Cơ chế hai tốc độ khống chế, ba nhóm trạng thái, hai hộp dữ liệu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN QoS (Trang 38)

Cơ chế hai tốc độ khống chế, ba nhóm trạng thái, hai hộp dữ liệu (cơ chế 232) được sử dụng khống chế tốc độ truyền dữ liệu khi có lượng dữ liệu bùng nổ Be và muốn duy trì lượng dữ liệu này. Cơ chế này sử dụng cả ba nhóm trạng thái:

- Conforming: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ được router truyền đi.

- Exceeding: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ được router gửi đi như lượng dữ liệu bùng nổ.

- Violating: Các gói tin được sắp xếp vào nhóm trạng thái này sẽ bị router đánh rớt.

3.4 Congestion Avoidance (tránh nghẽn mạng)

Truyền dữ liệu khi mạng đang bị nghẽn sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, độ delay của các gói tin tăng lên cao, các gói tin phải “cạnh tranh” vào hàng đợi và chờ cho đến khi có thể được gửi đi, khi hàng đợi đã đầy mà các gói tin lại liên tục đến router, cuối cùng làm cho các gói tin sẽ bị đánh rớt theo hiện tượng tail drop.

Các thiết bị đầu cuối không biết nơi xảy ra nghẽn mạng. Đối với các thiết bị đầu cuối thì sự nghẽn mạng được hiểu là độ delay tăng. Các giao thức thuộc layer 4 (TCP/UDP) sử dụng bộ đếm thời gian và phương pháp “truyền lại”. Do đó, các giao thức này phản ứng lại với độ delay lớn bằng cách truyền lại các gói tin. Đặc biệt là giao thức TCP, nơi nhận gói sẽ không thể báo cho phía phát các gói bị mất nên khi có lỗi xảy ra thì sẽ phải thực hiện truyền lại toàn bộ các gói tin trong cửa sổ (window size). Tất cả những nguyên nhân trên sẽ làm cho hiệu suất của hệ thống mạng giảm xuống.

Để khắc phục vấn đề trên thì có thể sử dụng các công cụ QoS sau:

- Random Early Detection (RED)

- Weighted Random Early Detection (WRED)

- Explicit Congestion Notification (ECN)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN QoS (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w