ĐỀ SỐ 7 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. 3. Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế amp kế và vôn kế. 4. Đoạn mạch nối tiếp. 5. Đoạn mạch song song. 6. Vận dụng định luật Ôm. 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 10. Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật. 11. Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn. 12. Công suất điện. 13. Điện năng – Công của dòng điện. 14. Tính công suất điện và điện năng sử dụng. 15. Xác định công suất của các dụng cụ điện. 16. Định luật Jun – Lenxo. 17. Vận dụng định luật Jun – Lenxo. 18. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp thì câu phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. B. Theo chiều quy ước của dòng điện thì cường độ dòng điện giảm dần. C. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần. D. Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở là như nhau. Câu 2. Hệ thức nào sau đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l , tiết diện S của dây dẫn với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn? A. S R l ρ = . B. l R S ρ = . C. lS R ρ = . D. l R S ρ = . Câu 3. Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l , tiết diện S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài 2 l . Điện trở của dây dẫn mới này là. A. 4 Ω. B. 16 Ω. C. 8 Ω. D. 2 Ω. Câu 4. Hai điện trở R 1 = 3 Ω; R 2 = 6 Ω được mắc song song vào một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, dòng điện trong mạch chính có cường độ 3 A. Nếu thay hai điện trở trên bằng một điện trở duy nhất R = 2 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch chính bằng bao nhiêu? A. 3 A. B. 2 A. C. 1 A. D. 4 A. Câu 5. Điện năng được đo bằng đơn vị A. kilooat (kW). B. kilooat giờ (khW). C. kilovon (kV). D. kiloom (k Ω). Câu 6. Đặt một dây dẫn thẳng ở phía trên, gần và song song với trục Bắc – Nam của một kim nam châm đang nằm yên trên trục quay. Khi cho dòng điện không đổi chạy qua dây dẫn thẳng này thì kim nam châm A. vẫn tiếp tục nằm yên như trước. B. quay đi và sẽ tới nằm yên ở vị trí mới. C. quay liên tục theo chiều xác định. D. Liên tục quay đi rồi quay lại xung quanh vị trí nằm yên ban đầu. Câu 7. Đoạn dây dẫn thẳng AB có dòng điện cường độ I chạy qua được đặt nằm ngang, vuông góc với các đường sức từ giữa hai cực của nam châm. Lực từ tác dụng lên đoạn AB có chiều. A. hướng thẳng đứng lên trên. B. hướng thẳng đứng ra phía trước. C. hướng thẳng đứng xuống dưới. D. hướng thẳng vào phía sau. Câu 8. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua được xác định theo quy tắc nào đưới đây là không đúng? A. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện chạy trong các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. B. Nắm ống dây bằng tay trái sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện chạy trong các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. C. Nhìn thẳng vào một đầu ống dây nếu thấy dòng điện chạy trong các vòng dây ngược chiều kim đồng hồ, thì các đường sức từ đi từ trong ra khỏi đầu này của ống dây. D. Nhìn thẳng vào một đầu ống dây nếu thấy dòng điện chạy trong các vòng dây cùng chiều kim đồng hồ, thì các đường sức từ đi từ ngoài vào đầu này của ống dây. II. - Điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau Câu 9. Điện trở tương đương R của đoạn mạch gồm ba điện trở R1, R2 và R3 mắc song song được tính bằng công thức: ………………………………………………………………………… Câu 10. Số oat (W) ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất tiêu thụ điện năng của dụng cụ đó khi nó được sử dụng đúng với hiệu điện thế …………………………………………………… Câu 11. Khi đặt hai nam châm gần nhau, các cực cùng tên ………………………………………. III – Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng Câu 12. 1. Kim nam châm đặt trong từ trường a) thì bị nhiễm từ. 2. Một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt vuông góc với đường sức từ b) thì chỉ hướng Bắc – Nam khi đứng cân bằng. 3. Một thỏi sắt non đặt trong từ trường c) thì có thể trở thành nam châm vĩnh cửu. d) thì chịu tác dụng của lực từ có phương và chiều được xác định theo quy tắc bàn tay trái. e) thì bị lực từ tác dụng. 1. - … 2. - … 3. - … IV. Bài tập Câu 13. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 6 Ω, R 2 = 12 Ω mắc song song với nhau thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I = 1,5 A. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này. b) Tính cường độ I 1 của dòng điện chạy qua điện trở R 1 . Câu 14. Một ấm điện loại 220 V – 1 100 W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun nước. a) Tính cường độ dòng điện chạy qua ấm khi đó. b) Thời gian dùng ấm để đun nước mỗi ngày là 15 phút. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng giá tiền điện là 700 đ/kWh. Câu 15. A, B là hai cực của một nam châm, kí hiệu chỉ chiều dòng điện chạy qua dây dẫn được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và có chiều từ ngoài vào trong. Dây dẫn này chịu tác dụng của lực điện từ F r được biểu diễn bằng mũi tên như hình vẽ. a) Cho biết A hay B là cực Nam (S) của nam châm. b) Giải thích. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 B 0,5 điểm 2 B 0,5 điểm 3 D 0,5 điểm 4 A 0,5 điểm 5 C 0,5 điểm 6 B 0,5 điểm 7 D 0,5 điểm 8 B 0,5 điểm 9 1 2 3 1 1 1 1 R R R R = + + 0,5 điểm 10 định mức 0,5 điểm 11 đẩy nhau 0,5 điểm 12 1 – e 0,5 điểm 2 – d 0,5 điểm 3 – a 0,5 điểm 13 a) Điện trở tương đương của mạch: 1 2 1 2 6.12 4( ) 6 12 td R R R R R = = = Ω + + 0,5 điểm b) … 2 1 1 2 12 1,5 1( ) 6 12 R I I A R R = = = + + 0,5 điểm 14 a) Cường độ dòng điện qua ấm: 1100 5( ) 220 P I A U = = = 0,5 điểm b) Tiền điện: A = Pt = 1,1.0,25.30 = 8,25 (kWh) Tiền điện phải trả: 8,25.700 = 5 775 đ 0,5 điểm 15 a) B là cực Nam của nam châm 0,5 điểm b) Vì áp dụng quy tắc bàn tay trái thì các đường sức từ đi từ cực A xuyên vào lòng bàn tay và đi tới cực B. Nên B là cực Nam (S) 0,5 điểm . song. 6. Vận dụng định luật Ôm. 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn. 8. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. 9. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 10. Biến. ĐỀ SỐ 7 (45 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn. 2. Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. 3. Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế amp kế và. điện phải trả: 8,25 .70 0 = 5 77 5 đ 0,5 điểm 15 a) B là cực Nam của nam châm 0,5 điểm b) Vì áp dụng quy tắc bàn tay trái thì các đường sức từ đi từ cực A xuyên vào lòng bàn tay và đi tới cực B.