1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn hành vi tổ chức CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

44 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 323 KB

Nội dung

Điều này tùy thuộc rất nhiều vào từng tổchức riêng biệt, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổchức ở Việt Nam đó là: - Sự thành thực thể hiện là no

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22/9/2014

Trang 2

Trang 4

MỤC LỤC

2.3 Biểu hiện, bản chất và cấp bậc văn hóa doanh nghiệp 5

CHƯƠNG II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

8

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nói đến văn hóa là nói đến con người - nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ởloài người, Có thể nói, văn hoá là đặc trưng “bản chất người” của cá nhân và cộngđồng, văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là những suy

tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế, chính trịvà xã hội

Văn hóa tồn tại trong mọi hoạt động đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội… Ở từng lĩnh vực, văn hóa sẽ gắn kết với lĩnh vực, mục đích hoạt động trong lĩnhvực đó mà sẽ thể hiện một nét văn hóa riêng nhưng cùng một mục tiêu hướng tớinhững giá trị chân - thiện - mỹ trong đời sống

Trong lĩnh vực kinh tế, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp ngoài việcphụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như: điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế chung, sựcạnh tranh… còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong như nguồn lực về conngười, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, xúctiến quảng cáo Vì vậy, tất yếu mỗi doanh nghiệp sẽ tự hình thành và phát triển nhưmột yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh để tạo ra vị thế cạnhtranh riêng của doanh nghiệp mình và những yếu tố đặc trưng này được gọi chung làvăn hóa doanh nghiệp

Chính bởi tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đến sự thành bại tronghoạt động của doanh nghiệp mà ngày nay việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa doanhnghiệp đã được các tổ chức, doanh nghiệp rất quan tâm chú trọng Trong đó, đặc biệtlà việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp để từ đó tìmđược biện pháp ứng dụng, tác động vào để có thể tận dụng một cách có hiệu quả nhấtnhững giá trị của văn hóa doanh nghiệp

Đó là lý do nhóm nghiên cứu chọn nghiên cứu đề tài “Các yêu tố ảnh hưởngđến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp” để có thêm thông tin, kiến thức về lĩnh vựcvăn hoa doanh nghiệp cho nhóm nói riêng cũng như góp phần vào việc tìm hiểu về vănhóa doanh nghiệp nói chung

Trang 6

CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1 Văn hóa là gì?

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá:

Có ý kiến cho rằng: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi – cái

đó là văn hoá”.

Có ý kiến lại hiểu theo cách khác: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách

tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.1

2.Văn hóa doanh nghiệp là gì?

2.1 Khái niệm

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này Mỗi nền văn hóakhác nhau có các định nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khácnhau về văn hóa doanh nghiệp Ước tính hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về vănhóa doanh nghiệp Sau đây là một vài cách định nghĩa văn hóa doanh nghiệp:

“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức

khác trong lĩnh vực” (Gold, K.A.)

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ

biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.

(Kotter, J.P & Heskett, J.L.)

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và

tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P & Walters, M.)

Còn nếu nói theo cách ví von: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh

Trang 7

khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanhnghiệp.

2.2 Nguồn gốc những giá trị văn hóa doanh nghiệp

Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trịcủa doanh nghiệp Trong cuốn sách Văn mình làm giàu và nguồn gốc của cải của TS.Vương Quân Hoàng, chúng ta đã được đề cập tới khái niệm giá trị Giải thích một cáchđơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quan trọng, có ích Cụm từ

“Quan trọng” và “Có ích lợi” là rất đáng lưu tâm trong xây dựng văn hóa doanhnghiệp Bởi lẽ, lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp nếu khôngtruyền đạt được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại Nhân viên cần đượcgiáo dục nhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào làthành viên của công ty, và có ích cho công việc của họ chứ không phải họ mang nhữngthứ đó để làm quảng cáo

Rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thứccủa nhân viên mình với các giá trị văn hóa Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệthống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu moihình thức triển khai chỉ là phong trào Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy những giá trịnào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý Điều này tùy thuộc rất nhiều vào từng tổchức riêng biệt, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổchức ở Việt Nam đó là:

- Sự thành thực (thể hiện là nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện nhữnggì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện)

- Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sang với công việc, không ngại khó khăn,làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức)

- Sự khôn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luậnnhững điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất)

Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo…Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp

Trang 8

2.3 Biểu hiện, bản chất và cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp

Một số biểu hiện trong văn hóa doanh nghiệp rất dễ quan sát, đó là lớp bề mặtcủa văn hóa hay còn gọi là văn hóa hữu hình, còn phần lõi có ảnh hưởng sâu và mạnhhơn rất nhiều thì vô hình 2

Biểu hiện hữu hình Biểu hiện vô hình

- Trang phục làm việc

- Môi trường làm việc

- Lợi ích

- Khen thưởng

- Đối thoại

- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

- Mô tả công việc

- Cấu trúc tổ chức

- Các mối quan hệ

- Các giá trị

- Đối thoại riêng

- Các quy tắc vô hình

Bản chất văn hóa doanh nghiệp

Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụđược sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuậncho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận

Cấp độ thể hiện văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau Cấp dễ thấynhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày nhưng cách báo cáo công việc, giữ gìntài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tụchành chính…

Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mìnhđúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không Đây là điều Lãnh đạodoanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bước

Trang 9

Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩvà xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanhnghiệp Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗithành viên Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trởthành một thứ Đạo, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo.

3 Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Nó giúpdoanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập Nhiều người chorằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp Tác dụng của văn hóadoanh nghiệp thể hiện:

3.1 Tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chấtcông việc mình làm Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữacác nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh Văn hóa doanhnghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diệnvì là một thành viên của doanh nghiệp Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảymáu chất xám” đang phổ biến Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làmviệc Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thunhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồngnghiệp tôn trọng

3.2 Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câuchuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc Khi phải ra mộtquyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phảixem xét

3.3 Giảm xung đột

Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp Nó giúpcác thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hànhđộng Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tốgiúp mọi người hoà nhập và thống nhất

Trang 10

3.4 Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực làm tăng hiệuquả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúpdoanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường

Qua nội dung đã tìm hiểu trên, một điều chắc chắn có thể nhận thấy là giá trịquan trọng, quyết định của văn hóa doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh hay nói mạnhhơn là sự thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế Chính vì, mỗi doanhnghiệp cần phải có cái nhìn đầy đủ, chính xác về văn hóa doanh nghiệp, tầm quantrọng của văn hóa doanh nghiệp để xác định được mô hình văn hóa doanh nghiệp nàophù hợp với doanh nghiệp mình đang hoạt động xây dựng mà tiến hành xây dựng

Tuy nhiên, để xây dựng được mô hình văn hóa doanh nghiệp như mong muốncủa doanh nghiệp, điều cốt lõi mà doanh nghiệp cần biết đó là các yếu tố nào ảnhhưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp để từ đó tìm cách tác động, ứng dụngcho phù hợp với mô hình văn hóa doanh nghiệp mình xây dựng Nội dung này sẽ đượctrình bày trong Chương II của bài nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1 Văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc là cách ứng xử, kinh nghiệm sống của một quốc gia, một dântộc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

Văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự tổng hòa củaquan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởngkinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trongdoanh nghiệp chấp nhận, tuân theo

Có thể nhận thấy điều này qua sự khác biệt khi so sánh ảnh hưởng văn hóa dântộc đến văn hóa trong doanh nghiệp giữa doanh nghiệp phương Đông và phương Tây

Ví dụ:3

Buổi trưa, làm cùng sở, rủ nhau đi ăn, mỗi

người tự động trả tiền phần ăn của mình

Nếu cả nhóm cùng tổ chức tiệc đãi một

người nào đó thì phí tổn chia đều

Mình mời người ta đi ăn thì mình phảimóc túi trả tiền, cho nên Việt Nam có

danh từ “khổ chủ”.

Ảnh hưởng bởi văn hóa thuần lý trí (Cái

gì cũng phải hợp lý) Họ rất lịch sự, kiên

nhẫn nhưng không nhường nhịn Đụng tới

quyền lợi của họ thì biết tay họ ngay

Cách đây không lâu, một ông chánh án ở

Nữu Ước đã kiện đòi bồi thường 1 triệu

đô-la chỉ vì chủ nhân một tiệm Dry Clean

(Giặt Sấy Khô) người Đại Hàn, đã làm

mất bộ quần áo của ông

Ảnh hưởng bởi giáo lý “Từ Bi, Hỷ Xả”

do đó thường nhẫn nhục, chịu đựng dùcó thiệt thòi

Thảo luận thẳng thắn Già trẻ, lớn bé đều

ngang nhau

Phải biết kính trên, nhường dưới

Thời giờ đối với Phương Tây rất quý cho

nên có câu “Thời giờ là vàng bạc” Trong

thương trường thì giờ lại còn quý báu gấp

bội Hẹn hò phải đúng giờ Họp hành phải

đúng giờ và kết thúc đúng giờ Giờ nào

Hình như thời giờ thừa thãi và co dãncho nên có danh từ “giờ cao-su” Tiệccưới đề 6 giờ mãi 8 giờ mới khai mạc vì

đa số khách đến trễ Hẹn 10 giờ sáng, 12giờ mới tới, làm bạn bè, khách hàng,

Trang 12

nghỉ là nghỉ Giờ nào tái nhóm, là tái

nhóm, không có chuyện lộn xộn Trễ giờ,

không tôn trọng giờ giấc là bày tỏ cho

người khác thấy tính không tin cậy của

mình

người hùn hạp méo mặt Thực tế đối vớiPhương Đông, một năm chỉ xử dụngđược nửa số giờ Một trăm năm chỉ xửdụng được có 50 năm tổng số giờ Có thểvì thế mà Phương Đông chậm tiến so vớiPhương Tây chăng?

1.1 Châu Á (đại diện là Nhật Bản) 4

Nhật Bản là quốc gia quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ biếtxây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềmsay mê sáng tạo của công nhân

Để làm được điều này phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh nghiệpbiết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với văn hóa của dân tộc Bên cạnh đó, trong quátrình phát triển, mỗi nước phải biết lựa chọn một hướng đi đúng đắn để phát triển vàquảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình Nội dung về ảnh hưởng văn hóa dân tộcđến văn hóa doanh nghiệp sẽ rõ hơn khi quan sát mô hình quản lý doanh nghiệp NhậtBản

Một mặt, người Nhật tiếp thu cách quản lý doanh nghiệp và kỹ thuật tiên tiếncủa Mỹ; mặt khác, các doanh nghiệp Nhật đã chú trọng thích đáng đến việc xây dựngvăn hóa doanh nghiệp, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hòa quyện trong văn hóadoanh nghiệp Ai cũng biết sau thế chiến thứ hai, trong khi tiếp thu ở quy mô lớn hệthống lý luận quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ nghĩa

cá nhân và chủ nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu, Mỹ để giữ lại văn hóaquản lý kiểu gia tộc

Vì chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân xung đột với văn hóa truyền thống củaNhật Bản Văn hóa Nhật Bản suy cho cùng hòa đồng gắn bó mật thiết với tinh thần

“trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử

Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho vănhóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo ra hệ thống quản lýđộc đáo kiểu Nhật Bản

Trang 13

Cốt lõi của quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tự công lao hằngnăm, công đoàn nằm trong nội bộ doanh nghiệp Đây thực sự là ba bí quyết lớn củaquản lý Nhật Bản Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các công ty lớn củaNhật phát triển mạnh mẽ chính là họ biết gắn công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lýdoanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc.

1.2 Châu Âu 5

Các khác biệt văn hóa không chỉ tồn tại đối với các quốc gia cách xa nhau.Trong quá trình nghiên cứu, nó đã trở nên ngày càng rõ ràng rằng có một số cấp độkhác biệt giữa nền văn hóa Bở Tây và Bờ Đông của Mỹ như giữa các quốc gia khácnhau

Tất cả các ví dụ cho rằng có một ranh giới văn hóa rõ ràng giữa vùng Đông Bắc

Âu (phân tích logic các hệ thống và duy lý) và vùng Châu Âu - Latin (liên quan đếncon người nhiều hơn, sử dụng nhiều trực giác và cảm nhận hơn) Thậm chí có nhữngkhác biệt rõ ràng giữa những người láng giềng Hà Lan và Bỉ

Một nhà quản lý người Bỉ thông thường có ý tưởng tổ chức kiểu gia đình, Ông

ta hay Bà ta cảm nhận tổ chức kiểu phụ hệ và có trật tự, và giống nhiều nền văn hóaLatin, người cha quyết định mọi việc Người Bỉ cho rằng một nhà quản lý người HàLan là quá dân chủ: thật vớ vẫn khi mọi người cứ phải hỏi ý kiến lẫn nhau

Người quản lý Hà Lan nghĩ theo cách nhất quán với đạo đức của đạo Tin Lànhhơn người Bỉ, người suy nghĩ và hành động nhiều hơn theo cách Thiên Chúa Giáo.Hầu hết các giám đốc người Hà Lan không tin tưởng vào quyền lực, trong khi cácgiám đốc người Bỉ có xu hướng coi trọng nó.4

Hầu hết tất cả các cuộc thảo luận việc thống nhất Châu Âu đều phải đề cập cácvấn đề luật pháp - kỹ thuật Nhưng khi những vấn đề này được giải quyết thì khó khănthật sự lại nảy sinh Không ở đâu các nền văn hóa khác biệt nhiều như ở Châu Âu Nếubạn định ăn với người Pháp, đầu tiên bạn phải học các ăn trưa thật lâu

Người sáng lập Cộng đồng Châu Âu, Jean Monnet, từng tuyên bố: “Nếu mộtlần nữa tôi phải đối mặt với thử thách hội nhập Châu Âu, có thể tôi sẽ bắt đầu với vănhóa” Văn hóa là hoàn cảnh để các sự việc xảy ra; không có hoàn cảnh thậm chí cácvấn đề về luật pháp sẽ thiếu đi ý nghĩa

Trang 14

1.3 Mỹ 6

So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ cũng có những điểm khác biệt.Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địamới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộngvới tinh thần trách nhiệm nghiêm túc Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc vănhóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộcsống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ Bản sắc văn hóa Mỹ làmcho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơhội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giànhthắng lợi

Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng,khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanhnghiệp nước Mỹ 5, 6

Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triểntrong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước

1.4 Việt Nam 7

Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến Qua các thời kỳ lịch sử khácnhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi vàtinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét

Sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đãkhiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc

Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, góp phầnlàm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng

ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển

Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bảnsắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo củatất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau

Trang 15

Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sựhài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế đểxây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại

Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Namphấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễdàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nôngkhinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộngkinh tế thị trường, làm ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không

ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dámđổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại…

Văn hóa của quốc gia này nếu muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một dân tộckhác mà không ăn khớp với bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị văn hóa bản địabài xích, gạt bỏ Vì thế, văn hóa doanh nghiệp của xí nghiệp dứt khoát phải coi bản sắcvăn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển

Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụđược sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuậncho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận Cả hai mặt này đềuliên quan tới văn hóa dân tộc sở tại, liên quan tới quan niệm giá trị, đặc trưng hành vicủa dân tộc đó Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bảnsắc văn hóa dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhậpnguyên xi mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, không gắn kết với văn hóa bảnđịa, họ sẽ thất bại

Trang 16

2 Văn hóa người lãnh đạo 8

Người lãnh đạo, Nhà lãnh đạo, không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức vàcông nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thứchệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại của doanh nghiệp Qua quá trình xâydựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phảnchiếu lên văn hoá doanh nghiệp

Để hình thành nên hệ thống giá trị, niềm tin và đặc biệt là quan niệm chungtrong toàn doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài, thông qua nhiều hình thức khácnhau, có thể liệt kê một số cách thức sau đây:

2.1 Tăng cường tiếp xúc giữa nhà lãnh đạo và nhân viên: Những lời phát biểu

suông tại các cuộc họp, những lời huấn thị từ văn phòng điều hành sẽ không thuyếtphục bằng chính hành động của nhà lãnh đạo và sự tiếp xúc thường xuyên với cácnhân viên của mình Có thể coi quá trình tiếp xúc này là quá trình truyền đạt những giátrị, niềm tin quy tắc của nhà lãnh đạo tới nhân viên Qua thời gian, những giá trị vàquy tắc sẽ được kiểm nghiệm và công nhận, trở thành “hệ thống dẫn đạo" chung chotoàn doanh nghiệp

2.2 Sử dụng các chuyện kể huyền thoại, truyền thuyết Như một phương thức hiệu

quả để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị văn hoá chung Chúng thổi sinh khí vàomọi hành động, ý nghĩ của nhân viên, làm cho nhân viên thực sự hãnh diện về công tycủa mình, coi công ty là môi trường thân thuộc để cống hiến và phát huy mọi năng lực.Tại Great Plains, một tập đoàn nổi tiếng của Mỹ vẫn còn lưu truyền câu chuyện vềTổng giám đốc của họ Doug Burgum, trong một cuộc họp thường niên đã tự đập 3quả trứng vào đầu mình trước mặt các nhân viên và quan khách sau vụ một sản phẩmthất bại trên thị trường vì những khiếm khuyết về hình thức Bằng hình thức "tự trừngphạt mình như vậy Burgum muốn thể hiện rõ ràng rằng ông thấy mình phải chịu phầntrách nhiệm rất lớn cho việc đã làm "xấu mặt" công ty

2.3 Các khối, lễ kỉ niệm, buổi gặp mặt, biểu tượng, phù hiệu cũng đóng vai trò

rất lớn trong việc truyền đạt hệ thống giá trị niềm tin quy tắc Góp phần tạo ranhững nét đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, cũng giống như khi nhắc đến Toyotangười ta nghĩ ngay đến biểu tượng ba hình dịp đan nhau Mercede Benz với biểu tượngchiếc vô lăng Mitsubishi với biểu tượng ba hình thoi chung đỉnh cách đều nhau Tuynhiên, trong cùng một doanh nghiệp các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra

Trang 17

những giá trị khác nhau Trong đó lãnh đạo viên và các nhà điều hành kế cận sẽ lànhững người ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa của doanh nghiệp.

2.4 Sáng lập viên

Người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hoá căn bản của doanhnghiệp Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hoá doanh nghiệp đồngthời tạo nên nét đặc thù của văn hoá doanh nghiệp Một doanh nghiệp cũng giống nhưmột con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách.Trong thời kỳ này người sáng lập và lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môitrường hoạt động và các thành viên sẽ tham gia vào doanh nghiệp Những sự lựachọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính và những triết lý riêng củabản thân nhà lãnh đạo

Có rất nhiều công ty nổi tiếng mà tên tuổi và sự thành công của chúng gắn liềnvới tên tuổi của người sáng lập như: Microsoft với Bia Gates, HP với Hewlete vàPackard, Sony với Akio Morita Các nhà kinh doanh xuất sắc thường ngày từ khi mớilập nghiệp đã có một lý tưởng kinh doanh rõ ràng với những mục tiêu lớn lao Chínhcái lý tưởng và mục tiêu kinh doanh đó cùng với năm tháng, sẽ định hình trong triết lýcủa doanh nghiệp cuốn hút được sự tham gia của nhân viên vào công việc của doanhnghiệp và đem lại cho những công việc này những ý nghĩa vượt xa mục đích làm đểkiếm tiền

Có thể chứng minh vai trò của người sáng lập bằng thực tế của công ty Honda.Công ty hữu hạn Honda Motor được thành lập vào năm 1948 với hai đồng sáng lậpviên là Takeo Fuiisawa và Soichiro Honda Trong vòng hai thập kỷ công ty đã thâmnhập vào thị trường Mỹ và trở nên nổi tiếng không chỉ bởi sự nhanh chóng thành côngtrên thương trường mà còn bởi sự ra đời của "phương pháp Honda" mà khởi nguồn lànhững quan niệm của Soichiro Honda và Takeo Fujisawa trải qua thời gian trở thànhquan niệm chung cho toàn công ty Đương đầu và nhũng gay go nhất trước tiên:Soichiro Honda chủ trương "chỉ trải qua thất bại ta mới có được những kinh nghiệmquý báu” Chính vì thế ông không bao giở tránh né những thách thức gay go

Năm 1948 khi còn là một công ty xe gắn máy nhỏ với số vốn ít ỏi , HondaMotor tưởng chừng như không thể sống nổi trong thị trường chen chúc của Nhật với

247 công ty

Vậy mà, năm 1959, Honda đã "dám" chấp nhận sự thách thức khi gia nhập thịtrường lớn nhất thế giới là nước Mỹ Bước đầu bán xe hơi sau đó Honda "cả gan" sản

Trang 18

xuất xe gắn máy và xe hơi ngay trên đất Mỹ Đây chính là công ty ngoại quốc đầu tiênthiết lập được một nhà máy sản xuất mô lớn thứ hai tại Mỹ Tầm quan trọng của tốcđộ: Soichiro rất thích dùng sự tương đồng trong việc đua xe hơi khi nói về Honda.Theo ông cơ sở để Honda giành được thắng lợi trong cuộc đua là phải luôn luôn thayđổi ông nhấn mạnh: lở một phía, chúng ta có giới khách hàng luôn luôn thay đổi và ởphía kia, kỹ thuật đang thay đổi Để sống còn trong nền công nghiệp ô tô, chúng taphải thay đổi được các đối thủ của chúng ta Chính nhà công nghiệp ô tô nào thay đổimau nhất sẽ chiến thắng"

Ngày 19/9/1985 nhà máy HAM (tên gọi của xí nghiệp sản xuất xe hơi củaHonda tại Mỹ) đã đi vào lịch sử xe hơi tại Mỹ đó là sự ra đời của xe Accord đầu tiê,mẫu năm 1986, một mẫu hoàn toàn mới Những nguyên tắc mà Soichiro đưa ra ở trênphải trải qua một quá trình tích luỹ dần dần mới ngấm sâu vào tinh thần làm việc củacác thành viên qua thời gian

Nhiều năm sau người ta mới đúc kết và gọi tập hợp những nguyên tắc đó làphương pháp", còn gọi là "triết lý' Chính những triết lý ấy đã trở thành một phần rấtquan trọng của văn hoá doanh nghiệp và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanhnghiệp

2.5 Người lãnh đạo kế cận

Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp Khi doanh nghiệpthay đổi nhà lãnh đạo điều này có thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặtvới một trong hai tình huống sau:

(1 ) doanh nghiệp sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, với những thay đổi mạnh

mẽ về cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, đường hường chiến lược phát triển , nhữngthay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ bản của văn hoá doanh nghiệp;

(2) tình huống sau có vẻ ít "đau đớn" hơn, nhà lãnh đạo mới vẫn giữ nguyênđường

lối chiến lược cũ, bộ máy nhân sự không có những thay đổi quan trọng Tuy nhiên, kể cả trong tình huống này, văn hoá doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi.bởi vì văn hoá doanh nghiệp bản thân nó là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính vànhững triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp Hai nhà lãnh đạo khác nhau thìtất yếu những giá trị mà họ tạo ra cũng sẽ khác nhau

Trang 19

3 Sự đòi hỏi từ văn hóa bên ngoài 9

Những giá trị được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác:

3.1 Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau Để tồn tạitrong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trìvăn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín cửa mà phải mở cửavà phát triển giao lưu về văn hóa Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện chocác doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanhnghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại

3.2 Văn hóa tập đoàn đa quốc gia:

Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thếgiới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa vănhóa Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đaquốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa

3.3 Những giá trị học hỏi từ các doanh nghiệp khác:

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình Chính văn hóa tổ chức làmnên nét riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanhnghiệp khác Tuy nhiên có một số giá trị có thể học tập được, chia sẻ được Điều quantrọng là cần xác định được giá trị đó có phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của mìnhhay không Không nên học tập một cách máy móc, mà phải chọn lọc những giá trị phùhợp, áp dụng vào doanh nghiệp một cách linh hoạt, sáng tạo

3.4 Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp:

Những kinh nghiệm ban đầu của tập thể hình thành nên nền tảng của văn hóa tổchức Qua quá trình hoạt động, các kinh nghiệm được tích lũy ngày càng nhiều bổsung và làm phong phú thêm cho văn hóa của tổ chức

Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình vàđây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợihại Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóanổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới.Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập

Trang 20

đoàn Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phảimất nhiều thời gian và tiền bạc.

Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ, Tậpđoàn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông - sản xuất loại đồ uốngmang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng củanhững người theo Phật giáo) để đến với khách hàng là những tín đồ của Phật giáo Đểbảo hộ cho biểu tượng này, Tập đoàn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệuPepsi đã lên tới 55 tỷ USD Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đoàn Coca Cola.Tập đoàn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng, uy tíncũng như nghệ thuật kinh doanh

Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội Văn hóa tổ chức cần phải thay đổi chophù hợp với sự thay đổi của xã hội Nếu văn hóa tổ chức không có sự điều chỉnh thayđổi cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội thì văn hóa tổ chức sẽ nhanh chóng bị lạchậu, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp

Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên mới đến mang lại Khi 1 hay nhiềuthành viên mới gia nhập vào tổ chức, họ sẽ đem đến tổ chức những giá trị văn hóamới Những giá trị đó có thể từ tổ chức trước kia họ từng tham gia hoặc những giá trịtích lũy từ kinh nghiệm sống và làm việc của họ Đó có thể là những niềm tin, nhữnghành vi giao tiếp, những cách ứng xử trong tổ chức… Những giá trị đó nếu phù hợpvới văn hóa của tổ chức sẽ được tổ chức chấp nhận, giữ lại, tạo điều kiện phát huy,truyền bá ra toàn tổ chức để tất cả các thành viên trong tổ chức đều biết đến và cuốicùng trở thành văn hóa của tổ chức

Coca Cola đã chiến thắng Pepsi Cola trên thương trường mặc dù đồ uống CocaCola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12 loại đồ uống hàng đầu của nước Mỹ về chất lượngvà đồ uống này đã bị người tiêu dùng châu Âu tẩy chay vào năm 1999

Trang 21

3.5 Văn hóa doanh nghiệp gia đình:

Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong đó mộtgia đình là hạt nhân của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởngcủa truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết

lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinhdoanh Thông thường, trong gia đình, người chủ gia đình thường nắm được bí quyết vềmột nghề nghiệp nào đó và dựa vào nghề nghiệp đó để thành lập doanh nghiệp giađình Vì thế, văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn tác động củaphong cách lãnh đạo của người chủ gia đình Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đìnhthường được đề cao vì họ vừa là người chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sảncủa gia đình Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất giày dép Biti’s (Việt Nam) là một biếnthể của doanh nghiệp gia đình Doanh nghiệp này có một nền văn hóa mạnh và cácthành viên của doanh nghiệp đều thấm nhuần được những giá trị và chuẩn mực củavăn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp này đang có triển vọng trở thành một trongnhững công ty đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam

Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính đó là yếu tốvùng miền - tộc người, phong cách nhà lãnh đạo - mong muốn phát triển doanh nghiệptheo hướng nào và những đòi hỏi thay đổi văn hóa để hội nhập theo kịp đà phát triểnkhu vực và thế giới Theo đó, tùy vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành vănhóa doanh nghiệp khác biệt tại từng môi trường sẽ dẫn đến hình thành các mô hình vănhóa doanh nghiệp khác nhau

Trang 22

CHƯƠNG III MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Có 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp như sau:10

1 Mô hình văn hóa gia đình:

Khi nói đến gia đình là chúng ta nghĩ ngay đến mái ấm thân thuộc, mang tínhnhân văn đầy thiêng liêng Trong mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, mối quan hệgiữa các thành viên trực tiếp gần gũi nhưng có thứ bậc trên dưới, như trong gia đình

1.1 Lãnh đạo, quyền lực và mối quan hệ giữa các thành viên

Người lãnh đạo giống như “người cha”, giàu kinh nghiệm và có quyền hành lớnđối với nhân viên – “người con” Kết quả là sự hình thành doanh nghiệp hướng quyềnlực, trong đó người lãnh đạo giữ vai trò như người cha biết việc gì cần làm và biết điềugì tốt cho con cái Đây là loại quyền lực hết sức thân thiện, ôn hòa không hề có tính đedọa, áp lực

Với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, sự hài lòng trong các mối quan hệgia đình tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâuthuẫn Việc làm hài lòng cấp trên là một phần thưởng Lãnh đạo phải làm gương, cótiếng nói, tạo được mẫu hình riêng, có vị thế và mong muốn cấp dưới “cùng chung chíhướng”,… Người lãnh đạo khéo léo đóng vai trò là chất xúc tác, tạo nguồn năng lượngdồi dào, và có sức hấp dẫn đến tận sâu thẳm tình cảm và niềm say mê của cấp dưới.Họ giống như người lãnh đạo các phong trào giải phóng, cải tổ, phản đối, khai sángcho các thành viên và cả xã hội

Quyền lực trong mô hình văn hóa gia đình được thực thi thông qua sự hòa hợpgiữa các thành viên Sự trừng phạt lớn đối với các thành viên là không còn được mọingười yêu mến Áp lực đối với họ là tính đạo đức xã hội chứ không phải là tài chínhhay pháp lý Quyền lực trong mô hình gia đình không thể tranh giành được vì nókhông phụ thuộc vào nhiệm vụ mà vào vị trí được quy cho Người nhiều tuổi hơn sẽ cónhiều quyền hành hơn, họ phải được hướng dẫn một cách toàn diện và trung thànhtuyệt đối để xứng đáng với địa vị của mình

Văn hóa doanh nghiệp theo mô hình gia đình có xu hướng trở thành môi trườngkhép kín Lượng thông tin càng nhiều, truyền thống, tập tục gia đình càng phong phúthì sợi dây liên kết càng bền chặt, môi trường càng khép kín thì người ngoài càng cảm

Ngày đăng: 07/08/2015, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w