1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Chuyên đề ngữ văn lớp 9 tình mẫu tử

7 3,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 338,82 KB

Nội dung

a Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận về khổ thơ: - Những suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ: muốn được ở mãi bên lăng Bác, muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật bên lăng.. -

Trang 1

1

TÌNH MẪU TỬ:

1 Con cò - Chế Lan Viên

2 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

3 Trong lòng mẹ ( Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng

4 Mây và sóng - Ta Go

1 CON CÒ - CHẾ LAN VIÊN

2 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ - NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Câu 11 (tr40) Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (Em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm là Khúc hát ru những em

bé lớn trên lưng mẹ Theo em, như vậy có hợp lý không? Vì sao?

Hướng dẫn (tr56)

Nhan đề mà nhà thơ lựa chọn hoàn toàn phù hợp với chủ đề của tác phẩm bởi vì: Nguyễn Khoa Điềm không chỉ viết về một em bé cụ thể mà viết cho rất nhiều em bé đã, đang và sẽ lớn lên trên lưng của các bà mẹ Tà

Ôi và các bà mẹ miền núi khác

Từ đó bài thơ khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của tất cả những bà mẹ Việt Nam, thương con, yêu nước Bằng đôi bàn tay tần tảo và trái tim chan chứa yêu thương, họ đóng góp không nhỏ vào cuộc đấu tranh giành

tự do, thống nhất đất nước

3 TRONG LÒNG MẸ ( NHỮNG NGÀY THƠ ẤU) - NGUYÊN HỒNG

4 MÂY VÀ SÓNG - TA GO

Phần I Trắc nghiệm( Đề ôn HN 2009-2010)

1 Tác giả của bài thơ Mây và sóng là ai ?

Mông-pa-xăng

Trang 2

2

2 Tác giả của bài thơ Mây và sóng là người nước nào ?

3 Nhận xét nào đúng với nghệ thuật của bài thơ Mây và sóng ?

A Bài thơ có hình thức đối thoại của hai mẹ con

B Bài thơ có hình thức độc thoại của em bé

C Bài thơ là lời kể của nhân vật em bé

D Bài thơ là đối thoại lồng trong lời kể của em bé

4 Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng còn có

thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì ?

A Tình mẫu tử là điểm tựa để con người có thể tránh được những cám dỗ

B Hạh phúc của con người do chính con người tạo dựng

C Tình yêu là cơ sở cho sự sáng tạo của con người

D Cả ba ý trên

5 Tác phẩm văn học của những nước nào chưa được học trong

chương trình Ngữ văn THCS ?

A Đan Mạch – Ấn Độ C Trung Quốc – Nga – Tây Ban Nha

B Anh – Pháp – Mĩ D Lào – Thái Lan- Cam-pu-chia

6 Tác phẩm nào kể về cuộc sống của một con vật giữa thế giới loài

người ?

A Tiếng gọi nơi hoang dã C Dôn-ki-hô-tê

B Rô-bin-xơn Cru-xô D Các tác phẩm ở B và C

7 Nhân vật nào không có trong tác phẩm Cố hương ?

Trang 3

3

8 Phần trích “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường Người ta

đi mãi thì thành đường thôi” nằm trong tác phẩm nào ?

B Chiếc lá cuối cùng D Rô-bin-xơn Cru-xô

I Trắc nghiệm

Đáp

án

CHUYÊN ĐỀ 9:

1 VIẾNG LĂNG BÁC:

Câu 1 Đoạn văn( Đề ôn HN 2009-2010)

a) Chép chính xác bốn câu cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn

Phương

b) Viết đoạn văn khoảng 8 câu, trình bày những cảm xúc của em

khi đọc khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (Yêu cầu: gạch dưới phần phụ chú)

Phần II Tự luận

Câu 1 Đoạn văn

a) Chép chính xác bốn câu thơ kết bài Viếng lăng Bác:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

a) Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận về khổ thơ:

- Những suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ: muốn được ở mãi bên lăng Bác, muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật bên lăng Đặc biệt, muốn làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hàng tre xanh xanh Việt

Trang 4

4

Nam Nghĩa là nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc

- Cũng nói về cảm xúc của bản thân khi đọc đoạn thơ, về tình cảm của nhà thơ, của nhân dân với Bác

1 Tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua

bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

a) Gợi ý nội dung phần thân bài:

* Cần phân tích những cảm xúc chân thành của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác để từ đó khái quát, đó cũng là tình cảm của nhân dân đối với Bác

- Phân tích khổ thơ thứ nhất để thấy tâm trạng xúc động của nhà thơ khi đén lăng Bác

+ Câu thơ mở đầu như một thông báo nhưng lại nói với ta rất nhiều điều về tấm lòng người dân miền Nam với Bác

+ Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc

- Phân tích khổ thơ thứ hai, tập trung vào hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng thể hiện sự tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ

- Khổ thơ thứ ba: Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác: tâm hồn cao đẹp của Bác, sự trang nghiêm, trong trẻo nơi Bác yên nghỉ

và nỗi đau không nén nổi trước sự ra đi của Bác

- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy được nâng lên thành ước muốn sống đẹp ở khổ thơ thứ tư, khi trở về Đó là muốn được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác của Viễn Phương Đặc biệt, nguyện ước sống trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc

Trang 5

5

* Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác

b) Yêu cầu về hình thức:

- Thực hiện được các thao tác phân tích thơ

- Bố cục bài hợp lí

- Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc

Câu 2 Đoạn văn

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viếng lăng Bác – Viễn

Phương)

a) Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở

câu thơ trên

b) Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ

mà em đã học (ghi rõ tên và tác giả bài thơ)

2 a Phân tích để thấy :

- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời” Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc

- Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại cảu Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước

- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta

b Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời :

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1

Trang 6

6

Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

Mai về Miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

a Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó

b Viết một đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên

Gợi ý :

a Khác nhau và giống nhau:

- Khác nhau :

+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác

- Giống nhau :

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung

+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình

b HS chọn đoạn thơ để viết nhằm làm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và

ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ

- Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân

ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết

Trang 7

7

Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc ạch những tâm niệm của mình Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đè cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng

- Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giộng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha th hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót

Ngày đăng: 08/08/2015, 00:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w