ĐẬT VÂN ĐỂViêm là một quá trình bệnh lý đã được phát hiện từ rất lâu, nó xuất hiện trong nhiều bệnh khác nhau. Tuy viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể nhưng nếu viêm kéo dài có thể ảnh hưỏỉng tới sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng con người.Ngay từ những ngày xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng các nguồn dược liệu phong phú trong thiên nhiên để điều trị bệnh viêm và cho hiệu quả tương đối tốt. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng loạt các thuốc chống viêm ra đời, dựa vào cấu trúc người ta phân làm hai nhóm lớn là thuốc chống viêm steroid và thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs). Tuy hiệu quả chống viêm của các thuốc này tương đối cao nhưng qua thực tế điều trị đã phát hiện ra nhiều tác dụng không mong muốn: loét dạ dày, suy thận, chảy máu kéo dài... Do đó xu hướng điều trị bệnh viêm bằng cách sử dụng nguồn dược liệu sẵn có trong thiên nhiên hiện đang được ưu tiên.Theo kinh nghiệm dân gian, việc sử dụng cây Kim ngân trong các trường hợp viêm là rất có hiệu quả. Ngày nay, với các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra hai chất chính có trong cây Kim ngân là Aavonoid: Scolymosid và saponin: Loniceroside c. Tuy cơ chế chống viêm của hai chất này chưa được hiểu thật sâu sắc nhưng có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh về tác dụng chống viêm.Nghiên cứu bệnh học của quá trình viêm người ta thấy trong quá trình viêm xuất hiện nhiều chất trung gian hóa học như prostaglandin, leukotrien, histamin... Các chất này có tác dụng thúc đẩy và duy trì tình trạng viêm. Nguồn gốc của các chất này là từ tế bào, lysosom, bào tương, hồng cầu, bạch cầu.... vì các chất trung gian này chỉ có thể được giải phóng khi tế bào bị tổn thương hoặc chết, do đó màng tế bào có vai trò hết sức quan trọng.
BỘ Y TẼ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI sĩí* 'Jd* *Ẳf ^Ằif rỊ^ rỊ^ 0^ 0^ 0^ 0Ỵ\ 0Ỵ% *T^ NGUYỄN THỊ THƯƠNG THƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC CHÔNG VIÊM PHI STEROID VÀ HOẠT CHAT CHốNG VIÊM CÂY KIM NGÂN ĐỐI VỚI MÀNG HổNG CẦư (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2001-2006) Người hướng dẫn: Ths.Lê Thị Diễm Hồng Nơi thực hiện: Bộ môn Sinh hóa Trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian: Tháng 02/2006 đến 05/2006 i ' Ầ ỹ ị i m . l i ' “ ' . , tì • 'L Hà Nội, tháng 05 năm 2006. M Ẵ i LỜI CẢM ƠN Để CÓ được kết quả ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GS. TS Nguyễn Xuân Thắng - Chủ nhiệm bộ môn Sinh hóa và Th.s Lê Thị Diễm Hồng - Giảng viên bộ môn Sinh hóa Trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đd tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đặc biệt các thầy cô giáo và các chị kỹ thuật viên Bộ môn Sinh hóa Trường Đại học Dược Hà nội đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tổt khóa luận này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Khoa lưu máu Bệnh Viện Việt Đức đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian làm khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh chị, những người thân và bạn bè đã khuyến khích, động viên, giúp đd và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Hà nội, tháng 5 năm 2006 Sinh viên: Nguyễn Thị Thương Thương MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỂ 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Cơ sở lý thuyết về YÌêm 3 1.1.1. Nguyên nhân gây viêm 3 1.1.2. Phân loại viêm 3 1.1.3. Các phản ứng xảy ra trong quá trình viêm 4 1.1.4. Các chất trung gian hóa học tham gia vào quá trình viêm 6 1.2. Một sô nghiên cứu về màng 8 1.2.1. Tầm quan trọng của màng tế bào 8 1.2.2. Cấu trúc màng tế bào 9 1.2.3. Cấu trúc của màng tế bào hồng cầu 11 1.3. Các thuốc chống viêm 11 1.3.1. Các thuốc chống viêm Steroid 11 1.3.2. Thuốc chống viêm phi Steroid 12 1.4. Dược liệu có tác dụng chống viêm 13 1.4.1. Vài nét về dược liệu chống viêm 13 1.4.2. Vài nét về Flavonoid 13 1.4.3. Vài nét về Saponin 14 1.4.4. Cây kim ngân 16 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 19 2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 19 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 19 2.1.2. Thiết bị dụng cụ 22 2.1.3. Hóa chất thí nghiệm 22 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu 24 2.2. Kết quả và nhận xét 24 2.2.1. Định tính flavonoid 24 2.2.2. Định tính saponin 25 2.2.3. Ảnh hưởng của các thuốc chống viêm phi steroid đối với màng hồng cầu 26 2.2.4. Ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm cây Kim ngân (Lonicera japónica Thunb., Caprỉpholiaceae) đối với màng hồng cầu 28 2.3. Bàn luận 37 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT EDRF Endothelium-Derived Relaxing Factor <Yếu tố dãn cơ có nguồn gốc từ nội mô> LFA Leukocyte factor of adhension <Các phân tử dính> NSAIDs Non-Steroid anti-inflammatory drug <Thuốc chống viêm phi steroid) PGI2 Prostaglandin Ej IL Interleukin ADP Adenosin diphosphat TNF Tumor necrosis factor <Yếu tố hoại tử u> PAF Platelet activating factor <Yếu tô hoạt hóa tiểu cầu> cox Cyclooxygenase ĐẬT VÂN ĐỂ Viêm là một quá trình bệnh lý đã được phát hiện từ rất lâu, nó xuất hiện trong nhiều bệnh khác nhau. Tuy viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể nhưng nếu viêm kéo dài có thể ảnh hưỏỉng tới sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng con người. Ngay từ những ngày xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng các nguồn dược liệu phong phú trong thiên nhiên để điều trị bệnh viêm và cho hiệu quả tương đối tốt. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng loạt các thuốc chống viêm ra đời, dựa vào cấu trúc người ta phân làm hai nhóm lớn là thuốc chống viêm steroid và thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs). Tuy hiệu quả chống viêm của các thuốc này tương đối cao nhưng qua thực tế điều trị đã phát hiện ra nhiều tác dụng không mong muốn: loét dạ dày, suy thận, chảy máu kéo dài Do đó xu hướng điều trị bệnh viêm bằng cách sử dụng nguồn dược liệu sẵn có trong thiên nhiên hiện đang được ưu tiên. Theo kinh nghiệm dân gian, việc sử dụng cây Kim ngân trong các trường hợp viêm là rất có hiệu quả. Ngày nay, với các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra hai chất chính có trong cây Kim ngân là Aavonoid: Scolymosid và saponin: Loniceroside c. Tuy cơ chế chống viêm của hai chất này chưa được hiểu thật sâu sắc nhưng có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh về tác dụng chống viêm. Nghiên cứu bệnh học của quá trình viêm người ta thấy trong quá trình viêm xuất hiện nhiều chất trung gian hóa học như prostaglandin, leukotrien, histamin Các chất này có tác dụng thúc đẩy và duy trì tình trạng viêm. Nguồn gốc của các chất này là từ tế bào, lysosom, bào tương, hồng cầu, bạch cầu vì các chất trung gian này chỉ có thể được giải phóng khi tế bào bị tổn thương hoặc chết, do đó màng tế bào có vai trò hết sức quan trọng. Tế bào hồng cầu có vai trò chính là vận chuyển oxy. Trong quá trình viêm nếu màng tế bào hồng cầu bị phá hủy sẽ dẫn tới tình trạng thiếu oxy tại chỗ gây ra các rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, tổn thương tổ chức và viêm phát triển toàn diện. Do đó màng tế bào hồng cầu đóng vai trò quan trọng đối với quá trình viêm. E.Myles Glenn, Barbara J.Bowman và T.C.Koslowske đã sử dụng màng hồng cầu để nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc chống viêm phi steroid. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm chiết xuất từ cây Kim ngân (Aavonoid và saponin) đối với màng hồng cầu. Đê tài được thực hiện nhằm một sô mục tiêu sau: > Nghiên cứu ảnh hưởng của NSAIDs: Aspirin và Indomethacin đối với màng hồng cầu trên invitro. > Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm cây Kim ngân đối với màng hồng cầu trên invitro. PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở LÝ THUYẾT VỂ VIÊM. Theo Ado (1973), viêm là một phản ứng tại chỗ của các mạch máu, tổ chức liên kết và hệ thần kinh đối với tác nhân gây bệnh và có liên hệ với tính phản ứng của cơ thể [10, 3]. Theo Vũ Triệu An, viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể mà nền tảng là phản ứng tế bào, phản ứng này được hình thành và phát triển phức tạp dần trong quá trình tiến hoá của sinh vật [5, 202-203]. 1.1.1. Nguyên nhân gây viêm. Các nguyên nhân dẫn đến tổn thương và làm chết một lượng tối thiểu tế bào tại chỗ đều có thể gây viêm tại chỗ đó. Nguyên nhân gây viêm gồm: * Nguyên nhân bên ngoài: - Tác nhân sinh học: Là nguyên nhân phổ biến nhất gồm: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, đơn bào, đa bào hay nấm - Tác nhân lý hóa học: Chấn thương do va đập, vết thương kể cả vết thương vô khuẩn, bỏng nóng hoặc bỏng lạnh, acid mạnh, kiềm mạnh * Nguyên nhân bên trong: - Thiếu oxy tại chỗ, hoại tử tổ chức, tắc mạch, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng (viêm tắc động mạch). - Thay đổi nội sinh của các chất gian bào, hình thành phức hợp miễn dịch kháng nguyên - kháng thể, sinh sản ung thư [5, 202-203], [7, 6-8]. 1.1.2. Phân loại viêm. - Theo nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn. - Theo vị trí; viêm nông, viêm sâu hoặc viêm bên ngoài và viêm bên trong. - Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ - Theo diễn biến; Viêm cấp và viêm mạn. - Theo tính chất: Viêm đặc hiệu và viêm không đặc hiệu [5, 202-203]. 1.1.3. Các phản ứng xảy ra trong quá trình viêm. Khi quá trình viêm xảy ra, tại ổ viêm và trong cơ thể xảy ra nhiều phản ứng theo các giai đoạn khác nhau được tóm tắt ở hình 1.1. QUÁ TRÌNH VIÊM ( Xâm nhập các tác nhân gây viêm) PHẢN ÚNG TẠI CHỖ Giãn nở thành mạch Giảm lưu lượng mao mạch Tăng độ nhớt máu, rò rỉ nội mô Ngưng tụ hồng cầu, đông vón tiểu cầu Giải phóng các chất trung gian hóa học Hình thành cục máu đông Tích tụ fibrin và lắng cặn Tích tụ BC trung tính, lympho Tăng thực bào, phá hủy mô Tăng enzym huyết thanh Giải phóng lysosom bào tương Tăng sinh và phì đại nội mô PHẢN ỨNG HỆ THỐNG Tăng thân nhiệt, đau Tăng bạch cầu hạt Tăng Lympho bào Tăng ESR, tăng fibrinogen Tăng Protein c hoạt hóa Tăng a,p,y globulin Giảm albumin Giảm sắt, tăng đồng Tăng glycoprotein Tăng mucoprotein GIAI ĐOẠN TOÀN THỂ TẾ BÀO CHẾT VÀ HOẠI TỬ PHỤC HỔI THOÁT DỊCH MÀNG TÊ BÀO (Tế bào nội mô, bạch cầu, dưõng bào, màng trong bào tương) Hình 1.1. Các phản ứng tại chỗ và hệ thống của quá trình viêm [26, 28]. *1* Phản ứns tuần hoàn'. [10, 5], [5, 204], Phản ứng này thường xảy ra rất sớm, dễ thấy ngay khi tác nhân gây viêm xâm nhập vào cơ thể, và phát triển với mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mô. Các phản ứng này diễn ra theo trình tự sau: - Co mạch chóp nhoáng: xảy ra sớm và ngắn, có tính phản xạ tại các tiểu động mạch do hưng phấn thần kinh co mạch và các cơ trơn được kích thích. - Sau co mạch là hiện tượng giãn mạch. Ban đầu là các tiểu động mạch, sau đó là mao mạch và tiểu tĩnh mạch dẫn đến tăng lưu lượng máu và áp lực máu tại chỗ nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động tại ổ viêm (gây nóng và đỏ) và đưa các bạch cầu tới ổ viêm làm nhiệm vụ bảo vệ. - Phản ứng tuần hoàn quá mạnh trên dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như giãn mạch cực độ, dòng máu chảy chậm dần, gây tăng tính thấm thành mạch dẫn tới làm thoát dịch rỉ viêm giàu protein vào các mô xung quanh huyết quản gây phù. Do sự chèn ép của của dịch rỉ viêm và do một số yếu tố của mạch máu như liệt thần kinh vận mạch, tế bào nội mô sưng to, hình thành huyết khối, tăng độ nhớt máu dẫn tới ứ máu ở ổ viêm khiến yếu tố gây bệnh không thể lan rộng, làm mất tuần hoàn từ động mạch sang tĩnh mạch gây thiếu oxy dẫn tới rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, làm tổn thương tổ chức do đó quá trình viêm phát triển toàn diện (Biểu hiện lâm sàng là phù và đau) [10, 5]. Phản ứns tê bào: Đây là phản ứng cơ bản nhất phản ánh khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại quá trình viêm. Trong đó vai trò của bạch cầu vô cùng quan trọng. Hoạt động của bạch cầu tại ổ viêm gồm hai hiện tượng kế tiếp nhau: * Bạch cầu thoát mạch : Do tốc độ tuần hoàn chậm lại các bạch cầu rời khỏi dòng trục tiến về thành mạch, bám vào nội mô và dừng lại tại một điểm gọi là vách tụ bạch cầu. Dưới tác động của các chất trung gian hóa học như: yếu tố hoại tử u (TNF), interleukin- 1 (IL-1), yếu tố giãn mạch prostaglandin (PGI2), yếu tố giãn cơ nguồn gốc từ nội mô (EDRF), làm cho các phân tử dính (LFA, M 0| ’ Pl5o) được hoạt hóa làm tăng khả năng bám dính của bạch cầu vào các tế bào nội mô. Sau khi dính vào tế bào nội mô, bạch cầu di chuyển nhẹ nhàng dọc theo bề mặt nội mô, tìm các khe hở rồi luồn các chân giả xuyên qua tế bào nội mô 5 [...]... nồng độ 2,5 X 20'^ thì indomethacin không còn tác dụng 2.2.4 Ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm cây Kim ngân (Lonicera japónica Thunb., Caprífoliaceae) đối vói màng hồng cầu a Ảnh hưởng của dịch chiết flavonoid toàn phần từ Kim ngán hoa đôi với màng hồng cầu . hưởng của các thuốc chống viêm phi steroid đối với màng hồng cầu 26 2.2.4. Ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm cây Kim ngân (Lonicera japónica Thunb., Caprỉpholiaceae) đối với màng hồng cầu 28 2.3 ảnh hưởng của NSAIDs: Aspirin và Indomethacin đối với màng hồng cầu trên invitro. > Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm cây Kim ngân đối với màng hồng cầu trên invitro. PHẦN 1: TỔNG. cứu ảnh hưởng của hoạt chất chống viêm chiết xuất từ cây Kim ngân (Aavonoid và saponin) đối với màng hồng cầu. Đê tài được thực hiện nhằm một sô mục tiêu sau: > Nghiên cứu ảnh hưởng của