1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Cách dạy nhóm câu trần thuật đơn văn 6

15 864 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 859 KB

Nội dung

Bên cạnh những ưu điểm hết sức rõ nét như đã nói ở trên, thì trong quá trình dạy và học vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề chưa mấy sáng tỏ xung quanh các nhóm bài dạy thuộc bộ môn Ngữ văn, t

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT

TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH

* * *

MỘT VÀI KINH NGHIỆM

DẠY NHÓM CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

(CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 – TẬP 2)

Trang 2

Phần I: MỞ ĐẦU

Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học

-xã hội Điều đó nói lên tầm quan trọng của bộ môn này trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao Đồng thời, góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúi trọng gia đình, bạn bè, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu Môn Ngữ văn cũng giúp học sinh biết rèn luyện để

có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp

Để đạt được những mục tiêu giáo dục nêu trên, chương trình, phương pháp giảng dạy và bộ sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã kịp thời đáp ứng một cách căn bản Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cho thực hiện chương trình thay sách giáo khoa trên cả nước Đó là năm học đầu tiên áp dụng chương trình đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên và học sinh, bắt đầu từ khối lớp 1, lớp 6 Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp Biểu hiện

rõ nhất của hướng tích hợp chính là việc sát nhập ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn vào một chỉnh thể là Ngữ văn Ngoài ra, trong chương trình mới, các nhà soạn sách đã đưa vào nhiều bài, nhiều thuật ngữ mới mà trong chương trình cũ, giáo viên và học sinh chưa được làm quen; hoặc nhiều khái niệm có phần khác với cách nhìn xưa nay Điều đó đã làm phong phú thêm và cập nhật hóa hệ thống kiến thức cho cả người dạy và người học Bên cạnh những ưu điểm hết sức rõ nét như đã nói ở trên, thì trong quá trình dạy và học vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề chưa mấy sáng tỏ xung quanh các nhóm bài dạy thuộc bộ môn Ngữ văn, thể hiện rõ nhất là ở phân

Trang 3

môn Tiếng Việt Trong phân môn Tiếng Việt của chương trình Ngữ Văn 6

mà chúng tôi tham gia giảng dạy có nhiều nhóm bài, cụm bài khác nhau như: các từ loại, các biện pháp tu từ, câu trần thuật đơn…và ở mỗi cụm bài dạy đều có những vấn đề cần phải suy nghĩ để tìm ra phương pháp truyền đạt cho học sinh một cách phù hợp và hiệu quả cao nhất Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm cá nhân, ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một ví dụ cụ thể trong quá trình giảng dạy nhóm bài "Câu trần thuật đơn" (chương trình Ngữ văn 6 - tập 2)

Bản thân tôi được tiếp cận và giảng dạy chương trình thay sách mới từ lúc bắt đầu cho đến nay (năm học 2007-2008) Qua đó, phần nào đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả khá cao trong cách dạy nhóm bài "Câu trần thuật đơn" Vì vậy, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài

"Cách dạy nhóm câu trần thuật đơn" (trong chương Ngữ văn 6 - tập 2), để

cùng trao đổi, bàn bạc với các bạn đồng nghiệp nhằm đưa ra những kinh nghiệm góp phần giúp công việc giảng dạy của chúng ta mang lại hiệu quả cao hơn

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

I.1/ Chúng ta đều biết rằng, dạy văn là giúp cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn chương Đồng thời qua đó, giáo dục các em có ý thức trong việc trau dồi nhân cách, tức là dạy cho các

em biết yêu, ghét rạch ròi, biết tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng nhân ái,

vị tha, đức hi sinh, …

Dạy văn cũng là dạy và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng văn học Tức là giúp các em biết học tập cách viết, cách nói từ tác phẩm văn chương

để sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình tư duy và giao tiếp

I.2/ Thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn thì dạy phân môn Tiếng Việt dễ thành công hơn dạy phân môn Văn học Bởi vì, trong phân môn Tiếng Việt thì đơn vị kiến thức của một bài dạy ít, ngắn gọn hơn

Trang 4

một tiết Văn học Nếu một tiết Văn học, ngoài những kiến thức gợi ý trong sách giáo khoa để giúp học sinh cảm nhận được nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thì còn đòi hỏi ở người dạy, ở học sinh phải có năng lực cảm nhận tinh tế mới thấy hết được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua một tác phẩm Văn học Trong phân môn Tiếng Việt kiến thức truyền thụ thường bắt đầu bằng phương pháp quy nạp Kiến thức được cụ thế hoá bằng những ví dụ minh hoạ với những câu hỏi gợi dẫn giúp học sinh dễ dàng phát hiện, nắm vững khái niệm, hiểu bài nhanh hơn Đối với giáo viên, trong quá trình diễn đạt để chuyển tải kiến thức Tiếng Việt cũng thể hiện ngắn gọn, chắt lọc hơn

so với khi thực hiện công việc đó đối với phân môn Văn học

I.3/ Hơn nữa khi nói đến câu đơn thì chúng ta ai cũng nghĩ đó là một bài dạy khá đơn giản Nhưng khi đi bước vào một tiết dạy cụ thể, tìm hiểu

kiến thức để soạn bài nếu xét kỹ trong đó (phần ghi nhớ sau khi rút ra nhận xét từ ví dụ minh hoạ) thì vẫn có nhiều vấn đề cần được tháo gỡ một cách

thoả đáng

Đặc biệt, trong chương trình đổi mới, bài dạy - học hiện nay được thiết kế theo hướng tích hợp nên có nhiều điều kiện và cơ hội giúp cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động của mình trong thảo luận để xây dựng bài học, mạnh dạn trình bày những vấn đề chưa hiểu hay còn lúng túng trong bài học

II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là học sinh đã được trang bị nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn nhưng vẫn viết sai câu, sử dụng lời nói trong giao tiếp thường cộc lốc và không biểu đạt đầy đủ ngữ nghĩa do thiếu các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ…

Trong nhiều năm qua, xung quanh quan niệm về câu đơn, câu ghép đã

có nhiều ý kiến tranh luận và chưa đi đến thống nhất Thực tế trong các lớp

bồi dường thường xuyên (đầu năm học) cho giáo viên THCS, "Câu trần thuật

đơn" cũng được giáo viên trong thành phố quan tâm đưa ra thảo luận nhưng

Trang 5

nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để Khi dạy nhóm câu "Câu trần thuật đơn" đối chiếu giữa khái niệm mà sách giáo khoa đưa ra

và việc lấy ví dụ minh hoạ cho học sinh nắm rõ kiến thức là điều không hề đơn giản

Bởi vậy kinh nghiệm dạy nhóm bài này trong những năm qua đã giúp tôi nhận ra nhiều điều bổ ích, xin được chia sẻ với các đồng nghiệp để chúng

ta cùng nhau giảng dạy nhóm bài này ngày càng hiệu quả hơn

III/ CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

III.1/ Các giải pháp:

Nhóm bài “Câu trần thuật đơn” trong chương trình phân môn Tiếng Việt (Ngữ văn 6 - tập 2) được thiết kế trong ba tiết với các tuần khác nhau Tiết

111 - tuần 28: “Câu trần thuật đơn”; tiết 113 - tuần 29: “Câu trần thuật đơn

có từ là” và cuối cùng là tiết 118 - tuần 30: “Câu trần thuật đơn không có từ là” Ba tiết học trên được thể hiện trong ba tuần đan xen giữa các kiến thức

về phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn Vậy làm sao để giúp các

em có thể nắm bài học và xâu chuỗi kiến thức về câu trần thuật đơn một cách

có hệ thống Trước vấn đề đó, tôi đã tiến hành cách dạy nhóm “Câu trần thuật đơn” như sau:

Khi dạy tiết 111 - tuần 28: "Câu trần thuật đơn" với mục tiêu cần đạt: nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn; nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn Sách giáo khoa Ngữ văn 6 trang 101 đã cung cấp cho học sinh một hệ thống ví dụ

Ví dụ: (Đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài): Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi Đào

tổ nông thì cho chết!

Trang 6

Tơi về, khơng một chút bận tâm.

Trong đoạn văn được dẫn làm ví dụ nĩi trên cĩ các loại câu: câu đặc biệt, câu đơn, câu ghép Trong quá trình cho học sinh tiếp cận với ví dụ đĩ,

tơi đã tuân thủ các bước như sách giáo khoa hướng dẫn, đĩ là:

- Đọc kỹ đoạn văn, xác định các câu cĩ trong đoạn văn

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu văn

- Xếp các câu trần thuật trên thành hai loại:

+ Câu do một cặp chủ - vị tạo thành

+ Câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị sĩng đơi tạo thành Sau đĩ, tơi yêu cầu học sinh sắp xếp các câu trần thuật trên thành hai nhĩm nhĩm câu: 1,2,9 là nhĩm câu do một cụm chủ - vị tạo thành

Từ đĩ, giáo viên chốt lại theo ghi nhớ của sách giáo khoa: "Câu trần

thuật đơn là loại câu do một cụm chủ – vị tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến."

Từ kiến thức bài học, ở phần Luyện tập – bài tập 1, trang 101 (trích văn

bản "Cơ Tơ" - của Nguyễn Tuân), học sinh đã nhận diện được các câu trần

thuật đơn

Giáo án minh hoạ tiết dạy.

Tuần 28 - Tiết 111: Câu trần thuật đơn

I/ Mục tiêu c ầ n đạt: Giúp học sinh:

1/Kiến thức: Khái niệm câu trần thuật đơn Các kiểu câu trần thuật đơn 2/ Kĩ năng: Nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết

II/ Chuẩn bị:

-Gv: soạn giáo án Hướng tích hợp: phân môn Văn bài Cây tre Việt Nam; Tiếng Việt:Các thành phần chính của câu

Trang 7

-Hs: soạn bài theo gợi ý trong câu hỏi sgk và thử làm các bài tập.

III/ Các bước lên lớp:

1/Ổn định:

2/Bài cũ: Thế nào là câu có hai thành phần chính? Cho một ví dụ minh hoạ?

3/Bài mới:

*Hoạt động1: Tìm hiểu thế nào là câu trần

thuật đơn

*Gv dùng bảng phụ, yêu cầu HS đọc ví dụ

*Hs quan sát bảng phụ 2HS đọc lại đoạn

văn trên bảng phụ

*GV yêu c ầ u trả lời câu hỏi sau:

+Đoạn văn có mấy câu? Nêu mục đích của các

câu?

+Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học hãy

cho biết, câu phân theo mục đích nói gồm

những loại nào? Hãy phân loại câu theo mục

đích nói?

*Hs làm việc độc lập

-Đoạn văn có 9 câu

+Mục đích của câu dùng để: kể, tả, nêu ý kiến

(câu1, 2, 6, 9)  câu trần thuật

+Hỏi: câu 4  câu nghi vấn

+Bộc lộ cảm xúc: các câu 3,5,8  câu cảm

thán

+ Cầu khiến: câu 7  câu cầu khiến

-Xác định chủ ngữ và vị ngữ của 4 câu trần

thuật?

I/ Câu trần thuật đơn là gì?

1/ Ví dụ 1/ 100 2/ Nhận xét:

-Mục đích của câu dùng để: kể, tả, nêu ý kiến (câu1, 2, 6, 9)  Câu trần thuật

Trang 8

*GV:Yêu cầu: hs lên bảng và xác định chủ

ngữ và vị ngữ các câu trần thuật

*1Hs lên bảng và xác định chủ ngữ và vị ngữ

các câu trần thuật Hs dưới lớp cũng làm vào

giấy

+Tôi // đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài

CN VN

+Tôi // mắng

CN VN

+Chú mày // hôi như cú mèo

CN VN

+Tôi // về, không một chút bận tâm

CN VN

-Câu nào có một cặp chủ – vị ; câu nào có hai

cặp chủ vị?-Hãy sắp xếp 4 câu trên thành hai

loại?

*HS làm việc độc lập

-Câu có một cụm chủ vị (C -V) là câu 1, 2, 9

 câu trần thuật đơn

-Câu có hai cụm chủ vị sóng đôi (C -V, C -V)

là câu 6  câu trần thuật ghép.

*GV: -Căn cứ vào mục đích nói thì câu trần

thuật đơn dùng để làm gì?

*HS trả lời độc lập

*GV: Câu trần thuật đơn là câu do một cụm

chủ – vị (C -V) tạo thành dùng để giới thiệu, tả

hoặc

kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý

-Câu có một cụm chủ vị (C -V) là câu1, 2, 9

 câu trần thuật đơn -Câu có hai cụm chủ vị sóng đôi (C -V, C -V) là

câu 6  câu trần thuật ghép.

*Ghi nhơ /101

Trang 9

-Gv yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ

*Hoạt động 2: Luyện tập:

II/ Luyện tập:

-Hs làm các bài tập trong sgk / 101 – 103

*Cách thực hiện bài tập1

1/ Bài 1/ 101: Tìm câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của câu

*Yêu cầu: -Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1

-1HS đọc đoạn văn / 101 (Đoạn trích trong tác phẩm Cơ Tơ của Nguyễn Tuân.)

“Ngày thứ năm trên đảo Cơ Tơ là một ngày trong trẻo, sáng sủa Từ khi

cĩ vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cơ Tơ mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dơng bão, bao giờ bầu trời Cơ Tơ cũng trong sáng như vậy Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm

đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giịn hơn nữa Và nếu cá cĩ vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đơi.”

-Cách thực hiện: HSlàm độc lập Dùng bút chì xác định chủ ngữ, vị ngữ.

Căn cứ vào cặp chủ - vị để xác định câu trần thuật đơn Sau đó cho biết tác dụng của các câu trần thuật đơn đó

-Trong đoạn văn cĩ hai câu trần thuật đơn, câu 1 và câu 2

-Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô // là một ngày trong trẻo, sáng sủa

 dùng để tả cảnh

-Câu 2:Từ khi cĩ vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cơ Tơ mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dơng bão, bao giờ bầu trời Cơ Tơ // cũng trong sáng như vậy

 dùng để nêu ý kiến, nhận xét

2/ Bài tập 2,3,4 / 102: Xác định kiểu câu và tác dụng

-Hình thức làm tương tự bài tập 1

Trang 10

Đến tiết 113 - tuần 29, khi dạy bài: "Câu trần thuật đơn có từ “là" thì mục

tiêu cần đạt của tiết dạy này là giúp học sinh: nắm được câu trần thuật đơn có

từ “là”; biết đặt câu trần thuật đơn có từ “là” Từ kiến thức cần phải đạt được trong tiết dạy, tôi đã hướng dẫn cho học sinh nắm vững các kiến thức đã học về: Các thành phần chính của câu; Câu trần thuật đơn để giúp học sinh dễ dàng phát hiện được dạng câu trần thuật đơn có từ “là” qua hệ thống bốn ví dụ: a,b,c,d mà sách giáo khoa Ngữ Văn 6 đã cung cấp

Ba ví dụ: a,b,c: học sinh đều xác định được câu trần thuật đơn có từ "là",

và nêu được tác dụng của chúng

Đến ví dụ d: "Dế Mèn trêu chị Cốc là dại", câu này học sinh phát hiện

có hai cụm chủ - vị ( C-V ), nên các em cho rằng đấy không phải là câu trần thuật đơn

Đối chiếu với định nghĩa ở tiết 110: "Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ - vị ( C- V) tạo thành”, học sinh có nhiều thắc mắc, lúng túng trước

ví dụ d này Trước những ý kiến của học sinh, tôi đã nghiên cứu và hướng dẫn cho các em hiểu tại sao ví dụ d tuy có hai cụm chủ - vị (C - V) nhưng nó vẫn được coi là câu trần thuật đơn

Trước hết, tôi dùng bảng phụ:

Ví dụ:

Dế Mèn / trêu chị Cốc // là dại

(ĐT)

C V

CN VN

Xét ở bộ phận chủ ngữ có một cụm chủ - vị (C- V) làm chủ ngữ (Dế Mèn trêu chị Cốc Trong đó: “Chị Cốc” làm rõ hơn cho động từ " trêu")

Xét ở bộ phận vị ngữ có: từ "là" + tính từ "dại".

Trang 11

Từ sự phân tích trên tôi đi đến kết luận: Vậy ta hướng dẫn cho học

sinh trong những trường hợp như vậy cần phải xác định được nòng cốt câu Câu nào có một nòng cốt câu thì câu đó được xếp vào nhóm câu trần thuật

đơn (Căn cứ theo khái niệm)

Để xác định nòng cốt câu, tôi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ hình chậu Từ

sơ đồ này, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra được cấu trúc ngữ pháp của câu Đây cũng là kinh nghiệm mà tôi thường áp dụng khi dạy về câu

Mở rộng, củng cố kiến thức: Tương tự ở phần Luyện tập, tiết 112: "Bài

tập 1 trang 115 - 116", bài tập này có 6 ví dụ, yêu cầu học sinh nắm vững kiểu câu trần thuật đơn Trong bài tập 1, có hai câu b, d không phải là câu

trần thuật đơn có từ "là" Để giải thích cho học sinh hiểu, bản thân tôi cũng

đã tham khảo một số sách hướng dẫn về nội dung nàỵ Nhưng sách hướng

dẫn chỉ nêu ra các câu b, đ, không phải là câu trần thuật đơn có từ "là" chứ không giải thích cụ thể vì sao đó không phải là câu trần thuật đơn có từ "là".

Từ hai hướng dẫn trên, tôi đã hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nòng cốt câu theo sơ đồ hình chậu, từ đó rút ra kết luận từ sơ đồ đã vẽ

-Ví dụ b:

Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh.

ĐT P1 P2

CN VN

*Ghi chú: P – phụ ngữ.

Câu này cũng là câu có từ "là”, nhưng phải lý giải cho học sinh hiểu tại

sao câu này cũng là câu đơn nhưng không phải là câu trần thuật đơn có từ

"là" Bởi vì từ "là" của câu này không nằm trong cấu trúc: Vị ngữ do từ

"là" kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành hoặc tổ hợp từ giữa từ

"là" với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) … cũng có thể làm vị ngữ.

Ngày đăng: 03/08/2015, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w