1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình ảnh giếng làng trong ca dao Việt Nam

5 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55 KB
File đính kèm Hinh anh gieng lang trong ca dao.rar (14 KB)

Nội dung

Bên cạnh cây đa, bến nước, sân đình, mái chùa, hình ảnh chiếc giếng làng từ lâu đã ăn sâu trong tâm trí của người dân làng quê Việt Nam, đặc biệt là những người xa xứ. Trong tổng thể văn hóa làng, nếu cây đa có thần, mái chùa có Phật, thì giếng nước tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao Việt Nam, hình ảnh chiếc giếng làng luôn được nhắc đến với vị trí là trái tim của làng, cái hồn của xóm và đầy ân tình của giao duyên hò hẹn. Nếu như đình, chùa làng giữ vai trò lớn trong cuộc sống tinh thần, tâm linh của dân làng, thì giếng làng có tính thực dụng hơn hẳn, bởi đó là nguồn sống. Do ở làng quê Việt Nam xưa chủ yếu là nhà mái gianh nên ít nhà có bể nước mưa, dân làng chủ yếu dùng nước giếng để sinh hoạt và nấu ăn. Mặt khác không phải nhà nào cũng có thể đào giếng, cho nên chiếc giếng chung của làng càng có vai trò quan trọng. Có thể nói đó là nguồn sống của cả cộng đồng. Từ chỗ tụ tập nơi sân giếng mới nảy ra những thông điệp của cuộc sống: về lúa ngô khoai sắn, chuyện có cô con gái lấy chồng tốt số, nhà nọ làm đám bao nhiêu mâm, trai gái tranh thủ lúc gánh nước để chòng ghẹo nhau, ngỏ lòng hay hẹn hò... Cứ như thế, hình ảnh cái giếng in sâu vào tâm thức dân làng từ ngàn đời, rồi tự nhiên đi vào ca dao.

Báo Văn hóa Thông tin Thanh Hóa khoảng tháng 2-3 năm 2010 GIẾNG LÀNG TRONG CA DAO VIỆT NAM Lê Thị Thảo 1 Bên cạnh cây đa, bến nước, sân đình, mái chùa, hình ảnh chiếc giếng làng từ lâu đã ăn sâu trong tâm trí của người dân làng quê Việt Nam, đặc biệt là những người xa xứ. Trong tổng thể văn hóa làng, nếu cây đa có thần, mái chùa có Phật, thì giếng nước tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và cho nguồn gốc của sự sống. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao Việt Nam, hình ảnh chiếc giếng làng luôn được nhắc đến với vị trí là trái tim của làng, cái hồn của xóm và đầy ân tình của giao duyên hò hẹn. Nếu như đình, chùa làng giữ vai trò lớn trong cuộc sống tinh thần, tâm linh của dân làng, thì giếng làng có tính thực dụng hơn hẳn, bởi đó là nguồn sống. Do ở làng quê Việt Nam xưa chủ yếu là nhà mái gianh nên ít nhà có bể nước mưa, dân làng chủ yếu dùng nước giếng để sinh hoạt và nấu ăn. Mặt khác không phải nhà nào cũng có thể đào giếng, cho nên chiếc giếng chung của làng càng có vai trò quan trọng. Có thể nói đó là nguồn sống của cả cộng đồng. Từ chỗ tụ tập nơi sân giếng mới nảy ra những thông điệp của cuộc sống: về lúa ngô khoai sắn, chuyện có cô con gái lấy chồng tốt số, nhà nọ làm đám bao nhiêu mâm, trai gái tranh thủ lúc gánh nước để chòng ghẹo nhau, ngỏ lòng hay hẹn hò Cứ như thế, hình ảnh cái giếng in sâu vào tâm thức dân làng từ ngàn đời, rồi tự nhiên đi vào ca dao. Trong ca dao Việt Nam bắt gặp không ít hình ảnh giếng làng. Theo thống kê chưa đầy đủ có đến hàng trăm câu ca dao ghi hình ảnh giếng làng. Chỉ riêng cuốn“Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật chủ biên, Nxb Văn hoá thông tin, 2 tập, 2001) đã có hơn 60 câu có hình ảnh giếng làng. Giếng có thể gắn với một ngôi làng cụ thể, có thể tả thực, 1 Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa 1 có thể dùng làm hình ảnh ví von bóng bẩy, có thể dùng để đưa đẩy khơi mào cho lời tỏ tình ; mộc mạc như đời thường nhưng vô cùng sống động, phong phú. “Giếng làng” như trên đã nói là nơi dân làng ra gánh nước sinh hoạt, nấu ăn – nhu cầu thiết yếu hàng ngày, nên nó đã trở thành nơi gặp gỡ, trò chuyện, hỏi thăm và tâm tình của mọi thành viên trong làng, đặc biệt là các đôi trai gái. Đình, chùa thì khi nào có lễ có hội mới ra, còn giếng làng không hôm nào không đến. Chính vì thế giếng làng trở thành tâm điểm gặp gỡ của cả làng, là điều kiện thứ nhất trong mơ ước của dân làng: Thứ nhất gần mẹ gần cha Thứ nhì gần giếng, thứ ba gần đình Giếng nước tạo ra chất keo gắn kết người với người: - Đến đây trước giếng sau chùa Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu Cái giếng giữ phần âm của làng. Bản thân cấu trúc hình tròn của nó cũng là một hình thuộc về âm. Chiều sâu của giếng đi vào lòng đất là chiều âm. Cái vị tanh hơi ngọt và cái độ lạnh của nước giếng hiếm khi được tiếp xúc ánh nắng mặt trời cũng thuộc về âm. Đôi khi giếng là sự gắn kết Đông – Tây huyền thoại thiêng liêng, thần bí trong chuyện ngọc trai biển Đông đem rửa nước giếng Ngọc ở đền Hùng thì trở nên trong sáng lạ thường. Giếng làng là nơi tích tụ, đồng thời cũng là nơi khởi phát tinh hoa của làng. Bởi vì nước giếng làng chính là nước mưa – “tinh khí” của trời cha được đất mẹ giữ lấy, rồi chắt lọc tạo thành mạch ngầm phun trào lên mặt đất để rồi từ đấy mọi sinh linh uống nước mà sinh sôi và phát triển. Người xưa quan niệm giếng làng nào khơi được mạch nước tốt thì con gái làng ấy mới xinh đẹp, lúa khoai mới tươi tốt và làng xóm mới yên bình. Gần giếng chính là gần với nguồn sống, gần những điều kiện thuận lợi nhất: - Giao Tự gần giếng gần sông 2 Nước trong tắm mát, má hồng thêm xinh. Hay là: Có chồng gần mẹ gần cha Như cây gần giếng sau mà dưỡng thân Người có người giàu người nghèo, kẻ sang kẻ hèn, giếng cũng có danh phận của giếng. Làng giàu thì giếng xây gạch, đá, chạm cả rồng chầu, phượng múa trên thành giếng và hai bên cầu giếng. Làng nghèo thì chỉ có giếng đắp đất xung quanh. Chính vì vậy, có cái giếng to đẹp, có cái lại bé hơn, nhưng tất cả đều có làn nước trong mát và là niềm tự hào của hết thảy dân làng: - Đầm Đại Từ hoa sen thơm mát Giếng Đại Từ nước mát trong xanh Hay như: - Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa Tên làng xã một phần cũng nhờ cái giếng mà trở thành nổi tiếng. Niềm tự hào về giếng làng to đẹp, trong mát cũng là một cái cớ để tán tỉnh, mời chào: - Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát Đường Yên Thái gạch lát dễ đi. Em về bên ấy làm chi Nước giếng thì đục đường đi thì lầy Tuy nhiên, từ “giếng làng” gắn liền với các địa danh cụ thể như trên chỉ xuất hiện vài ba lần, hầu hết là từ “giếng làng” nói chung, có thể gắn với mọi miền quê Việt Nam. Các cô gái đôi khi làm duyên làm dáng trong bóng nước, là nơi soi mình trước cộng đồng: - Đầu làng có cái giếng khơi Người ngoan rửa mặt, người hiền soi gương 3 “Giếng làng” nhiều khi là cái để ví von đưa đẩy, giúp cho lời tỏ tình được tự nhiên, dễ chấp nhận: - Ơi người gánh nước giếng đình Còn chăng hay đã trao tình cho ai? Hay là nhắc khéo: - Năng mưa thì giếng năng đầy, Anh năng qua lại mẹ thầy năng thương Cái giếng làng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc tình, bao nhiêu tâm sự của biết bao nhiêu thế hệ. Giếng không biết tâm tình nhưng tâm tình cứ mượn nó mà ngỏ lòng. Lúc thì thề non hẹn biển: Sông kia có cạn còn ao Cũng nguyền vét giếng mà trao ân tình Lúc thì than thở cho sự không may, hoài công: - Phận mình sao khéo rủi ro Đã đi tới giếng, quảy vò về không Giếng nước được ví với hoàn cảnh éo le của người phụ nữ: Nào khi ảnh bủng anh beo Tay bưng chén thuốc, tay đèo núi chanh Bây giờ anh mạnh anh lành Anh mê nhan sắc anh đành phụ tôi Thà tôi xuống giếng cho rồi! Giếng nước cũng là sự băn khoăn, bị động của thân phận người con gái trong xã hội cũ: - Thân em như giếng giữa đường Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân Họ thấy mình như hạt mưa rào: - Thân em như hạt mưa rào 4 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa Và nếu vô tình hạt mưa đó được rơi xuống giếng nước trong trẻo và mát lành thì có nghĩa cuộc đời họ đã đã có phần may mắn: May ra gặp được giếng khơi Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn. Giếng nước trong được ví với sự trong trắng của tâm hồn người con gái. Tiếc thay cái giếng nước trong Để cho bèo tấm, bèo ong lọt vào Giếng nước, gàu múc, dây thừng … những vật quen thuộc và gắn bó với nhau đã được người dân mượn để ví von về tình nghĩa trai gái: - Giếng sâu gàu nhỏ anh ơi Múc sao cho đặng hai nơi một lần. - Giếng khơi gàu múc lưng chừng Nếu mà vụng liệu xin đừng trách dây. Giếng nước là hình ảnh ẩn dụ cho tâm tính con người: - Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu - Em tưởng giếng sâu nên nối sợi dây dài Hay đâu giếng cạn em tiếc hoài sợi dây Giếng làng là một hình ảnh quen thuộc gắn với sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tự ngàn xưa, giếng làng đã đi vào tâm thức của mỗi người dân thôn dã. Từ mỗi sáng thức dậy và khi đêm về, người ta lại mơ tưởng đến giếng – bởi nơi đó có người mình thầm thương trộm nhớ, nơi mình đã được tâm tình, trò chuyện, và giải tỏa lòng mình. Chính vì lẽ đó, nên rất tự nhiên giếng làng cứ thế đi vào ca dao Việt Nam và tồn tại mãi mãi./. 5 . trai gái tranh thủ lúc gánh nước để chòng ghẹo nhau, ngỏ lòng hay hẹn hò Cứ như thế, hình ảnh cái giếng in sâu vào tâm thức dân làng từ ngàn đời, rồi tự nhiên đi vào ca dao. Trong ca dao Việt. hoàn cảnh éo le của người phụ nữ: Nào khi ảnh bủng anh beo Tay bưng chén thuốc, tay đèo núi chanh Bây giờ anh mạnh anh lành Anh mê nhan sắc anh đành phụ tôi Thà tôi xuống giếng cho rồi! Giếng. Thông tin Thanh Hóa khoảng tháng 2-3 năm 2010 GIẾNG LÀNG TRONG CA DAO VIỆT NAM Lê Thị Thảo 1 Bên cạnh cây đa, bến nước, sân đình, mái chùa, hình ảnh chiếc giếng làng từ lâu đã ăn sâu trong tâm

Ngày đăng: 04/08/2015, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w