Phân tích được mối quan hệ của hòa nhập xã hội, hỗ trợ xã hội, vốn xã hội và sức khỏe... Vốn xã hội – ví dụ • Một người hoặc nhóm người có: – Gắn kết mật thiết với gia đình – Nhiều bạn
Trang 1Vốn xã hội và Sức khỏe
Trương Quang Tiến
Khoa các Khoa học xã hội – Hành vi – Giáo dục sức khoẻ
Trang 2Mục tiêu bài học
1 Trình bày được các khái niệm cơ bản: hòa nhập xã
hội, mạng lưới xã hội, hỗ trợ xã hội, vốn xã hội;
2 Phân tích được mối quan hệ của hòa nhập xã hội, hỗ
trợ xã hội, vốn xã hội và sức khỏe
Trang 3Thảo luận chung
Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên 14-25
tuổi trên cả nước lần 2 năm 2010 (SAVY 2) cho thấy: Có 4,1% VTN-TN đã từng có ý nghĩ tự tử Trong đó, có 25%
đã từng tự tử, 7,5% có những hành động làm đau bản thân Tỉ lệ này cao hơn gấp đôi so với 5 năm trước
Thảo luận:
1 Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
Trang 4Kết quả thảo luận
Cá nhân: Khả năng kiềm soát hành vi kém, rối nhiễu
tâm lý (trầm cảm), mệt mỏi, không chịu nổi áp lực học tập, thất vọng trong tình yêu, cái tôi cao, có cảm giác đơn độc…
Gia đình: cha mẹ không hạnh phúc, quá kỳ vọng vào
con, không quan tâm đến con …
Nhóm bạn: mâu thuẫn bạn bè, bị bạn bè lôi kéo, bị cô
lập…
Thiếu sự hỗ trợ xã hội (tinh thần, vật chất, tài chính…)
…
Trang 5Câu hỏi đặt ra…
• Liệu có phải tất cả các cá nhân có khả năng kiềm chế
hành vi kém, rối nhiễu tâm lý (trầm cảm), mệt mỏi,
không chịu nổi áp lực, thất vọng trong tình yêu…
Đều tự tử?
• Thực tế, KHÔNG PHẢI VẬY
• Điều gì khiến các cá nhân gặp tình huống giống nhau mà
lại có hành vi ứng xử khác nhau: Tự tử và không tự tử?
Trang 6Vốn
xã hội (1+2+3)
Trang 7Tại sao đề cập đến Vốn xã hội?
Một trong những đóng góp chính của xã hội học sức khỏe
là xác định được vốn xã hội là một trong những yếu tố
quyết định sức khỏe Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên
hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe Vốn xã hội có thể tác
động trực tiếp đến sức khỏe hoặc thông qua các chính
sách để tác động gián tiếp đến sức khỏe
(World Bank, 2001)
Trang 8V Vốn xã hội? ốVô
Vốn xã hội đảm bảo cho sự cố kết của xã hội thông qua
các mạng lưới, sự tin tưởng và trao đổi ưu tiên giữa các
cá nhân và/hoặc một nhóm xã hội nhất định Vốn xã hội là mối quan hệ có chất lượng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết các vấn đề của con người (Putnam, 1993)
Là mối quan hệ giữa con người với con người và những
giá trị lợi ích mang lại từ mối quan hệ đó bao gồm giá trị vật chất và tinh thần (Lin, 2001)
Trang 9Vốn xã hội – ví dụ
• Một người hoặc nhóm người có:
– Gắn kết mật thiết với gia đình
– Nhiều bạn thân; bạn thân có vị thế xã hội tốt; thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
– Quan hệ tốt với đồng nghiệp, gắn kết với tổ chức
– Liên lạc, trao đổi giao lưu thường xuyên với các thành viên gia đình; bạn bè
– Nhận được những hỗ trợ khi cần thiết…
hội dồi dào
Trang 10Có thể coi hòa nhập xã hội là quá trình xã hội hóa
Là quá trình cá nhân học hỏi các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi phù hợp với vị thế xã hội của mình thông qua việc tham gia vào các
quan hệ xã hội (Adreeva, 1988)
Trang 11Môi trường hòa nhập xã hội
Trang 12Hòa nhập xã hội tác động đến sức khỏe
Những nghiên cứu điển hình:
Tự tử (Durkheim,1952)
Sự gắn bó (J Bowlby, 1969) và Sự tách rời (J Bowlby, 1973)
Hòa nhập xã hội và việc thực hiện các hành vi nguy cơ có hại
cho sức khỏe (S.Cobb, 1976)
Mức độ hòa nhập xã hội với tỷ lệ tử vong (Pemix (1997) và
Sugisawa (1994)
Trang 13Sự gắn bó và sự tách rời (J Bowlby)
Sự tách rời trẻ khỏi mẹ từ sớm có ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ của trẻ;
Lý thuyết về sự gắn bó cho rằng sự gắn bó với trẻ trong
thủa ấu thơ (với gia đình, với mẹ) tạo nên cơ sở vững chắc cho sự phát triển của trẻ và có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xã hội sau này khi trẻ trưởng thành;
Đây chính là tiền đề nghiên cứu các yếu tố tâm lý- xã hội quyết định đến tình trạng sức khoẻ của cá nhân
Trang 14Tương quan mức độ hòa nhập xã hội và hành vi
nguy cơ của thanh niên
Trang 15Nghiên cứu của Sugisawa (1994) và
Pemix (1997)
Củng cố thêm cho nhận định về mối liên hệ giữa hòa
nhập xã hội đến tỷ lệ tử vong
Kết quả: Người bị cô lập có nguy cơ tử vong cao hơn
tới 2-5 lần so với những người có liên hệ chặt chẽ với
bạn bè, người thân và cộng đồng
Trang 16Nghiên cứu về Tự tử của Durkheim
Giải thích hiện tượng tự tử như thế nào?
Trang 17Nghiên cứu về Tự tử
Theo Durkheim, cần hiểu tự tử là một hành vi xã hội;
hành vi này không chỉ đơn thuần liên quan đến trạng
thái tâm thần của cá nhân mà còn liên quan đến các
mối ràng buộc xã hội của cá nhân
Qua nghiên cứu, Durkheim phát hiện:
Tỉ lệ tự tử bất biến trong cùng một nhóm, cộng đồng, xã hội
Tỉ lệ tự tử biến đổi giữa các xã hội khác nhau
Tỉ lệ tự tử biến đổi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong
cùng một xã hội
Trang 18Tỷ lệ % nghĩ đến tự tử theo giới & khu vực (SAVY2)
Trang 19Nghiên cứu về Tự tử
Hiện tượng tự tử xảy ra ở tất cả các quốc gia, tuy
nhiên, Durkheim tin rằng tỉ lệ này sẽ khác nhau
tùy thuộc vào sự gắn kết xã hội (hòa nhập xã hội
và quy tắc xã hội)
Hòa nhập xã hội: gắn kết các cá nhân bằng những
mục tiêu chung, những ý tưởng chung
Quy tắc xã hội: gắn kết các cá nhân bằng các giá trị,
chuẩn mực xã hội
Trang 20Trong lý thuyết về hòa nhập xã hội, Durkheim chia tự tử thành 4 loại
Trang 21Thấp Cao
Hòa nhập xã hội Vị kỷ Vị tha
Quy tắc xã hội Phi quy tắc Định mệnh
Phân loại tự tử
Trang 22Khi sự gắn kết xã hội ở mức độ thấp ???
Trang 23Tự tử Vị kỷ
Cá nhân hòa nhập xã hội kém,
không được chia sẻ (tự tử vì bản
thân)
Thường xuất hiện ở người “bệnh
nan y” và “trầm cảm”
Tỉ lệ tự tử cao:
• Ở các nước theo đạo Tin lành
cao hơn các nước theo Thiên chúa giáo
• Trong nhóm nam giới đã ly
hôn và chưa kết hôn
• Trong thời bình và giai đoạn
chính trị ổn định
“Các nước theo đạo Thiên chúa có tỉ lệ tự
tử thấp hơn các nước theo đạo Tin lành vì các cá nhân có mối ràng buộc với nhau chặt chẽ hơn”
(Berkman & Kawachi, 2000)
Trang 24Tự tử vị kỷ (tiếp)
Cho Seung-Hui, 23 tuổi
Sinh viên đại học VT, Mỹ
Sống cô độc, lầm lũi, gần như
không có bạn
Từng được đưa tới một bệnh
viện sức khỏe tâm thần để điều
Trang 25Khi sự gắn kết xã hội ở
mức độ cao ???
Trang 28Phong trào tự tử ở châu Âu năm
2003
Nguyên nhân chính trị: Phản đối chính phủ
Pháp giam giữ người lãnh đạo tổ chức đối lập của Iran Một hành động nhằm chống lại
chính phủ đương thời của Iran
Trang 29Paris, 19/6/ 2003
Một người phụ nữ tự thiêu để phản đối việc Chính quyền Pháp
đàn áp phong trào phản kháng của người Iran
Trang 30Người phụ nữ đang cố gắng
tự sát bên
ngoài Tòa
nhà của Bộ Nội Vụ Pháp, Paris,
(19/6/2003)
Trang 31Một người Iran ở Anh
tự thiêu để phản đối Chính phủ Pháp
(19/6/2003)
Trang 32
Một người Iran tự
thiêu
ngày
19/3/2003 tại Thụy
Sỹ
Trang 33Những hiện tượng trên cần được giải thích theo tiếp cận xã hội học
Đây không phải là vấn đề về tâm thần, hay là sự bắt chước; đây cũng không phải do cá nhân bị
trầm cảm hay không tìm được mục đích của cuộc sống
Họ chia sẻ giá trị chung? Hành động vì chuẩn
Trang 34Khi xã hội thiếu các quy tắc xã hội để quy định hành vi của cá
nhân ???
Trang 35Tự tử phi quy tắc
Là hình thức được E.Durkheim nhấn mạnh nhất trong
nghiên cứu về tự tử
Xảy ra khi các quy tắc xã hội bị phá vỡ dẫn đến việc cá
nhân bị mất phương hướng, không biết tuân theo giá trị, chuẩn mực nào
Các cá nhân dễ bị tổn thương do không có những quy
tắc xã hội để kiểm soát những cảm xúc của họ dẫn đến
những cảm giác không bao giờ được thỏa mãn
Trang 36Tự tử phi quy tắc
Biến đổi xã hội nhanh chóng làm cá nhân rơi vào tình
trạng không biết tuân theo giá trị, chuẩn mực nào do các giá trị cũ không còn được áp dụng, các giá trị mới chưa được xác định
Khi các quy tắc xã hội không rõ ràng, cá nhân không
biết nên hành động thế nào cho đúng với chuẩn mực
xã hội hành vi lệch chuẩn, bao gồm cả tội phạm và
tự tử
Trang 37 Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng Các nhà máy đóng cửa
Công nhân mất việc làm Công nhân không được kiểm soát bởi những quy tắc của nhà máy và công việc mà họ đang làm Thậm chí, bị ngoài lề với gia đình, bạn bè Tổn thương Tự
tử
Trong thời kỳ kinh tế bùng nổ thành đạt kinh tế đột ngột Cá
nhân có thể bỏ việc, tham gia vào nhóm xã hội khác, thậm chí lấy vợ/chồng khác từ bỏ nhóm xã hội/cấu trúc xã hội truyền thống dễ bị tổn thương và có nguy cơ tự tử
Ví dụ
Trang 38Phổ biến của tự tử ở trẻ em, nguyên nhân?
Xã hội VN đang biến đổi nhanh chóng
Cấu trúc gia đình biến đổi: gia đình hạt nhân, mối liên hệ cha mẹ
và con cái lỏng lẻo hơn, trẻ em tham gia vào các nhóm bạn bè nhiều hơn… => khiến trẻ vượt ra khỏi sự kiểm soát và chia sẻ của cha mẹ
Kỳ vọng xã hội: Sự thành đạt, Thành công
Quy tắc xã hội: Trẻ em được dân chủ hơn, được quyền quyết
định NHƯNG phải chịu trách nhiệm về hành động của mình…
Trang 39Nhiều học sinh, vị thành niên tự tử, rủ nhau tự tử vì những nguyên nhân nhỏ nhặt; khủng hoảng tâm lí
do yêu đương, áp lực học tập, kì vọng của cha mẹ quá cao, mâu thuẫn với cha mẹ, bạn bè, thầy cô; không được quan tâm…
Khi cá nhân bị tuột khỏi sự kiểm soát xã hội và trở
thành nô lệ của cảm xúc tự tử phi quy tắc
Trang 40Tự tử phi quy tắc phổ biến
trong các xã hội có sự biến đổi
xã hội nhanh chóng
Trang 41Khi hành vi của cá nhân
bị quy định bởi quá nhiều quy
tắc xã hội ???
Trang 42Tự tử định mệnh
Trang 43Tự tử định mệnh
Xảy ra khi cá nhân chịu áp lực của xã hội quá lớn và sẵn sàng hy sinh bản thân để tuân theo các chuẩn mực của
xã hội (hay nhóm xã hội)
Hiếm khi xảy ra
• Theo truyền thống của đạo Hindu (Ấn Độ), khi người chồng chết, người vợ phải nhảy vào mộ chết cùng chồng Truyền thống này có từ TK 6 sau CN và cho đến năm 2002, truyền thống này vẫn được thực hiện
• Trường hợp tàu TITANIC
Trang 44Nguyên nhân tự tử?
Nhiều người kết thúc cuộc sống của mình là do bị trầm
cảm hoặc bị một kiểu rối loạn tâm thần nào đó
Tuy nhiên, nhiều người khác không phải như vậy
Trạng thái tâm thần của cá nhân và các yếu tố xã hội
đều là nguyên nhân
Nguyên nhân gốc rễ là các yếu tố xã hội
Trang 45Vốn
xã hội (1+2+3)
Trang 46Mạng lưới xã hội và sức khỏe?
Tiền đề cơ bản xuất phát từ nghiên cứu của Durkheim
về hòa nhập xã hội: cá nhân sống thế nào phụ thuộc
phần lớn vào việc cá nhân ràng buộc với xã hội ra sao
Sức khỏe của cá nhân phụ thuộc vào việc cá nhân
ràng buộc với xã hội như thế nào
Trang 47Mạng lưới xã hội
Là sự liên hệ có mục đích trong một nhóm người hoặc
một tập hợp người thông qua các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức (Barne, 1954 & Bott, 1957)
Quan hệ xã hội: mối liên hệ có mục đích, lặp đi lặp lại giữa
các cá nhân và nhóm xã hội
Quan hệ chính thức: quan hệ chức năng
Quan hệ phi chính thức: quan hệ tình cảm
Chính thức & phi chính thức: mang tính chất tương đối
Trang 48Mạng lưới xã hội
Là một tập hợp các mối liên hệ giữa một nhóm người
xác định mà đặc trưng của nhóm là có khả năng định
hướng hành vi của các cá nhân trong nhóm (Bowling, 1991)
Trang 49Mạng lưới xã hội - Phân loại
Mạng lưới cục bộ
Mạng lưới mở
Rodney Stark, 2003
Trang 50Mạng lưới cục bộ
Là mạng lưới dày đặc các mối quan hệ chặt, rườm rà,
các thành viên tương tác trực tiếp với nhau (VD: gia đình, họ hàng, hàng xóm)
Tập trung về mặt địa lý
Các thành viên có thể dành cho nhau sự hỗ trợ trực
tiếp về vật chất và tinh thần
Hạn chế: không có khả năng mở rộng các mối quan
hệ; hạn chế trong việc trao đổi thông tin
Trang 51Mạng lưới cục bộ
Trang 52Mạng lưới mở
Bao gồm các quan hệ yếu và lỏng lẻo (VD: bạn bè, các
đoàn thể quần chúng, hiệp hội, câu lạc bộ)
Trang 53Mạng lưới mở
Trang 54 Tuyên truyền dựa trên đồng đẳng
viên để làm thay đổi nhận thức và hành vi sức khỏe của những người MSM
Trang 55Tóm lại…
Tập trung về địa lý Phân tán về địa lý
Sự tin cậy và cường độ xúc cảm
Trang 56Vốn
xã hội (1+2+3)
Trang 57Hỗ trợ xã hội
Hỗ trợ xã hội là sự tác động trở lại của xã hội (thông
qua các mối quan hệ xã hội) để giúp cá nhân vượt qua những khó khăn của cuộc sống
Tiền đề:
• Cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội
• Cá nhân nhận được hỗ trợ từ các quan hệ xã hội đó
Trang 59Hỗ trợ phương tiện
Là hình thức trợ giúp về tiền, đồ dùng, các công việc sinh hoạt hàng ngày, sức lao động…
Instrumental support
Trang 60Tỷ lệ NCT nhận được hỗ trợ trong lao động sản xuất,
kinh doanh từ con cái
Nguồn: Bùi Thế Cường, NCT ĐBSH 1996
Hỗ trợ phương tiện
Trang 61Hỗ trợ cảm xúc
Thể hiện qua sự trợ giúp về tình cảm, sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau
Emotional support
Trang 62Người mà VTN tìm đến tâm sự khi có chuyện buồn
(Điều tra gia đình VN, 2006)
Trang 63Hỗ trợ thông tin
Cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của
cá nhân
Informational support
Trang 64Nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho thanh thiếu
niên, SAVY 2005
Trang 65Nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho thanh thiếu
niên, SAVY 2010
Trang 66Hỗ trợ định giá
Là hình thức trợ giúp để
cá nhân có thể đưa ra quyết định phù hợp thông qua việc chia sẻ thông tin hoặc đưa ra lời khuyên
Appraisal support
Trang 67Nghiên cứu về hỗ trợ xã hội và sức khỏe
• Nghiên cứu của T Harpham, M.J De Silva, và Trần
Tuấn, 2005 “Vốn xã hội của mẹ và sức khỏe của trẻ
em Việt Nam”:
- Vốn xã hội mà người mẹ nhận được càng nhiều thì sức khỏe của đứa trẻ càng tốt vốn xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ
- Sức khỏe của nhóm trẻ 1 tuổi có mối liên quan chặt chẽ hơn với hỗ trợ xã hội mà người mẹ nhận được so với nhóm trẻ 8 tuổi: trẻ 1 tuổi phụ thuộc vào mẹ nhiều hơn nên mức độ
ảnh hưởng của những hỗ trợ xã hội mà mẹ nhận được cũng lớn hơn và trực tiếp hơn
Trang 68Quan hệ xã hội và Sức khỏe
(Social relation and Health) Sheldon Cohen,
2004
Trang 69Tóm lại…
Tình trạng sức khỏe của cá nhân liên quan đến các mối
ràng buộc của cá nhân với nhóm, xã hội
Các mối ràng buộc đó không phải là nguyên nhân trực
tiếp nhưng có ảnh hưởng mạnh đến hành vi sức khỏe của cá nhân
Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ hòa nhập xã
hội của cá nhân
Tình trạng “Quá phụ thuộc” hay “Quá cô lập” của cá
nhân đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
Trang 70Vốn
xã hội (1+2+3)