1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO MÔN QoS

66 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BÁO CÁO MÔN QoS

GVHD: Nguyễn Ngọc Đại BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM - HUTECH o0o BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN XÂY DỰNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG MẠNG BÁO CÁO MÔN: QoS GVHD: Nguyễn Ngọc Đại 1 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại A. LÝ THUYẾT 1.1 Đặt vấn đề - Việc trao đổi thông tin qua mạng là rất cần thiết và ngày càng nhiều. - Việc xử lý một số lượng lớn thông tin. - Việc phát triển nhiều dịch vụ (hình ảnh, âm thanh, video…). Gây ra các vấn đề thường gặp như: Loại traffic Vấn đề gây ra Voice Âm thanh nghe rất khó hiểu, tiếng bị đứt quãng. Việc giao tiếp khó khăn, người gọi không biết bên kia đã ngưng nói chưa. Cuộc gọi bị ngắt quãng. Video Âm thanh không đồng bộ với hình ảnh. Chuyển động hay bị giật. Data Truyền và tải dữ liệu bị gián đoạn làm người dùng từ bỏ việc truyền hoặc thực hiện lại sau. Bảng 1.1 Các vấn đề thường gặp khi chưa sử dụng QoS 1.2 Giải quyết vấn đề Để giải quyết các vấn đề trong bảng 1.1, người quản trị mạng có thể thực hiện theo các cách sau: - Nâng cấp hệ thống mạng, làm tăng bandwidth. Đây là việc làm gây tốn kém, chưa sử dụng hết tài nguyên của hệ thống cũ và chỉ đạt được một giới hạn nhất định. - Áp dụng các kỹ thuật của QoS vào hệ thống có sẵn, giúp tận dụng được hết tài nguyên của hệ thống. 2.1 Giới thiệu về QoS Quality of Service (QoS) là một kỹ thuật để quản lý, phân phối các tài nguyên cho hệ thống mạng. Cài đặt QoS trên mạng có thể chia thành ba hoạt động chính: - (1) Classification (phân loại gói tin) và Marking (đánh dấu gói tin): Gói tin được phân loại khi tới router. Router dùng khái niệm class (lớp) để thực hiện phân loại. Ví dụ, hệ thống mạng triển khai QoS cho 2 dịch vụ là FTP và VoIP. Khi các gói tin FTP đến router sẽ được router phân vào class “ftp”. Tương tự, các gói tin VoIP sẽ được router phân vào class “voip” (“ftp” và “voip” là tên gọi của class, được đặt tùy ý khi cấu hình). Các gói tin thuộc cùng một class được xử lý giống nhau tại giai đoạn Scheduling. Sau khi được phân loại, các gói tin sẽ được đánh dấu để xác định độ ưu tiên. - (2) Queuing (hàng đợi gói tin): Là bộ đệm chứa các gói tin, một router hay switch có thể có nhiều hàng đợi. Các gói tin phải vào hàng đợi trước khi được truyền ra khỏi một interface (cổng giao tiếp của thiết bị mạng). Hàng đợi thực hiện quản lý các gói tin như sau:  Thêm một gói tin vào hàng đợi tương ứng.  Bỏ gói tin khi hàng đợi đầy. 2 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại  Chuyển gói tin theo yêu cầu của Scheduling.  Thực hiện các chính sách thích hợp như: Điều hòa tốc độ, khống chế tốc độ cho các gói tin để có thể tránh được hiện tượng tràn hàng đợi. - (3) Scheduling (lập lịch trình gói tin): Cơ chế xác định thứ tự các gói tin được truyền ra khỏi một interface. Các gói tin được đánh dấu ưu tiên sẽ được truyền đi trước. Mô hình cài đặt QoS được thể hiện như sau: Hình 2.1 Mô hình cài đặt QoS 2.2 Những vấn đề ảnh hưởng tới QoS Cung cấp QoS thực chất là việc quản lý các lưu lượng trên mạng IP. Hiện nay, cơ bản có hai loại lưu lượng là lưu lượng thời gian thực và lưu lượng dữ liệu. Hai loại lưu lượng này có đặc trưng khác nhau nên có các yêu cầu về QoS khác nhau. Lưu lượng thời gian thực tạo ra bởi các ứng dụng như Video, Voice thường yêu cầu độ delay nhỏ, nhạy cảm với sự thay đổi delay và cần được đảm bảo một lượng bandwidth tối thiểu. Khi độ delay lớn, sự thay đổi độ delay không ổn định hoặc bandwidth dưới mức tối thiểu sẽ gây ra ảnh hưởng như bảng 1.1. Lưu lượng dữ liệu tạo bởi các ứng dụng như Telnet, FTP, HTTP… ít bị ảnh hưởng bởi delay và bandwidth. Độ delay lớn có thể làm giảm hiệu suất thực hiện ứng dụng nhưng dữ liệu đi đến đều sử dụng được. Lưu lượng dữ liệu không yêu cầu một lượng bandwidth tối thiểu. Do đó, có thể xét những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến QoS như: 2.2.1 Bandwidth Bandwidth là số bit dữ liệu trong 1 giây có thể gửi trên đường truyền. Giá trị của bandwidth tùy thuộc vào tốc độ đường truyền vật lý (serial, fastEthernet…) hoặc tốc độ xung nhịp truyền dữ liệu (clock rate) của interface. Trong một số trường hợp thì tốc độ bandwidth bằng với tốc độ đường truyền vật lý hoặc bằng với tốc độ xung nhịp truyền dữ liệu. Ví dụ, mạng point-to-point. Hình 2.2.1a Ví dụ tốc độ bandwidth trong mạng point-to-point 3 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại Theo hình 2.2.1a, giả sử tốc độ bandwidth của đường truyền vật lý là 64Kbps thì R1 sẽ truyền dữ liệu cho R2 với bandwidth là 64Kbps và ngược lại. Trong một số trường hợp khác, tốc độ bandwidth thường nhỏ hơn tốc độ tốc độ đường truyền vật lý. Ví dụ, mạng Frame Relay thì tốc độ bandwidth là CIR (Commited Information Rate – tốc độ truyền dữ liệu được cam kết bởi nhà cung cấp dịch vụ). Hình 2.2.1b Ví dụ tốc độ bandwidth trong mạng Frame Relay [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Theo hình 2.2.1b, R3 phải truyền với tốc độ bandwidth là 256Kbps và R4 là 1.544Mbps (T1), trong khi tốc độ CIR chỉ là 128Kbps. Tình huống đặt ra cho cả hai trường hợp (Hình 2.2.1a và Hình 2.2.1b) là nếu lưu lượng mạng được truyền đi nhiều và với tốc độ lớn thì các hàng đợi sẽ đầy và có thể xảy ra nghẽn mạng. Lúc này, làm cho các ứng dụng bị chậm, các gói tin bị đánh rớt và sẽ vào trạng thái truyền lại (gói tin TCP – Transmission Control Protocol). Do đó, bandwidth là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến QoS. Tăng bandwidth là công cụ có thể cải thiện vấn đề về bandwidth. Vài công cụ khác như: Nén, phân lượng bandwidth cần thiết cho các lưu lượng mạng ưu tiên hơn, hàng đợi. - Nén: Nén cả IP header và dữ liệu tải, làm giảm số bits dữ liệu truyền. - Phân lượng bandwidth cần thiết cho các lưu lượng mạng ưu tiên hơn: Ví dụ, hệ thống mạng có hai dịch vụ mạng là Voice và FTP. Lưu lượng Voice luôn được ưu tiên hơn nên sẽ được dành 75% bandwidth, 25% bandwidth còn lại là cho lưu lượng FTP. - Hàng đợi: Tạo ra nhiều hàng đợi và sau đó lập Scheduling cho các gói tin trong từng hàng đợi tương ứng. Đồng thời bảo đảm lượng bandwidth tối thiểu cho một hàng đợi cụ thể. Hình 2.2.1c Phân lượng bandwidth với việc sử dụng hàng đợi 4 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Theo hình 2.2.1c, R1 được cấu hình 2 hàng đợi (Queue 1 và Queue 2). Giả sử có 4 gói tin đến R1. Các gói 1, 2, 3 được phân loại vào class ít ưu tiên hơn nên được router đưa vào hàng đợi Queue 1 và chỉ được truyền với 25% bandwidth. Gói tin thứ 4 đến sau cùng nhưng được phân loại vào class có độ ưu tiên cao nên được router đưa vào hàng đợi Queue 2 và được truyền với 75% bandwidth. Gói tin thứ 4 đến sau nhưng vẫn được truyền đi trước. 2.2.2 Delay Delay là thời gian trễ của gói tin khi truyền trên mạng. Mọi gói tin đều có một thời gian trễ trong suốt quá trình được gửi đi và đến được đích. Delay được tính bằng milli-seconds (ms). Hình 2.2.2a Ví dụ về thời gian trễ của gói tin khi truyền giữa nơi gửi và đích [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Delay phụ thuộc đường truyền vật lý, môi trường truyền dẫn, khoảng cách giữa các hops, loại hàng đợi, mô hình mạng (Frame Relay, ATM…). Các loại delay được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Loại delay Định nghĩa Nơi xảy ra Serialization delay (cố định) Thời gian trễ để đặt tất cả các bit của một đặt frame (đơn vị của gói tin ở tầng Data Link) trên đường truyền vật lý. Tùy thuộc vào kích thước frame và tốc độ đường truyền vật lý. Ngõ ra của các interface vật lý. Không ảnh hưởng trên đường truyền T3 (45Mbps) hay nhanh hơn. 5 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại Propagation delay (cố định) Thời gian trễ cần cho 1 bit dữ liệu được truyền giữa hai thiết bị đầu cuối. Thời gian trễ này tùy thuộc vào tốc độ ánh sánh của mô trường truyền và độ dài của đường truyền. Tại các đường truyền vật lý. Không ảnh hưởng trên đường truyền trong mạng LAN (Local Area Network). Queuing delay (thay đổi được) Thời gian trễ của gói tin trong hàng đợi khi gói tin chờ để được truyền đi hoặc chờ để được chuyển mạch. Ngõ ra của các interface vật lý. Ít xảy ra ở hàng đợi vào của router mà xảy ra nhiều ở LAN switch. Fowarding delay (thay đổi được) Thời gian trễ khi nhận Frame cho đến khi Frame được vô hàng đợi để truyền. Tại các thiết bị mạng (router, Lan switch, Frame Relay switch, ATM switch…). Shaping delay (thay đổi được) Làm chậm tốc độ truyền các gói tin để tránh việc mất gói tin giữa các mạng Frame Relay và mạng ATM. Tại nơi được cấu hình Traffic Shaping. Đặc biệt là tại router khi gửi gói tin tới mạng Frame Relay hoặc mạng ATM. Network delay (thay đổi được) Thời gian trễ được tạo ra khi sử dụng dịch vụ (Frame Relay, ATM…). Ví dụ thời gian trễ của Frame Relay frame khi đi qua mạng Frame Relay. Bên trong mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Bảng 2.2.2 Các loại Delay [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Do đó, delay xuất hiện ở tất cả những nơi có gói tin đi qua. Điều này làm cho các ứng dụng bị chậm, sự rớt gói tin sẽ xảy ra. Để đảm bảo QoS hoạt động hiệu quả thì cần quan tâm đến delay. Để giảm các vấn đề liên quan đến delay thì có thể tăng 6 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại bandwidth. Vài công cụ khác như: Hàng đợi, Link Fragmentation and Interleaving (chia nhỏ gói tin và truyền xen kẽ), nén, Traffic Shapping. - Hàng đợi: Cấu hình hàng đợi cho các gói tin được đánh dấu ưu tiên có thể được truyền đi trước. Hình 2.2.2c Ví dụ về công cụ hàng đợi đối với delay [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Theo hình 2.2.2c, các gói tin theo thứ tự được truyền đi là 1, 2, 3, 4. Nhưng gói tin thứ 4 có độ ưu tiên cao hơn, nên được xếp vào hàng đợi thứ 2 và được truyền đi trước các gói tin 1, 2, 3. Nếu không sử dụng hàng đợi thì gói tin thứ 4 phải đợi cho các gói tin 1, 2, 3 được truyền xong. Do đó, gói tin thứ 4 có thể bị đánh rớt do ảnh hưởng của delay. - Link Fragmentation and Interleaving: Công cụ này chia nhỏ gói tin lớn ban đầu thành nhiều gói tin nhỏ hơn trước khi gửi. - Nén: Làm giảm số bits dữ liệu. Các gói tin sẽ được truyền đi nhanh hơn. - Traffic Shapping: Làm chậm tốc độ truyền gói tin và làm giảm được sự rớt gói tin (trong mạng Frame Relay và mạng ATM). 2.2.3 Jitter Các gói tin truyền liên tục trên mạng có độ delay khác nhau sẽ tạo ra jitter. Jitter được định nghĩa như là sự thay đổi trong tỉ lệ xuất hiện của các gói tin khi chúng được truyền giữa hai thiết bị đầu cuối. 7 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại Hình 2.2.3 Ví dụ về Jitter khi truyền các gói tin trên mạng [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Theo ví dụ hình 2.2.3 thì điện thoại 201 sẽ gửi mỗi gói tin với độ delay là 20ms. Nhưng gói tin thứ 3 đến với độ delay là 30ms. Vậy 10ms là độ jitter đã xảy ra. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc gọi, âm thanh hay bị ngắt quảng. Vì jitter được hình thành từ delay của các gói tin nên công cụ để giảm các vấn đề liên quan đến jitter tương tự như delay. 2.2.4 Packet Loss Packet loss (rớt gói tin) là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do hàng đợi quá đầy. Công cụ QoS không thể giúp tránh rớt gói tin mà chỉ giúp làm giảm số lượng gói tin bị đánh rớt. Hình 2.2.4a Ví dụ về packet loss [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Theo hình 2.2.4a, một hàng đợi có kích thước 40 nhận được 50 gói tin liên tục. Khi 40 chỗ trong hàng đợi đã đầy thì 10 gói tin cuối sẽ bị đánh rớt. Đối với lưu lượng thời gian thực (Voice, Video) chỉ cần một vài gói tin liên tục nhau bị mất thì sẽ dẫn đến mất âm thanh hoàn toàn, hình ảnh không đồng bộ với âm 8 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại thanh… Ngược lại, lưu lượng dữ liệu (HTTP, FTP…) thì chịu lỗi tốt hơn do sử dụng TCP để phục hồi dữ liệu. Do đó, khi thực hiện QoS cần chú ý đến vấn đề packet loss. QoS có thể giảm thiểu việc rớt gói tin bằng cách cấu hình cho các gói tin được gửi đi trước khi hàng đợi đầy (theo ví dụ trên thì số gói tin bị đánh rớt sẽ ít hơn 10). Hoặc sử dụng các hàng đợi mở rộng có kích thước lớn. Tăng bandwidth cũng là một công cụ để ngăn chặn mất gói tin. Nhiều bandwidth hơn cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn, các gói tin ra khỏi hàng đợi nhanh hơn, giảm độ dài hàng đợi và sẽ ít bị đầy hơn. Do đó, giảm được hiện tượng cắt đuôi (tail drop – hiện tượng các gói tin bị đánh rớt khi khi hàng đợi đầy) xảy ra. Ngoài ra, còn có các công cụ phát hiện hiện tượng hàng đợi có dấu hiệu bị đầy như: Random Early Detection (RED), Weighted Random Early Detection (WRED)… 2.3 Kiến trúc cơ bản của QoS Trên cơ sở việc cài đặt (Classification, Queuing, lập Scheduling cho gói tin) thì QoS có thể được gồm có các mô hình sau: 2.3.1 Mô hình Best-Effort Mô hình Best-Effort sử dụng hàng đợi First In – First Out (FIFO). Các gói tin đến trước thì được quyền ra trước. Do đó, mô hình không có khả năng dành trước bandwidth cho các gói tin có quyền ưu tiên. Mô hình Best-Effort được thể hiện qua hình sau: Hình 2.3.1 Mô hình Best-Effort Nhược điểm của mô hình Best-Effort là không đảm bảo QoS cho các lưu lượng mạng. Các gói tin không được đánh dấu độ ưu tiên trong quá trình xử lý. Các gói tin quan trọng được xử lý như các gói tin bình thường. 2.3.2 Mô hình Integrated Service (IntServ) 2.3.2.1 Tổng quan về mô hình IntServ Mạng đòi hỏi phải dành tuyệt đối tài nguyên (bandwidth, độ delay…) cho một số dịch vụ cụ thể. Nghĩa là, mô hình IntServ sẽ dành riêng tài nguyên mạng cho từng luồng thông tin xuyên suốt từ nguồn đến đích. 2.3.2.2 Nguyên lý hoạt động của mô hình IntServ IntServe sử dụng giao thức RSVP (Resource Reservation Protocol) để báo hiệu. RSVP được định nghĩa trong RFC 2205-2215. RSVP sẽ thiết lập phiên báo hiệu cho các 9 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại thiết bị đầu cuối trên đường truyền có giành tài nguyên cho những luồng ứng dụng cần được đảm bảo QoS theo 1 chiều từ nguồn đến đích. Mô hình IntServ thực hiện QoS theo luồng (flow). Một luồng được xác định bởi các tham số: địa chỉ IP nguồn, IP đích, cổng nguồn, cổng đích, nhận dạng giao thức (Protocol indentifier). Hình 2.3.2.2a Ví dụ về QoS IntServ [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Theo ví dụ hình 2.3.2.2a, một luồng dữ liệu được cấp tài nguyên (bandwidth là 30Kbps, độ delay thấp) xuyên suốt từ nguồn (Hannah) đến đích (Server 1). Khi một luồng được thiết lập thì tương ứng với 1 phiên RSVP được thiết lập. Điều này dẫn đến một hạn chế là: Đối với mạng có lưu lượng cao như mạng ISP (Internet Service Provider) hoặc các tổ chức doanh nghiệp lớn thì số lượng luồng có thể lên đến hàng trăm ngàn luồng trong một thời điểm và dẫn đến hiện tượng lãng phí tài nguyên do bandwidth được sử dụng để thiết lập kênh RSVP lên rất nhiều (RSVP không phải là luồng dữ liệu mà là luồng thông tin điều khiển, báo hiệu). Đặc điểm của luồng lưu lượng như sau: - Kiểm soát Traffic Specification (TSpec): TSpec dùng để xác định đặc tính của luồng lưu lượng. Thông số quan trọng của TSpec là kích thước lớn nhất của gói tin. TSpec kiểm tra luồng lưu lượng, nếu không phù hợp thì loại bỏ luồng. - Điều khiển Required Specification (RSpec): RSpec dùng để xác định các yêu cầu về QoS cho một dịch vụ mạng cụ thể. Thông số quan trọng của RSpec là tốc độ dịch vụ (bandwidth mà lưu lượng cần khi đi trong mạng). RSpec kiểm tra xem tài nguyên mạng có đáp ứng được yêu cầu của ứng dụng hay không. Nếu không thể đáp ứng, mạng sẽ từ chối. Do đó ngoài Classification, Queuing và Scheduling thì router còn phải thực hiện được kiểm soát TSpec và điều khiển RSpec. Nguyên lý hoạt động của mô hình IntServ nêu trên được thể hiện trong mô hình sau đây: 10 [...]... maximum-length-value]} match protocol protocol-name So trùng loại giao thức NBAR match qos- group qos- group-value So trùng một QoS group match resource-address mac So trùng một địa chỉ MAC nguồn address-destination Bảng 3.1.3.1a Vài cấu hình lệnh match trong Class – Based Marking [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] 28 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại Vài cấu hình lệnh set trong... lượng và tải của từng loại lưu lượng đó Đối với QoS, NBAR có thể được dùng bởi Class-Based Marking để lựa ra những loại gói tin phức tạp Khi lệnh match protocol được dùng, Class-Based Marking tìm kiếm để so trùng các giao thức được phát hiện bởi NBAR Bất kể NBAR có được sử dụng trong ClassBased Marking hay không nó cũng có thể được sử dụng để thu thập và báo cáo thông tin về các gói tin đi vào hay đi ra... chẵn từ 16,384 đến 32,767 Có thể đối chiếu một bộ các giá trị với số port chẵn do RTP chỉ dùng số port chẵn Trường QoS dùng để dán nhãn gói tin bên trong router QoS Group Bảng 3.1.1.1b Các trường có thể phân loại với Class-Based Marking không dùng ACL [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Chú ý: IP Precedence và DSCP có thể phân loại với Class-Based Marking bằng cách dùng... chỉ thiết lập cho gói tin IPv4 set cos cos-value Đánh dấu giá trị của CoS set qos- group group-id Đánh dấu giá trị của QoS group set fr-de Đánh dấu bit DE trong mạng Frame Relay set atm-clp Đánh dấu bit CLP trong mạng ATM Bảng 3.1.3.1b Vài cấu hình lệnh set trong Class – Based Marking [Tham khảo: IP Telephony Self-Study Cisco QOS Exam Certification Guide] Các lệnh cấu hình thực thi trong Class – Based... IntServ và kết nối với nhau qua vùng DiffServ Một mô hình cụ thể như sau: - Hình 2.3.4 Ví dụ về mô hình kết hợp giữa IntServ và DiffServ Giao thức báo hiệu RSVP được thiết lập bởi các ứng dụng yêu cầu dịch vụ trên các máy trạm (host A, host B) Các bản tin báo hiệu RSVP từ đầu đến đích được thay đổi giữa các máy trạm trong các mạng Intranet Do đó, việc dự trữ tài nguyên được thực hiện hoàn toàn bên ngoài... mạng Intranet tới mạng DiffServ là cần thiết cho việc truyền thông giữa các thiết bị thuộc 2 vùng mạng khác nhau này 16 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại CHƯƠNG 3 CÁC CÔNG CỤ QOS 3.1 Classification (phân loại) và Marking (đánh dấu) Trước khi các kỹ thuật QoS được áp dụng, lưu lượng (www, FTP…) phải được nhận biết và sắp xếp vào trong các class khác nhau Thiết bị mạng sử dụng Classification (phân loại) phân loại để... thiết bị mạng có thể quyết định những gói tin nào thuộc về class dịch vụ nào để sau đó thực hiện những chức năng QoS riêng biệt cho từng loại dịch vụ Sau khi lưu lượng mạng được sắp xếp, việc Marking (đánh dấu) gói tin được thực hiện để các thiết bị mạng khác có thể thực hiện chức năng QoS cho các gói đó khi chúng di chuyển qua mạng Đánh dấu gói tin dựa trên IP header, LAN trunking header, Frame Relay... Differentiated Service (DiffServ) 2.3.3.1 Tổng quan về mô hình DiffServ Mô hình DiffServ được thể hiện trong các RFC: 2474, 2475, 2597, 2598, 3260 Thay vì thực hiện QoS xuyên suốt và thống nhất trên cả đường truyền như mô hình IntServ, mô hình DiffServ thực hiện QoS riêng lẻ trên từng router 2.3.3.2 Nguyên lý hoạt động của mô hình DiffServ Nguyên lý hoạt động của mô hình DiffServ như sau: Các gói tin được phân loại... được thực hiện riêng lẻ trên từng thiết bị Khi router nhận gói tin với giá trị DSCP nào đó thì chính giá trị DSCP cho biết yêu cầu QoS cho gói tin đó DSCP sẽ xác định một hành vi Perhop Behavior (PHB) 13 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại - - - - - Hành vi PHB dùng để kích hoạt và hỗ trợ QoS cho các gói tin được đánh dấu bằng giá trị DSCP Sau đây là một số giá trị PHB chuẩn: - Giá trị mặc định (Default): Tương đương... bằng cách sắp đặt một vài bit bên trong tiêu đề gói tin với mục đích giúp cho các công cụ QoS của thiết bị khác có thể phân loại dựa trên các giá trị được đánh dấu 3.1.2.1 IP Precedence và DSCP (Differentiated Services Code Point) IP Precedence và DSCP là hai trường được sử dụng nhiều nhất để đánh dấu Các công cụ QoS sử dụng chúng bởi vì header của gói tin IP tồn tại ở mọi nơi trên mạng Trong IP header . ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM - HUTECH o0o BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN XÂY DỰNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG MẠNG BÁO CÁO MÔN: QoS GVHD: Nguyễn Ngọc Đại 1 GVHD: Nguyễn Ngọc Đại A. LÝ THUYẾT . tiên sẽ được truyền đi trước. Mô hình cài đặt QoS được thể hiện như sau: Hình 2.1 Mô hình cài đặt QoS 2.2 Những vấn đề ảnh hưởng tới QoS Cung cấp QoS thực chất là việc quản lý các lưu lượng trên. nhất định. - Áp dụng các kỹ thuật của QoS vào hệ thống có sẵn, giúp tận dụng được hết tài nguyên của hệ thống. 2.1 Giới thiệu về QoS Quality of Service (QoS) là một kỹ thuật để quản lý, phân

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:46

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w