SKKN Giáo dục Lịch sử dân tộc Việt Nam thông qua chương trình phát thanh măng non.

25 358 0
SKKN Giáo dục Lịch sử dân tộc Việt Nam thông qua chương trình phát thanh măng non.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Mở đầu diễn ca năm 1942 Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hơn ai hết Bác đã nhận thức sâu sắc sử học có vai trò rất quan trọng đối với Quốc gia, Dân tộc. Không hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là không hiểu văn hóa dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng tồn tại. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử không chỉ để giúp chúng ta tự hào mà còn để cho thế giới biết về chúng ta. Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trỗi…, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa Xuân 1975…, là những tên tuổi, những địa danh không còn xa lạ trên chính trường quốc tế. Dân ta phải biết sử ta. Đó là một lẽ tất nhiên. Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc giảng dạy lịch sử đều ít nhất có lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, sử thế giới, và chắc chắn là sử dân tộc. Tại Việt Nam, việc giảng dạy lịch sử bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu tiên trẻ cắp sách đến trường, kéo dài trong suốt 12 năm, và cả ở đại học (trong một số ngành). Vậy mà, dân Việt vẫn không nhớ sử Việt, nhất là giới trẻ mà đặc biệt là đối tượng Học sinh THCS. Chính vì vậy mà với vai trò là một Giáo viên - Tổng Phụ Trách Đội cách đây hơn 02 năm (2012 – 2013) tôi đã đề ra một kế hoạch hành động với tên gọi là: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” để góp phần cùng nhà trường và xã hội khắc phục tình trạng đó trong học sinh THCS của nhà trường. - - 1 2. Thực trạng: Khi nói về thực trạng hiện nay - nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Lịch sử mà ta đã và đang mang đến cho lớp trẻ hiện nay là một thứ “lịch sử vô nhân xưng” nói về những biểu tượng, những khái niệm nhiều hơn là nói về những con người và số phận của con người. Điều đó đã làm cho lịch sử trở nên xơ cứng, xa lạ và giảm tính hấp dẫn”. Vấn đề này không có gì mới. Những cảnh báo trong thời gian gần đây thực ra chỉ là sự bộc lộ tiếp theo của quá trình đã diễn ra từ rất nhiều năm trước. Quả thật, việc học sử và sự hiểu biết lịch sử dân tộc của giới trẻ rất đáng báo động và những hồi chuông đã gióng lên từ nhiều năm trước. Qua một cuộc khảo sát với các câu hỏi được thực hiện vào năm 2012 trong học sinh ngẫu nhiên của nhà trường Tôi thực sự có nhiều bất ngờ. Trong 100 học sinh được hỏi có 62% chưa biết rõ Vua Hùng Vương, 87% không biết Nguyễn Trung Trực, hơn 50% không biết Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng trong số đó có đến 79% biết rõ cả bố của Vua Càn Long là Khang Hy. Thật đáng buồn thay! Mới đây ,nhằm giảm tải áp lực thi theo xu hướng đổi mới giáo dục,học sinh có thể tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT, số học sinh đăng kí môn Sử thấp đến mức báo động. a.Thuận lợi: Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nước, các bộ ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy việc học lịch sử dân tộc Việt Nam của giới trẻ bằng nhiều hình thức. Ví như, Nhà xuất bản Giáo dục đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo cải tiến sách giáo khoa môn lịch sử bằng sự tranh thủ cộng tác với các giới chuyên môn cùng các hội nghề nghiệp. Nhiều nhà xuất bản khác như Kim Đồng, Tuổi Trẻ cũng đã đầu tư để làm những bộ tranh truyện công phu và khá thành công. Truyền hình Việt Nam vừa đưa ra một chương trình làm phim hoạt hình, các games sô truyền hình khai thác đề tài lịch sử của dân tộc. - - 2 Phim truyện lịch sử dẫu chưa thành công nhưng đã thể hiện sự khao khát và lòng mong muốn của các nhà làm phim Việt Nam đối với đề tài này. Các sân chơi có thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã dành một sự quan tâm đáng kể khi đưa vào nhiều câu hỏi về tri thức lịch sử Dân tộc. Vào ngày 11/8/2005, Nhà xuất bản Giáo dục đã tổ chức phát động cuộc thi làm sách tranh truyện lịch sử bổ trợ theo chương trình của sách giáo khoa. Đó là những nỗ lực rất đáng được ghi nhận. tuy nhiên, cũng mới chỉ là những bước khởi động tích cực trước một thực trạng đã và đang được báo động. Đối với học sinh cũng rất thích đọc và tìm hiểu về lịch sử dân tộc mà qua cán bộ thư viện thì có đến 75% học sinh xuống đọc sách là các loại truyện tranh và sách có chủ đề lịch sử Dân tộc Việt Nam. Đối với BGH nhà trường, cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục lịch sử dân tộc Việt Nam cho học sinh của nhà trường. Do đó khi Tôi trình bày kế hoạch thực hiện sáng kiến: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” lãnh đạo hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch. Đồng thời các đồng nghiệp giảng dạy môn lịch sử hỗ trợ nhiệt tình về chuyên môn tài liệu về lịch sử Dân tộc Việt Nam . b. Khó khăn: Với bộ nhớ đầy xáo trộn học sinh bây giờ nắm lịch sử một cách "lơ mơ" và "lung tùng phèo" lắm - một người bạn dạy lịch sử đã nói với tôi. Nhiều người khác cũng đã nói tương tự như vậy. Lịch sử hiện nay đã và đang mang đến cho học sinh qua sách giáo khoa, qua những giờ giảng dạy ở trên lớp, trong những đề thi và các cuộc chơi mang nặng tính đánh đố trong khi đó ở thời đại công nghệ thông tin như hiện nay mọi tri thức đều có thể trở nên “bội thực”. Lịch sử hiện nay mang đến cho học sinh một thứ “Lịch sử vô nhân xưng” (nhà sử học Dương Trung Quốc) nói về những biểu tượng, khái niệm, nhiều hơn là nói những con người và số phận của mỗi con người, những mốc năm tháng và sự kiện. - - 3 Tất cả những cái đó đã và đang làm cho lịch sử trở nên xơ cứng, xa lạ và giảm tính hấp dẫn trong học sinh. Với học sinh, đa số học sinh coi nhẹ việc học môn Lịch sử, quan niệm môn Sử chỉ cần học thuộc không cần đầu tư suy nghĩ, học với hình thức đối phó, nên chỉ đầu tư cho các môn khó như Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ… số đông các học sinh có học lực trung bình nên việc làm bài tập các môn khó đã “choán” hết thời gian, không còn “khoảng trống” cho môn Lịch sử. Bên cạnh đó các tài liệu có liên quan đến việc dạy học môn Lịch sử còn hạn chế vì vậy học sinh chưa nắm bắt được hệ thống Lịch sử nhất là lịch sử dân tộc. và đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa hầu như không có điều kiện để được tiếp xúc với các di tích lịch sử của dân tộc. 3. Mục đích nghiên cứu: 3.1. Hệ thống hóa được những sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam . 3.2. Giúp cho học sinh khắc sâu được những kiến thức vể bộ môn lịch sử ở cấp học của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tượng nghiên cứu : Chương trình phát thanh măng non về vấn đề lịch sử dân tộc Việt Nam đối với học sinh khối THCS trong nhà trường. 4.2. Phạm vi nghiên cứu : Lịch sử dân tộc Việt Nam trong chương trình Sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9. 5. Phương pháp nghiên cứu : 5.1.Nghiên cứu văn kiện, các tác phẩm kinh điển, nghiên cứu các công trình khoa học của cá nhân và các tập thể nghiên cứu liên quan đến đề tài. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi, quan sát, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến qua trao đổi tọa đàm. 5.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin. Sử dụng thống kê toán học, sử dụng phần mềm tin học. - - 4 5.4. Nghiên cứu các tài liệu ( sách ,báo,tạp chí ) về vấn đề dạy học môn Lịch sử hiện nay trong nhà trường. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 6.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường THCS số 2 Bình Nguyên. 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu :Nghiên cứu tìm hiểu các sự kiện lịch sử dân tộc Việt Nam trong trường học. 6.3. Giới hạn đối tượng khảo sát: Trường THCS số 1 Bình Nguyên, Trường THCS số 2 Bình Nguyên, THCS Bình Chánh, THCS Bình Khương. II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Muốn tìm hiểu một Quốc gia, người ta thường thông qua cánh cửa mầu nhiệm mang tên Lịch Sử. Lịch sử hun đúc cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Học lịch sử Việt Nam thì chúng ta mới hiểu được đạo lý của con người Việt Nam, mới trân trọng những thành quả của cha ông ta trước kia, mới hiểu được những thành tựu sáng tạo, những phẩm giá tinh thần truyền thống. Lịch sử dân tộc không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt nam. Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc biết quý trọng những gì ông cha ta đã gầy dựng nên.Qua đó,hình thành nhân cách,hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất nước. 2. Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu: a. Khảo sát thực trạng : Trong trường THCS hiện nay môn Lịch sử được giảng dạy ngay ở đầu cấp học (lớp 6) và kéo dài suốt cấp học (lớp 7,8) và đến hết cấp học (lớp 9). Chính vì thế trong quá trình dạy học môn Lịch sử giáo viên cần chú trong đến việc dạy lịch sử dân tộc Việt Nam cho học sinh, xác định được những mặt tích cực, mặt hạn chế của học sinh để có những biện pháp và phương pháp thiết thực. Qua đó tìm ra các phương pháp riêng phù hợp với đặc trưng của môn, phù hợp với đối tượng học sinh trong quá trình giảng dạy. - - 5 Còn bản thân với tư cách là Giáo viên - Tổng phụ trách Đội (cách đây 3 năm) trong nhà trường THCS thì giáo dục Lịch sử dân tộc là một công tác rất quan trọng không thể thiếu trong công tác Đội. Nó chiếm một vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống Quê hương, Đất nước. Điều đặc biệt ở đây là công tác giáo dục lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa mà biện pháp thực hiện tốt nhất và học sinh được tuyên truyền nhiều nhất là thông qua hoạt động, mà chương trình phát thanh măng non đóng vai trò hết sức quan trọng. b. Giải pháp thực hiện : Để đạt được mục tiêu giáo dục học sinh có hiểu biết về lịch sử dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước. Điều trước hết đòi hỏi người GV – TPT Đội phải xây dựng được một kế hoạch chi tiết, phải có vốn hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc. Phải luôn luôn tự học hỏi, tự sưu tầm các tài liệu lịch sử và phải biết sắp xếp sao cho hợp lý và tổ chức chương trình phát thanh cho phù hợp. 3.1. Bước 1: Xây dựng kế hoạch. (Đây là bước đầu tiên để thực hiện sáng kiến). Trong kế hoạch nội dung phải đảm bảo đầy đủ và theo đúng các trình tự sau: * Về mục đích yêu cầu: Trong nội dung này cần nêu bật được sự cần thiết và nội dung cần giáo dục là: Giáo dục lịch sử dân tộc Việt Nam cho đối tượng là học sinh trong nhà trường. * Về thời gian thực hiện: Đây là một mảng rất quan trọng trong công tác vì vậy phải sắp xếp thời lượng và thời gian phát chuyên mục này chiếm tỉ lệ hợp lý trong chương trình phát thanh học đường. * Về đối tượng thực hiện: Tổ chức thi tuyển chọn các phát thanh viên cho Đội tuyên truyền măng non phải đảm bảo các điều kiện: về học lực, hạnh kiểm và điều không thể thiếu được là giọng nói và cách diễn đạt phải lôi cuốn, cuốn hút người nghe. * Về kinh phí tổ chức: Đây là điều kiện để tổ chức tốt chương trình phát thanh. Do đó cần phải làm tờ trình xin kinh phí trang thiết bị phần âm thanh (kèm theo kế hoạch là tờ trình cụ thể, chi tiết). * Về nội dung phát thanh: Đây là điều cốt yếu mà người GV – TPT phải tự làm bằng vốn hiểu biết của mình, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, các tài liệu lịch sử - - 6 dân tộc Việt Nam. Đồng thời phải sắp xếp tóm lược theo từng thời kỳ lịch sử, từng sự kiện lịch sử, từng nhân vật lịch sử cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh. Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc giảng dạy lịch sử đều ít nhất có lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, sử thế giới, và chắc chắn là sử dân tộc. Qua quá trình tự học hỏi, sưu tầm tài liệu và được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tôi tóm lược lịch sử dân tộc ta theo Niên biểu cụ thể gồm 14 mục như sau: 1. Nước Văn Lang – Họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương. Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ. Hùng Vương. Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử, truyền thuyết - Con rồng cháu tiên. - Sự tích bánh trưng bánh dày. - Sự tích quả dưa hấu. - Đánh giặc Ân. - Lạc Long Quân – Âu Cơ. - Sơn Tinh – Thủy Tinh. - Lang Liêu. - Mai An Tiêm. - Thánh Gióng. 2. Nhà Thục (208 – 179 TCN). Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử, truyền thuyết - Đại phá quân Tần. - Nước Âu Lạc ra đời. - Xây thành Cổ Loa. Chế tạo nỏ thần. - Thắng quân Triệu Đà. - Nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt. - Thục Phán. - An Dương Vương. - Thần Kim Quy, Cao lỗ. - Cao Lỗ, Nồi Hầu. - Trọng Thủy – Mỵ Châu. 3. Thời kỳ Bắc thuộc (gồm 3 thời kỳ). a. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất: (170 TCN- 43). Giai đoạn này có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc – Trưng Nhị) năm 40 ở Mê Linh, vĩnh Phúc. b. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2: (43 – 542). Giai đoạn này có các sự kiện nổi bật và các nhân vật lịch sử sau: Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Khởi nghĩa Bà Triệu (248) - Triệu Thị Trinh với câu nói "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân - - 7 - Khởi nghĩa Lý Bí (542) chống quân lương. - Thành lập Nhà nước Vạn xuân (544). - Cuộc kháng chiến chống quân Lương ở Đầm Dạ Trạch (547 – 557) Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người" - Lý Bí. - Lý Bí xưng là Lý Nam Đế. - Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chỉ huy. c. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3: (603 - 938). Giai đoạn này có các sự kiện nổi bật và các nhân vật lịch sử sau: Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (722). - Khởi nghĩa của Phùng Hưng (766-791) - Họ Khúc xây dựng quyền tự chủ (907-923). - Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán (931) - Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế). - Phùng Hưng. - Khúc Thừa Dụ. - Dương Đình Nghệ. 4. Các Vương triều: Ngô - Đinh – Tiền Lê (939 – 1009). Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (939). - Loạn 12 sứ quân. - Dẹp loạn 12 sứ quân. Lập ra nhà Đinh đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư (968). - 980 Nhà tiền Lê thành lập, kháng chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng. - Ngô Quyền. - Đinh Bộ Lĩnh. - Lê Hoàn. 5. Nhà Lý: (1009 – 1225). truyền được 9 đời vua Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và - Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ). - - 8 đổi tên thành Thăng Long năm 1010. - Đặt tên nước là Đại Việt năm 1054. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075- 1077) với bài thơ thần bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. - Lý Thánh Tông - Lý Thường Kiệt. 6. Nhà Trần: (1226-1400) truyền được 12 đời vua. Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần (11-12-1225). - 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. + Lần thứ nhất: tháng 1 – 1258. + Lần thứ 2: kéo dài 4 tháng vào năm 1285. * Hội nghị Diên Hồng. * Bài “Hịch tướng sĩ”. * Câu nói: “ Ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”. * Không được dự Hội nghị Bình Than “Bóp nát quả cam” và lá cờ thêu 6 chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. * Bị đâm thủng đùi mà không biết vì lo nghĩ chuyện đánh giặc. + Lần thứ 3: 1287- 1288 với chiến thắng trên sông Bạch Đằng. - Trần Thủ Độ. - Vua: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, thái tử Trần Hoảng * Các Bô lão. * Tướng: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) * Các tướng: Tướng Lê Phụ Trần, Hà Bổng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Thế Lộc,… * Trần Bình Trọng. * Trần Quốc Toản. * Phạm Ngũ Lão. - - 9 7. Nhà Hồ 1400 – 1407. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đặt tên nước là Đại Ngu xây dựng kinh đô Tây Đô ở Thanh Hóa (Thành Nhà Hồ). Nhà Hồ chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt. 8. Nhà Minh đô hộ 1407 – 1427. Khởi nghĩa Lam Sơn. Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427. + Núi Chí Linh liều mình cứu chúa. + Truyền thuyết về Hồ Gươm. + Trận chiến ải Chi Lăng (10 – 1427). + Bình Ngô Đại Cáo bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta. “Nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã phân Phong tục Bắc, Nam cũng khác". - Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn… + Lê Lai. + Lê Lợi. + Tướng liễu Thăng của quân Minh bị chém đầu tại trận. + Nguyễn Trãi. 9. Nhà Hậu Lê: Kể từ ngày 29 tháng 4 năm 1248 Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế (tức Lê Thái Tổ) lập ra triều Lê (Hậu lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt. Triều Lê kéo dài 361 năm (1928 – 1789) và chia thành 2 thời kỳ: * Thời kỳ thứ nhất: Lê sơ được tình từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh trị nhất. + Nhà Mạc – Nam Bắc Triều (1527-1592). * Thời kỳ hậu lê: (1583 – 1789) + Trịnh – Nguyễn phân tranh (1600 – 1777). 10. Nhà Tây Sơn: (1771- 1802) kéo dài 28 năm có 3 đời vua. Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử - Khởi nghĩa Tây Sơn (1771). - Chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm – - Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Bùi - - 10 [...]... việc thực hiện chương trình phát thanh 3.3- Bước 3: Thực hiện kế hoạch * Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chương trình phát thanh học đường, xây dựng góc phát thanh * Phối hợp cùng GVCN lớp, giáo viên bộ môn: Văn, Lịch sử tuyển chọn phát thanh viên cho đội tuyên truyền măng non * Sắp xếp chương trình, thời lượng phát thanh chuyên mục: Theo dòng lịch sử tìm hiểu lịch sử Dân tộc Việt Nam, kể chuyện... ép như trong giờ học môn Lịch sử Đồng thời còn tạo ra sự hứng thú tìm hiểu lịch sử dân tộc Qua đó yêu thích môn học Lịch sử hơn III PHẦN KẾT LUẬN, KIÊN NGHỊ 1 Kết luận: Trên đây là những kết quả qua việc thực hiện đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH - - 16 MĂNG NON” ở trường THCS mà tôi đã áp dụng hơn một năm qua trong công tác giáo dục truyền thống cho học... dụng sáng kiến sáng kiến nghe chương 9 8 7 6 (% trả lời đúng) (% trả lời đúng) trình 50 22 68% 80% 43 22 58% 78% 59 22 56% 75% 46 6 55% 65% 3.2.2 Nhận định về kết quả thực hiện nghiên cứu: Với việc thực hiện đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” nêu trên giúp học sinh hiểu biết thêm và hoàn thiện kiến thức về lịch sử dân tộc Điều này giúp các em vừa giải... 2 Bình Nguyên để đảm bảo tính khách quan 3.2 So sánh kết quả thực nghiệm: 3.2.1 Kết quả thực nghiệm: - Sau khi áp dụng Sáng kiến “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” Qua bài kiểm tra khảo sát trong 198 học sinh ở 4 khối lớp của trường THCS số 2 Bình Nguyên Đề kiểm tra do tôi thực tiếp nghiên cứu thiết kế(bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục) - - 15 Biểu... cách trình bày Rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp và quý lãnh đạo để đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” ở trường THCS ngày càng được hoàn thiện hơn 2 Kiến nghị : Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho các em học sinh như: Các cuộc thi Tìm hiểu quê hương đất nước con người,… Đối vói giáo. .. hùng, liệt sĩ - Về chương trình: phát chuyên mục này tuần 3 lần vào các thứ 3,5,7 (thứ 3, 7 phát mục tìm hiểu về lịch sử; thứ 5 phát mục kể chuyện danh nhân lịch sử) và tùy theo tình hình thực tế của đơn vị để điều chỉnh sao cho phù hợp - Về thời lượng phát cho chuyên mục từ 10 đến 15 phút mỗi buổi trước khi vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ * Nội dung phát: - Sơ lược lịch sử Dân tộc qua các thời kỳ theo... của dân tộc, đồng thời gắn liền với các sự kiện lịch sử Qua đó làm nổi bật vai trò của họ đối với lịch sử, đối với dân tộc Phần kết thúc bao giờ cũng có câu hỏi tìm hiểu có thưởng và tổng kết vào tiết sinh hoạt sáng thứ 2 hàng tuần để khuyến khích động viên các các em Các câu hỏi đều tìm hiểu đều phải liên quan đến các sự kiện lịch sử hoặc danh nhân vừa phát để các em học sinh tham gia trả lời qua. .. thời phát các sự - - 14 kiện lịch sử theo từng chủ điểm, thời điểm Ví dụ: Với chủ điểm “ Mừng Đảng QuangVinh” với sự kiện trọng đại ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3-21930, thì phát những nội dung liên quan như: sự ra đời của các tổ Đảng – sự hợp nhất của thống nhất 3 tổ chức Đảng, sự lãnh đạo của Đảng với phong trào cách mạng - Kể chuyện các danh nhân lịch sử gắn liền với các giai đoạn lịch sử. .. trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập Tổ chức này do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh Tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của Việt Minh và tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn... Những điều cần biết của người làm công tác Đội, giáo trình huấn liệu của Đoàn trường Lý Tự Trọng SGK môn Ngữ văn lớp 6 & 7 SGK môn Lịch sử lớp 6, 7, 8 & 9… Sách Lịch sử địa phương Sách di tích lịch sử địa phương V PHỤ LỤC: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM (Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng) - - 18 Câu 1: Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (Vĩnh Phú ngày nay) thuộc . đề giáo dục lịch sử dân tộc Việt Nam cho học sinh của nhà trường. Do đó khi Tôi trình bày kế hoạch thực hiện sáng kiến: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG. Chương trình phát thanh măng non về vấn đề lịch sử dân tộc Việt Nam đối với học sinh khối THCS trong nhà trường. 4.2. Phạm vi nghiên cứu : Lịch sử dân tộc Việt Nam trong chương trình Sách giáo. thực hiện đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON nêu trên giúp học sinh hiểu biết thêm và hoàn thiện kiến thức về lịch sử dân tộc. Điều này giúp các

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan