ĐỀ SỐ 9 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. 3. Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế amp kế và vôn kế. 4. Đoạn mạch nối tiếp. 5. Đoạn mạch song song. 6. Vận dụng định luật Ôm. 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 10. Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật. 11. Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn. 12. Công suất điện. 13. Điện năng – Công của dòng điện. 14. Tính công suất điện và điện năng sử dụng. 15. Xác định công suất của các dụng cụ điện. 16. Định luật Jun – Lenxo. 17. Vận dụng định luật Jun – Lenxo. 18. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Định luật Ôm trong sách giáo khoa Vật lí 9 được biểu thị bằng hệ thức A. U I R = B. U R I = . C. I U R = . D. U IR = . Câu 2. Để xác định sự phuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có A. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau. B. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu. C. chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu. D. chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau Câu 3. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R 2 = R 3 = r và R 1 = 2r. Điện trở tương đương R AB của mạch điện là A. 4 3 AB r R = . B. AB R r= C. 2 AB R r= . D. 4 AB R r= . Câu 4. Mắc nối tiếp R 1 = 40 Ω và R 2 = 80 Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12 V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R 1 là A. 0,1 A B. 0,15 A. C. 0,45 A. D. 0,3 A. Câu 5. Khi mắc một điện trở vào một hiệu điện thế không đổi thì nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong cùng một thời gian A. tăng gấp đôi khi điện trở tăng lên gấp đôi. B. tăng gấp đôi khi điện trở giảm đi một nửa C. tăng gấp bốn khi điện trở giảm đi một nửa. D. giảm đi một nửa khi điện trở tăng lên gấp bốn. Câu 6. Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng? A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100 W. B. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện. C. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết D. Sử dụng đèn chiếu sáng suốt ngày đêm. Câu 7. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên A. sự nhiễm từ của sắt, thép. B. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua C. khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép. D. tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Câu 8. Đoạn dây dẫn thẳng AB có dòng điện cường độ I chạy qua được đặt nằm ngang, vuông góc với các đường sức từ giữa hai cực của nam châm. Lực từ tác dụng lên đoạn AB có chiều. A. thẳng đứng lên phía trên trang giấy. B. thẳng đứng xuống phía dưới trang giấy. C. thẳng ra phía trước trang giấy D. thẳng vào phía sau trang giấy. II. – Khoanh tròn chữ Đ cho câu phát biểu đúng, chữ S cho câu sai Câu 9. Một dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ. Đ S Câu 10. Nam châm điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện. Đ S Câu 11. Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. Đ S III – Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng Câu 12. 1. Một kim nam châm không nằm yên dọc theo hướng Bắc – Nam khi để ở trạng thái tự do chứng tỏ a) dòng điện có tác dụng từ. 2. Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó chứng tỏ b) không gian ở nơi đặt kim nam châm có thêm từ trường, ngoài từ trường của Trái Đất. 3. Nam châm vĩnh cửu được chế tạo dựa vào c) sự nhiễm từ của sắt. d) khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép sau khi bị nhiễm từ. 1. - … 2. - … 3. - … IV. Bài tập Câu 13. Một ấm điện loại 220 V – 1 100 W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun nước. Thời gian dùng ấm để đun nước mỗi ngày là 10 phút. a) Tính điện năng mà ấm điện tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị kWh. b) Tính nhiệt lượng mà ấm điện tỏa ra trong thời gian trên theo đơn vị J. Câu 14. a) Vẽ sơ đồ mạch điện dùng để xác định công suất của một bóng đèn. Trong sơ đồ này có một bóng đèn, một ampe kế, một vôn kế, một biến trở, một công tắc K, một nguồn điện một chiều. b) Trước khi đóng công tắc K trong mạch điện trên đây để thực hiện các phép đo, thì phải điều chỉnh con chạy của biến trở để biến trở có giá trị nào dưới đây - giá trị nhỏ nhất. - giá trị ở giữa. - giá trị lớn nhất. - giá trị bất kì. Câu 15. Dòng điện đi vào đầu C hay D của nam châm thì kim nam châm nằm yên ở vị trí như hình vẽ. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 A 0,5 điểm 2 D 0,5 điểm 3 B 0,5 điểm 4 A 0,5 điểm 5 B 0,5 điểm 6 C 0,5 điểm 7 B 0,5 điểm 8 C 0,5 điểm 9 S 0,5 điểm 10 Đ 0,5 điểm 11 Đ 0,5 điểm 12 1 – b 0,5 điểm 2 – a 0,5 điểm 3 – c 0,5 điểm 13 a) Điện năng mà ấm điện tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị kWh: 30 1,1.10 5,5( ) 60 A Pt kWh= = = 0,5 điểm b) Nhiệt lượng ấm điện tỏa ra khi sử dụng theo đơn vị J: Q = A = 5,5.1000. 3600 = 19 800 000 (J) 1,0 điểm 14 a) Vẽ đúng sơ đồ mạch điện 0,5 điểm b) Trước khi đóng mạch điện trên để thực hiện các phép đo, phải điều chỉnh cho con chạy của biến trở ở vị trí sao cho điện trở của biến trở trong mạch có giá trị lớn nhất. 0,5 điểm 15 Dòng điện có chiều đi vào đầu C của cuộn dây. 0,5 điểm . dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có A. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau. B. chiều dài, tiết diện khác nhau và. định luật Ôm. 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 10. Biến trở - Điện. ĐỀ SỐ 9 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. 3. Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế amp kế và