1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp MỘT số vấn đề THỰC TIỄN về xử lý nợ TRONG GIAI đoạn THI HÀNH án tại NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (ABBANK)

61 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại. Do đó, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực tế có một ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đây cũng là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó các bản án, quyết định của Toà án được đưa ra thi hành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



TRẦN MINH CẢNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, với nỗ lực bản thân sinh viên thìkhông thể hoàn thành được nếu không có sự dẫn dắt của toàn thể Quý Thầy/Côtrường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nói chung và Khoa Luật Kinh Doanh nóiriêng đã tạo điều kiện tốt nhất, tận tình nhất để sinh viên hoàn thành tốt đợt thựctập tốt nghiệp này

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy/Cô đã cung cấp cho

em những kiến thức, những kinh nghiện quý báu Đặc biệt là Cô Dương Mỹ An,

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em thực hiện khóaluận này

Và nhân đây, em cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban Tổng Giám Đốc, cácPhòng/Ban và toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng TMCP An Bình,nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm của Anh Lâm Nguyễn Thiện Nhơn,Anh Đạt Khánh Toàn đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốtkhóa luận tốt nghiệp của mình

Xin chân thành cám ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1: 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ THA 1

1.1 Tổng quan về nợ quá hạn tại các NH (ngân hàng) 1

1.1.1 Khái niệm nợ quá hạn 1

1.1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn 2

1.1.3 Phân loại nhóm nợ 3

1.1.4 Mục tiêu quản lý nợ xấu 8

1.1.5 Biện pháp và quy trình quản lý nợ quá hạn tại NH 9

1.1.6 Các biện pháp XLN (xử lý nợ) quá hạn 12 1.2 Tổng quan về THA dân sự 17

1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa 17

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động THA 19

1.2.3 Vai trò của THA dân sự 19

1.2.4 Những quy định chung về THA dân sự 19

1.2.5 Trình tự, thủ tục thực hiện THA theo quy định pháp luật 22

CHƯƠNG 2: 30

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ XỬ LÝ NỢ TRONG GIAI ĐOẠN THA TẠI ABBANK 30

2.1 Giới thiệu sơ nét về NH TMCP An Bình (ABBANK) 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý nợ tại ABBANK 30

2.1.3 Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Phòng XLN 31

2.1.4 Tiến trình thực hiện XLN 32

2.1.5 Trách nhiệm của từng phòng/ban trong quy trình XLN 38

2.1.6 Thực trạng nợ xấu tại ABBANK 39

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về THA tại ABBANK 40

2.2.1 Người phải THA có TS nhưng không xác minh được thông tin về TS: 40

2.2.2 Vấn đề thỏa thuận trong THA 41

2.2.3 Kê biên TS để THA đối với TS là bất động sản 41

2.2.4 Định giá TS trong THA dân sự 42

2.2.5 Bán đấu giá TS trong THA: 43

2.2.6 Cưỡng chế đối với TS của người phải THA mà có tranh chấp với người khác 43

CHƯƠNG 3: 44

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NỢ TẠI ABBANK 44

3.1 Khó khăn tại ABBANK: 44

3.2 Những thuận lợi và khó khăn về xác minh điều kiện THA 44

3.3 Một số kiến nghị 46

3.3.1 Tại ABBANK 46

3.3.2 Quy định của pháp luật về THA 47

3.3.3 Một số đề xuất khác 50

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì quan hệ tín dụng ngày càng trởnên đa dạng, rủi ro và tổn thất tài sản là điều khó tránh khỏi trên con đường tìmkiếm lợi nhuận Lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành trong quá trình kinhdoanh tiền tệ Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt độngtín dụng của hệ thống ngân hàng những năm qua đã nảy sinh một số biểu hiệnkhông lành mạnh, báo hiệu nguy cơ rủi ro thất thoát vốn tín dụng từ các khoản

nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng chồng chất Điều đó phản ánh một thực tế

là hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy có tăng về "lượng" nhưng lại giảm về

"chất", tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình trạng nợ quá hạn nghiêmtrọng trên quy mô rộng

Như vậy, nếu công tác phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn được thực hiện cóhiệu quả thì mọi rủi ro khác của Ngân hàng sẽ được giảm nhẹ, nên ngân hàng rấtcần sự hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước trong quá trình xử lý khoản vay để thuhồi nợ

Thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng là một trong nhữnghoạt động quan trọng, nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại

Do đó, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặcchưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực tế có một ý nghĩađặc biệt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đây cũng là một giai đoạn độclập của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợicủa đương sự, trong đó các bản án, quyết định của Toà án được đưa ra thi hành

Những năm qua công tác thi hành án dân sự đã từng bước được đẩy mạnh

và đã thu được những kết quả to lớn Pháp luật về thi hành án dân sự đã và đangđược củng cố và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt racủa sự phát triển kinh tế, xã hội Trên cơ sở những quy định của pháp luật, hệthống cơ quan thi hành án đã được hình thành trong cả nước, hoạt động thi hành

án đã đạt hiệu quả nhất định, kỷ cương trật tự xã hội được ổn định, đồng thờipháp chế xã hội chủ nghĩa được đảm bảo Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hộingày càng phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các giao lưu dân sự

Trang 7

ngày một mở rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến

số lượng bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều

1 Sự cần thiết của đề tài:

Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hànhnghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật

Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữvững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủnghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi

Việc nghiên cứu pháp luật về thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay

là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với các nhà lập pháp, tư pháp, các luật gia

mà còn cần thiết đối với những sinh viên khi nghiên cứu về pháp luật Việt Nam.Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có trình độ nghiên cứu cũng như thời giannghiên cứu nhất định Do vậy, trong bài khóa luận tốt nghiệp này tôi chỉ xintrình bày một số khía cạnh quan trọng của pháp luật thi hành án dân sự đó là

“Một số vấn đề thực tiễn về xử lý nợ trong giai đoạn thi hành án tại

3 Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về

xử lý nợ và thi hành án dân sự hiện hành từ đó thấy được những bất cập trongthực tiễn áp dụng và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật vềthủ tục thi hành án dân sự Đặc biệt, qua việc nghiên cứu này nâng cao đượcnhận thức của bản thân về công tác thi hành án dân sự, hoàn thiện thêm kiếnthức pháp luật, nâng cao năng lực công tác

4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,phương pháp thống kê, tổng hợp

Trang 8

5 Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bản khóa luận gồm ba phần: Lời nóiđầu, phần nội dung và kết luận Phần nội dung bản khóa luận gồm các nộidung cơ bản sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nợ quá hạn và thi hành án dânsự

- Chương 2: Một số vấn đề thực tiễn về xử lý nợ trong giai đoạn thi hành ántại ABBANK

- Chương 3: Một số kiến nghị về thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả xử lý

nợ tại ABBANK

Vì điều kiện thời gian nghiên cứu, khả năng và kiến thức còn nhiều hạnchế nên việc nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi kínhmong Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị đang công tác tại Phòng xử lý nợ - ABBANKhướng dẫn, giúp đỡ để tôi nâng cao được kiến thức và có điều kiện tiếp tụcnghiên cứu đề tài này

Trang 9

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1 Tổng quan về nợ quá hạn tại các NH (ngân hàng)

1.1.1 Khái niệm nợ quá hạn

a Một số khái niệm về nợ

- “Nợ”1 bao gồm:

 Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;

 Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giákhác; Các khoản bao thanh toán;

 Các khoản cho vay theo phương thức phát hành và sử dụng thẻ TD (tíndụng);

 Các hình thức cấp TD khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cảcác khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, …)

- “Cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là việc TCTD (tổ chức tín dụng) điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của KH (kháchhàng) theo hai phương thức sau:

 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả

nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoảthuận trước đó trong hợp đồng TD, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng khôngthay đổi

 Gia hạn nợ vay là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảngthời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đãthoả thuận trước đó trong hợp đồng TD

b Nợ quá hạn:

ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD trong hoạt động NH của TCTD

Trang 10

- “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi

đã quá hạn thanh toán

- “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo tiêu chíphân loại nợ tại quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 củaThống đốc NHNN (ngân hàng Nhà nước) về việc ban hành quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD (bao gồm:

nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn)

1.1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn

a Khách quan

- Do các biến động về kinh tế không lường trước: Mỗi nền kinh tế luôn cónhững đặc điểm riêng của mình và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố,bao gồm các yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội và các yếu tố nội tại.Khi các yếu tố này biến động bất lợi như thiên tai, khủng hoảng chính trịhay sự sụp đổ của một vài yếu tố kinh tế thì nên kinh tế sẽ bị tác động trựctiếp dẫn đến khủng hoàng Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, mặc nhiêntình hình kinh doanh của các DN (doanh nghiệp) hay thu nhập của các hộtiêu dùng cũng sẽ khủng hoảng Vì vậy, khả năng hoàn trả các món nợ đãvay NH cũng sẽ giảm sút; dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng

- Do sự mất ổn định và thiếu đồng bộ, hợp lý của pháp luật: Một sự thayđổi trong pháp luật sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động của DN

- Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đạo đức KH (khách hàng):

 Với việc cung cấp các báo cáo tài chính và các văn bản pháp lý của

DN có sự sai khác so với thực tế, vì vậy làm cho các nhận định của cán

bộ TD đối với tình hình hoạt động kinh doanh của DN không chínhxác Quá trình này bắt đầu từ giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn chotới quá trình quản lý khoản vay, cán bộ TD sẽ không phát hiện nhữngbất thường hay là những dấu hiệu chứng tỏ khả năng không hoàn trảđược món vay của DN

 Có một số KH tuy có tiền nhưng tỏ ra chây ỳ, nhằm chiếm dụng hoặcchiếm đoạt vốn

Trang 11

 Sự mất hợp lý của cơ cấu cho vay, sự thiếu chính xác trong nhận định

xu hướng phát triển hay suy thoái của các ngành, các KH mục tiêu dẫnđến sự tập trung TD sai lầm

- Sự yếu kém về trình độ và đạo đức của nhân viên TD: Các nhân viên TD

là những người trực tiếp thực thi việc cho vay cũng như quản lý các mónvay Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với đạo đức kém và bộ phậnkiểm soát không phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn để có thể chovay các khoản vay với rủi ro Họ có thể thực hiện việc này thông qua việclàm sai lệch cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng của KH và sailệch về giá trị thực của TSBĐ (TS bảo đảm)

- Rủi ro TD được cụ thể hóa bằng “tỷ lệ lỗ dự kiến” Tỷ lệ lỗ dự kiến là mộtđại lượng đo lường mức độ tổn thất của TCTD đối với từng khoản vay.Đại lượng này là tích số của: Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ, xác suất vỡ nợ, tỷ

lệ lỗ khi thanh lý TSBĐ Tỷ lệ lỗ dự kiến được tính toán thông qua môhình xếp hạng TD nội bộ của TCTD

Trang 12

b Quy định chung2:

- Trường hợp một KH có nhiều hơn một (01) khoản nợ với TCTD mà cóbất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắtbuộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của KH đó vào các nhóm nợ rủi

ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ

cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) màTCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm thìTCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm

nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

- Đối với khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện phânloại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo quy định và phải thông báokết quả phân loại nợ cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn

c Phương pháp định lượng3

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

 Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy

đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

 Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà TCTD đánh giá là có khả năngthu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúngthời hạn còn lại;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà KH đã liên tục trả đầy đủ

nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tốithiểu 6 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối vớicác khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãitheo thời hạn đã cơ cấu lại;

ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD trong hoạt động NH của TCTD

ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD trong hoạt động NH của

Trang 13

 Các khoản cam kết ngoại bảng (khi TCTD chưa phải thực hiện nghĩa

vụ theo cam kết) mà TCTD đánh giá KH có khả năng thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ theo cam kết;

 Các khoản nợ nhóm 2 chuyển sang nhóm 1 khi có đủ 2 điều kiện: Nợtrong hạn và KH không còn bất kỳ khoản nợ nào khác thuộc nhóm 2đến nhóm 5;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với KH là DN, tổchức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá KH về khả năng trả nợ đầy đủ

nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

 Các khoản cam kết ngoại bảng (khi TCTD chưa phải thực hiện nghĩa

vụ theo cam kết) mà TCTD đánh giá KH có khả năng thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ theo cam kết;

 Đối với KH có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả khoản nợ TCTDtham gia cho vay hợp vốn), khi có bất kỳ một khoản nợ nào bị phânloại vào nhóm 2 thì phải phân loại toàn bộ dư nợ của các khoản nợthuộc nhóm 1 còn lại của KH vào nợ nhóm 2;

 Các khoản nợ thuộc nhóm 1 mà TCTD có đủ căn cứ đánh giá là khảnăng trả nợ của KH bị suy giảm khi:

o Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnhvực kinh doanh của KH tương ứng với mức độ rủi ro thuộc nhóm2; Các khoản nợ của KH tại các TCTD khác bị phân loại vàonhóm 2 (nếu có thông tin),

o Các chỉ tiêu tài chính hoặc khả năng trả nợ của KH bị suy giảmliên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm vớimực độ rủi ro thuộc nhóm 2,

Trang 14

o KH cung cấp không đầy đủ, kịp thời các thông tin tài chính vàtrung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của TCTD đểđánh giá khả năng trả nợ của KH.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ đượcgia hạn lần đầu;

 Các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 nhưng được miễn hoặc giảm lãi (gồm:lãi phạt chậm trả, lãi trong hạn, lãi quá hạn) do KH không đủ khả năngtrả lãi đầy đủ theo hợp đồng TD;

 Các khoản TCTD phải trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoảnthanh toán đối với chấp nhận thanh toán các khoản cam kết ngoại bảng

đã quá hạn dưới 30 ngày (được tính từ ngày TCTD buộc phải thực hiệnnghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng);

 Đối với KH có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả khoản nợ TCTDtham gia cho vay hợp vốn), khi có bất kỳ một khoản nợ nào bị phânloại vào nhóm 3 thì phải phân loại toàn bộ dư nợ của các khoản nợthuộc nhóm 1, 2 còn lại của KH vào nợ nhóm 3;

 Các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 mà TCTD có đủ căn cứ đánh giá vàphân loại vào nợ nhóm 3

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

 Các khoản TCTD phải trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoảnthanh toán đối với chấp nhận thanh toán các khoản cam kết ngoại bảng

đã quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày (được tính từ ngày TCTD buộcphải thực hiện nghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng);

Trang 15

 Đối với KH có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả khoản nợ TCTDtham gia cho vay hợp vốn), khi có bất kỳ một khoản nợ nào bị phânloại vào nhóm 4 thì phải phân loại toàn bộ dư nợ của các khoản nợthuộc nhóm 1, 2, 3 còn lại của KH vào nợ nhóm 4.

 Các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2, 3 mà TCTD có đủ căn cứ đánh giá vàphân loại vào nợ nhóm 4

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạntrả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơcấu lại lần đầu;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (kể cả cáckhoản nợ chưa bị chuyển nợ quá hạn lần nào hoặc đã chuyển nợ quáhạn nhiều lần);

 Các khoản TCTD phải trả thay đối với các khoản bảo lãnh, các khoảnthanh toán đối với chấp nhận thanh toán các khoản cam kết ngoại bảng

đã quá hạn từ 91 ngày trở lên (được tính từ ngày TCTD buộc phải thựchiện nghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng);

 Đối với KH có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả khoản nợ TCTDtham gia cho vay hợp vốn), khi có bất kỳ một khoản nợ nào bị phânloại vào nhóm 5 thì phải phân loại toàn bộ dư nợ của các khoản nợthuộc nhóm 1, 2, 3, 4 còn lại của KH vào nợ nhóm 5;

 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

 Các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2, 3, 4 mà TCTD có đủ căn cứ đánh giá

và phân loại vào nợ nhóm 5

d Phương pháp định tính4

ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD trong hoạt động NH của TCTD

Trang 16

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ mà KH đãthực hiện các cam kết trả nợ tốt và không có nghi ngờ gì về việc thanhtoán đầy đủ lãi và gốc.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là

có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu KH suygiảm khả năng trả nợ Tổn thất cuối cùng ước tính sẽ không xảy ra tronggiai đoạn này nhưng có thể sẽ xảy ra nếu những điều kiện bất lợi vẫn tiếptục tồn tại

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánhgiá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợnày được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá làkhả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và TCTD dự trù sẽ phảigánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi sau khi đã tính đến giá trịthực tế của TSBĐ

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTDđánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn sau một nổ lực thu hồi

nợ như phát mại TSBĐ, tố tụng, …

1.1.4 Mục tiêu quản lý nợ xấu

- Mục tiêu quản lý nợ xấu chính là việc phải xây dựng và thực thi được mộtquy chế, chính sách sàng lọc KH phù hợp với từng thời kỳ bảo đảm thuhồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợinhuận của NH

- Quản lý nợ xấu là một bộ phận quan trọng của quản lý tín dụng, nên đểthực hiện quản lý có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải sớm nhận biếtnhững khoản nợ có vấn đề, từ đó phân loại khoản vay để có những biệnpháp phòng ngừa và xử lý kịp thời

Trang 17

- Quản lý nợ xấu là quá trình phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện, xử lý thu hồi

nợ nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, giúp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng

1.1.5 Biện pháp và quy trình quản lý nợ quá hạn tại NH

- Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra mức độ tuân thủ theo đúng cam kếttrong HĐTD (hợp đồng tín dụng), tình hình SXKD (sản xuất kinh doanh)của KH, phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro

 Ban lãnh đạo NH:

- Ban lãnh đạo phải chủ động ngăn ngừa những mối quan hệ bất bìnhthường giữa cán bộ TD và khách hàng; kiểm tra mức độ trung thực trongnhững báo cáo về khoản vay do cán bộ TD đệ trình, kiểm tra tinh thầntrách nhiệm của cán bộ TD với công việc

- Ban lãnh đạo phải có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽvới cán bộ TD trong cả quá trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề Đề xuất,gặp gỡ và thảo luận với khách hàng (đối với các trường hợp mà cấp dướikhông ngang tầm), báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạocấp trên

b Thu thập và khai thác thông tin

Cán bộ TD bắt buộc phải thu thập và khai thác các loại thông tin thườngxuyên để có hướng xử lý kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề

- Từ các cơ quan quản lý các cấp

- Từ các cơ quan nội chính (công an, thanh tra nhà nước )

Trang 18

- Từ nội bộ khách hàng vay vốn, bảo lãnh; phương tiện thông tin đại chúng.

- Từ các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng

- Từ CIC (Trung tâm thông tin tín dụng NHNN)

- Từ các nguồn khác

c Nhận biết các dấu hiệu của nợ có vấn đề

- Các dấu hiệu từ phía KH

 Dấu hiệu từ báo cáo tài chính

Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh; từ giao dịch NH

Dấu hiệu liên quan đến quản trị DN

- Các dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý TD

 Quy trình cho vay không được tuân thủ theo đúng quy định của NH

 Cán bộ TD có mối quan hệ đặc biệt với KH

 Các cấp quản lý trong NH thiếu sát sao trong giám sát khoản vay

- Dấu hiệu từ khoản vay

 Hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong

bộ hồ sơ cho vay bị nghi ngờ

Trang 19

- Kiểm tra hồ hơ khoản vay để bảo đảm:

 Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng đang lưu giữ là cập nhật nhất, đầy

đủ, nguyên vẹn và đúng cách thức

 Không có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hại cho NH

 Đồng thời với việc kiểm tra hồ sơ khoản vay, Cán bộ TD phải tiếnhành định giá lại TSBĐ nhằm xác định giá trị hiện tại của TSBĐ

 Cán bộ TD phải thông báo đầy đủ chi tiết về tình hình hiện tại vàmức độ rủi ro của khách hàng cho các bộ phận khác có liên quan tạiđơn vị kinh doanh

- Tìm hiểu lại gia đình của người vay (khách hàng cá nhân) để chắc chắnrằng những người tạo thu nhập chính và chủ sở hữu tài sản đều được ràngbuộc trong những HĐBĐ tiền vay đã ký với ngân hàng

e Gặp gỡ và thảo luận với KH

- Đại diện đơn vị kinh doanh thông báo cho khách hàng một số vấn đề liênquan:

 Bản chất của vấn đề mà NH đang xem xét có thể ảnh hưởng tới mức

độ an toàn về hạn mức rủi ro của ngân hàng

 Khách hàng cần hợp tác với ngân hàng để khắc phục những phát sinhcủa khách hàng

 Đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch và biện pháp cụ thểbằng văn bản để khắc phục tình hình; đơn vị kinh doanh có thể yêucầu khách hàng phải thực hiện một số biện pháp cần thiết để thựchiện HĐTD đã ký; yêu cầu giảm nợ tương ứng hoặc yêu cầu kháchhàng bổ sung tài sản bảo đảm vốn vay đối với số nợ không có khảnăng thanh toán

- Yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin nhằm tìm ra một kế hoạchhành động phù hợp

f Lập và thực hiện kế hoạch

- Lập kế hoạch:

Trang 20

 Chuẩn bị kế hoạch: Căn cứ tình hình hiện tại và dấu hiệu cụ thể củakhách hàng, Cán bộ TD xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể Kếhoạch này phải có sự bàn bạc thống nhất giữa Cán bộ TD và Banlãnh đạo.

 Nội dung chính kế hoạch hành động:

 Xác định rõ các vấn đề tồn tại hoặc các phát sinh mới của khoảnvay

 Các giải pháp xử lý vấn đề này; Cách thức thực hiện giải phápnày

 Tiến độ thực hiện các giải pháp

 Trình phê duyệt:

- Thực hiện kế hoạch

 Gặp gỡ khách hàng; Tư vấn khách hàng tháo gỡ khó khăn

 Quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch

1.1.6 Các biện pháp XLN (xử lý nợ) quá hạn

a Tái cơ cấu tài chính DN và cơ cấu lại nợ (cho vay thêm)

- Đối với các khoản nợ xấu của KH là DN, sau khi phân tích thực trạng tàichính, hoạt động SXKD, nếu đánh giá KH có khả năng phát triển để thanhtoán nợ xấu cho NH thì NH sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơcấu DN

- Trên cơ sở đó, NH có thể áp dụng các phương pháp:

 Điều chỉnh kỳ hạn nợ/Gia hạn nợ

 Giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả

- Cho vay thêm: Trường hợp phương án kinh doanh/đầu tư của khách hàngđang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhânchủ yếu do thiếu vốn, và ngân hàng xét thấy khả năng phương án kinhdoanh có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét

Trang 21

cho vay thêm, tuy nhiên việc cho vay thêm chỉ được thực hiện theo cácvăn bản chỉ đạo hiện hành của NH trên nguyên tắc:

 Phương án/Dự án phải khả thi, đảm bảo thu hồi gốc và lãi cho vay

 CB tín dụng trực tiếp thẩm định báo cáo Ban lãnh đạo, trong tờ trìnhthẩm định cần nêu phương án trả nợ cụ thể có tính khả thi, đồng thờiphải kiểm tra giám sát chặt chẽ khoản vay tránh tình trạng lợi dụngcho vay đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ để che dấu nợ xấu tiềm ẩn

b Xử lý TSBĐ, đòi nợ bên bảo đảm

 NH có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và ủy quyền cho bên thứ

ba xử lý TSBĐ, trường hợp này bên thứ ba có quyền xử lý TSBĐ đểthu hồi nợ

 Các chi phí phát sinh trong xử lý TSBĐ do bên bảo đảm chịu

 Trong thời gian xử lý TSBĐ, NH được quyền khai thác, sử dụngTSBĐ

 Thứ tự thanh toán các nghĩa vụ được xác định theo thứ tự đăng kýGBBĐ

 Trong trường hợp bên bảo đảm là DN bị phá sản thì TSBĐ được xử

lý theo quy định của pháp luật về phá sản

- Các trường hợp xử lý TSBĐ:

Trang 22

 Khi đến hạn mà bên đảm bảo không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ đối với NH thì TSBĐ được xử lý thu hồi nợ

 Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thờihạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định củapháp luật

 Pháp luật quy định TSBĐ phải được xử lý để bên đảm bảo thực hiệnnghĩa vụ khác

 Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định củapháp luật

- Các phương thức xử lý TSBĐ:

 Bán TSBĐ

 Bên nhận đảm bảo nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ của bên nhận bảo đảm

 Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc các TS khác từ bên thứ

ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ

 Khởi kiện

 Phương thức khác do các bên thỏa thuận

- Một số điểm cần lưu ý khi xử lý TSBĐ:

 Xử lý TSBĐ là quyền sử dụng đất, TS gắn liền với đất:

 Trong trường hợp chỉ thế chấp TS gắn liền trên đất mà không thếchấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý TS gắn liền với đất, ngườimua, người nhận chính TS gắn liền với đất đó được phép tiếp tục sửdụng đất

 KH vay là tổ chức kinh tế giải thể trước khi đến hạn trả nợ thì nghĩa

vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn Nếu KH vaykhông trả nợ thì NH có quyền xử lý TSBĐ

 Đối với KH vay là pháp nhân chia, tách: Nếu TSBĐ không thể phânchia được tương ứng với các nghĩa vụ trả nợ và pháp nhân chia tách

Trang 23

không có thỏa thuận khác về biện pháp bảo đảm thì NH có quyềnthu hồi nợ trước khi chia, tách

 Đối với KH vay là pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổphần hóa: Nếu TSBĐ không được tiếp tục dùng làm TSBĐ cho cáckhoản nợ của DN mới sau khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổphần hóa thì NH có quyền thu hồi nợ trước khi hợp nhất, sáp nhập,chuyển đổi, cổ phần hóa

 Trường hợp TSBĐ là sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, ngoại tệ mặt,vàng thì NH chủ động trích tiền từ sổ tiết kiệm, số dư tài khoản,ngoại tệ mặt, vàng để thu hồi nợ

c Đôn đốc thu nợ

- KH có thiện chí trả nợ, thể hiện bằng việc KH không né tránh tiếp xúc, cóthái độ hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin, các thông tin chính xác, tincậy, …

- KH có khả năng trả nợ, thể hiện KH có nguồn thu nhập ổn định, thườngxuyên đủ để trả nợ hoặc chỉ tạm thời khó khăn trong thời gian ngắn

- Về TSBĐ không bị giảm sút giá trị, không bị tranh chấp, thủ tục nhận thếchấp đầy đủ và hợp lệ (đã công chứng và đăng ký GDBĐ (giao dịch bảođảm))

- KH là cá nhân không nợ nhiều nơi, không bị truy cứu trách nhiệm hình

sự Trường hợp KH là tổ chức, thì tổ chức đó không có nguy cơ ngừnghoạt động, giải thể, phá sản, …

- KH không có dấu hiệu bỏ trốn, đi khỏi nơi cư trú, nghỉ việc, tẩu tán TS

- Vụ việc của KH không vượt quá thời hiệu khởi kiện (thời hiệu khởi kiệnđược tính 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích của NH bị xâm phạm)

d Bán các khoản nợ: Biện pháp này được NH sử dụng đối với các khoản nợkhông có TSBĐ hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ NH sẽ chuyểnquyền đòi nợ cho một TCTD hoặc tổ chức hoặc cá nhân khác có chức năngtheo quy định để sớm thu hồi vốn của mình Khi bán các khoản nợ xấu, NH

Trang 24

thường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốnnhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại.

e Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý (khởi kiện, THA (thi hành án))

Trường hợp KH không thỏa các điều kiện về đôn đốc thu nợ hoặc trongmột số trường hợp đặc biệt (khởi kiện theo yêu cầu của cơ quan THA doTSBĐ của KH đang bị tranh chấp, …)

- Xác định loại tranh chấp (dân sự hay kinh doanh thương mại), căn cứ vàocác tiêu chí sau để xác định tranh chấp:

 Chủ thể: Nếu KH không có đăng ký kinh doanh thì tranh chấp giữa

NH và KH là tranh chấp về dân sự, không cần xét đến yếu tố mụcđích

 Mục đích lợi nhuận: Nếu KH có đăng ký kinh doanh, vay vốn nhằmmục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận Khi phát sinh tranh chấp thìđây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại

- Lựa chọn TA: Đối với tranh chấp về dân sự, nộp đơn khởi kiện tại TAnhân dân cấp huyện; đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại, nộpđơn khởi kiện tại TA nhân dân cấp tỉnh theo nguyên tắc sau:

 TA nơi có trụ sở chính/nơi cư trú/nơi làm việc hoặc nơi có trụ sởchính/nơi cư trú/nơi làm việc cuối cùng của KH

 TA nơi có TS của KH hoặc một trong những nơi có TS trong trườnghợp KH có nhiều TS ở nhiều nơi

 TA nơi có CN (chi nhánh) của KH

 TA nơi thực hiện hợp đồng/nơi NH có trụ sở chính

- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện/Nộp hồ sơ khởi kiện

- Tham gia quá trình giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm (nếucó)/THA

f Dùng dự phòng rủi ro để xử lý

- Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổnthất có thể xảy ra do KH của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam

Trang 25

kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phíhoạt động của TCTD.

- Những trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi KH vay vốn,bên được bảo lãnh vay vốn, bên được hưởng dịch vụ thanh toán là những

tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc không thựchiện được các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộcnhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn

g Trợ giúp của Chính phủ: Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do cáckhoản vay theo chính sách của Chính phủ, các NH phải trông chờ vàonguồn bù đắp từ Ngân sách Nhà nước

1.2 Tổng quan về THA dân sự

1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa

a Khái niệm

THA dân sự là một giai đoạn nhằm thực hiện những bản án, quyết định cóhiệu lực pháp luật của TA nhân dân trong cuộc sống, biến các quyết địnhcủa TA trong những bản án, quyết định đó thành hiệu lực thực tế Có nhiềukhái niệm khác nhau về THA dân sự

- THA dân sự không phải là một thủ tục tố tụng dân sự, mà là một hoạtđộng mang tính chất chấp hành và điều hành như vậy THA dân sự là mộtthủ tục hành chính

- THA dân sự là một thủ tục tố tụng dân sự, đây là giai đoạn tiếp theo củagiai đoạn xét xử không thể thiếu trong quá trình bảo vệ quyền lợi củađương sự

- THA dân sự là một thủ tục tố tụng đặc biệt bởi nó vừa mang tính chất củathủ tục tố tụng dân sự lại vừa là thủ tục hành chính

Tóm lại, THA dân sự là hoạt động tố tụng dân sự nhằm thi hành bản án,quyết định của TA Giai đoạn THA dân sự là giai đoạn kết thúc quá trình bảo

vệ quyền lợi của đương sự trong đó bản án, quyết định của TA được đưa rathi hành trên thực tế

Trang 26

b Bản chất THA dân sự:

- Bản chất của THA là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phánquyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằmbuộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của TAphải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình THA là bảo đảm cho cácquyết định của TA được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trênthực tế chứ không phải là ra văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết định cótính điều hành - nét đặc trưng của hoạt động hành chính

- Mặt khác, tính chất chấp hành không chỉ là yêu cầu trong hoạt động THA

mà còn là yêu cầu bắt buộc trong các giai đoạn tố tụng trước đó với ýnghĩa cao nhất là chấp hành các quy định của pháp luật, bản thân phápluật được Nhà nước ban hành có tính bắt buộc chung mà mọi người phảitôn trọng thực hiện

c Ý nghĩa

- THA dân sự góp phần vào công tác giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xãhội, hoạt động THA dân sự mang tính quyền lực, cưỡng chế, thể hiệntrách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân

- THA dân sự góp phần củng cố kết quả của công tác xét xử trước đó

- THA dân dân sự góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hiệu lực xétxử

- Thông qua công tác THA dân sự nhằm nâng cao ý thức pháp luật củanhân dân

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động THA

THA là một hoạt động mang tính chất tư pháp đặt dưới sự chỉ đạo, tổ chức và

quản lý của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đây là hoạt động hành

chính - tư pháp

- Tính chất hành chính của hoạt động THA được thể hiện: Pháp luật hiệnhành quy định trách nhiệm tổ chức, quản lý, chỉ đạo công tác THA thuộcthẩm quyền của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các địa phương (khoản 4

Trang 27

Điều 18 Luật tổ chức Chính phủ và khoản 6 Điều 43 Luật tổ chức Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân).

- Tính chất tư pháp của THA thể hiện:

 Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự (điều tra,truy tố, xét xử, THA)

 Khoản 5 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định mộttrong những nội dung để thực hiện chức năng giám sát hoạt động tưpháp đó là kiểm sát hoạt động THA

1.2.3 Vai trò của THA dân sự

- Bảo vệ tốt hơn quyền của người được THA, quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của TA

- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tăng cường vị trí, vaitrò của cơ quan THA, CHV (chấp hành viên); xác định rõ hơn tráchnhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạtđộng THA dân sự, cũng như công tác quản lý nhà nước về THA dân sự

1.2.4 Những quy định chung về THA dân sự

a Những bản án, quyết định được đưa ra thi hành

Về nguyên tắc, những bản án, quyết định của TA được đưa ra thi hành phải

là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Điều 2 Luật THA dân

sự năm 2008 quy định:

- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của TA cấp sơ thẩmkhông bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

- Bản án, quyết định của TA cấp phúc thẩm;

- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của TA;

- Bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài, quyết định của Trọng tàinước ngoài đã được TA Việt Nam công nhận và cho thi hành tại ViệtNam;

Trang 28

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnhtranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tựnguyện thi hành, không khởi kiện tại TA;

- Quyết định của Trọng tài thương mại

Những bản án, quyết định kể trên là những bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật nên được đưa ra thi hành Nhưng ngoài ra Điều 2 Luật THA dân sựnăm 2008 còn quy định bản án, quyết định của TA được đưa ra THA còn baogồm những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hànhngay Việc thi hành ngay những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật

có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đảm bảogiải quyết tốt vụ án Các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật được thihành ngay bao gồm:

- Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thườngthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người laođộng trở lại làm việc;

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được pháp luậtquy định đưa ra thi hành ngay là vì việc thi hành bản án, quyết định nhằm giúpngười được THA khắc phục ngay những khó khăn Nếu đợi những bản án, quyếtđịnh này có hiệu lực pháp luật rồi mới thi hành sẽ không đảm bảo kịp thời cácquyền và lợi ích chính đáng của đương sự được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ

- Trường hợp những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật được thihành ngay khi đã đưa ra thi hành mà bị kháng cáo, kháng nghị thì cơ quanTHA vẫn tiếp tục cho thi hành và chỉ xoá sổ thụ lý khi có bản án, quyếtđịnh của TA có thẩm quyền

- Các quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có thể bị khiếu nại Việckhiếu nại không làm đình chỉ thi hành chúng Cơ quan THA chỉ đình chỉviệc thi hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời bị khiếu nại khi

Trang 29

người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại huỷ bỏ chúng hoặc đã có bản

án, quyết định của TA về vụ án huỷ bỏ chúng

- Như vậy, theo Điều 2 Luật THA dân sự năm 2008 thì chúng ta thấy rằngnhững bản án, quyết định “có hiệu lực thi hành” không đồng nghĩa vớinhững bản án, quyết định “có hiệu lực pháp luật” mà những bản án, quyếtđịnh “có hiệu lực thi hành” bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn Do vậy,những bản án, quyết định mặc dù chưa có hiệu lực pháp luật nhưng đượcthi hành ngay phải được đưa ra thi hành theo đúng quy định của pháp luậtnhư bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để góp phần bảo vệ kịpthời quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự, các vụ việc dân sựđược giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả

b Thẩm quyền ra quyết định THA

- Việc xác định thẩm quyền THA dựa trên cơ sở nơi nào Cơ quan THA cóđiều kiện tổ chức THA tốt thì thủ trưởng Cơ quan THA nơi đó có quyền

ra quyết định THA

- Thông thường cơ quan THA có điều kiện tổ chức THA tốt là cơ quanTHA nơi TA đã xét xử sơ thẩm vụ án Trong trường hợp khác lại là nơingười phải THA cư trú, làm việc, có TS liên quan đến việc THA hoặc cótrụ sở Vì ở những nơi này CHV có điều kiện tiếp xúc với đương sự, xácminh TS của họ thuận lợi cho việc THA

- Các cơ quan THA dân sự bao gồm: Cơ quan THA dân sự cấp tỉnh, cơquan THA dân sự cấp huyện và cơ quan THA trong quân đội

c Ủy thác THA

Việc uỷ thác THA là việc Cơ quan THA có thẩm quyền giao lại việc THAcho Cơ quan THA khác Để đảm bảo việc THA, pháp luật quy định trongtrường hợp bản án, quyết định có liên quan đến nhiều người phải THA mànhững người này cư trú ở nhiều nơi khác nhau, hoặc TS thu nhập của họ ởnhững nơi khác nhau, người phải THA chuyển đi nơi khác thì cần phải uỷthác THA Với những trường hợp này, việc uỷ thác THA nhằm đảm bảo

Trang 30

việc THA có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà nước, của xãhội và của mọi công dân

- Thẩm quyền ra quyết định uỷ thác thuộc thủ trưởng Cơ quan THA cấptỉnh, thủ trưởng Cơ quan THA quân sự và thủ trưởng Cơ quan THA cấphuyện Khi uỷ thác phải ra quyết định uỷ thác thời hạn ra quyết định uỷthác không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định có căn cứ uỷthác

- Khi bản án, quyết định được đưa ra thi hành theo đơn yêu cầu của ngườiđược THA thì phải có quyết định THA của người có thẩm quyền mà ởđây là thủ trưởng Cơ quan THA

1.2.5 Trình tự, thủ tục thực hiện THA theo quy định pháp luật

a Nộp đơn yêu cầu THA

- Người yêu cầu THA tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu THAbằng hình thức nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quanTHA dân sự hoặc gửi đơn qua bưu điện Ngày gửi đơn yêu cầu THA đượctính từ ngày người yêu cầu THA nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơquan THA dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi

- Đơn yêu cầu THA có các nội dung chính sau đây: Họ, tên, địa chỉ củangười yêu cầu; tên cơ quan THA dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ củangười được THA; người phải THA; nội dung yêu cầu THA và thông tin

về TS hoặc điều kiện THA của người phải THA Người làm đơn yêu cầuTHA phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp làpháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấucủa pháp nhân

b Quyền yêu cầu THA và thời hiệu yêu cầu THA

- Quyền yêu cầu THA: Khi bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực phápluật phải được các đương sự tự nguyện thi hành Nếu các bên đương sựkhông tự nguyện thi hành thì người được THA, người phải THA căn cứvào bản án quyết định dân sự có quyền gửi đơn đến cơ quan THA có thẩmquyền ra quyết định THA

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Các trang Website:a. http://abbank.vn/vi/Home/ Link
2. Bộ Luật tố tụng dân sự 2005 Khác
3. Luật thi hành án dân sự 2008 Khác
6. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD trong hoạt động NH của TCTD Khác
7. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Khác
12. Tạp chí Tòa án nhân dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w