KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU KHẢO sát KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU BỘ MÔN POLYME LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THAY THẾ ORGANOCLAY CHO SILICA TRONG CAO SU GVHD: T.S CAO XUÂN VIỆT SVTH : TRẦN THỊ HỒNG Ý MSSV : V1004168 TP. Hồ Chí Minh, 12/2014 Đại học Quốc gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:______/BKĐT KHOA: CNVL NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BỘ MÔN: POLYME HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ HỒNG Ý MSSV: V1004168 NGÀNH: VẬT LIỆU POLYME LỚP: VL10PO 1. Đầu đề luận văn: Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su. 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): − Tìm hiểu lý thuyết về gia công máy cán hai trục, máy trộn kín kết hợp máy cán hai trục, vật liệu composite organoclay, các phụ gia, phương pháp đánh giá. − Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp gia công máy cán hai trục, máy trộn kín kết hợp máy cán hai trục trên hỗn hợp cao su sử dụng organoclay. − Khảo sát tính chất của hỗn hợp cao su với hàm lượng organoclay khác nhau. − Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su. 3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:___________________ 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: ___________________ 5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: 1/ ___________________ ___________________ Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa Ngày 12 Tháng 12 Năm 2014 CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): __________Điểm tổng kết: ___________________ Đơn vị: ________________________Nơi lưu trữ luận văn: ______________ Ngày bảo vệ: ___________________ TÓM TẮT 3 LỜI CẢM ƠN Luận Văn Tốt Nghiệp là một cơ hội để em có thể áp dụng các kiến thức đã học trong suốt 4 năm qua vào thực tiễn trong việc nghiên cứu và thiết kế, cũng là bước chuẩn bị tập sự đầu tiên để em có thể tiếp cận với công việc trong tương lai. Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến Thầy T.S Cao Xuân Việt, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường, đã tạo cho em một môi trường học tập thật tốt, cung cấp cho em những kiến thức quý báu tạo nên nền tảng kiến thức vững chắc để thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó em thật sự cám ơn thầy Phan Quốc Phú và toàn thế các bạn lớp VL10PO tại phòng thí nghiệm Cao su đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể làm thí nghiệm thật tốt, phục vụ cho nội dung luận văn nghiên cứu này. Con cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, động viên và làm nền tảng tinh thần, giúp đỡ con trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, chúc mọi người sức khỏe,hạnh phúc và thành công. Tp.HCM, tháng 12 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Hồng Ý CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong vật liệu cao su, phân tán chất độn tốt là yêu cầu cơ bản để tối ưu hóa sự tăng cường và tính chất sản phẩm. Than đen được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhiều thập kỷ qua, nhưng khoảng 10 đến 15 năm gần đây người ta tập trung vào silica. Ngoài ra, người ta bắt đầu ứng dụng cacbon nanotubes tăng cường tính chất đáng kể nhưng quá trình sản xuất vẫn còn rất phức tạp và khó khăn. Vấn đề đây là khó điều khiển sự kết dính của các hạt, phân tán, tương tác giữa cao su – độn (Mai & Yu, 2006). Các khái niệm sử dụng kích thước nano đến với công nghệ nano được đưa ra bởi Richard Feyman 1959, tại cuộc họp hàng năm được tổ chức bởi Hiệp hội vật lý của Mỹ (Amerian Physical Society) (FAHEEM, 2008). Vật liệu polyme nanocomposite trên cơ sở nanoclay là một trong những hướng nghiên cứu thay thế. Với việc sử dụng nhưng hạt nanoclay đưa vào trong mạng polyme ở kích thước nano, nhiều tính chất của polyme đã được cải thiện đáng kể. Độn nanoclay đã được biến tính hữu cơ hay còn gọi là organoclay, khi phân tán vào cao su sẽ tách lớp hoặc xen lớp sẽ trở thành độn có kích thước nano. Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng organoclay trên từng loại cao su riêng biệt như cao su thiên nhiên (NR), cao su stiren – butadien (SBR) , cao sus butadien (BR)… Năm 2001, organoclay loại I.28E được nghiên cứu dùng cho cao su SBR, dựa vào tính chất lưu hóa thấy rằng thời gian lưu hóa tối ưu t 90 của nanocomposite đã giảm đáng kể từ 55 phút còn 37 phút tương ứng với không sử dụng organoclay và 2 phr organoclay. Năm 2005, khi dùng organoclay Cloisite 15A, 20A với hàm lượng 3 phr trên cơ sở cao su BR tính chất kháng đứt 5,68 (MPa), độ dãn dài (783%), kháng xé 24 (N/mm) và độ kháng mài mòn được cải thiện rất nhiều so với không sử dụng organoclay (ứng suất kháng đứt 1,32 MPa) và nhận thấy rằng nó có thể thay thế khi sử dụng 10 phr than đen với ứng suất kháng đứt 3,48 (MPa) (Kim & Chowdhury, 2005). Ở Việt Nam I.28E được sử dụng phối hợp với than đen N220 và N330 để tăng cường tính chất cao su thiên nhiên. Với sự hiện diện của chất tương hợp loại Si-69, nhưng tính chất cải thiện không nhiều như ứng suất kháng đứt 2,15 (MPa), độ kháng xé 56 (N/mm), với 4 phr organoclay (Sơn & Niếu, The affects of nanoclay on properties of natural rubber). Với kết quả các nghiên cứu trên thấy được rằng organoclay có khả năng thay thế than đen, silica trong cao su. Nhưng trong công nghiệp để đáp ứng tính chất cho sản phẩm thì cần kết hợp các loại cao su khác nhau cụ thể trong bài nghiên cứu này, sử dụng theo đơn pha chế công nghiệp giành cho giày thể thao. Chính vì vậy, đề tài “ Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su ” nhằm đưa ra phương pháp gia công thích hợp và hàm lượng organoclay để ứng dụng thay thế silica. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. − Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp gia công máy cán hai trục, máy trộn kín kết hợp máy cán hai trục trên hỗn hợp cao su sử dụng độn organoclay. − Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, cần tiến hành các bước sau: − Tìm hiểu lý thuyết về phương pháp gia công máy cán hai trục, máy trộn kín kết hợp máy cán hai trục, vật liệu composite sử dụng organoclay, tính chất cao su và các phụ gia sử dụng trong nghiên cứu, giới thiệu các phương pháp đánh giá tính chất hỗn hợp cao su. − Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp gia công máy cán hai trục, máy trộn kín kết hợp máy cán hai trục trên hỗn hợp cao su sử dụng độn organoclay. − Khảo sát tính chất của hỗn hợp cao su với hàm lượng organoclay khác nhau với hai phương pháp gia công trên. Từ đó tìm ra được phương pháp gia công tối ưu cho hỗn hợp cao su khi sử dụng organoclay và silica. − Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su bằng các phương pháp đánh giá tính chất hỗn hợp cao su. Các phương pháp để đánh giá tính chất hỗn hợp cao su: tính chất lưu hóa, tính chất cơ lý (ứng suất kháng đứt, độ dãn dài, modules kháng đứt 100%, modules kháng đứt 300% ), độ mài mòn, mật độ nối ngang, nhiễu xạ tia X ( XRD ). 1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. − Biết được phương pháp gia công nào thích hợp với organoclay trong hỗn hợp cao su cụ thể ở đây là gia công trên máy cán hai trục, máy trộn kín kết hợp máy cán hai trục. − Khả năng thay thế của organoclay cho silica trong hỗn hợp gồm ba loại cao su NR, SBR, BR. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các yếu tố chính để chọn thành phần một hỗn hợp cao su là giá cả, quá trình gia công, và cuối cùng là tính chất sản phẩm. Nó phụ thuộc vào cao su nền, thành phần phụ gia và sự lựa chọn phương pháp gia công cho thích hợp (Eirich, 1978). Trong công nghiệp cao su, quy trình sản xuất được chia thành ba giai đoạn: trộn (mixing), định hình (forming), lưu hóa (curing). 2.1 TỔNG QUAN VỀ CAO SU (RUBBER). Thuật ngữ “cao su” được sử dụng cho bất kỳ vật liệu nào mà khi chịu tác dụng lực bên ngoài bị biến dạng và lấy lại được hình dáng ban đầu nhanh chóng khi lực ngừng tác dụng. Dựa trên định nghĩa này, cao su được phân thành hai loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp (Chandrasekaran, 2007). 2.2 GIA CÔNG CAO SU (PROCESSING). 2.2.1 Phương pháp gia công (mixing). Từ thế kỷ XIX sự lưu hóa đã được tìm ra, các hệ lưu hóa, chất độn tăng cường và các phụ gia luôn đặc trưng trong công nghiệp cao su. Trộn cao su là một quá trình phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ yếu tập trung vào sự phân bố và phân tán của các phụ gia, độn, hệ lưu hóa, thể hiện quá trình gia công tốt, lưu hóa hiệu quả và tính chất đạt theo mong muốn (Funt, 2009) (Grossman, 1997). Hỗn hợp cao su bao gồm các thành phần sau (Grossman, 1997) : Nguyên liệu Dạng (loại) Chức năng Cao su Dạng khối, latex, hoặc trộn hợp Chất nền Độn Bột, viên: than đen, silica, clay Tăng cường,giảm giá thành Chất hóa dẻo Dầu, waxes: acid stearic, dầu parafin Chất hóa dẻo, hỗ trợ quá trình gia công. Phụ gia khác Bột, viên, lỏng Chất phòng lão, tạo màu, chất kết nối Hệ lưu hóa Bột, viên: lưu huỳnh, peroxide Tạo mạng không gian Bảng 2. Thành phần trong hỗn hợp cao su (Grossman, 1997). Hỗn hợp cao su được trộn một hoặc nhiều giai đoạn. Trong trường hợp trộn một giai đoạn, tất cả các phụ gia trừ lưu huỳnh và chất xúc tiến được cho vào một lần. Hệ lưu hóa được cho sau đó. Trong trường hợp trộn nhiều gia đoạn, cao su và chất hóa dẻo được cho vào trước tiên để làm mềm cao su, sau đó cao su được đưa vào thiết bị trộn tiếp tục giúp phân tán và trộn hợp hơn. Trong một số trường hợp, như dùng độn silica có sử dụng chất kết nối (coupling agent Si-69), phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình trộn. Hệ lưu hóa được đưa vào cuối cùng, được gọi là bước sản xuất ( the productive step). Hầu hết các trường hợp, bước này được thực hiện trên máy cán hai trục. Trộn nhiều giai đoạn cần nhiều thời gian hơn một giai đoạn, nhưng rất cần thiết nếu cần sự phân tán tốt (Funt, 2009) (Johnson, 2001). Để trộn tốt, nhiệt độ nên được điều khiển tốt trong quá trình cho các hóa chất khác nhau. Để phân tán tốt, chất độn cần đưa vào trước, càng sớm càng tốt để chịu được ứng suất cắt xé cao. Ứng suất cắt xé cao hơn trong quá trình mới bắt đầu trộn do độ nhớt của polyme cao và nhiệt độ của hỗn hợp còn thấp. Nếu chất độn được cho vào cùng thời gian với chất hóa dẽo thì có thể chất hóa dẽo bám dính lên bề mặt kim loại của buồng trộn làm giảm khả năng cắt, xé. Trong thời gian đưa hệ lưu hóa vào, nhiệt độ cần được kiểm soát cẩn thận và thời gian thường ngắn lại (Funt, 2009) (Johnson, 2001). Cơ chế trộn. Cơ chế trộn có thể được chia thành 3 ba giai đoạn là sự sáp nhập (incorporation), phân tán (dispersion), và phân bố (distribution). Sự xâm nhập (incorporation). Giai đoạn xâm nhập khi trộn, cao su và các phụ gia khác chuyển thành một khối gắn kết và không nén được. Các hạt độn lớn bị vỡ thành các hạt đơn có kích thước nhỏ dẫn đến diện tích riêng của bề mặt của hạt độn tăng làm xâm nhập hiệu quả. Quá trình xâm nhập có thể được chia thành ba giai đoạn: gói gọn (encapsulation), chia nhỏ (subdivision), cố định (immobilisation). − Gói gọn (encapsulation) đạt được trong máy trộn kín bởi dòng chảy gấp giữa trục trộn (rotor) và vách buồng trộn hoặc giữa khoảng hẹp hai trục rotor. Sau giai đoạn gói gọn, chất độn xâm nhập vào cao su và độ nhớt hỗn hợp giảm. − Chia nhỏ (subdivision) bắt đầu do sự vỡ sự kết tụ của độn hoặc các phụ gia và cao su bắt đầu đạt được khối đồng nhất. Trong giai đoạn chia nhỏ, đường kính của các hạt độn đơn giảm. − Cố định (immobilisation) là bước cuối cùng trong giai đoạn này, phân tử cao su di trú vào khoảng trống nội của hạt độn vì vậy làm đầy các khoảng trống. Quá trình này làm tăng độ nhớt của hỗn hợp và được thể hiện trên đỉnh (peak) đầu tiên trong máy trộn kín (Funt, 2009) (White & De, 2001). Phân tán (Dispersion). Sau khi hỗn hợp được xâm nhập tạo khối, nó bắt đầu vỡ do lực cắt cao. Lực cắt cao cần để làm vỡ tương tác giữa độn-độn. Độ nhớt hỗn hợp bắt đầu giảm khi hạt độn chia nhỏ và bám trên cao su. Vì khối hạt độn vỡ ra làm giảm kích thước, nó cũng phân bố trong suốt hỗn hợp, nhưng độ nhớt giảm làm quá trình phân bố khó hơn. Hơn nữa, ứng suất cần để phá vỡ hạt độn nhỏ tăng lên (Funt, 2009) (Johnson, 2001). a) Phân bố (Distribution). Khối kết tụ được phân bố trong hỗn hợp xảy ra bởi dòng chảy và lực cắt thấp. Dòng chảy thấp có tác dụng hiệu quả trong quá trình phân bố nhưng trong máy trộn kín thì khó làm được. Sự phân bố là kết quả của khi kết hợp giữa dòng vật liệu và gấp trong máy trộn kín. Phân bố tốt đạt được khi sự lưu thông hiệu quả của vật liệu xuyên suốt buồng trộn. Thiết bị trộn. Thiết bị trộn có thể phân thành ba nhóm: máy cán hai trục, máy trộn kín, máy trộn trục vít (Sơn, Silde bài giảng, 2009). 2.2.1.1 Trộn trên máy cán hai trục (two- roll mill). a) Cấu tạo Máy cán hai trục thường được sử dụng với lượng ít và dùng để cho hệ lưu hóa vào do điều khiển được nhiệt độ. Khi gia công trên máy cán hai trục, cao su được đưa vào khe hở giữa hai trục. Quá trình trộn diễn ra khi cao su chịu tác dụng lực cắt đi qua khe trục. Khe hở giữa hai trục là thông số quyết định cho quá trình trộn (Grossman, 1997) (Funt, 2009). Cao su Trục Hình 2. Cấu tạo chính vùng gia công trên máy cán hai trục. Đặc điểm: (Sơn, Silde bài giảng, 2009) − Lực cắt xé cao ở khoảng giữa hai trục − Thao tác nặng nhọc, hiệu quả trộn thấp. − Khó khăn cho việc kiểm soát thống nhất. − An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp thấp. − Đầu tư ít. − Có thể dùng cho nhiều mục đích. Qui trình trộn. Nguyên tắc chung: Cho phụ gia theo tuần tự kèm theo thao tác cán đổi đầu và cắt đảo. − Phụ gia khó phân tán cho trước, phụ gia dễ phân tán cho sau. − Phụ gia rắn cho trước, phụ gia lỏng cho sau. Các quá trình: − Quá trình xâm nhập của phụ gia. Trường hợp không có cắt đảo: Phụ gia xâm nhập do các nếp gấp giữa khối polyme trên khe trục và lớp polyme trên bề mặt trục. Trường hợp có cắt đảo: Phụ gia xâm nhập theo cơ chế cuộn và ép. Phụ gia bị cuộn vào lớp polyme có cắt đảo, bị kép và ép khi vào khe trục. − Quá trình phân tán phụ gia. Quá trình phân tán do các biến dạng, ứng suất trượt khi khối hỗn hợp đi vào khe trục. Tại khe trục chủ yếu chỉ có dòng chảy dọc chu vi. Mức độ phân tán phụ thuộc ứng suất trượt tác dụng tại vùng biến dạng này. Để tăng hiệu quả phân tán cần có sự xáo trộn, thay đổi hướng tập hợp độn. Sự xáo trộn xảy ra: • Do dòng chảy ngược. • Do cắt đảo. • Do cán đổi đầu. Kết luận. Trường hợp không có cắt đảo chỉ có khoảng 70% bề dày của lớp polyme trên khe trục là có phụ gia xâm nhập. Có một lớp “chết” phụ gia không vô được do không có dòng chảy bán kính. Khi không có cắt đảo khối lượng polyme trên khe trục có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xâm nhập. Khối lượng càng lớn, nếp gấp tạo càng nhiều và càng lớn, phụ gia bị cuốn vào càng nhiều. Tuy nhiên khi khối lượng polyme này quá lớn thì nó sẽ bị tách rời ra khỏi khối polyme trên khe trục và mất tác dụng. Khi không có cắt đảo, tính đồng nhất của khối hỗn hợp: • Rất tốt theo hướng chu vi. • Tốt theo hướng dọc trục. • Xấu theo hướng bán kính. Khi có cắt đảo, tỉ tốc không ảnh hưởng đến thời gian trộn. Khi có cắt đảo, khối lượng polyme trên khe trục không ảnh hưởng đến quá trình trộn. 2.2.1.2 Trộn trên máy trộn kín (internal mixer). a) Cấu tạo. [...]... thước nano (có ít nhất một chiều có kích thước nano mà ở đây là sử dụng nanoclay) Vật liệu nanocomposit được ứng dụng trong lĩnh vực thông tin, điện tử và trong các lĩnh vực vật lý Trong nanoclay ta chỉ sử dụng hàm lượng phụ gia từ 2-8% và làm thay đổi hàng loạt tính năng đó gọi là hiệu ứng nano Trong thiên nhiên: Răng, sụn Các phụ gia thường dùng là: − Đất sét: thường dùng khoáng montmorillonite − Oxit... nhưng khả năng làm giãn khoảng cách giữa hai lớp MMT càng cao và do đó khả năng khuếch tán sét trong polyme càng lớn 2.3.3 Giới thiệu về nanocomposit 2.3.3.1 Định nghĩa về polyme/nanoclay Vật liệu nanocomposit là một loại vật liệu mới được hình thành từ hai thành phần cơ bản trong đó hệ polyme được độn với các hạt vô cơ có kích thước nano (có ít nhất một chiều có kích thước nano mà ở đây là sử dụng. .. định vận tốc trượt và ứng su t trượt ảnh hưởng đến độ phân tán, nhiệt nội sinh ra do đó cần chọn vận tốc tối ưu thích hợp cho hỗn hợp vật liệu 2.2.2 Định hình (forming) Sau khi trộn xong, đa phần các sản phẩm được định hình và lưu hóa trên khuôn Có ba loại phương pháp được sử dụng cho cao su: đúc ép, đúc chuyển và đúc tiêm Đối với mỗi phương pháp, nhiệt độ lưu hóa khoảng 140-2000C Trong phương pháp đúc... hóa là loại cao su, loại ZnO, acid béo, phòng lão, mật độ lưu hóa, thời gian cháy sém, dễ phân tán Loại cao su quan trọng, tác động lên các hệ lưu hóa khác nhau, hệ lưu hóa thường (normally), bán hiệu quả (semi-EV), hiệu quả (EV), được quyết định bởi tỷ lệ giữa lưu huỳnh và chất xúc tiến Hệ lưu hóa thường cho mạch lưu huỳnh dài, nên tính chất cơ lý không cao, đối với hệ lưu hóa hiệu quả cho mạch lưu... the surface); (e) Parafin-một lớp (Parafin-type monolayers); (f) Parafin-hai lớp (Parafin-type bialayers) (Liu & Xiao, 2012) Quá trình giãn khoảng cách lớp MMT là tăng khả năng xâm nhập của các chất hữu cơ hay polyme vào khoảng xen giữa các lớp Trên hình 2.9, khả năng khuếch tán của muối alkyl amoni phụ thuộc vào điện tích thứ bậc của muối amoni và cấu tạo gốc R Các gốc hữu cơ càng cồng kềnh thì khả năng. .. trộn hỗn hợp xảy ra khoảng giữa hai trục rotor, vì thế tăng cường khả năng phân tán hiệu quả Hình 2 Dòng vật liệu trên trục hỗn hợp (A) và trục tiếp tuyến (B) (White & De, 2001) Dòng vật liệu của trục rotor tiếp tuyến và trục hỗn hợp thể hiện trên hình 2.5 Trục hỗn hợp cho dòng chảy nhiệt tốt hơn do sự tiếp xúc giữa cao su và vách buồng trộn, ma sát nhiều giúp tăng quá trình truyền nhiệt và điều khiển... vào khuôn, sau đó cao su được đưa vào khoang thứ hai để định hình nhờ hệ thống thủy lực Chu kỳ đúc ngắn vì công đoạn nạp liệu và đốt nóng sơ bộ nhanh, độ chính xác kích thước sản phẩm cao nên đa số cao su kỷ thuật được sản xuất bằng phương pháp này Đúc tiêm (injection moulding) là phương pháp mở rộng và cải thiện phương pháp đúc chuyển, cho phép điều khiển chính xác hơn nhiệt độ trong quá trình đúc,... tách ra gây ô nhiễm môi trường và ít được sử dụng vì mục đích kinh tế (Ray & Bousima, 2005) b Phương pháp chèn lớp ở trạng thái nóng chảy Nguyên lý của phương pháp này như sau: Trong phương pháp này, clay hữu cơ và polyme được trộn ở nhiệt độ gia công trong các thiết bị gia công polyme như: máy cán, máy đùn, máy phun Trong quá trình trộn, dưới tác dụng của ứng su t trượt, các phân tử polyme sẽ chèn vào... thích là do sự giảm cân xứng giữa cấu trúc lớp và cấu trúc xen giữa với hàm lượng độn Ở hàm lượng độn thấp thì cấu trúc lớp trội hơn nhưng số lượng phân tách lớp không đủ cao để làm tăng tính ổn định nhiệt Trong khi ở hàm lượng độn cao 2,5-5% thì những phần được tách lớp nhiều hơn và làm tăng tính bền nhiệt của nanocomposite Ở hàm lượng cao hơn, cấu trúc xen giữa chiếm ưu thế hơn thậm chí than vẫn... 2.3.4 Các phương pháp tạo nanocomposit Hiện nay, trên thế giới có các phương pháp thông dụng để chế tạo polyme clay nanocompozite là: phương pháp chèn lớp, phương pháp trùng hợp tại chỗ (in - situ polymerization) và phương pháp trộn hợp nóng chảy 2.3.4.1 Phương pháp chèn lớp a Phương pháp chèn lớp trong dung dịch Trong phương pháp này, clay được đưa vào trong dung dịch polyme và được khuấy trộn mạnh Sau . cho hỗn hợp cao su khi sử dụng organoclay và silica. − Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su bằng các phương pháp đánh giá tính chất hỗn hợp cao su. Các phương. vậy, đề tài “ Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su ” nhằm đưa ra phương pháp gia công thích hợp và hàm lượng organoclay để ứng dụng thay thế silica. 1.2 MỤC. su sử dụng organoclay. − Khảo sát tính chất của hỗn hợp cao su với hàm lượng organoclay khác nhau. − Khảo sát khả năng ứng dụng thay thế organoclay cho silica trong cao su. 3. Ngày giao nhiệm vụ