BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam - Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên - Trường THCS Trần Cao Vân - Địa chỉ: Khối phố Mỹ Hòa, TT Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Điện thoại: 0510 3877301 - Email: trancaovan@gmail.com - Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Nguyễn Trường Quốc Vương Ngày sinh: 16/09/2000 Lớp: 8/4 2. Họ và tên: Huỳnh Thị Mỹ Duyên Ngày sinh: 29/05/2000 Lớp: 8/4 3. Họ và tên: Nguyễn Thành Nhân Ngày sinh: 01/06/2000 Lớp: 8/4 BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HOC 1.Tên tình huống Bơi lội – kỹ năng cần có của học sinh. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống - Thứ nhất: Duy Xuyên là địa phương có địa hình thấp trũng, hàng năm đến mùa mưa lũ thường xảy ra tai nạn đuối nước, mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em. Bơi lộiu kỹ năng cần thiết mà học sinh cần phải có để có thể tự cứu mình. - Thứ hai: Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong đó có việc tự bảo vệ mình, tự rèn luyện sức khỏe cho bản thân luôn được các thầy cô giáo trong nhà trường cùng với ba mẹ rất quan tâm. Tổ chức Swim Vietnam đã kết hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên đã tổ chức dạy bơi cho các học sinh THCS trên địa bàn huyện Duy Xuyên, đó là điều chúng em rất ủng hộ . - Thứ ba: Bơi lội là môn thể thao giúp chúng em rèn luyện thể chất, tăng cường sức khỏe. - Thứ tư: Với việc giải quyết tình huống này chúng em sẽ được tìm hiểu sâu rộng hơn về kiến thức Sinh học, Thể dục, Vật lý, Giáo dục công dân, và từ đó chúng em tăng việc vận dụng kiến thức liên môn vào trong thực tế cuộc sống . 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Để giải quyết tình huống này , chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các môn học trong nhà trường để giải quyết . Cụ thể là các môn như Thể dục, Vật lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Văn học, 4.Giải pháp giải quyết tình huống - Tìm hiểu sức khỏe là gì ? - Tìm hiểu khái niệm, tác dụng của bơi lội. - Một số phương pháp học bơi lội - Trách nhiệm của học sinh trong việc tự bảo vệ mình. 5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết vấn đề Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ Chức Y tế Thế giới : "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế". Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh. Bảo vệ sức khỏe là rất quan trọng đối với mỗi học sinh và với tất cả mọi người. Vì vậy người ta thường nói : Bảo vệ sức khỏe là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Không ai có thể phủ nhận bơi lội là môn thể thao có nhiều lợi ích và rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của chúng ta? Bơi lội là môn thể thao hoàn chỉnh nhất làm phát triển thân thể một cách toàn diện, cân đối, hoàn hảo nhất, giúp tăng nhanh chóng chiều cao, phòng chống một số bệnh tật như: vẹo cột sống, gầy còm, kém ăn, mất ngủ, một số bệnh về tim mạch, bệnh do thiếu vận động, là phương pháp mát-xa đơn giản mà hiệu quả Để biết bơi thì không khó, nhưng để bơi thế nào cho đúng và phát huy được hết những lợi ích của môn bơi lội thì không đơn giản, nếu chúng ta không có sự kiên trì, lòng đam mê và một phương pháp tập luyện khoa học mang tính bài bản. Để có phương pháp tập luyện khoa học mang tính bài bản, chúng em đã tìm hiểu một số phương pháp học bơi, trước hết là những động tác - Tập nín thở lâu dưới mặt nước - Tập hít, thở dưới nước - Tập nổi người - Lướt nước - Tập đứng lên Các tư thế bơi: - Bơi tự do - Bơi ngửa Với những kiến thức về thể dục đó cùng với sự hướng dẫn của thầy dạy thể duc và quyết tâm của mình, chúng em nghĩ sẽ có kỹ năng về bơi lội để trước tiên là tự bảo vệ mình. Chúng em rất mong là nhà trường cho tất cả các học sinh chúng em tham gia vào lớp học bơi để nhanh chóng có được kỹ năng bơi lội. Còn nếu khi các bạn chưa biết bơi, chưa có điều kiện để học bơi thì với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây: - Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, lúc đó trọng lượng riêng trung bình của cơ thể mình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên đẩy người nổi dần lên (các em đã học trong môn Vật lý) - Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu. - Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước tạo lực lớn đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn. - Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm. Sự tự tin, bình tĩnh cũng là đức tính cần thiết mà các bạn được học ở môn Giáo dục công dân giúp chúng ta giải quyết tình huống một cách nhanh chóng. Ngoài ra, qua môn Công nghệ chúng em cũng biết được rằng sự lựa chọn thực phẩm, ăn uống điều độ cũng là một biện pháp tốt để giữ gìn sức khỏe. Việc uống đủ nước cũng rất quan trọng, nước giúp đào thải và loại trừ các độc tố ra khỏi cơ thể, nước còn là môi trường làm cho các phản ứng sinh lý- sinh hóa trong cơ thể diễn ra bình thường, ngoài ra còn phòng trừ các bệnh như cảm cúm hay cảm lạnh rất thường gặp. 6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Qua thông tin trên báo , đài chúng em thấy nhiều trường hợp các bạn bị đuối nước rất thương tâm. Gía như các bạn đó đều biết bơi thì đâu có xảy ra việc ngoài mong muốn như vậy. Với tình huống trên, chúng em thiết nghĩ nếu tất cả các bạn học sinh đều ý thức và hiểu được tác dụng của việc biết bơi thì sẽ có những ý nghĩa quan trọng như: Các bạn sẽ có ý thức tự bảo vệ mình trong những ngày mưa lũ. Từ đó các bạn thấy rằng tất cả những điều mà chúng ta được học từ các thầy cô giáo qua các bộ môn đều có tác dụng lớn và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, kiến thức nào cũng quan trọng, môn học nào cũng quan trọng. Các bạn sẽ có ý thức học tốt hơn tất cả các môn, không cọi trọng môn học này, coi nhẹ , xem thường môn học kia. Qua việc giải quyết tình huống trên kích thích tính tò mò, ham học hỏi của chúng em, đồng thời xác định rõ việc học của chúng em là rất quan trọng, từ đó thúc đẩy việc học tập trong mọi học sinh chúng em. Trên đây tình huống thực tiễn mà lớp chúng em giải quyết . Rất mong sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô. Chúng em trân trọng cám ơn! TRƯỞNG NHÓM Nguyễn Trường Quốc Vương GIỚI THIỆU VÀ LÀM QUEN MÔN BƠI LỘI I.Giới thiệu: Không ai có thể phủ nhận bơi lội là môn thể thao có nhiều lợi ích và rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của chúng ta? Bơi lội là môn thể thao hoàn chỉnh nhất làm phát triển thân thể một cách toàn diện, cân đối, hoàn hảo nhất, giúp tăng nhanh chóng chiều cao, phòng chống một số bệnh tật như: vẹo cột sống, gầy còm, kém ăn, mất ngủ, một số bệnh về tim mạch, bệnh do thiếu vận động, là phương pháp mát-xa đơn giản mà hiệu quả Để biết bơi thì không khó, nhưng để bơi thế nào cho đúng và phát huy được hết những lợi ích của môn bơi lội thì không đơn giản, nếu chúng ta không có sự kiên trì, lòng đam mê và một phương pháp tập luyện khoa học mang tính bài bản. Dưới đây là những bài học mang tính cơ bản nhất, dành cho người chưa biết bơi và mới học bơi. Làm quen với nước Trước khi tập, bạn nên nhảy dây, khởi động bằng những động tác làm mềm dẻo các khớp xương, các cơ bắp hoặc chạy vài vòng làm nóng cơ thể (không nên chạy vòng quanh bể bơi vì ở đó rất trơn và dễ làm cho bạn bị ngã). Sau đó, bạn tắm rửa và bước xuống bể theo hình chỉ dẫn sau: II. Tập nín thở lâu dưới mặt nước: Động tác này rất quan trọng, bởi vì, nếu người học bơi không biết nín thở và nằm ngang trên nước và lướt nước thì không thể tập bơi được. Hãy tập nín thở dưới nước (Càng lâu càng tốt, tư thế như hình vẽ), nín thở ít nhất từ 10-20 giây trở lên (nhẩm đếm). Nắm thành bể, hít thật sâu, ngồi xuống, đầu chìm trong nước, nín thở càng lâu càng tốt. III. Tập hít, thở dưới nước: Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. Bạn cần phải tập nhiều lần cho quen. 1. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập người lại, mặt úp xuống nước ?othổi? hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nước (thở ra). Sau đó, bãnh hãy ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (Chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nước vào mũi). 2. Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên tục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào). IV. Tập nổi người: 1. Mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên. 2. Khi người nổi hẳn lên, bạn duổi tay và chân thẳng ra như tấm ván. Và Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên. V. Lướt nước: Đây là động tác rất quan trọng. Thực hiện được động tác này thì việc học bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công. 1. Mực nước sâu ngang bụng hay ngực: - Tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở: + Hãy duỗi thắng tay về phía trước. + Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (ít bị cản nước) 2. Mặt úp xuống nước: - Người hơi nghiêng về phía trước. - Đưa mông lên cao, co 2 chân lên ca 3. Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trước. Duỗi thẳng chân. 4. Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước. VI. Tập đứng lên: - Khi đang lướt nước, muốn đứng lại. - Bạn hãy co 2 chân về phía trước ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay. - Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên (thật dễ dàng). Bơi tự do (bơi trườn sấp, bơi sải) Khái niệm: Bơi trườn sấp còn gọi là bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi. Trong thi đấu ?obơi tự do? (nghĩa là kiểu bơi tuỳ ý) đương nhiên các vận động viên sẽ chọn kiểu bơi nhanh nhất đó bơi trườn sấp. Muốn bơi trườn sấp đúng kỹ thuật phải biết phối hợp đúng các động tác chân, tay và thở một cách nhịp nhàng? Những động tác này hoạt động liên tục: 2 chân đập, 2 tay quạt nước và luôn vươn người lướt nhanh tới trước? Như tất cả các kiểu bơi khác, khi tập chúng ta tuần tự tập theo thứ tự như sau: 1. Tập chân?. rồi tập tay? sau cùng tập chân và tay phối hợp thở. 2. Tập trên cạn thật nhuần nhuyễn, rỗi mới xuống nước. Kỹ thuật cơ bản trong bơi trườn sấp: Giai đoạn 1: Tập chân trườn sấp trên cạn. Ngồi trên thành bể, người hơi ngửa, 2 chân (và cả 2 bàn chân) đều duỗi thật thẳng, nâng lên và đập xuống liên tục (gối luôn giữ thẳng) cho đến khi thật nhuần nhuyễn. Giai đoạn 2: Tập chân trườn sấp dưới nước - Nằm dài trên mặt nước, 2 tay nắm thành bể, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, (giữ gối thật thẳng) đập chân trườn sấp liên tục như tập trên cạn và tập cho đến khi thật thuần thục (nhớ giữ gối thật thẳng), phải dịu dàng nhịp nhàng, mềm dẻo? - Đập chân trườn sấp với ván bới theo chiều ngang bể, mực nước ngang bụng hay ngực (bàn chân và gối duỗi thẳng). - Đưa thẳng 2 tay phía trước, lướt nước khoảng 1m, rồi đập chân trườn sấp theo chiều ngang bể. Tập nhiều lần cho thuần thục, đến khi người tiến nhanh về phía trước. Giai đoạn 3: Tập tay trườn sấp trên cạn: Tập tay trườn sấp nên tập từng tay. a) Tập tay phải: Đứng chân trái trước, chân phải ra sau, tay trái đặt lên đầu gối trái, người hơi khom về trước, tay phải đưa thẳng về trước. Bắt đầu quạt nước trườn sấp bằng tay phải. b) Tập tay trái: Đổi chân và tay quạt nước bằng tay trái (làm ngược lại) Lưu ý: Bàn tay khép kín các ngón như hình cái muỗng (Xem hình) 1 Tỳ nước. 2 Kéo nước, 3 Đẩy nước. 4 Thả lỏng. 5 Vào nước. Các chu kỳ cứ thế tiếp tục luân phiên hết tay này sang tay kia? Các chu kỳ quạt nước tay sải (Khuỷu tay hơi cong lúc quạt tay sải) Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở (trên cạn) Đứng hơi khom người về phía trước, hai tay liên tục quạt nước đồng thời luân phiên nghiêng người qua 2 bên nhấc chân ra sau như đang đập chân trườn sấp (nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra sau, đồng thời nhấc cao khuỷu tay (cùi chỏ) trong động tác ?othả lỏng? để chuẩn bị động tác ?ovào nước?. Nên chọn một bên thuận khi nghiêng đầu qua bên đó là há miệng để hít hơi vào, khi úp mặt xuống thì thổi bọn khí ra (như thổi bong bóng). Giai đoạn 5: Tập tay trườn sấp dưới nước - Đứng dưới bể bơi, mực nước ngang ngực, người hơi khom về phía trước, luân phiên quạt nước bằng 2 tay như đang bơi trườn sấp, (nếu khi quạt nước, cảm thấy nặng và người muốn tiến về phía trước càng nhiều càng tốt). - Cũng động tác như trên nhưng thêm động tác phối hợp thở: Trong quá trình quạt nước, khi úp mặt xuống nước thì thổi bọt khí (bong bóng) ra, khi nghiêng đầu bên thuận thì há miệng hít khí trời vào bằng miệng và mũi Giai đoạn 6: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước. - Lướt nước khoảng 1m rồi bơi chân và tay trườn sấp phối hợp thở (qua lại theo chiều ngang bể bơi). - Bơi thật nhiều lần đến khi bơi đi nhanh và động tác thật thanh thoát, nhẹ nhàng, thuần thục? Bơi chân và tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước Cổ chân duỗi thật thẳng khi đập chân sải (Nhưng thả lỏng, uyển chuyển, nhịp nhàng) Bơi ngửa Sau khi đã tập thuần thục môn bơi sải, bạn có thể bắt đầu tập bơi ngửa. Kiểu bơi này khác hoàn toàn với bơi ếch ở chỗ là bơi ngửa bạn không thể nhìn được về phía trước như bơi ếch. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì trước khi tập bơi ngửa bạn nên quan sát xem phía trước có người hay vật gì cản trở không. Tuy nhiên, kiểu bơi này cũng giống bơi trườn sấp (bơi sải) ở chỗ là 2 chân đập giống nhau. Kỹ thuật bơi ngửa cơ bản: Giai đoạn 1: Tập nổi người (ngửa) a) Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, 2 tay trống ra sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở b) Từ từ chống 2 tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước. c) Từ từ đưa 2 tay lên song song với thân người, 2 bàn chân duỗi thẳng và nổi lên mặt nước. d) Mực nước ngang bụng, móc chân vào thành bể, nằm dài trên mặt nước. e) Khi muốn đứng lên, 2 tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân cuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng). Giai đoạn 2: Tập lướt nước ngửa. a) Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể hai tay nắm thành bể, co 2 chân đặt cao trên thành bể, đầu ngửa về phía sau nín thở, tập trung sức và tư tưởng. b) Buông 2 tay, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạch vào thành bể. c) Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai). Giai đoạn 3: Tập chân ngửa trên cạn. Ngồi trên thành bể, hai tay chống phía sau, tập đập chân ngửa, 2 chân luân phiên đưa xuống và hất mạnh từ dưới lên theo hình vẽ. Giai đoạn 4: Tập chân ngửa dưới nước. - Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn). - Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa. - Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa. Giai đoạn 5: Tập tay ngửa trên cạn - Đứng thẳng hay nằm trên thành bể, luân phiên tập từng tay, động tác quạt tay ngửa trên cạn (một tay duỗi dọc theo thân người). - Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên tập động tác quạt tay ngửa trên cạn. - Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên quạt tay ngửa và luân phiên đá hất chân nhịp nhàngnhư khi bơi ngửa. Giai đoạn 6: Tập tay ngửa duới nước. - Đứng dươic bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay). - Nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa). - Từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ chân cho người kia tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu. Giai đoạn 7: Tập chân và tay ngửa, phối hợp thở (trên cạn) Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay liên tục quạt nước xuống, bơi ngửa ăn khớp nhịp nhàng với đôi chân đá hất lên và đập xuống (như đang bơi ngửa) đồng thời thở, hít khí trời (khi tay thuận đẩy nước thì thở ra, khi tay thuận di chuyển trên không thì hít vào). Giai đoạn 8: Tập phối hợp toàn bộ dưới nước (chân tay ngửa phối hợp). Mực nước ngang bụng hay ngực, nằm ngửa đạp mạnh thành bể, lướt nước và kiên tri tập nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngửa phối hợp thở như đã tập trên cạn, cho đến khi thuần thục. Nếu chưa thuần thục thì phải xem xét sai chỗ nào, rút kinh nghiệm sửa chữa và cân tập lại trên cạn cho thật nhuần nhuyễn. Ghi nhớ: Bất cứ động tác nào đã tập trên cạn thật nhuần nhuyễn thì xuống nước tập bơi mới dễ dàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt. H.1: Tay trái sắp vào nước, tay phải kết thúc quạt nước, chân phải bắt đầu hất từ dưới lên, chân trái tiếp tục đưa xuống. H.2: Tay trái vào nước, tay phải bắt đầu cung khỏi mặt nước, chân trái đưa xuống, chân phải hất mạnh lên. H.3: Tay trái bắt đầu quạt nước, tay phải bắt đầu vung trên không, chân phải bắt đầu đưa xuống, chân trái bắt đầu hết lên. Tóm lại, để giữ thăng bằng, động tác tay và chân ngửa được luân phiên thực hiện chéo. Tay trái vào nước thi chân phải hất lên, tay phải vung trên không thi chân trái đưa xuống sâu (để chuẩn bị đá hất lên). Và ngược lại, chân phải đưa xuống nước thì tay trái vung trên không và cứ thê tiếp nối các ?ochu kỳ động tác? đến khi bơi được xa? (xem hình). Những điều cần ghi nhớ trong kỹ thuật bơi ngửa: - Các ngón tay phải khép kín lại, lòng bàn tay cong như hình cái thìa. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh khi vào nước để lướt tới (xem hình). - Không nên gập cổ tay lại, cổ tay phải thẳng theo chiều của cánh tay ngoài. - Hai cánh tay phải dịu dàng, mềm dẻo, thoải mái luân phiên quạt ngang (nghiêng) 2 bên như 2 mái chèo (không nên quạt thẳng đứng xuống). - Phải giữ 2 vai không đảo và không chìm sâu xuống mặt nước khi đang bơi. (Mực nước ngang tai). - Đầu phải nhô lên khỏi mặt nước và hơi cúi xuống cằm, gần chạm ngực để có thể nhìn được 2 bàn chân khi bơi - Khi hạ chân xuống phải giữ gối hơi thẳng, nhưng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi chuẩn bị đá hất lên thì gối hơi gấp lại, nhưng cũng phải uyển chuyển mềm dẻo, dịu dàng. Tránh động tác co duỗi 2 chân như đang đạp xích lô, xe đạp hay đạp chân ếch (kiểu ngửa ếch: tay ngửa, chân ếch). Một vài lời khuyên đối với người tập bơi ngửa: - Cố gắng tập đếm xem bao nhiêu sải tay để bạn có thể bơi được 1 đoạn dài (khoảng cách) tương ứng. Điều này giúp bạn tránh được những va chạm. - Cố gắng tập bơi với toàn bộ cơ thể một cách gọn gàng để lướt trên mặt nước, cố gắng giữ cho hông và chân hơi chìm hơn so với vai. Đây là cách để đảm bảo chắc chắn rằng, đầu của bạn luôn ở tư thế thoải mái tronnước. Cũng giống như việc bạn nằm ngửa trên giường và gối đầu lên một chiếc gối mỏng. . 8/4 BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HOC 1.Tên tình huống Bơi lội – kỹ năng cần có của học sinh. 2. Mục tiêu giải quyết. BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng. thực tế cuộc sống . 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Để giải quyết tình huống này , chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các môn