Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
413 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC Môn học : Hành Vi Tổ Chức Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Chương Sinh viên thực hiện : Nhóm 11 Lớp : VB16BQT01 Tp.Hồ Chí Minh, 09/2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC 1 PHẦN A: 1 PHẦN B: NỘI DUNG 3 PHẦN C: Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….19 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ TRẮC NGHIỆM …………………………………… 20 1 PHẦN A: I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ: Vấn đề được đặt ra là bản chất của con người là gì để có thể phân biệt con người với các loài động vật khác; Con người thể hiện bản chất của mình như thế nào; Và cơ sở của sự xuất hiện ý thức giá trị của con người là gì? Thật ra, tất cả những vấn đề trên đã được quan tâm lý giải từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ triết học. Mỗi cá nhân là một thành phần quan trọng tạo nên xã hội, sự thay đổi của mỗi cá nhân đều gây ra những tác động đến sự phát triển của xã hội và gây ảnh hưởng đến những cá nhân khác. Giá trị theo quan điểm của mỗi người sẽ ít nhiều khác biệt nhưng nhìn chung nó được thống nhất theo những chuẩn mực quy định của xã hội. Lẽ đương nhiên, từ sự ảnh hưởng này nên những thay đổi trong đời sống xã hội ít nhiều đều có tác động đến hệ thống giá trị mà mỗi cá nhân quy định cho bản thân để sống và lao động trong cuộc đời họ. Cụ thể hơn là trong một tổ chức mà bạn đang làm việc , giá trị cá nhân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày. Khi những việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bạn, cuộc sống dường như vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng. Ngược lại, khi công việc bạn làm đi ngược lại các giá trị bản thân, bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, và chắc chắn, công việc của bạn sẽ không thành công như mong muốn. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Thông qua phân tích mối liên hệ này nhằm tìm hiểu những giá trị cá nhân của con người để biết được giá trị cá nhân thay đổi như thế nào khi xã hội thay đổi, đồng thời phân tích sự tác động của giá trị cá nhân đến tổ chức. Từ đó định hướng, thay đổi giá trị của bản thân sao cho phù hợp với sự phát triển xã hội theo hướng tích cực. III. PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu sẽ đề cập đến các vấn đề sau: ảnh hưởng của từng yếu tố xã hội như hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp khi thay đổi sẽ có tác động đến giá trị cá nhân trong tổ chức như thế nào. Từ các kết quả thu 2 được, đề tài sẽ phân tích hành vi của giá trị cá nhân trong tổ chức thay đổi khi xã hội có sự phát triển. Tham khảo thêm tài liệu trên internet, sách vỡ có liên quan đến đề tài. 3 PHẦN B: NỘI DUNG I. GIÁ TRỊ CÁ NHÂN: 1. Khái niệm giá trị cá nhân: Giá trị cá nhân là tiêu chuẩn hành vi của con người là sự cai trị của lời nói đúng sai, thái độ của sự khách quan và thực hiện theo các nguyên tắc của tự kiểm soát và cố gắng để ảnh hưởng đến những người khác. Rokeach nghĩ rằng giá trị cá nhân là niềm tin cốt lõi của tổng niềm tin và nó quyết định liệu người ta có nên làm điều gì và xem xét sự siêng năng là giá trị đối với một số loại kết quả, là một khái niệm tóm tắt các cấp độ của cấu trúc tâm lý, là động lực lâu dài hướng hành vi của con người theo trạng thái mong muốn. Giá trị cá nhân là quan điểm chính trong đời sống con người và ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của khách hàng, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống nhận thức của khách hàng và có một ảnh hưởng lâu dài lên hành vi hơn thái độ. Là một thay thế cho văn hóa, quan điểm “cá nhân” giải thích hành vi dựa trên những đặc điểm, tính cách cá nhân, bao gồm: giá trị, niềm tin, và đặc điểm. Giá trị là khía cạnh cơ bản và lâu dài của cả con người và tổ chức. Bởi vì giá trị chung cho văn hóa tổ chức và đặc điểm cá nhân, chúng thường được sử dụng như một biện pháp cá nhân khi nghiên cứu sự phù hợp giữa con người và tổ chức. Những giá trị thể hiện những phán quyết cơ bản về các dạng cụ thể của hành vi hoặc tình trạng cuối cùng là được ưa thích hay không ưa thích (đối với cá nhân hay xã hội). Giá trị chứa đựng các yếu tố phán quyết trong đó bao gồm các ý kiến của một cá nhân về cái gì là đúng, hoặc sai; tốt, hoặc xấu; được ưa thích hay không được ưa thích. Những giá trị luôn chứa đựng sự quy kết về nội dung và cường độ: Sự quy kết nội dung cho rằng cách thực hiện hoặc tình trạng cuối cùng là quan trọng hay không quan trọng. Sự quy kết về cường độ cụ thể hóa nó là quan trọng như thế nào, đến mức nào. 4 2. Tầm quan trọng, nguồn gốc và đặc điểm của giá trị cá nhân: a. Tầm quan trọng của giá trị: Trong nghiên cứu hành vi tổ chức, giá trị là quan trọng bởi nó đặt cơ sở cho hiểu biết về thái độ, động cơ, cũng như ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta. Một cá nhân gia nhập một tổ chức với những nhận thức về những cái mà họ có thể làm và những điều mà họ không thể làm. Tất nhiên, những nhận thức này không phải là một sự tự do về giá trị. Trái lại nó chứa đựng những sự diễn đạt của cá nhân về cái gì là đúng và cái gì là sai. Hơn nữa, nó ngầm thể hiện những hành vi hoặc kết cục nào đó là được ưa thích hơn những hành vi và kết cục khác. Như là kết quả, giá trị che phủ, làm mờ sự khách quan và hợp lý. Nói chung, giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của con người. b. Nguồn gốc hệ thống giá trị của con người: Giá trị phát triển ngay từ ban đầu thông qua những mối tương tác xã hội với những mẫu hình phân vai như cha mẹ và giáo viên. Bởi vì giá trị được học hỏi, cho nên thường có những sự giống nhau trong khuôn mẫu giá trị trong những nền văn hóa, như là những giá trị chung được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác (Meglino & Ravlin, 1998). Điều này được củng cố với nghiên cứu những mối quan hệ biểu hiện giữa giá trị cá nhân và giá trị văn hóa chung; trên thực tế, Oishi, Schimack, Diener, và Suh (1998) kết luận rằng “khuôn mẫu của quan hệ giữa một giá trị cụ thể và những biến khác nên được kiểm nghiệm ở mức độ văn hóa”; tr. 1186). Giá trị được học từ ban đầu một cách riêng biệt như là những chân lý (Maio & Olson, 1998; Rokeach, 1973) và giá trị được nhìn nhận một cách tích cực. Tuy nhiên nếu tất cả những giá trị đều tốt như nhau, chúng ta sẽ không thể lựa chọn giữa chúng khi xác định cái nào nên tác động đến hành vi. Thông qua tương tác xã hội, sự tiếp xúc với một môi trường xã hội mới có thể làm thay đổi hệ thống giá trị một người, đó là việc tại sao quá trình cố gắng hòa nhập thi thoảng có thể thay đổi những giá trị của người mới đến để trở nên giống những người trong tổ chức hơn (Cable & Parsons, 2001). Qua thời gian, những giá trị mà những cá 5 nhân học hỏi phát triển thành một hệ thống giá trị, thông qua những trải nghiệm trong đó hai giá trị được đặt trong trạng thái mâu thuẫn, ép buộc một cá nhân phải chọn cái này thay vì cái kia (Rokeach, 1972), quá trình này cũng có thể xảy ra do nội tâm cá nhân (Locke & Henne, 1986). c. Đặc điểm: Giá trị có xu hướng thay đổi nhiều trong quá trình thanh niên và trước tuổi trưởng thành (cụ thể là những sinh viên); tuy nhiên chúng thường khá ổn định trong tuổi trưởng hành (Kapes & Strickler, 1975; Rokeach, 1972). Bardi và Schwartz (2003) giải thích rằng giá trị cũng ảnh hưởng hành vi thông qua những hoạt động quen thuộc thường nhật, trong trường hợp đó quá trình nhận thức có thể không cần thiết cho những giá trị ảnh hưởng đến hành vi. Họ đề xuất rằng những giá trị ảnh hưởng đến hành vi mang tính thói quen thông qua cơ chế xúc cảm, có nghĩa là chúng ta cảm thấy tích cực khi hành động phù hợp với những giá trị của chúng ta và thấy tiêu cực khi ngược lại. Giá trị cá nhân cơ bản là cấu trúc nhận thức của một người và do đó chúng lâu dài hơn thái độ (Kamakura và Novak, 1992). Giá trị mang tính tiềm ẩn nhiều hơn, ổn định hơn, và tổng quát hơn thái độ (England & Lee, 1974). Thêm vào đó, những giá trị được sắp xếp thứ tự theo sự quan trọng, như thế một người sẽ có xu hướng hành động dựa theo giá trị quan trọng hơn khi hai giá trị đang mâu thuẫn nhau. 3. Các loại giá trị cá nhân: a. Phân loại theo G.Allport, Vernon và Lindzey (1970): Một trong những cách phân loại đầu tiên được thực hiện bởi G.Allport và các cộng sự. Cách phân loại này chia hệ thống giá trị làm 6 loại: • Lý thuyết: đặt sự coi trọng cao vào việc khám phá ra sự thật thông qua tiếp cận hợp lý và phê phán. 6 • Kinh tế: chú trọng đến sự hữu ích và tính kinh tế. • Thẩm mỹ: đặt giá trị cao nhất vào hình dáng và sự hài hòa. • Xã hội: đặt giá trị cao nhất vào tình yêu của con người. • Chính trị: tập trung chú ý vào việc thâu tóm, củng cố quyền lực và sự ảnh hưởng. • Tín ngưỡng: quan tâm tới sự thống nhất của kinh nghiệm và sự thống nhất của vũ trụ như một tổng thể. Allport và các cộng sự đã sử dụng bảng câu hỏi trong đó đưa ra các tình huống khác nhau. Trên cơ sở câu trả lời, các nhà nghiên cứu đã xếp hạng cá nhân theo tầm quan trọng mà họ đánh giá đối với mỗi loại giá trị. Kết quả thu được là hệ thống giá trị của một cá nhân cụ thể. Sử dụng cách tiếp cận này đã cho thấy con người trong các nghề nghiệp khác nhau đánh giá khác nhau về tầm quan trọng trên 6 loại giá trị. Người lãnh đạo tôn giáo Người lãnh đạo kinh doanh Nhà khoa học trong công nghiệp 1 Tín ngưỡng Kinh tế Lý thuyết 2 Xã hội Lý thuyết Chính trị 3 Thẩm mỹ Chính trị Kinh tế 4 Chính trị Tín ngưỡng Thẩm mỹ 5 Lý thuyết Thẩm mỹ Tín ngưỡng 6 Kinh tế Xã hội Xã hội b. Phân loại theo Rokeach (1973): A Rokeach (1973) khẳng định rằng con người có một số lượng không lớn các giá trị và tất cả các cá nhân đều có những giá trị như nhau, nhưng ở những mức độ khác nhau, chẳng hạn mọi người đều có giá trị hòa bình nhưng một số người thì cho nó có giá trị ưu tiên cao hơn những người khác. Nói chung theo Rokech có hai loại giá trị và mỗi loại đều có tính độc lập ưu tiên riêng của mình (hai tập hợp giá trị này không liên quan nhau). Một loại là giá trị phương tiện và một loại là 7 giá trị mục tiêu cuối cùng hoặc là định hướng mục tiêu và giá trị phương tiện. Giá trị phương tiện mô tả những tiêu chuẩn mong muốn về tư chất đạo đức hoặc phương pháp để đạt được mục đích. Hai loại của giá trị phương tiện liên quan đến đạo đức và khả năng thực hiện công việc. Những giá trị phi đạo lý (chẳng hạn hành vi sai trái) gây ra cảm giác tội lỗi, trong khi những giá trị thiếu khả năng thực hiện công việc (chẳng hạn hành vi bất tài, không làm được) gây ra cảm giác xấu hỗ. Giá trị tới hạn (giá trị mục đích) mô tả mục đích hoặc mục tiêu mong muốn cuối cùng của cá nhân. Theo Rokech thì giá trị mục tiêu có ít hơn giá trị phương tiện, cho nên toàn bộ cá nhân trong tất cả các xã hội đều có thể nhận biết được. Giá trị mục đích có thể là chú trọng vào cá nhân hoặc xã hội (chẳng hạn sự bình yên của bản thân hoặc là một thế giới hòa bình). Rokeach đã tìm thấy một sự gia tăng về quyền ưu tiên của một xu hướng giá trị cá nhân cao làm gia tăng sự ưu tiên về giá trị cá nhân và giảm ưu tiên của giá trị xã hội. Ngược lại, một sự gia tăng về quyền ưu tiên của xu hướng xã hội cao làm gia tăng sự ưu tiên của những giá trị xã hội và làm giảm giá trị của những giá trị cá nhân. Những cá nhân mà gia tăng sự ưu tiên của họ về một thế giới hòa bình cũng sẽ gia tăng sự ưu tiên của họ về sự công bằng trong khi đó sẽ làm giảm sự ưu tiên của họ về niềm vui thích của mình hoặc lòng tự trọng. Con người có xu hướng khác nhau trong đánh giá, họ tự nhận thức chống lại khuynh hướng của người khác về những giá trị của mình. 4. Sự thay đổi giá trị cá nhân theo thời gian: Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Lý do là ta cần sự yêu thương, vỗ về, giúp đỡ, an ủi. Đó là những thứ chỉ đến với ta từ người khác. Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tuỳ theo tuổi tác của ta.Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. [...]... mỗi một kiểu xã hội nào đó, bao giờ cũng có giá trị cá nhân cho xã hội đó và xã hội nào, nhìn chung, cũng thiết lập một số chuẩn mực, giá trị mà mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải hướng tới Nhưng điều đó không có nghĩa là sự hình thành giá trị cá nhân đồng nhất với quy luật phát triển xã hội Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển giá trị cá nhân, nhiều nhà... mặt tích cực của sự thay đổi Sự phát triển của xã hội cũng vậy, một khi xã hội phát triển thì nó sẽ ảnh hưởng đến những cá nhân, tổ chức trong xã hội đó, và sự tác động này là không thể tránh khỏi Như đã nói, mọi sự thay đổi đều có sự tích cực và tiêu cực của nó Xã hội phát triển là một xu hướng của thời đại của lịch sử mà ta không thể nào ngăn được sự phát triển của nó, vì vậy ta chỉ có thể hạn chế sự. .. là sự suy diễn máy móc Lẽ dĩ nhiên, trong mỗi một kiểu xã hội nào đó, bao giờ cũng có giá trị cá nhân cho xã hội đó và xã hội nào, nhìn chung, cũng thiết lập một số chuẩn mực, giá trị mà mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải hướng tới Nhưng điều đó không có nghĩa là sự hình thành giá trị cá nhân đồng nhất với quy luật phát triển xã hội Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự. .. tính tích cực của giá trị cá nhân a Hoạt động b Hoàn cảnh sống c Giáo dục d Giao tiếp Đáp án: A 10 Hệ thống giá trị cá nhân có chi phối đến sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân không? a Có b Không Đáp án: A 11 Những yếu tố của xã hội khi phát triển sẽ có tác động đến sự thay đổi hệ thống giá trị cá nhân: a Hoàn cảnh sống, hoạt động 28 b Giáo dục c Giao tiếp d Tất cả các yếu tố trên Đáp án: D 12 Xã hội. .. trong khi đây đều là những kênh thông tin chưa có sự chín chắn về nhân cách cũng như độ chính xác không cao Sự thay đổi hay nói một cách mạnh mẽ hơn sự biến đổi nơi giá trị con người không chỉ đổ lỗi cho sự tác động về mặt xã hội, hoàn cảnh xã hội khiến cá nhân mất niềm tin vào những giá trị mang tính nhân văn mà ảnh hưởng lớn nhất cần bàn đến là gia đình Đến sự đổi thay các giá trị văn hóa: Cá nhân. .. mạng lưới của những mối quan hệ của các thực thể Một xã hội thỉnh thoảng cũng được coi là một cộng đồng với các cá nhân trong cộng đồng đó phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, các nhà xã hội học mong muốn tìm được ranh giới giữa xã hội và cộng đồng 2 Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến giá trị cá nhân: a Hoàn cảnh sống: Giá trị cá nhân chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh... bảo vệ của trật tự và hài hòa trong những mối quan hệ Sự đảm bảo và Quyền lực: tránh né hoặc vượt qua những mối đe dọa bằng cách chi phối những mối quan hệ và những nguồn lực II XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ TỪ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CÁ NHÂN: 1 Khái niệm xã hội: Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một... Như vậy khi xã hội phát triển thì có một số hệ giá trị cũ sẽ mất đi và hình thành một số hệ giá trị mới phù hợp hơn Đặc biệt là khi sống trong một tổ chức thì nó đòi hỏi ta phải thay đổi từng giờ, từng ngày, nếu không thay đổi thì ta sẽ bị đào thải ra khỏi tổ chức đó ngay .hệ giá trị giúp con người tồn tại và phát triển 17 Qua bài nghiên cứu ta rút ra được hoàn cảnh sống tác động đến giá trị con người... mặt xã hội, hoàn cảnh xã hội khiến cá nhân mất niềm tin vào những giá trị mang tính nhân văn mà ảnh hưởng lớn nhất cần bàn đến là gia đình 21 Đến sự đổi thay các giá trị văn hóa: Cá nhân ngày nay dễ dàng chấp nhận với những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội hơn và đôi khi xem đó là trào lưu của xã hội hiện đại Lòng tự trọng được hạ thấp và cái tôi ảo được nâng cao Họ sẵn sàng nói sai sự thật... nhận cái này thì sẽ không chấp nhận cái kia như: cởi mở để thay đổi so với bảo thủ (Openness to Change – Conservation) mâu thuẫn giữa những giá trị nhấn mạnh sự độc lập trong suy nghĩ, hành động, cảm xúc và sẵn sàng cho sự thay đổi (tự định hướng và kích thích) với giá trị nhấn giá trị trật tự, tự hạn chế, bảo vệ trong quá khứ và kháng cự sự thay đổi (sự đảm bảo, tuân thủ, truyền thống) ; tự nâng cao với . THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC Môn học : Hành Vi Tổ Chức Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn. 09/2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC 1 PHẦN A:. qua phân tích mối liên hệ này nhằm tìm hiểu những giá trị cá nhân của con người để biết được giá trị cá nhân thay đổi như thế nào khi xã hội thay đổi, đồng thời phân tích sự tác động của giá trị