Tài liệu ôn thi tuyển công chức ngành tài nguyênvà môi trường năm 2015: lĩnh vực môi trường TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG Một số thuật ngữ về Môi trường: Theo Luật Bảo vệ
Trang 1Tài liệu ôn thi tuyển công chức ngành tài nguyên
và môi trường năm 2015: lĩnh vực môi trường
TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG Một số thuật ngữ về Môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, các thuật ngữ về môi trường đượcquy định như sau:
– Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanhcon người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển củacon người và sinh vật
– Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình tháivật chất khác
– Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môitrường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
đa dạng sinh học
– Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệtương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảođảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
– Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chấtlượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trongchất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ đểquản lý và bảo vệ môi trường
Trang 2– Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường khôngphù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinhvật.
– Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thànhphần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
– Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt độngcủa con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suythoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng
– Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trườngthì làm cho môi trường bị ô nhiễm
– Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
– Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.– Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải
– Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêudùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất
– Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thểtiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm
– Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhấtđịnh cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau
– Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinhthái
– Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, cácyếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá
Trang 3hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môitrường.
– Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môitrường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tàinguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức
độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trườngkhác
– Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đếnmôi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khiphê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững
– Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đếnmôi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môitrường khi triển khai dự án đó
– Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổinhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí baoquanh bề mặt trái đất nóng lên
– Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệuứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quyđịnh của các điều ước quốc tế liên quan
Một số Khái niệm, nội dung về Bảo vệ môi trường:
* Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sảnxuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo Điều 1, LuậtBảo vệ Môi trường của Việt Nam)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:– Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
Trang 4động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,động, thực vật, đất, nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loạitài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồnghoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sốngcon người thêm phong phú
– Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó lànhững luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhaunhư: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan,làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổnhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộcsống của con người khác với các sinh vật khác
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộcsống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhântạo…
+ Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cầnthiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
+ Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉbao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượngcuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường vớithầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họtộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng
Trang 5vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luậtpháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở đểsống và phát triển
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt độngsản xuất của con người
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trongcuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới conngười và sinh vật trên trái đất
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lươngthực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cầnthiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của cácloại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nướcmới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên
có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi
* Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạmTiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thảihoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻcon người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môitrường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinhhọc và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Trang 6Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác độngxấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
* Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạtđộng của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoáimôi trường nghiêm trọng
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun,mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sởsản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng;
Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầukhí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu,
sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sảnxuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ
* Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thànhphần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiênnhiên
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môitrường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông,
hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồnthiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử vàcác hình thái vật chất khác
* Bảo vệ môi trường là việc của ai?
Trang 7Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạchđẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phụccác hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khaithác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhấtquản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môitrường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứukhoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệmôi trường Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6:
“Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức, cá nhân phải cótrách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, cóquyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường“
* Phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấmcác hành vi sau đây:
Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môitrường, làm mất cân bằng sinh thái;
Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ,bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, cácchất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịchbệnh vào nguồn nước;
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mụcquy định của Chính phủ;
Trang 8Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhậpkhẩu, xuất khẩu chất thải;
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trongkhai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật
* Mối quan hệ giữa Môi trường và phát triển kinh tế xã hội:
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất vàtinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan
hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá Phát triển là xu thế chung của từng
cá nhân và cả loài người trong quá trình sống Giữa môi trường và sự pháttriển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượngcủa sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môitrường
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưuthông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,năng lượng, sản phẩm, phế thải Các thành phần đó luôn ở trạng thái tươngtác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồntại trong địa bàn đó Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trườngnhân tạo
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh cólợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo
đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo Mặtkhác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế
xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng củahoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt độngkinh tế xã hội trong khu vực
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây
ô nhiễm môi trường khác nhau Ví dụ:
Trang 9Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80%tài nguyên và năng lượng của loài người.
Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có conđường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoángsản, nông nghiệp,…) Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lạichỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quanniệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặcmang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất
Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiêncứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên
Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó
là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữamôi trường và phát triển
Công tác Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường:
* Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống vàphát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường baogồm:
Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh tronghoạt động sống của con người
Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xãhội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bềnvững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên
Trang 10thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống,nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùnglãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư
* Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường:
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế
xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường
Kết hợp các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân
cư trong việc quản lý môi trường
Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụtổng hợp thích hợp
Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiênhơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây
ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng cácthành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó
* Cơ sở triết học của quản lý môi trường:
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xãhội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – Con người – Xã hội”, trong đóyếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng Sự thống nhất của hệ thống trênđược thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá của 5 thành phần cơ bản:Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từcác chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp
Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra cácchất thải
Trang 11Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải,chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản.
Con người và xã hội loài người
Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con ngườivới số lượng ngày một tăng
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội” đòi hỏi việcgiải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phảitoàn diện và hệ thống Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó, phảiđưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinhtrong hệ thống đó Vì chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá
vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên – con người – xã hội
Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường, sinhthái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết cácmâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội”
* Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và pháttriển bền vững kinh tế xã hội quốc gia Các nguyên tắc quản lý môi trường,các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp
xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và pháttriển ngành khoa học môi trường
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thờigian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đãđược tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo Trong đó, cónhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý
và quy luật môi trường
Trang 12Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sảnxuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngănngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹthuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống
tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các
bộ môn chuyên ngành
* Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường:
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thịtrường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vậtchất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị Loại hàng hoá
có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh Trong khi đó, loạihàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng Vì vậy, chúng ta cóthể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướnghoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ônhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệthống các tiêu chuẩn ISO Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tàinguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sảnxuất có sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tàinguyên tái tạo v.v…
* Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường:
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế vàluật quốc gia về lĩnh vực môi trường
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tếđiều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế