực học giữa Nam và An

-HY: có ý đánh giá cao học lực của An

(2) Cô gái ấy thông minh nhưng không đẹp.

-NTM: đối lập giữa thông minh và không đẹp

-HY: có ý chê cô gái không đẹp hơn là thích thông minh

(3)Biết con gái đang nấu cơm, bà mẹ hỏi :

-Con nấu cơm hay nấu cháo ấy?

Ngày đăng: 09/08/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w