1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Bộ 15 đề thi thử đại học môn hóa từ trang moon (1)

2 714 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Hóa Học Đề 15 Câu 1: Một hỗn hợp X gồm H2 và N2. Tiến hành phản ứng tổng hợp NH3 từ hỗn hợp X thì thu được hỗn hợp Y. Biết khối lượng trung bình của X và Y lần lượt là 7,2 và 7,826. Tính hiệu suất tổng hợp NH3. A: 60,6% B: 17,39% C: 8,69 % D: 20% Câu 2: Cho từ từ H2S vào dung dịch A: FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được kết tủa B. Thành phần của B gồm: A: CuS B: FeS C: CuS, S D: CuS, FeS Câu 3: Khẳng định nào sau đây về kim loại kiềm thổ là không đúng: A: Các kim loại kiềm thổ đều khử được nước dễ dàng tạo khí H2 nhưng ở mức độ khác nhau B: Các kim loại kiềm thổ Ba và Ca có cấu trúc tinh thể không giống nhau C: Các kim loại kiềm thổ có độ âm điện giảm dần từ Be đến Ba D: Cặp oxi hóa khử Ba2+/Ba có Eo là âm nhất so với các kim loại kiềm thổ cùng nhóm Câu 4: Hoà tan 5,6 gam Fe trong H2SO4 đặc nóng thu được dd A và khí SO2. Thêm dd NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Nung B trong điều kiện không có không khí được chất rắn D còn nếu nung B trong không khí thì được chất rắn E có khối lượng nhiều hơn khối lượng chất rắn E là 0,48 gam. Tính số mol H2SO4 đã phản ứng. A: 0,12 mol B: 0,13 mol C: 0,24 mol D: 0,26 mol Câu 5: Phản ứng nào sau đây không chứng tỏ được phenol có tính axit rất yếu: A: Không tác dụng với chất chỉ thị B: Tác dụng với kim loại có tính khử rất mạnh C: Muối phenolat tác dụng với khí CO2 D: Tác dụng với dd NaOH Câu 6: Cho một este vòng X xuất phát từ ancol A no,2 chức và axit B no,2 chức. Lấy 13 gam X cho phản ứng với lượng NaOH vừa đủ thu được 14,8 gam muối và 6,2 gam ancol. Tên gọi của X là: A: Etylenglicol oxalat B: Propan-1,3-điol maloat C: Etylenglicol succinat D: Etylenglicol malonat Câu 7: Trong quá trình điện phân, những ion âm di chuyển về: A: Catot, ở đây chúng bị khử B: Catot, ở đây chúng bị oxi hóa C: Anot, ở đây chúng bị khử D: Anot, ở đây chúng bị oxi hóa Câu 8: Cho hỗn hợp X gồm Al và Fe được chia làm 2 phần bằng nhau- Phần I cho tác dụng với dd HCl dư cho ra 44,8 lít H2 (đktc)- Phần 2 cho tác dụng với dd NaOH dư cho ra 33,6 lít H2 (đktc)Khối lượng Al và Fe trong X lần lượt là: A: 27 và 28 B: 54 và 56 C: 13,5 và 14 D: 54 và 28 Câu 9: Hợp chất X là hyđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10 . Khi đốt cháy X xảy ra 3 sự oxy hoá. Hãy cho biết có mấy chất thoả mãn X ? A: 2 B: 3 C: 4 D: 1 Câu 10: Thuỷ phân các hợp chất sau trong môi trường kiềm: 1. CH3 – CHCl2 2. CH3 – COO – CH = CH-CH3 3. CH3 – COOCH2 – CH = CH2 4. CH3 – CH2 – CCl3 5. (CH3 – COO)2CH2. Những chất sau khi thủy phân trong môi trường kiềm cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc là: A: 1, 2, 4, 5. B: 1, 3, 5 C: 1,2,5 D: 1, 2, 4 Câu 11: Cho 6.72g Fe vào 400ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khí duy nhất) và dd X. Dd X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị m là: A: 1.92g B: 3.20g C: 0.64g D: 3.84g Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 8g hỗn hợp X gồm FeS, FeS2 trong 290ml dd HNO3 thu được khí NO và dd Y. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần 250ml dd Ba(OH)2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32,03g chất rắn Z. Thể tích khí NO (đktc) là: A: 1,12 lít B: 2,24 lít C: 3,36 lít D: 6,72 lít Câu 13: Có các chất lỏng riêng biệt: axit axetic; anđehit axetic; axit fomic; và xiclohexen. Để phân biệt các chất lỏng này ta dùng thuốc thử: A: dd KMnO4 B: dd NaOH C: nước Br2 D: quỳ tím Câu 14: Cho lần lượt 23,2g Fe3O4 và 5,6g Fe vào dung dịch HCl 0,5M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hòa tan các chất rắn trên là: A: 2 lít B: 1,6 lít C: 2,5 lít D: 1,5 lít Câu 15: Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là : A: 0,14 mol B: 0,15 mol. C: 0,16 mol D: 0,18 mol Câu 17: Dãy muối nitrat nào trong 4 dãy muối dưới đây khi bị đun nóng phân huỷ tạo ra các sản phầm gồm oxit kim loại + NO2 + O2 A: Al(NO3)3, Zn(NO3)2, NaNO3 B: Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Fe(NO3)2 C: KNO3, NaNO3, LiNO3. D: Hg(NO3)2, Mn(NO3)2, AgNO3. Câu 18: Khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch CrCl2. Để ngoài không khí 1 thời gian, hiện tượng xảy ra là A: có kết tủa màu vàng B: có kết tủa màu lục C: đầu tiên có kết tủa màu vàng chuyển dần sang màu lục xám rồi sau đó kết tủa tan D: đầu tiên có kết tủa màu vàng xuất hiện rồi chuyển dần sang màu lục xám Câu 19: Cho từ từ một lượng NaOH dư vào dd chứa AlCl3 thu được dd X. Sau đó cho từ từ dd HCl vào dd X thì số phản ứng xảy ra là A: 2 B: 5 C: 3 D: 4 Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 28.1 g gồm thuốc muối tiêu và baricacbonat thu được sản phẩm khí cho vào dung dịch nước vôi trong dư tạo 15 g kết tủa.Khối lượng baricacbonat trong hỗn hợp là: A: 23.3 g B: 19.7 g C: 29.55 g D: 39.4 g Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp: S, FeS, FeS2 trong HNO3 đặc dư được 8,064 lít NO2 (ở 27,30C và 1,1 atm) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là: A: 13,695 gam B: 9,285 gam C: 12,885 gam D: 2,4 gam Câu 22: Trường hợp nào sau đây thu được lượng kết tủa lớn nhất: A: Cho V lit dung dịch HCl 1M vào V lit dung dịch Na AlO2 1M B: Cho V lit dung dịch AlCl3 1M vào V lit dung dịch Na AlO2 1M C: Cho V lit dung dịch NaOH 1M vào V lit dung dịch AlCl3 1M D: Cho V lit dung dịch HCl 2M vào V lit dung dịch Na AlO2 1M Câu 23: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt là A: 7;4 B: 5;2 C: 3;2 D: 4;2 Câu 24: Có sơ đồ : C3H6O A B C3H8 Bao nhiêu chất có công thức C3H6O mạch thẳng thoả mãn sơ đồ trên: A: 1 chất B: 2 chất C: 3 chất D: 4 chất Câu 25: Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần có chú ý nào sau đây? A: Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến. B: Có thể để P trắng ngoài không khí. C: Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước. D: Cầm P trắng bằng tay có đeo găng. Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Cho H2SO4 đặc nóng vào NaBr rắn. 2. Hòa tan Al vào dung dịch KOH dư. 3. Cho CaC2 hợp nước. 4. Cho muối crom (II) clorua tác dụng với dung dịch NaOH dư, trong không khí. 5. Cho C2H4 hợp nước trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là A: 5 B: 2 C: 3 D: 4 Câu 27: Chọn câu sai trong số các câu sau đây A: Phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại từ Li, Na, … Fe, Cu, Ag. B: Các kim loại Na, Ba, K, Al đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. C: CrO3 là một oxit axit, muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh D: Dùng dung dịch Na2CO3, Ca(OH)2, Na3PO4 để làm mềm nước cứng Câu 29: Một hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức A, B đồng đẳng kế tiếp. Chia X ra làm 2 phần bằng nhau. Cho 1/2 hỗn hợp X trung hoà 0,5 lít dd NaOH 1M. Cho 1/2 hỗn hợp X với dd AgNO3/NH3 dư cho ra 43,2 gam Ag kết tủa. Xác định CTCT và khối lượng của A, B trong hỗn hợp X. A: 9,2g HCOOH; 18g CH3 - COOH B: 18g CH3 - COOH; 44,4g C2H5 - COOH C: 18,4g HCOOH; 36g CH3 - COOH D: 36g CH3 - COOH; 44,4g C2H5 - COOH Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hoá: Cl2 -> X -> Y Z -> X -> Cl2. Trong đó X, Y, Z là các chất rắn Y, Z có chúa natri. X, Y, Z trong chuỗi cuyển hoá là? A: NaCl, Na2CO3, NaClO B: NaClO, NaHCO3, NaCl C: HCl, NaCl, Na2CO3 D: NaClO, NaOH, NaCl Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng sau : X + H2SO4 (đặc, nóng) =====> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là : A: 4 B: 5 C: 6 D: 7 Câu 32: Cho 1,12 gam kim loại Fe vào 200 ml dd AgNO3 p M. Sau khi kết thúc pứ thu được dd X và chất rắn B chỉ chứa một kim loại. Cho dd X tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa thu được và nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 1,52 gam chất rắn. Tìm p A: 0,15 M B: 0,25M C: 0,3 M D: 0,275M Câu 33: cần pha loãng dd Ba(OH)2 0,1M bao nhiêu lần để thu được dd có pH bằng 11 A: 80 B: 100 C: 200 D: 500 Câu 34: cho phản ứng hoá học sau: C6H5CH3 +KMnO4 +H2SO4→C6H5COOH+K2SO4+MnSO4+H2O Tổng hệ số tối giản của phản ứng trên là: A: 48 B: 46 C: 40 D: 42 Câu 35: Cho 10 tấn H2SO4 98% tác dụng hết với 1 lượng vừa đủ Ca3(PO4)2 thì thu được bao nhiêu tấn supephotphat đơn, biết hiệu suất điều chế là 80% A: 18,15T; B: 20,24 T; C: 36,88 T; D: 40,48 T Câu 36: Crom (III) oxit có thể tác dụng với các chất nào trong số các chất cho dưới đây: H2O, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, dung dịch KI, dung dịch K2CrO4. Hãy chọn đáp án đúng. A: H2O. HCl, NaOH, NaCl; B: HCl, NaOH, KI C: HCl, NaOH; D: HCl, NaOH, K2CrO4. Câu 37: Nung 0,935 gam quặng cromit với chất oxi hóa để oxi hóa toàn bộ crom thành CrO42 Hòa tan sản phẩm vào nước, phân hủy hết chất oxi hóa, axit hóa dd bằng H2SO4 rồi thêm 50,0ml dd FeSO4 0,08M vào. Để chuẩn độ FeSO4 dư cần 14,85ml dd KMnO4 0,004M. Hàm lượng crom có trong quặng là : A: 7,97% B: 6,865% C: 15,9% D: 3,43% Câu 38: Vàng tan được trong dung dịch kali xianua có mặt oxi. Tổng các hệ số (tối giản) của phản ứng là: A: 50 B: 23 C: 25 D: 22 Câu 39: Có một lượng anđehit HCHO được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa a mol HCHO. - Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. - Phần 2: Oxi hóa bằng oxi thành HCOOH với hiệu suất 40% thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m1 gam Ag. Tỉ số m1/m có giá trị là. A: 0,4 B: 0,6 C: 0,2 D: 0,8 Câu 40: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3 M và 0,7 M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t0C của phản ứng có giá trị là: A: 0,609 B: 3,125 C: 0,500 D: 2,500 Câu 41: Cho các polime: tơ nilon-6, tơ lapsan, poli(vinyl axetat), tơ nilon-7, polistiren, PVC. Số polime tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nóng là. A: 3 B: 4 C: 5 D: 6 Câu 42: Có các nguyên tố hóa học: 9X; 13M; 15Y; 17R. Thứ tự các nguyên tố có độ âm điện tăng dần là A: M < X < Y < R B: M < Y < R < X C: Y < M < R < X D: M < Y < X < R Câu 43: Cho cho m gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với O2 (dư ) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 đã phản ứng là 1,008 lít. Mặt khác cho m gam hỗn hợp bột X tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam muối khan. Giá trị của a là: A: 20,92 B: 10,48 C: 14,24 D: 7,12 Câu 44: Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Cho dung dịch Z thực hiện phản ứng tráng gương thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A: 12,96 B: 16,2 C: 6,48 D: 10,8 Câu 45: R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1 (n là số thứ tự của lớp electron). Trong số các nhận xét sau đây về R: (I) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18. (II) Số electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử R là 7. (III) Oxit cao nhất tạo ra từ R là R2O7. (IV) NaR tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa. (V) Hợp chất khí với hidro của R trong dung dịch nước có tính axit mạnh Số nhận xét đúng là A: 2 B: 3 C: 4 D: 1 Câu 46: Cho các polime sau: poli (vinyl clorua) ; tơ olon ; cao su Buna ; nilon – 6,6 ; thủy tinh hữu cơ; tơ lapsan, poli Stiren. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là: A: 4 B: 3 C: 5 D: 6 Câu 47: Có dung dịch CuSO4 được chia làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng vừa vặn với dung dịch a mol NaOH. - Phần 2: Điện phân với hiệu suất < 100% được dung dịch A. Dung dịch A phản ứng vừa vặn với b mol NaOH. Mối quan hệ giữa a và b là? A: a = b B: a > b C: a < b D: a ≥ b Câu 48: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng. A: 0,28 B: 0,36 C: 0,32 D: 0,34 Câu 49: Dẫn 0,336 lít C2H2 (ở đktc) vào dung dịch KMnO4 0,2M thấy tạo thành chất rắn màu nâu đen. Thể tích dung dịch KMnO4 tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết lượng khí C2H2 trên là: A: 200 ml B: 400 ml C: 40ml D: 20ml Câu 50: Cho 9,28 gam hỗn hợp A gồm Fe ; Mg và Cu vào 500 ml dd CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc được dd A và chất rắn B. Nung B trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 17,6 gam chất rắn. Các chất có trong dd A là : A: MgSO4; FeSO4; CuSO4 B: MgSO4; Fe2(SO4)3 C: MgSO4; FeSO4 D: MgSO4 . Hóa Học Đề 15 Câu 1: Một hỗn hợp X gồm H2 và N2. Tiến hành phản ứng tổng hợp NH3 từ hỗn hợp X thì thu được hỗn hợp Y. Biết khối lượng trung. 37: Nung 0,935 gam quặng cromit với chất oxi hóa để oxi hóa toàn bộ crom thành CrO42 Hòa tan sản phẩm vào nước, phân hủy hết chất oxi hóa, axit hóa dd bằng H2SO4 rồi thêm 50,0ml dd FeSO4 0,08M. vàng xuất hiện rồi chuyển dần sang màu lục xám Câu 19: Cho từ từ một lượng NaOH dư vào dd chứa AlCl3 thu được dd X. Sau đó cho từ từ dd HCl vào dd X thì số phản ứng xảy ra là A: 2 B: 5 C: 3

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w