Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 141 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
141
Dung lượng
6,49 MB
Nội dung
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Giao thức là một tập hợp các quy tắc cơ bản phải tuân theo để giao tiếp có trật tự giữa hai bên hoặc nhiều bên giao tiếp. Việc truyền thông tin giữa những hệ thống xử lý dữ liệu từ các nhà sản xuất khác nhau đặc biệt thường bị khó khăn do thực tế có sự khác nhau về kỹ thuật phát triển của cách thức truyền thông tin dữ liệ u và việc xử lý dữ liệu, thường dẫn đến kết quả là các giao diện trở nên phức tạp và đắt tiền. Ngày nay, với mong muốn về việc phải kết hợp khả năng thông tin giữa tất cả các thiết bị điện tử thông minh (IEDs) trong trạm biến áp đã được công nhận rõ ràng, đó là khả năng cung cấp không chỉ thu thập dữ liệu và khả năng cài đặt, mà còn điều khiển từ xa. Hơn nữa, nhiều IEDs có thể chia sẻ dữ liệu hoặc các lệnh điều khiển ở tốc độ cao để thực hiện các chức năng điều khiển và bảo vệ được chính xác hơn. Việc giới thiệu các giao thức tốc độ cao hơn trong các thiết bị điện tử thông minh chỉ cho phép liên lạc thông tin giữa các thiết bị giố ng nhau hoặc nói cách khác thông tin liên lạc giữa các thiết bị từ cùng một nhà sản xuất. Để giao tiếp một loạt các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau, cho phép các tiện ích với một loạt các khả năng: bảo vệ, giám sát và tự động hóa cần phải sử dụng có một bộ biến đổi hoặc cổng giao thức. Hơn nữa, các giao thức của các thiết bị điện tử thông minh c ũng hạn chế khả năng về tốc độ, chức năng và các dịch vụ về kỹ thuật cũng khó khăn hơn; chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng tăng lên. Trên thế giới, việc bãi bỏ quy định tiện ích điện đang mở rộng và tạo ra nhu cầu tích hợp, củng cố và phổ biến thông tin thời gian thực một cách nhanh chóng và chính xác trong các trạm biến áp. Một giao thức không độc quyền, tiêu chuẩn và tốc độ cao cung cấp các dịch vụ hữu hiệu là sự cần thiết để cho phép 1 hệ thống thông tin của trạm biến áp được tích hợp mạnh mẽ mà không phải dùng các bộ biến đổi giao thức. Việc giới thiệu Tiêu chuẩn IEC61850 và Cấu trúc truyền thông tiện ích (UCA - Utility Communications Architecture) đã tạo ra điều có thể để tích hợp các thiết bị điện tử thông minh của trạm thông qua việc tiêu chuẩn hóa. Sử dụng thông tin truyền thông tốc độ cao được tiêu chuẩn hóa giữa các thiết bị điện tử thông minh. 2 IEC61850 dựa trên yêu cầu và cơ hội về sự phát triển giao thức truyền thông tiêu chuẩn để cho phép khả năng tương tác của các các thiết bị điện tử thông minh từ các nhà sản xuất khác nhau. Các hệ thống tiện ích cũng yêu cầu khả năng liên kết thay đổi của các thiết bị điện tử thông minh, đó là khả năng thay thế một thiết bị được cung cấp bởi m ột nhà sản xuất này với một thiết bị được cung cấp bởi nhà sản xuất khác, mà không làm thay đổi các yếu tố khác trong hệ thống. IEC61850 làm cho việc sử dụng các tiêu chuẩn hiện có và các nguyên tắc thông tin liên lạc được chấp nhận một cách phổ biến, cho phép tự do trao đổi thông tin giữa các thiết bị điện tử thông minh. Xem xét các yêu cầu hoạt động từ bất kỳ tiêu chuẩn truyền thông nào phải xem xét các chức n ăng hoạt động của trạm biến áp. Tuy nhiên, giao thức truyền thông theo tiêu chuẩn IEC 61850 tập trung vào việc: không phải tiêu chuẩn hóa các chức năng tham gia vào hoạt động của trạm biến áp, cũng không phải tiêu chuẩn hóa sự bố trí phân phối trong các hệ thống tự động hóa của trạm biến áp. IEC61850 xác định tất cả các chức năng được biết đến trong một hệ thống tự động hóa trạm biến áp và chia chúng thành các ch ức năng phụ trợ hay còn gọi là các nút logic. Một nút logic là một chức năng phụ nằm trong một nút vật lý, trao đổi dữ liệu với các thực thể logic riêng biệt khác. Trong IEC61850, tất cả các nút logic đã được nhóm lại theo khu vực ứng dụng chung nhất của chúng, một văn bản mô tả ngắn về chức năng, một số chức năng của thiết bị nếu có thể áp dụng và mối liên hệ giữa các nút logic và các chức năng. IEC61850 tách riêng các ứng dụng thiết kế độc lập để chúng có thể giao tiếp bằng cách sử dụng các giao thức truyền thông khác nhau. Điều này do thực tế là các nhà cung cấp và các hệ thống tiện ích đã duy trì các chức năng ứng dụng được tối ưu hóa để đáp ứng từng yêu cầu cụ thể. Do đó, IEC61850 cung cấp một giao diện trung lập giữa các đối t ượng ứng dụng và dịch vụ ứng dụng liên quan, cho phép trao đổi tương thích của dữ liệu giữa các thành phần của một hệ thống tự động hóa của trạm biến áp. Một trong những tính năng quan trọng nhất của IEC61850 là không những chỉ giao tiếp thông tin mà còn thể hiện đặc tính chất lượng của các công cụ kỹ thuật, biện pháp quản lý chất lượng, và quản lý cấu hình. Đi ều này là cần thiết vì khi các hệ thống tiện ích đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống tự động hóa trạm biến áp với ý định 3 kết hợp các thiết bị điện tử thông minh từ các nhà cung cấp khác nhau, họ mong đợi không chỉ khả năng tương tác của các chức năng và các thiết bị mà còn là một hệ thống xử lý đồng nhất. Đảm bảo chất lượng cho các chu kỳ tồn tại của hệ thống là một trong những khía cạnh quan trọng bao trùm của IEC61850, trong đó xác định trách nhiệm của các nhà sản xuất rơle và các IEDs. Các ch ỉ dẫn về điều kiện môi trường và các dịch vụ phụ trợ với các khuyến nghị về sự liên quan của các yêu cầu cụ thể từ các tiêu chuẩn khác nhau và thông số kỹ thuật cũng được xác định. IEC61850 hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn trong việc phát triển và được sự chấp nhận của các hệ thống tự động hóa trạm biến áp trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này cuối cùng sẽ mang lại lợi ích thực sự để tự động hóa và tích hợp trạm. Từ những lý do trên cho thấy đây là một đề tài mới cần được khai thác và nghiện cứu triệt để. Nhằm phục vụ tốt hơn cho các công trình nhà máy điện trạm biến áp ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Hiện nay việ c ứng dụng công nghệ điều khiển tích hợp trạm biến áp (TBA) truyền tải và phân phối là xu hướng chung của thế giới nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành quy định kỹ thuật của hệ thống điều khiển tích hợp TBA, tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất là khả năng t ương thích về tiêu chuẩn kết nối giữa các thiết bị của các hãng khác nhau. Để nâng cao tính cạnh tranh, thuận lợi cho quá trình mở rộng phát triển hệ thống, tiêu chuẩn truyền thông IEC 61850 được EVN lựa chọn cho các ứng dụng tự động hoá TBA. Với sự lựa chọn trên của tập đoàn EVN đã mở ra cho các nhà cung cấp thiết bị cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới một mảng nghiên cứu mới v ề công nghệ điều khiển tích hợp trạm biến áp theo tiêu chuẩn truyền thông IEC61850. Tiêu chuẩn IEC61850 chỉ mới được ban hành trong vài năm trở lại đây, nên nó vẫn đang là một đề tài nóng hổi và cấp thiết để các nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trong thời gian tới. 4 3. Mục tiêu của đề tài Việc tìm hiểu, nghiên cứu tiêu chuẩn IEC61850 nhằm áp dụng trong hệ thống tích hợp điều khiển và bảo vệ trạm biến áp. Tiêu chuẩn này bảo đảm sự tương tác cần thiết trong các trạm điện. Điều mới thật sự của đề tài nghiên cứu này là tất cả các thiết bị điện tử thông minh (IED) được kết nối v ới nhau sẽ “nói” cùng một ngôn ngữ, bất kể nguồn gốc chế tạo của các thiết bị IED và trao đổi thông tin với nhau mà không có bất cứ vấn đề gì. 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu tổng quan về tiêu chuẩn IEC61850. Trình bày giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn: tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của tiêu chuẩn. Các thành viên của tiêu chuẩn. Bố cục chính của tiêu chuẩn. Thách thức và mục tiêu của tiêu chuẩn: So sánh tiêu chuẩn IEC61850 với các tiêu chuẩn khác. Mục tiêu cần hướng đến của tiêu chuẩn IEC61850. Các chuẩn hóa của các nút logic: giới thiệu các chức năng điều khiể n bảo vệ, đo lường của các thiết bị đã được tiêu chuẩn hóa theo IEC61850. Ngôn ngữ cấu hình của trạm: Trình bày ngôn ngữ chung được sử dụng trong việc cấu hình hệ thống trạm và các thiết bị IED theo IEC61850. Các nội dung của tiêu chuẩn liên quan tới đề tài: trình bày các bước cần thực hiện theo tiêu chuẩn IEC61850 để kết nối các thiết bị IED với nhau. Những lợi ích c ủa tiêu chuẩn: Nêu lên những lợi ích nổi bậc của tiêu chuẩn IEC61850 so với các tiêu chuẩn và giao thức kết nối trước đây. Tìm hiểu sơ đồ thực tế điều khiển và bảo vệ của các trạm biến áp hiện nay. Trình bày cách nhận biết các dạng khí cụ, các ký hiệu viết tắt được sử dụng trong trạm. Trình bày các chỉ danh bảo vệ của rơle được ký hiệu theo chuẩn của viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI 5 Giới thiệu các dạng sơ đồ điều khiển và bảo vệ dùng trong trạm hiện nay. Giới thiệu các loại rơle số đang vận hành trên lưới điện Việt Nam. Mô tả cấu trúc phần cứng của một trạm biến áp tự động hóa theo IEC61850. Giới thiệu chung về kỹ thuật truyền thông Trình bày về mạng máy tính và các dạng sơ đồ cấu trúc sử dụng trong trạm biến áp theo IEC61850. Nghiên cứu hệ thống kết nối giữa RTU và IED theo IEC61850. Giới thiệu sơ lược các thiết bị RTU và IED cần kết nối. Trình bày các phần mềm ứng dụng cần thiết cho công việc kết nối: PCM600, CCT, RTUtil560. Thực hiện thiết kế hệ thống kết nối giữa RTU và IED theo IEC61850. Trình bày từng bước thiết kế hệ thống. Trình bày các phương pháp kiểm tra kết quả đạt được. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận - Thu thập, tổng hợp các tài liệu báo cáo khoa học, các sách báo tạp chí chuyên ngành, các luận án luận văn và các tài liệu hướng dẫn sử dụng (manual handbook) trong và ngoài nước có liên quan đến IEC61850 về việc điều khiển, bảo vệ cho các trạm biến áp. - Phân tích, đánh giá, tổng hợp và xử lý số liệu từ các tài liệu khoa học đã thu thập được. 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo các bản vẽ thực tế về hệ thống tích hợp điều khiển và bảo vệ cho trạm biến áp. - Khảo sát các trạm biến áp thực tế đã th ực hiện kết nối giữa RTU và IED theo IEC61850. - Tiến hành thực hiện kết nối cụ thể trên thiết bị thật. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Dữ liệu từ rơle của trạm biến áp có nhiều công dụng và cung cấp giá trị đáng kể để phục vụ cho việc vận hành, bảo trì, lên kế hoạch. Công nghệ mới cung cấp một số lựa chọn thay thế để thu thập, lưu trữ, và phân phối thông tin này một cách hiệu quả và kinh tế. Các kỹ sư bả o vệ hệ thống điện có khả năng giao tiếp và trích xuất thông tin chính xác từ các thiết bị dùng kỹ thuật vi xử lý, thường được gọi là các IEDs. Trong thập kỷ qua, những IEDs này thực hiện việc đo lường và phân tích thiết bị của hệ thống điện dựa trên các thuật toán của nhà sản xuất cụ thể. Việc tích hợp và tự động hóa trạm biến áp là các công cụ quan trọng nhất sử dụng hiện nay để tích hợp các rơle và các IEDs khác nhau trong môi trường trạm biến áp, hình thành nên một hệ thống điều khiển và đo lường kinh tế để hỗ trợ cho các trạm biến áp về các khía cạnh: giám sát, phân tích, và tự động hóa. Các sơ đồ thông tin truyền thông và các giao thức được thiết kế và phát triển thực thi cơ bản chiến lược này. Trong nhiều năm qua, có những bất lợi cho các kỹ sư bả o vệ đó là các sản phẩm (IEDs và rơle) từ các nhà sản xuất khác nhau có giao diện thông tin khác nhau. Nhìn chung, giao thức hay trình tự và cấu trúc của tin nhắn là duy nhất cho mỗi hệ thống. Tuy nhiên, nhu cầu và mong muốn tích hợp các rơle và IEDs trong một trạm biến áp để xác nhập các thông tin liên lạc của chúng đã khuyến khích nhiều kỹ sư và các tổ chức kỹ thuật điện trên toàn thế giới cùng làm việc với nhau để xác định cấu trúc truyề n thông tin của thế hệ các rơle và IEDs kế tiếp để điều khiển và giám sát trạm. Thế hệ của tiêu chuẩn này sẽ tránh xa các hệ thống không tương thích phức tạp, không phù hợp, đảm bảo khả năng tương tác của các nhà cung cấp rơle và IEDs khác nhau . Việc giới thiệu IEC61850 và Cấu trúc truyền thông tiện ích (UCA) là điều có thể để tích hợp các IEDs và rơle của trạm thông qua việc tiêu chuẩn hóa. Việc sử dụ ng các tiêu chuẩn hiện hành và những nguyên tắc truyền thông thường được chấp nhận cùng với các tiêu chuẩn mới như IEC61850 và UCA cung cấp một cơ sở vững chắc cho khả năng tương tác giữa các IEDs trong trạm biến áp dẫn đến hệ thống bảo vệ và điều khiển linh hoạt và mạnh mẽ hơn. 7 Trên cơ sở công nghệ truyền thông hiện đại và cách tiếp cận mới về mô hình đối tượng giám sát điều khiển cũng như cách thức trao đổi dữ liệu của các đối tượng đó, tiêu chuẩn IEC61850 tạo ra khả năng tích hợp cao cho các hệ thống tự động hoá trạm biến áp, vấn đề không tương đồng giữa các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau dần được giả i quyết. Với việc giảm tối đa các dây dẫn tín hiệu, tăng khả năng tương tác giữa các thiết bị, hệ thống sẽ trở nên linh hoạt và tin cậy, đồng thời giảm được giá thành thiết lập cũng như chi phí vận hành, bảo dưỡng. Tuy nhiên để có thể ứng dụng hiệu quả tiêu chuẩn IEC61850 trong hệ thống điều khiển tích hợp trạm biến áp, cách thức thiế t kế cần có những thay đổi quan trọng đó là xây dựng cấu hình phần mềm trên cơ sở đặc điểm thiết bị và phương thức đo lường, điều khiển, bảo vệ của trạm. 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu. Vấn đề truyền thông giữa các IEDs và giữa các IEDs với trung tâm điều khiển sẽ rất quan trọng khi thực hiện các ch ức năng tự động hoá của trạm. Rất nhiều các giao thức truyền thông được sử dụng trong việc giám sát điều khiển xa TBA, các giao thức phổ biến như Modbus, DNP3 và IEC60870. Nhưng các giao thức trên lại không có sự tương đồng (Interoperability) hoàn toàn khi được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau, đồng thời hạn chế về tốc độ xử lý nên việc xây dựng các ứng dụng tự động hoá trạm trên nề n tảng các giao thức truyền thống khá khó khăn. Vào năm 1995 ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) đã chấp thuận cần có một tiêu chuẩn tổng quát hơn cho mạng thông tin và những hệ thống trong trạm. Việc thiết lập tiêu chuẩn mới này là do các nhóm TC57 WG10, WG11 và WG12 phát triển thành. Ba nhóm này được thành lập với các chuyên gia từ nhiều nước. Với kinh nghiệm của IEC60870 của những nghi thức và công nghệ truyền thông đa chứ c năng 2.0 (UCA 2.0), kết quả của một dự án tương tựu tại Mỹ. Mục tiêu của sự nổ lực này là để tạo ra một tiêu chuẩn cho những thiết bị điện tử thông minh (IEDs) từ những nhà sản xuất khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau trong một hệ thống tự động hóa trạm. Không phụ thuộc vào kích thước và nhu cầu thao tác của trạm. Tiêu chuẩn bao gồm cả điện áp cao và điện áp trung bình truyền dẫn và phân phối trong trạm. Nó đủ tính linh hoạt trước sự thay đổi của hệ thống trong tương lai. Ví dụ như thay đổi trong công nghệ truyền thông hoặc những chức năng tự động mới. Cơ quan IEC và Electric Power Research Institute (UCA 2.0) cùng nhau đạt được 8 một tiêu chuẩn toàn cầu và đã được chấp nhận chính là IEC61850 “mạng thông tin và hệ thống trong trạm”. IEC61850 là tiêu chuẩn truyền thông quốc tế mới cho các ứng dụng tự động hoá trạm. Tiêu chuẩn cho phép tích hợp tất cả các chức năng bảo vệ, điều khiển, đo lường và giám sát truyền thống của TBA, đồng thời nó có khả năng cung cấp các ứng dụng bảo vệ và điều khi ển phân tán, chức năng liên động và giám sát phức tạp. Ngày nay, tiêu chuẩn IEC61850 đang trở thành một chủ đề nóng và mang tính cấp thiết để các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới ra sức tìm tòi, nghiên cứu để đáp ứng được tất cả các yêu cầu đặt ra. 7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, các nhà sản xuất các thiết bị điện tử thông minh (IED) hàng đầu trên thế giới như : ABB, Toshiba, Siemens, AREVA, SEL…đều đang nghiên c ứu để tích hợp tiêu chuẩn này vào trong các thiết bị IED của họ. Đồng thời họ cũng đã cho ra đời các hệ thống tích hợp cho hệ thống tự động hóa trạm sử dụng các thiết bị IED của họ theo IEC61850. Tuy nhiên các hệ thống này chỉ sử dụng các thiết bị của cùng một nhà sản xuất. Các công trình tiêu biểu trên thế giới ứng dụng tiêu chuẩn IEC61850 như: - Hệ thống t ự động hóa trạm biến áp GSC1000 của Toshiba. - Hệ thống trạm điện tự động IEC61850 – công ty điện lực Ấn Độ IEEE/PES, Ấn Độ, Tháng 9- 2008 Toshiba - Hệ thống tự động hoá trạm biến áp PACiS của AREVA hoạt động dựa trên thiết bị điều khiển mức ngăn C264. - Hệ thống tự động hoá trạm biến áp SICAM PAS của Siemens. 7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay do t ập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các trạm biến áp muốn đóng điện vận hành thì trạm phải có hệ thống SCADA. Hệ thống SCADA được yêu cầu sử dụng và kết nối các thiết bị IED theo IEC 61850. Tuy nhiên số trạm biến áp tại Việt Nam hiện nay áp dụng tiêu chuẩn này vẫn chưa nhiều. Nếu có thì cũng là thiết bị của cùng một nhà sản xuất. Qua đó cho thấy vi ệc nghiên cứu kết 9 nối các thiết bị IED của các nhà sản xuất khác nhau để lấy các tín hiệu phục vụ cho việc giám sát và điều khiển trạm biến áp là cần thiết ở Việt Nam hiện nay. Một số trạm biếp áp ở Việt Nam đang sử dụng tiêu chuẩn IEC 61850: - Trạm biến áp 110kV Hố Nai và 110kV Sông Mây thuộc Điện Lực Đồng Nai sử dụng hệ thống SCADA tích hợp thiết bị của nhà s ản xuất AREVA theo IEC61850. - Trạm biến áp 220kV Cao Lãnh thuộc công ty Điện Lực miền Nam sử dụng hệ thống Computerize tích hợp thiết bị của nhà sản xuất SEL theo IEC61850. - Trạm biến áp 220kV Trà Vinh thuộc công ty Điện Lực miền Nam sử dụng hệ thống SAS tích hợp thiết bị của nhà sản xuất Toshiba theo IEC61850. - Trạm biến áp 220kV Bình Tân thuộc công ty Điện Lực Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hệ thống PACiS tích hợp thiết bị của nhà sản xuất AREVA (Alstom) theo IEC61850. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần danh mục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 5 chương. Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về tiêu chuẩn IEC61850 Chương 2: Tìm hiểu sơ đồ thực tế điều khiển và bảo vệ của các trạm biến áp hi ện nay Chương 3: : Mô tả cấu trúc mạng của một trạm biến áp tự động hóa theo IEC61850 Chương 4: Nghiên cứu hệ thống kết nối giữa RTU và IED theo IEC61850 Chương 5: Các bước thiết kế hệ thống kết nối giữa RTU và IED theo IEC 61850 10 Chương 1 Tìm hiểu tổng quan về tiêu chuẩn IEC61850 1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn IEC61850 IEC ( Tổ chức kỹ thuật điện quốc tế ) là một tổ chức trên toàn thế giới cho sự tiêu chuẩn hoá các thiết bị điện tử thông minh (IED) của các nhà sản xuất khác nhau trong các trạm biến áp tự động hóa (Substation Automation - SA). Nó là một tập thể gồm có tất cả các uỷ ban kỹ thuật điện quốc gia (những uỷ ban IEC quốc gia). Mục tiêu của IEC là đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về tất cả các câu hỏi quan tâm đến sự tiêu chuẩn hoá trong những lĩnh vực điện và điện tử. Cùng những hoạt động khác, IEC xuất bản những tiêu chuẩn quốc tế. Sự chuẩn bị của họ được giao phó tới những uỷ ban kỹ thuật. Những tổ chức phi chính phủ và quốc tế. Tổ chức IEC cũng cộng tác gần gũi với tổ chức quốc tế (ISO) cho sự tiêu chuẩn hoá với những điều kiện xác định bởi thoả thuận giữa hai tổ chức. Quyết định về mặt hình thức hoặc những thoả thuận của IEC về các vấn đề kỹ thuật quan trọng phải dựa trên các đề tài thích đáng từ mỗi uỷ ban kỹ thu ật và phải có sự trình bày cho tất cả các uỷ ban quốc gia quan tâm cùng sự đồng ý quốc tế với những quan điểm trên. Tài liệu IEC được xây dựng dưới dạng giới thiệu cho các quốc gia tham khảo và được xuất bản dưới dạng những tiêu chuẩn, những báo cáo kỹ thuật hoặc những hướng dẫn và chúng được chấp nhận bởi những uỷ ban kỹ thuật của quốc gia đó. Để đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế giữa IEC quốc gia và những uỷ ban áp dụng tiêu chuẩn quốc tế IEC. Các tiêu chuẩn này sẽ dựa trên các tiêu chuẩn của các quốc gia của họ. Bất kỳ sự khác nhau nào giữa tiêu chuẩn IEC và tiêu chuẩn quốc gia tương ứng đều sẽ được giới thiệu trong tiêu chuẩn này. IEC sẽ không thể kết nối và giao tiếp với bất kỳ những thiết b ị nào khai báo không chính xác hoặc không phù hợp với một trong những tiêu chuẩn của nó. [...]... Phần 3: u cầu chung IEC61850 – 4 : Mạng và những hệ thống truyền thơng trong trạm Phần 4: Hệ thống và quản lý dự án IEC61850 – 5 : Mạng và những hệ thống truyền thơng trong trạm Phần 5: Những u cầu truyền thơng cho những thiết bị mẫu IEC61850 – 6: Mạng và những hệ thống truyền thơng trong trạm Phần 6: Ngơn ngữ cấu hình hệ thống tự động hố trạm IEC61850 – 7-1 : Mạng và những hệ thống truyền thơng trong... tất cả các thiết bị IED (gồm cả IED Client và IED Server) và được sắp xếp theo đúng cấu trúc của hệ thống đang thực hiện Ngồi ra trong file còn chứa cấu trúc truyền thơng giữa các thiết bị với nhau 1.6.2 Các bước cấu hình cho hệ thống kết nối RTU với các thiết bị IED theo IEC 61850 trong các TBA tự động hóa Các bước được mơ tả trong hình 1.11 bên dưới Đây cũng là nhiệm vụ chính cần nghiên cứu trong... Chuẩn bị tập tin ied. CID IED Nhà sản xuất B Nhà sản xuất X Chuẩn bị tập tin ied. CID Chuẩn bị tập tin ied. CID IED IED Hình 1.11: Mơ tả các bước cấu hình cho hệ thống kết nối RTU với các thiết bị IED theo IEC 61850 trong các TBA tự động hóa 31 Với nhiệm vụ này thì chúng ta cần hai cơng cụ là: PCM600, CCT và ba dạng file là: ICD, SCD, CID Chuẩn bị file ICD Chúng thường được cung cấp kèm với thiết bị IED. .. biến áp tự động hóa theo IEC61850 Hình 1.10: Mơ tả các bước cấu hình hệ thống TBA tự động hóa theo IEC61850 29 Ở hình 1.10 bên trên tiêu chuẩn IEC61850 đã xác định cho chúng ta hai cơng cụ cấu hình và bốn dạng file cần thiết dùng cho việc cấu hình các hệ thống trạm biến áp tự động hóa theo tiêu chuẩn IEC61850 Cơng cụ cấu hình hệ thống (System Configurator tool (SC)) − Khi trong hệ thống của chúng ta... trạm: tạo các thiết bị Client và Server cần sử dụng cho hệ thống vào − Thực hiện cấu hình cho các tín hiệu: cấu hình Dataset, Control Blocks và liện kết đường dẫn thơng tin giữa thiết bị Client và Server hoặc giữa các server trong hệ thống lại với nhau − Xuất ra file với định dạng station.SCD để sử dụng cho cơng cụ cấu hình thiết bị IED ở bước tiếp theo Cơng cụ cấu hình thiết bị IED (IED Configurator...11 Tài liệu của tiêu chuẩn IEC61850 là một tập hợp các thuyết minh cho các mạng và những hệ thống truyền thơng trong trạm Trình tự bố cục các bộ phận của IEC 61850 như sau: IEC61850 – 1 : Mạng và những hệ thống truyền thơng trong trạm Phần1: Lời giới thiệu và tổng quan IEC61850 – 2 : Mạng và những hệ thống truyền thơng trong trạm Phần 2: Bảng chú giải IEC61850 – 3 : Mạng và những hệ thống truyền thơng... Mỗi thiết bị thưc hiện cùng một loại hàm truyền đòi hỏi phải theo một tiêu chuẩn Ngơn ngữ cấu hình trong hệ thống tự động hố trạm (SCL) cho phép mơ tả theo tiêu chuẩn hố thiết bị, cấu hình, chức năng và khả năng truyền thơng cụ thể trong hệ thống tự động hố trạm, và việc sử dụng những thiết bị cũ trong trạm 1.6 Các nội dung của tiêu chuẩn có liên quan tới đề tài 1.6.1 Các bước cấu hình cho một hệ thống. .. chức năng này dựa vào truyền thơng giữa các thiết bị, ví dụ như là giữa các thiết bị điều khiển hoặc giữa thiết bị điều khiển và thiết bị bảo vệ trạm Với sự phát triển của cơng nghệ, truyền thơng đã trở nên khác biệt hơn và khơng thể thiếu trong hệ thống tự động hố trạm Bởi việc sử dụng các giao thức khác nhau, hệ thống truyền thơng có thể cung cấp thơng tin trao đổi giữa các góc của hệ thống tự động hố... lớn trong truyền thơng giữa cấp trạm và cấp ngăn lộ Trong một vài nước chỉ hai mức cấp trạm và cấp xử lý được dùng Trong trường hợp này, thành phần của hệ thống điều khiển trạm được kết nối theo đường bus của trạm và cấp được kết nối song song với nhau Trung tâm điều Cấp Trạm Router hoặc Gateway/ chuyển đổi IEC61850/ IEC60870-5-101 HMISCADA trạm IEC61850 (Bus kết nối của trạm) Cấp ngăn lộ Rơle Micom... ZBA T ZAX N Tiêu chuẩn hóa về thiết bị logic và thiết bị vật lý Kèm theo định nghĩa LNs, tiêu chuẩn còn định nghĩa thiết bị logic (Logical Devices - LDs) và thiết bị vật lý (Physical Devices – PDs) Mổi thiết bị logic LDs được tập hợp từ nhiều node logic (LNs) và ln hoạt động trên một thiết bị 24 vật lý cụ thể Thiết bị vật lý PDs có thể bao gồm một số thiết bị logic khác nhau, kèm theo đó thiết bị vật . hiện thiết kế hệ thống kết nối giữa RTU và IED theo IEC61850. Trình bày từng bước thiết kế hệ thống. Trình bày các phương pháp kiểm tra kết quả đạt được. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương. RTU và IED theo IEC61850. Giới thiệu sơ lược các thiết bị RTU và IED cần kết nối. Trình bày các phần mềm ứng dụng cần thiết cho công việc kết nối: PCM600, CCT, RTUtil560. Thực hiện thiết. Chương 5: Các bước thiết kế hệ thống kết nối giữa RTU và IED theo IEC 61850 10 Chương 1 Tìm hiểu tổng quan về tiêu chuẩn IEC61850 1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn IEC61850 IEC ( Tổ