Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Mục lục Lời nói đầu 3 Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu giấy ở Việt Nam: 5 1.1. Tầm quan trọng của xuất khẩu giấy ở Việt Nam: 5 1.1.1. Khái niệm và các phương thức xuất khẩu hàng hóa 5 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu giấy của Việt Nam 10 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu giấy của Việt Nam 13 1.2.1. Những nhân tố thuộc ngành giấy Việt Nam: .13 1.2.2. Những nhân tố ngoài ngành giấy Việt Nam: .19 1.3. Thực trạng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam .23 Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: 30 2.1. Đặc điểm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty .30 2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực của công ty .35 2.1.4. Kết quả SXKD của công ty những năm qua .36 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .48 2.2.1. Phân tích thực trạng kết quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty .48 2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty .53 2.2.3. Phân tích hiệu quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty 54 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: 58 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được: .58 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 59 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: .60 Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: 63 3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần P.P: .63 3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: 64 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 64 3.2.2. Biện pháp tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu: .66 3.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu: 67 3.2.4. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu: .68 3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên trong toàn công ty: 68 3.2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giấy của công ty trên thị trường quốc tế: 69 Kết luận 71 Danh mục tài liệu tham khảo 73 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời nói đầu Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chình trị - xã hội thế nào. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng với rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau như thủy sản, dệt may, giầy dép, mây tre đan, giấy vở… Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò trọng yếu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa là đòi hỏi cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay. Hiện nay, ngành giấy đang là một ngành có nhiều cơ hội cùng với các ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Đặc biệt, sau khi một loạt các nhà máy gia công giấy vở của Trung Quốc khi cung cấp vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá, những công ty bán lẻ tại Mỹ đã đổ xô đến thị trường Việt Nam để tìm đối tác cho ngành hàng này. Đây là một cơ hội tốt cho toàn bộ ngành công nghiệp giấy vở Việt Nam được thể hiện và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, ngành giấy nước ta vẫn còn vấp phải rất nhiều những khó khăn như thiếu vốn, trang thiết bị chưa đồng bộ, trình độ công nghệ hiện đang ở mức dưới trung bình của thế giới, trình độ quản lý còn yếu kém… Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P là một danh nghiệp chuyên nhập khẩu, kinh doanh các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giấy và công ty còn mở rộng sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. Hoạt động xuất 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 khẩu của công ty tuy còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn và hạn chế. Vì vậy trong quá trình thực tập ở công ty tôi đã quyết định chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu giấy của công ty cổ phần P.P, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản phẩm giấy của công ty. Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P, với sự giúp đỡ và hướng dẫn của GS.TS Hoàng Đức Thân và các cán bộ, nhân viên công ty tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân và công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý báu giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu giấy ở Việt Nam 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1.1. Tầm quan trọng của xuất khẩu giấy ở Việt Nam: 1.1.1. Khái niệm và các phương thức xuất khẩu hàng hóa: 1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa: Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài và hàng hóa ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. Hàng hóa xuất khẩu rất đa dạng: hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng, kiến thức khoa học kỹ thuật (phát minh sáng chế, bí mật sản xuất .), các dịch vụ (tư vấn kỹ thuật, sửa chữa, dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ du lịch, thông tin quảng cáo . • Các đặc điểm cơ bản của hoạt động xuất khẩu: + Các bên chủ thể có quốc tịch khác nhau: khách hàng nước ngoài có sự khác biệt với khách hàng trong nước về ngôn ngữ, lối sống, thói quen tiêu dùng, điều kiện sống, phong tục tập quán . Vì vậy, hàng hóa xuất khẩu có sự khác biệt so với hàng tiêu dùng ở trong nước. Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, chất lượng của hàng hóa phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước nhập khẩu. + Hàng hoá - đối tượng của xuất khẩu thường được lưu chuyển qua biên giới quốc gia: quãng đường hàng hoá được vận chuyển đến tay người tiêu dùng thường rất xa và phải sử dụng đường biển hoặc đường không, phải nộp thuế xuất nhập khẩu và các thủ tục khác . Nên giá thành hàng hoá xuất khẩu ở thị trường nước ngoài thường cao hơn giá thành ở trong nước. + Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng. Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Nam hoặc nhập hàng hóa của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cần nhấn mạnh rằng thị trường xuất khẩu hàng hóa không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài, thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ. + Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, khi ký kết các hợp đồng thì các bên cần phải thoả thuận rõ sẽ dùng đồng tiền của nước nào để thanh toán nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra khi tỷ giá hối đoái của các đồng tiền thay đổi. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. + Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh mua bán ở phạm vi quốc tế, không phải những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả 1 hệ thống quan hệ mua bán trong 2 nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. + Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều mặt hàng ở thị trường trong nước có thể đang dư thừa, giá rẻ nhưng ở thị trường nước ngoài lại khan hiếm và giá cao. Do đó, khi xuất khẩu các mặt hàng đó doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận rất cao. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề do hoạt động xuất khẩu mang lại như nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không thể dễ dàng khống chế được. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như: Thanh toán, ký kết hợp đồng, thủ tục hải quan, vận chuyển . đều rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. 1.1.1.2. Các phương thức xuất khẩu hàng hóa: a. Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là một phương thức giao dịch thương mại, trong đó người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp là: - Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. - Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. - Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp: - Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất nhập khẩu ủy thác có lợi hơn. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới. Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp: 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Để tiến hành, nhà kinh doanh cần phải thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu thị trường và thương nhân. - Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá xuất khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái. - Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch thương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch. - Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu. - Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. b. Xuất khẩu qua trung gian: Xuất khẩu qua trung gian là hình thức xuất khẩu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý và người môi giới: - Đại lý: là thương nhân, họ tiến hành hoạt động xuất khẩu theo sự ủy thác của người ủy thác, thù lao được hưởng là khoản tiền hoa hồng được tính trên doanh số hoặc khối lượng công việc thực hiện được. Quan hệ giữa người ủy thác với người đại lý thể hiện hợp đồng đại lý. - Người môi giới: Là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác với người môi giới dựa trên ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ưu điểm của xuất khẩu qua trung gian: - Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác. - Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu thụ hàng. - Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. Nhược điểm của xuất khẩu qua trung gian: - Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường. - Vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng. - Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới. - Lợi nhuận bị chia sẻ. - Do những lợi hại nêu trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết như: - Khi thâm nhập vào thị trường mới. - Khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới. - Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian. - Khi mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Ví dụ: Hàng tươi sống… c. Xuất nhập khẩu đối lưu: Buôn bán đối lưu (Counter – Trade) hay còn gọi là hình thức xuất khẩu liên kết là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau, có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 d. Kinh doanh tái xuất: Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hóa ở nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu giấy của Việt Nam: Vai trò của xuất khẩu nói chung trong nền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam: - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động . Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Vì có nhiều thị trường nên có thể phân tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải 10