Kiểm tra phần tiếng Việt HKII Câu1: Khoanh tròn vào ý đúng về khái niệm khởi ngữ: A. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói trong câu. B. Khởi ngữ là thành phần đứng trước vị ngữ để nêu đề tài được nói trong câu. C. Khởi ngữ là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh và tình hình của sự việc được nói đến trong câu. D. Khởi ngữ là thành phần phụ của câu biểu lộ cảm xúc trong câu. Câu 2: Khoanh tròn vào những câu có thành phần khởi ngữ: A.Tôi đọc quyển sách này rồi. B. Quyển sách này tôi đọc rồi. C. Nhà tôi có hai con mèo. D. Mèo nhà tôi có hai con. Câu 3: Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4 : Hãy nối những ý ở cột A với những ý của cột B sao cho hợp lý: CộtA Cột B được nối Cột B 1. Thành phần tình thái 2. Thành phần biệt lập. 3. Thành phần cảm thán 4. Khởi ngữ a.Được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui , buồn, mừng, giận ) b. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói trong câu c. Được dùng để thể hiện cái nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. d. Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Câu 5: Xác định câu có chứa thành phần cảm thán: A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút. B. Sáng nay, tôi đi học. C. Sáng nay, tôi sẽ đến gặp cô giáo chủ nhiệm. D. Ồ,sao bạn vui thế. Câu 6: Xác định câu có chứa thành phần tình thái: A. Với sự nổ lực của mình, chác chắn bạn sẽ đạt được điểm cao trong kỳ thi tới. B. Hôm nay, có lẽ trời không mưa. C. Ôi,bông hoa đẹp quá! D. Ngày mai , chúng mình cung đi câu. Câu 7: Thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp không được coi là thành phần biệt lập ,đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8 : Thành phần biệt lập trong câu là : A. Khởi ngữ, tình thái , gọi đáp, cảm thán . B. Tình thái, gọi đáp, cảm thán, trạng ngữ. C. Cảm thán , tình thái , gọi đáp, phụ chú D. Cảm thán , tình thái , khởi ngữ, phụ chú . Câu 9 : Hãy điền vào ô trống những câu thơ có chứa thành phần phụ chú : Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) (Giang Nam – Quê hương) Câu10: Khoanh tròn vào các ý em cho là đúng nhất: Giảng văn rõ ràng là khó. Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù dọa càng không phải để làm ngã lòng (Lê Trí Viễn). Đoạn văn trên dùng: A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng. Câu11: Xác định biện pháp liên kết câu trong đoạn văn sau: Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù . Ở tù thì hắn coi là thường . (Nam Cao) A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép trái nghĩa. Câu 12 : A. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam. B. Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. (Viễn Phương) Ý nào có thành phần biệt lập. Câu 13 : Một nhóm bạn có năm người cùng đi xem kịch trong đó bạn A và bạn B chuẩn bị vé cho cả nhóm: Tình huống 1 Tình huống 2 A hỏi : Mua được vé chưa ? B trả lời : Mua đủ vé rồi. A hỏi : Mua được vé chưa ? B trả lời : Mua được 3 vé rồi. Câu 14 : Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho chính xác về nghĩa tường minh , hàm ý: Cột A Cột B 1. Người nói (người viết) a. Có năng lức giải đoán hàm ý. 2. Người nghe (người đọc) b. Có ý thức đưa hàm ý vào lời nói Đánh dấu X vào ô chứa tình huống có chứa hàm ý. Câu 15 : Cho tình huống: Tuấn hỏi Nam: -Cậu thấy đội bóng mình chơi có hay không ? Nam bảo : -Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. Dòng nào dưới đây đúng với hàm ý người nói: A. Đội bóng huyện chơi không hay. B. Tôi không muốn bình luận về việc này. C. Ca ngợi trang phục rất đẹp D. Tôi không để ý đến đội bóng đá. Câu 16: “Làm khí tượng ở cao thế là lý tưởng chứ”. (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sapa) Từ loại “lý tưởng” trong câu trên là: A. Danh từ ; B. Động từ C. Tính từ D. Tình thái từ Câu 17 : Xét những câu sau đây câu nào không phải là câu ghép? A. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói một điều gì mới mẻ> (Nguyễn Đình Thi) B. Tác phẩm vừa kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng . (Nguyễn Đình Thi) C. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mắt bỗng nhiên hiện lên đẹp một cách kỳ lạ. (Nguyễn Thành Long) D. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. (Nguyễn Thành Long). Câu 18 : Hãy viết lại hai câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ “thì”) a - Nguyệt Thanh làm bài cẩn thận lắm. b – Em hiểu rồi nhưng em chưa giải được. Câu 19: Viết lại những câu sau đây, biến khởi ngữ (in đậm) thành bộ phận bên trong của caau: a-Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại ,người ta sợ cái uy của đồng tiền.(Nguyễn Công Hoan) b- Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống. (Nam Cao) Câu 20: Hãy trình bày cách hiểu biết của em về thành phần phụ chú ? Cho ví dụ minh họa. Câu21: Phântích nghĩa tường minh của những phát ngôn dưới đây: Chị Dậu nhổm đít toan đứng dậy. Bà Nghị thẽ thọt : - Chúng bay cứ cái thói ấy, không trách chả ai buồn thương. Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó chắc? Hay là chó của mày bằng vàng. Thôi, cho thêm hai hào nữa thế là vừa con, vừa chó, cả thảy được hai đồng mốt. Bằng lòng không? (Ngô Tất Tố - Tắt đèn) Đáp án: Câu1: A ; câu 2: B,D; Câu 3 : Đúng ; Câu 4: 1(c),2(d),3(a),4(b) Câu 5 : A, D;Câu6 : A,B ;Câu7 : B ; Câu 8: C ; Câu: 9 ơ 1 và 4; Câu 10 : B ;Câu 11 : A ; Câu 12 : B ; Câu 13 : tình huống 2; Câu 14 : 1(b), 2(a); Câu 15 : A ; Câu 16 : C Câu 17 : A,B ; Câu 18 : a- Làm bài thì Nguyệt Thanh cẩ thận lắm. b- Hiểu thì em hiểu rồi, nhưng giải thì em chưa giả được. Câu 19 :a- Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại. b-Ơng giáo ấy, khơng hút thuốc, khơng uống rượu. Câu 20: Thành phần phụ chú có tác dụng là : +Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho những từ ngữ khác. +Dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời của người nói, của nhân vật và nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hồn cảnh được sử dụng. Ví dụ : - Thành phần biệt lập trong đoạn thơ: Cơ bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương q đi thơi) (Giang Nam – Q hương) là thành phần phụ chú : “có ai ngờ” , “thương thương q đi thơi” nhằm nêu thái độ ( cử chỉ , hành động) kèm theo lời nói của người nói chứ khơng trình bày việc cơ gái làm (vào du kích) hoặc miêu tả đơi mắt cơ gái (mắt đen tròn) . -Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của người đang nói : ngạc nhiên trước việc cơ gái tham gia du khích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đơi mắt đen tròn của cơ gái. (Có ai ngờ-> thể hiện sự ngạc nhiên của tác giả; thương thôi ->thể hiện cảm xúc của tác giả về đôi mắt.) Câu 21 : Cần chú ý các từ : Toan, cứ, khơng trách, tưởng, hay là, vừa vừa để phân tích hết nghĩa tường minh của phát ngơn: +Toan : Có ý định thực hiện ngay trong đầu óc nhưng thơi khơng thực hiện. +Cứ : Tiếp tục, nhất quyết khơng từ bỏ, bất chấp mọi điều kiện. +Khơng trách: Tất yếu dẫn đến những điều khơng hay, khơng có gì ngạc nhiên cả. +Tưởng : Nghĩa là tin chắc vào điều mà thực ra khơng phải thế. +Hay là : Điều sắp neu ra là một khả năng còn hồ nghi. +Vừa vừa :Hai cách này xem như nhau. . Kiểm tra phần tiếng Việt HKII Câu1: Khoanh tròn vào ý đúng về khái niệm khởi ngữ: A. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu đề tài được nói trong câu. B. Khởi ngữ là thành phần đứng. chúng mình cung đi câu. Câu 7: Thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp không được coi là thành phần biệt lập ,đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8 : Thành phần biệt lập trong câu là : A. Khởi. sợ cái uy của đồng tiền.(Nguyễn Công Hoan) b- Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống. (Nam Cao) Câu 20: Hãy trình bày cách hiểu biết của em về thành phần phụ chú ? Cho ví dụ minh họa.