Luận văn thạc sĩ kinh tế : Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

70 3.1K 15
Luận văn thạc sĩ kinh tế : Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ THỊ ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ THỊ ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã Số: 60340201 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu tôi sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn rõ ràng và chính xác. TPHCM, ngày 13 tháng 11 năm 2013 Người viết đề tài Từ Thị Định MỤC LỤC o0o Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng, biểu đồ Tóm tắt LỜI CAM ĐOAN 1 1. GIỚI THIỆU 3 1.1 Tính cấp thiết của Đề tài 3 1.2 Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu: 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu: 4 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu: 4 1.5 Kết cấu của Đề tài 5 2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 6 2.1 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái: 6 2.2 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô khác: 18 3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô: 36 3.2 Dữ liệu nghiên cứu: 43 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: 43 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian: 49 4.2 Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến: 52 4.3 Ƣớc lƣợng mối quan hệ ngắn hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô theo mô hình ARDL: 53 5. KẾT LUẬN VÀ NGỤ Ý CHÍNH SÁCH 55 Phụ lục DANH MỤC BẢNG, BIỂU 1. Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm 2. Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 3.1: Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index) 2. Biểu đồ 3.2: Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (USD/VND) 3. Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam (%) 4. Biểu đồ 3.4: Diễn biến giá dầu thế giới (OP) 1 TÓM TẮT Thị trường chứng khoán là định chế tài chính cao nhất của một nền kinh tế phát triển. Những biến động thăng trầm của thị trường với những rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận vượt trội luôn là những chủ đề hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam với tuổi đời chưa nhiều nhưng đã mang lại không ít niềm vui và nổi buồn cho những ai quan tâm đến chứng khoán từ khi thị trường ra đời cho đến nay. Trong số các yếu tố tác động lên sự biến động của thu nhập từ thị trường chứng khoán, thì các yếu tố thuộc về chính sách vĩ mô đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IP), lãi suất, cung tiền và tỷ giá hối đoái … đã thu hút nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các học giả. Tuy nhiên, các kết luận xung quanh mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đối với chỉ số giá chứng khoán không có một sự thống nhất rõ ràng giữa các nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục nhập siêu, cộng với áp lực từ nhu cầu vàng trong nước… đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, trong khi đó dự trữ ngoại tệ tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, điều đó tạo áp lực lên các cơ quan điều hành trong vấn đề kiểm soát tỷ giá giữa VND và USD. Thực tế cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến khá nhiều yếu tố kinh tế xã hội như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, nợ quốc gia, tâm lý của người dân đối với việc nắm giữ đồng nội tệ và tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế,… Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” để làm rõ sự ảnh hưởng của một số yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu lên thu nhập từ thị trường chứng khoán. Luận văn sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng kết hợp với phương pháp phân tích đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến 2 chỉ số VN-INDEX trong mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tại Việt Nam có tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến trong nghiên cứu. Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái và giá dầu có tác động tích cực lên giá chứng khoán, ngược lại lạm phát có tác động ngược chiều. Trong ngắn hạn, tác động của tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá chứng khoán dường như không tồn tại, trong khi đó giá dầu có tác động tích cực lên giá chứng khoán, ngoài ra lạm phát có mối quan hệ nhân quả hai chiều với chỉ số giá chứng khoán. 3 1. GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của Đề tài Kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 1985 – 1999 lần lượt đạt 6,4%/năm và 4,5%/năm; đạt 7,0% và 5,7% trong giai đoạn 2000 - 2012 (Worldbank Indicators, 2013). Với sự kiện thành lập được thị trường giao dịch chứng khoán chính thức vào năm 2000 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, Chính Phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách huy động các nguồn lực tài chính bao gồm cả trong nước và ngoài nước, trong đó dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế (Solow, 1956). Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của thương mại, đầu tư, tự do hóa ngành Tài chính và thể hiện rõ nhất là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán . Thành tựu quan trọng mà thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được kể từ khi tham gia WTO chính là sự gia tăng đáng kể của dòng vốn đầu tư vào thị trường trong nước. Trong số các nhân tố tác động đến sự thay đổi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì sự ổn định tỷ giá hối đoái là một nhân tố khá quan trọng. Sự thay đổi dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái. Trên cơ sở đó, đề tài “Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” sẽ góp phần bổ sung thêm các kết quả thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa các biến vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lạm phát, giá dầu và chỉ số giá chứng khoán. Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian của chỉ số giá chứng khoán (đại diện là Vn-Index) và tỷ giá hối đoái USD/VND trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013. Bài viết cung cấp và phân tích các số liệu để tìm hiểu 4 các lựa chọn chính sách của Việt Nam, từ đó gợi ý một số giải pháp chính sách nhằm hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững. 1.2 Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index) và tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu thô. Mục tiêu nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi sau: Xác định liệu có hay không mối quan hệ dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu thô trong trường hợp tại Việt Nam ? Ngoài tác động của tỷ giá hối đoái, các biến số kinh tế khác như : lạm phát và giá dầu lên chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam như thế nào ? 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013. Dữ liệu gồm chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN-Index), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (USD/VND), chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam và giá dầu thế giới được cung cấp từ Bloomberg, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng cục thống kê. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu: Đầu tiên, Nghiên cứu áp dụng kiểm định ADF và PP được đề xuất bởi Dickey and Fuller (1979, 1981) và Phillips-Perron (1988) để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Tiếp theo, Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến bằng phương pháp ARDL. Cuối cùng, Tác giả ước lượng mối quan hệ ngắn hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô theo mô hình ARDL. [...]... các mối quan hệ giữa các tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá chứng khoán trong một số thị trường mới nổi Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự thống nhất về mối quan hệ giữa hai biến tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán trên các thị trường Tại thị trường Philippines không có mối liên hệ trong dài hạn, nhưng ở Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ có tồn tại mối liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa tỷ giá hối đoái. .. tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng nội tệ với đôla Mỹ, giá cổ phiếu 16 Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ IMF, tổ chức Thống kê tài chính quốc tế (IFS) và kéo dài trong giai đoạn 200 1:0 8 đến 200 9:0 8 để trên cơ sở hàng tháng Kết quả nghiên cứu: cho thấy có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán tại Thổ Nhĩ Kỳ và giá chứng khoán tại Mỹ Tỷ giá hối. .. bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái của Hungary lên giá chứng khoán của Anh, tỷ giá hối đoái từ Ba Lan lên giá cổ phiếu của Anh, từ tỷ giá hối đoái của Cộng hòa Séc lên giá cổ phiếu Anh, và tỷ giá hối đoái của Slovakia lên giá cổ phiếu Anh Và cuối cùng Tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả từ giá cổ phiếu với giá cổ phiếu trong trường hợp của Hungary đến Anh, Anh đến Ba Lan và. .. duy trì giữa các thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ và tỷ giá hối đoái 2.1.10 Nghiên cứu của Kisaka (2012) - The Causal Relationship between Exchange Rates and Stock Prices in Kenya Mục đích chính của Nghiên cứu: Kisaka (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán tại Kenya, thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa sự truyền giá cả vào thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán Nairobi... chứng khoán Nairobi Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về giá chứng khoán tại Kenya đại diện là chỉ số NSE 20-share Index (SP) và tỷ giá hối đoái giữa đồng Shilling và đôla Mỹ (ER) từ tháng 11 năm 1993 đến tháng 5 năm 1999 Nghiên cứu giả định giữa SP và ER tại Kenya tồn tại mối quan hệ ngược chiều và có tác động nhân quả từ tỷ giá hối đoái lên giá chứng khoán Tác giả sử dụng mô... (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán tại 3 quốc gia là Malaysia, Mỹ và Trung Quốc Trong nghiên cứu này, các Tác giả xem xét tách biệt giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế trong mối quan hệ với thu nhập từ chứng khoán Ngoài ra, một số biến kinh tế vĩ mô khác gồm tỷ giá hối đoái, lãi suất và GDP tại các quốc gia này cũng được đưa vào phân tích Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên. .. hối đoái, kiểm soát lạm phát tại Việt Nam 6 2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 2.1 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái: 2.1.1 Nghiên cứu của Abdalla, I.S.A và Murinde V (1997) – Exchange Rate and Stock Price Interactions in emerging Financial Markets: Evidence of India, Korea, Pakistan and Philippines Mục đích chính: Abdalla và Murinde (1997) nghiên cứu các mối tương tác giữa. .. Economies: Evidence from Malawi Mục đích chính của Nghiên cứu: Kenani và cộng sự (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán Malawi, tỷ giá hối đoái danh nghĩa bình quân (giữa 22 Malawi Kwacha so với đôla Mỹ), lãi suất thực và chỉ số giá chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Johannesburg Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng của chỉ số giao dịch chứng khoán. .. đích chính: Dadgar và Nazari (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu tại Iran Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 01 năm 2012 của các biến gồm chỉ số tổng hợp thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và giá dầu Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ADF và PP để kiểm... mối quan hệ nhân quả giữa các biến và áp dụng phương pháp Johansen để kiểm tra liệu có hay không mối quan hệ đồng tích hợp giữa các cặp biến Sau cùng, Tác giả sử dụng kiểm định VECM để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến Kết quả nghiên cứu: Kết quả kiểm định Granger cho thấy, có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái ở Iran, và tác động của tỷ giá . đó, đề tài Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam sẽ góp phần bổ sung thêm các kết quả thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa các biến. đề tài Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam để làm rõ sự ảnh hưởng của một số yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá dầu. chứng khoán và tỷ giá hối đoái: 6 2.2 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô khác: 18 3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng

Ngày đăng: 09/08/2015, 00:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG, BIỂU

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • TÓM TẮT

  • 1. GIỚI THIỆU

    • 1.1 Tính cấp thiết của Đề tài

    • 1.2 Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu

    • 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

    • 1.5 Kết cấu của Đề tài

    • 2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

      • 2.1 Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái:

        • 2.1.1 Nghiên cứu của Abdalla, I.S.A và Murinde V. (1997) – Exchange Rate and Stock Price Interactions in emerging Financial Markets: Evidence of India, Korea, Pakistan and Philippines

        • 2.1.2 Nghiên cứu của Nath and Samanta (2003) - Relationship Between Exchange Rate and Stock Prices in India – An Empirical Analysis

        • 2.1.3 Nghiên cứu của Morales (2007) – Dynamic Relationship Between Stock Prices and Exchange Rates: Evidence from Four Transition Economies

        • 2.1.4 Nghiên cứu của Rahman (2009) - Dynamic Relationship between Stock Prices and Exchange Rates: Evidence from Three South Asian Countries

        • 2.1.5 Nghiên cứu của Aliyu (2009) - Stock Prices and Exchange Rate Interactions in Nigeria: An Intra-Global Financial Crisis Maiden Investigation

        • 2.1.6 Nghiên cứu của Richards và Simpson (2009) - The Interaction between Exchange Rates and Stock Prices: An Australian Context

        • 2.1.7 Nghiên cứu của Agrawal (2010) - A Study of Exchange Rates Movement and Stock Market Volatility

        • 2.1.8 Nghiên cứu của Lee (2012) - A Study of the Causal Relationship between Real Exchange Rate of Renminbi and Hong Kong Stock Market Index

        • 2.1.9 Nghiên cứu của Rjoub (2012) - Stock prices and exchange rates dynamics: Evidence from emerging markets

        • 2.1.10 Nghiên cứu của Kisaka (2012) - The Causal Relationship between Exchange Rates and Stock Prices in Kenya

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan