Tuần:10 Tiết: 10 Thường thức mĩ thuật: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 Ngày soạn: Ngày giảng: A. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. - Nhận ra vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng. - Tôn trọng những người có công với đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ đất nước. B.CHUẨN BỊ - Đồ dùng mĩ thuật 8, một số tài liệu có liên quan đến mĩ thuật giai đoạn 1954-1975. C.PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, vấn đáp gợi mở và thảo luận. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ Trả bài kiểm tra. III. Bài mới * Đặt vấn đề: Giai đoạn từ 1954 đến năm 1975 đất nước ta tạm chia làm 2 miền Nam Bắc,các hoạ sĩ đó hăng hái lên đường gia nhập kháng chiến…Họ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm đó và nhận thấy được giá trị của các tác phẩm. Tên hoạt động Nội dung kiến thức H/động của GV và HS HĐ1: Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954- 1975. * Mục tiêu: hs Học sinh hiểu biết thêm về mỹ thuật cách mạng Việt Nam. Tích hợp: Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh Phân tích công lao vai trò của Bác Hồ trong 2 cuộckháng chiến chống Pháp và Mỹ? 1. Vài nét về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975. - Thời kì này nước ta tạm chia 2 miền: Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền nam dưới chế độ Mĩ- ngụy. - Cả nước hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: vừa xây dựng miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. * Kháng chiến chống pháp: Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Với đường lối cực kỳ sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng đã huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, củng cố giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5-1954) đã đi vào lịch sử dân tộc ta, Hồ Chủ tịch viết: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lượng hòa bình, dân chủ và CNXH thế giới" * Kháng chiến chống Mỹ: Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp đánh Mỹ cứu nước sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng GV: Cho học sinh đọc SGK. Nêu đặc điểm của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. HS: Thảo luận Phân tích công lao vai trò của Bác Hồ trong cuộckháng chiến chống Pháp? HS thảo luận và trả lời. Phân tích công lao vai trò của Bác Hồ trong cuộckháng chiến chống Mỹ? HS thảo luận và trả lời. HĐ2: Tìm hiểu một số thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975. * Mục tiêu: hs biết một số tác giả tác phẩm mỹ thuật với nhiều chất liệu trong thời kỳ chiến tranh cách mạng. ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ cả nước độc lập thống nhất đi lên CNXH. Thắng lợi đó đã làm sáng tỏ một chân lý: Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu nhưng một khi đoàn kết đứng lên, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính Đảng Mác-Lênin để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. 2.Một số thành tựu cơ bản của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 -1975. a. Tranh sơn mài. - Là chất liệu lấy từ nhựa của cây sơn trồng ở nhiều vùng trung du tỉnh Phú Thọ, là chất liệu truyền thống được các hoạ sĩ tìm tòi, để sử dụng trong việc sáng tác. * Tác phẩm tiêu biểu: Tác nước đồng chiêm của Trần Văn Cẩn, Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An,… b. Tranh lụa. - Lụa là chất liệu truyền thống của phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng, nghệ thật tranh lụa Việt Nam có nhiều tác phẩm ghi đậm bản sắc riêng, đằm thắm không ồn ào, nhẹ nhàng mà sâu lắng. - Nét nổi bật của tranh lụa Viêt Nam là đã tìm được một bảng màu riêng. * Tác phẩm tiêu biểu: con đọc bầm nghe của Trần Văn cẩn, Về nông thôn sản xuất của Ngô Minh Cầu,… c. Tranh khắc. - Chịu ảnh hưởng của tranh Đông Hồ và Hàng Trống. * Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ con của Đinh Trọng Khang, Ngày chủ nhật của Nguyễn Tiến Chung,… d. Tranh sơn dầu. - Là chất liệu của phương tây, du nhập vào nước ta từ khi có Trường Mĩ thuật Đông Dương. * Tác phẩm tiêu biểu: Một buổi cày của Lưu Công nhân, Công nhân cơ khí củaNguyễn Đỗ Cung,… e. Tranh màu bột. - Là chất liệu gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, được các họa sĩ Việt Nam hay dùng để vẽ, thường dùng để vẽ trên giấy, trên vải,… * Tác phẩm tiêu biểu: Đền Voi Phục của Văn Giáo, Em nào cũng được học của Sỹ Tốt,… f. Điêu khắc. - Gồm các tác phẩm như tượng tròn, phù điêu bằng chất liệu thạch cao, đá đồng,…nhằm phản ánh tư tưởng , tình cảm của nhân dân, những anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến,…. -Cho học sinh thảo luận và đưa ra hiểu biết của mình về chất liệu, tác phẩm và tác giả. GV: Phân tích thêm -Tranh sơn mài là chất liệu như thế nào? Nêu các tác phẩm tiêu biểu? - Lụa là chất liệu như thế nào? Nêu các tác phẩm tiêu biểu? - Tranh khắc chịu ảnh hưởng của dòng tranh nào? Nêu các tác phẩm tiêu biểu? - Tranh Sơn dầu cho người xem cảm nhận gì? Nêu các tác phẩm tiêu biểu? - Màu bột là chất liệu như thế nào? Nêu các tác phẩm tiêu biểu? - Điêu khắc nhằm phản ánh lên điều gì? Nêu các tác phẩm tiêu biểu? HĐ3: Củng cố * Tác phẩm tiêu biểu: Nắm đất miền nam của Phạm Xuân Thi, Võ Thị Sáu của Diệp Minh Châu,… GV: Tóm tắt lại nội dung chính của bài. IV. Nhận xét - dặn dò Học bài và chuẩn bị cho bài sau. V. Rút kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn Đức Nghĩa Môn : Mĩ thuật . của Phạm Xuân Thi, Võ Thị Sáu của Diệp Minh Châu,… GV: Tóm tắt lại nội dung chính của bài. IV. Nhận xét - dặn dò Học bài và chuẩn bị cho bài sau. V. Rút kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn. để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm đó và nhận thấy được giá trị của các tác phẩm. Tên hoạt động Nội dung kiến thức H/động của GV và HS HĐ1: Tìm. tròn, phù điêu bằng chất liệu thạch cao, đá đồng, nhằm phản ánh tư tưởng , tình cảm của nhân dân, những anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến,…. -Cho học sinh thảo luận và đưa ra hiểu biết của mình về