www.dutoan.com Tủ sách Kinh tế Xây dựng thực hành Ks. Trần Chiến Thắng www.dutoan.com – 094.233.1972 Tp. HCM tháng 4 năm 2014 Giáo trình Dự toán Xây dựng thực hành 2 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 Cuốn sách này là tổng kết những kinh nghiệm gần 20 năm làm dự toán – viết phần mềm dự toán – giảng dạy – va chạm các tình huống đấu thầu, thanh quyết toán … của tôi, với mong muốn đem lại cho độc giả những kiến thức thực tế khi làm dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán, áp dụng các văn bản pháp luật và những việc liên quan. Tôi viết dưới dạng hỏi đáp, mỗi câu hỏi là một tình huống cụ thể, tập trung vào các vấn đề thường gặp khi làm dự toán thực tế. Với nhịp sống gấp gáp hiện nay, tôi cố gắng viết ngắn gọn và cô đọng nhất có thể. Những vấn đề vướng mắc, các bạn có thể tra khảo trên mạng internet hoặc liên hệ với tôi. ĐT: 094.233.1972 Email: thangdutoan@gmail.com Website: www.dutoan.com Facebook: www.facebook.com/thangdutoan72 Phiên bản online trên blog: www.dutoanonline.blogspot.com Bố cục cuốn sách này như sau: Chương 1 Từ bài 1 - bài 3 Khái niệm dự toán Trang 3 Chương 2 Từ bài 4 - bài 9 Tính khối lượng Trang 7 Chương 3 Từ bài 10 - bài 15 Đơn giá thực tế Trang 18 Chương 4 Từ bài 16 - bài 22 Cách quản lý của nhà nước trong dự toán Trang 27 Chương 5 Từ bài 23 - bài 32 Đơn giá nhà nước Trang 36 Chương 6 Từ bài 33 - bài 48 Sử dụng máy tính Trang 50 Chương 7 Từ bài 49 - bài 59 Dự toán dự thầu & tiến độ Excel Trang 76 Phụ lục 1 Một số lưu ý khi sử dụng đơn giá, định mức Trang 97 Tài liệu này và tất cả các file định mức – đơn giá và các văn bản liên quan tới dự toán có thể download tại địa chỉ https://drive.google.com/folderview?id=0By5DhT7vu8- 7cU5xd2RqZDZZMkk&usp=sharing 3 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN Bài 1: Dự toán là gì? Dự toán, đơn giản chỉ là các bảng tính chi phí cần thiết để xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình. Thông dụng nhất là cách bóc tách khối lượng cho từng công việc một. VD: Một chủ đầu tư muốn tính dự toán một sân bê tông. Họ sẽ đưa cho bạn bản vẽ (hoặc các mô tả cần thiết). Trong ví dụ này, sân dài 500m, rộng 300m, gồm các lớp: Đệm cát đầm chặt dày 600, BT lót đá 4x6 M100 dày 100, BT nền đá 1x2 M200 cắt joint 6x6m. Bảng dự toán như sau: STT MÃ HIỆU TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 AB.1234 Đắp cát đầm chặt 300x500x0.6 M3 9.000 150.000 1.350.000.000 2 AB.1234 BT lót đá 4x6 M100 300x500x0.1 M3 1.500 600.000 900.000.000 3 AB.1234 BT nền đá 1x2 M200 300x500x0.2 M3 3.000 1.200.000 3.600.000.000 4 AB.1234 Cắt joint 6m x 6m 300x83+500x49 M 49.400 12.000 592.800.000 T ỔNG CỘNG 6.442.800.000 Bạn thấy rằng về hình thức, dự toán cũng tương tự một bảng tính tiền (quán ăn, siêu thị …). Bạn sẽ tính khối lượng cho từng công việc một, áp giá tương ứng và cộng tổng lại là xong. Trường hợp các bạn làm dự toán những công trình lớn hơn, phức tạp hơn (tòa nhà chung cư, cây cầu, nhà máy …) cũng tương tự, tất nhiên là số lượng công việc và cách tính toán sẽ nhiều và rắc rối hơn. Lưu ý: Thường càng bóc tách thành nhiều công tác thì dự toán càng chính xác. Nhưng ta cũng có thể cân nhắc để gộp những công việc liên quan cho thuận tiện tính toán và kiểm soát hơn. VD: Ta có thể gộp công tác BT nền và cắt joint lại. Đương nhiên, lúc này đơn giá sẽ không còn là 1.200.000đ/m3 nữa mà sẽ phải cộng thêm chi phí cắt joint. Thậm chí có thể gộp cả 4 công việc lại và tính trên cơ sở m2 sân hoàn thiện (trường hợp này là 6.442.800.000/15.000=429.520đ/m2) 4 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 Với các công trình nước ngoài hoặc tư nhân, họ rất hay gộp các công việc lại cho gọn. Chẳng hạn công tác cọc khoan nhồi D1000: Nếu bóc tách sẽ có rất nhiều công việc như khoan cọc, hốt bùn, chở đi, bentonite, cốt thép, bê tông, vận chuyển máy nhưng người ta có thể gộp chung và dự toán theo md cọc (tất nhiên phải dựa trên cơ sở số liệu từ thực tế để tính ra đơn giá tổng hợp là bao nhiêu tiền/md cọc). Nhưng với các công trình có yếu tố nhà nước thì bắt buộc phải bóc tách chi tiết để áp đúng đơn giá theo quy định của nhà nước. Nhà dân là trường hợp đặt biệt vì dự toán bóc tách chi tiết là quá phức tạp với cả chủ nhà và nhà thầu nên thường tính theo m2 xây dựng, dù rằng cách đó không được chính xác và dễ nảy sinh những tranh cãi khi thực hiện. Bài 2: Dự toán nhà nước Rất nhiều học viên hỏi: Thày nói thấy rất đơn giản, nhưng dự toán ở công ty em làm thấy rắc rối và phức tạp hơn nhiều? Đúng là như vậy. Nhưng việc phức tạp nên tách thành 2 nguyên nhân 1. Phức tạp do công trình lớn, quá nhiều công việc nên tính toán khó khăn. VD: Một tòa nhà văn phòng hay chung cư có tới cả ngàn đầu công việc. Có những công việc phải tính toán từ vài trăm cấu kiện (VD: BT dầm mỗi tầng mấy chục loại nhân với 20 tầng). 2. Phức tạp thứ 2 do cách làm dự toán theo quy định nhà nước hiện nay khá rắc rối. Những công trình có yếu tố nhà nước đều phải tuân thủ quy định này. Dự toán (theo đơn giá nhà nước) gồm các bước sau: 2.1. Áp giá theo bộ đơn giá của Sở XD (tỉnh, thành phố) công bố. Công trình nằm trên địa bàn tỉnh nào thì áp bộ đơn giá tỉnh đó. 2.2. Phân tích vật tư: Áp định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố để tính xem mỗi công việc sử dụng hết bao nhiêu vật tư. 3.3. Tổng hợp vật tư: Cộng tổng vật tư sử dụng cho toàn bộ công trình rồi áp giá thực tế để tính tổng giá trị vật tư thực tế (hoặc tính bù giá vật liệu). 3.4. Tổng hợp dự toán: Nhân giá trị nhân công và máy theo đơn giá với hệ số điều chỉnh theo mức lương mới nhất. Sau đó tính thêm một số chi phí theo quy định như: chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT, lán trại để được tổng chi phí xây dựng. 3.5. Tổng dự toán: Tính thêm các chi phí thiết bị (nếu có) và chi phí tư vấn - quản lý dự án. Thường thì chỉ Chủ đầu tư và dự toán thiết kế mới phải làm bước này. Nhà thầu thì chỉ quan tâm tới tổng hợp dự toán (ở bước 3.4) Nói chung, dự toán nhà nước phức tạp hơn dự toán thực tế rất nhiều. 5 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 Dự toán thực tế (với CĐT là tư nhân hoặc nước ngoài) chỉ cần xong khối lượng là xong, còn đơn giá là đơn giá thực tế thị trường. CĐT cũng chỉ cần đơn giá tương đối để kiểm soát, còn giá chính xác được xác định thông qua đấu thầu. Nhưng đối với công trình nhà nước thì tất cả phải tuân thủ quy định nhà nước. Phê duyệt phải qua rất nhiều cấp (tư vấn thẩm tra, CĐT, các cơ quan quản lý khác …) và chỉ cần sai chút xíu là phải chỉnh sửa rất mệt mỏi. Bài 3: Tại sao phải rắc rối như vậy, tại sao không làm theo kiểu lum-sum cho nhanh Đúng là làm dự toán và quản lý theo kiểu nước ngoài (lump-sum) như ở trong ví dụ của bài 1 rất nhanh, chỉ khối lượng x đơn giá là xong. Thực tế thì các công trình tư nhân và nước ngoài hiện nay cũng thường tính theo cách này cho đơn giản và dễ quản lý. Nhưng với các công trình của nhà nước (vốn ngân sách) hoặc “có yếu tố nhà nước”, thì chủ đầu tư (và có thể sau này được thụ hưởng) chỉ là người quản lý vốn của nhà nước, vì vậy nhà nước phải ra rất nhiều quy định để kiểm soát tránh thất thoát (nhưng thực tế vẫn thất thoát như thường !!!) Thực ra năm 2007 nghị định 99 và thông tư 05 đã có quy định về việc nhà nước không quản lý định mức và đơn giá nữa (định mức đơn giá giờ chỉ là công bố chức không phải ban hành như trước nữa), CĐT là người quyết định và chịu trách nhiệm, kỹ sư định giá sẽ là người tư vấn giúp CĐT về định mức và đơn giá Nhưng trong thực tế thì cách quản lý "nguyễn y vân", đơn giản là vì những người thực hiện thà cứ làm đúng theo định mức đơn giá như cũ, nếu có gì sai sót thì đó là do định mức đơn giá sai, chứ nếu tự mình quyết định nếu xảy ra cái gì thì mình lại phải chịu trách nhiệm. VD: Một vài thay đổi về hình thức định mức, đơn giá sau năm 2007: 2005: Ban hành định mức 24 (phần xây dựng), định mức 33 (phần lắp đặt) 2007: Bãi bỏ định mức 24, định mức 33. Công bố định mức 1776 (phần xây dựng), 1777 (phần lắp đặt) nhưng nội dung y chang ĐM 24 và ĐM 33 (tức là chỉ thay hình thức ban hành bằng công bố mà thôi) Ở thành phố HCM, năm 2008 công bố đơn giá 1297, 1298, 1299 thay thế cho bộ đơn giá xây dựng (103), lắp đặt (104) và khảo sát đã ban hành năm 2006 nhưng do nội dung không có gì thay đổi nên vẫn sử dụng lại các cuốn đơn giá cũ. Ở các tỉnh khác tương tự. Một số tỉnh "siêng" tính lại và công bố đơn giá mới, các tỉnh khác làm giống Tp. HCM, bình mới rượu cũ cho nhanh. Tóm lại, về đơn giá định mức và cách quản lý của nhà nước, các bạn chỉ cần nhớ 2 điểm: 102 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 vận chuyển lên các tầng bằng vận thăng. Bình luận thêm: Vận chuyển lên cao nhưng không thấy quy định chiều cao. Như vậy chuyển lên cao vài mét đơn giá cũng bằng đơn giá cao vài chục mét? 21 Định mức phần lắp đặt điện BA Nói chung, định mức phần lắp đặt này chỉ mang tính tham khảo vì thiếu rất nhiều. Thường thì chỉ mượn mã định mức sau đó phải sửa lại hết từ tên vật tư lẫn định mức. Định mức phần đường ống cũng rất rối. Có lẽ định mức sử dụng đường kính trong (80, 100, 125) còn thực tế thì thường gọi theo đường kính ngoài (90, 114, 140). Vì vậy phải chọn đơn giá tương đương rồi sửa tên. 22 Định mức phần lắp đặt nước và đường ống Toàn bộ định mức vật liệu khác sai (đơn vị là % nhưng con số là thập phân: VD: 1% thì con số phải là 1 nhưng lại ghi là 0,01 nên rất nhỏ 103 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 - Về tác giả: - Trần Chiến Thắng, SN 1972 - KS. Kinh tế Xây dựng, ĐH Xây dựng Hà nội - Sáng lập và điều hành dutoan.com (từ 2001) - Giảng viên Dự toán & Kinh tế Xây dựng - Tác giả phần mềm tính dự toán dtPro Excellent! - Tác giả các ứng dụng cho xây dựng trên Android và iOS - Tác giả một số sách KTXD: Dự toán giá thành, dự toán thực hành … . sách Kinh tế Xây dựng thực hành Ks. Trần Chiến Thắng www.dutoan.com – 094.233.1972 Tp. HCM tháng 4 năm 2014 Giáo trình Dự toán Xây dựng thực hành 2 | dự toán xây dựng thực hành 2014.04. | dự toán xây dựng thực hành 2014.04 - Về tác giả: - Trần Chiến Thắng, SN 1972 - KS. Kinh tế Xây dựng, ĐH Xây dựng Hà nội - Sáng lập và điều hành dutoan.com (từ 2001) - Giảng viên Dự toán. Kinh tế Xây dựng - Tác giả phần mềm tính dự toán dtPro Excellent! - Tác giả các ứng dụng cho xây dựng trên Android và iOS - Tác giả một số sách KTXD: Dự toán giá thành, dự toán thực hành …