Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 129 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
129
Dung lượng
5,06 MB
Nội dung
1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông sét. Số ngày dông có ở Việt Nam trên toàn khu vực thuộc loại khá lớn. Trong mạng điện, quá điện áp và quá trình quá độ do sét đánh là nguyên nhân chủ yếu gây ra các sự cố lưới điện và làm hư hỏng các thiết bị lắp đặt trên lưới. Nên việc đề ra các giải pháp chống sét, lựa chọn, phối hợp các thiết bị bảo vệ phù hợp và nghiên cứu chế tạo thiết bị chống sét đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chống sét trực tiếp đã được quan tâm tương đối với các giải pháp từ cổ điển đến hiện đại. Tuy nhiên, số liệu thống kê chỉ ra hơn 70% hư hỏng do sét gây ra lại do sét đánh lan truyền hay ghép cảm ứng theo đường cấp nguồn và đường truyền tín hiệu. Bên cạnh việc nghiên cứu chống sét đánh trực tiếp, việc nghiên cứu chống sét đánh lan truyền hay ghép cảm ứng trên đường nguồn cũng đóng một vai trò quan trọng để lựa chọn thiết bị bảo vệ chống quá điện áp do sét phù hợp. Nhìn chung, mạng hạ áp không truyền tải công suất lớn nhưng lại trải trên diện rộng và cung cấp điện năng trực tiếp cho các hộ tiêu thụ nên nó lại là nguyên nhân dẫn sét vào công trình, gây ngừng dịch vụ, hư hỏng thiết bị. Thống kê cho thấy, hậu quả không mong muốn của quá áp do sét lan truyền trên mạng phân phối hạ áp gây ra thiệt hại rất lớn và nhiều lúc không thể đánh giá cụ thể được. Vấn đề được đề cập một cách cấp bách trong những năm gần đây là các trang thiết bị điện tử đã trở thành các thiết bị được sử dụng ngày càng nhiều và rất phổ biến trong các tòa nhà, các công trình ở mọi lãnh vực như bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình, công nghiệp…. Các thiết bị này vốn rất nhạy cảm với điện áp và cách điện dự trữ của chúng rất mong manh vì thế cần phải tính toán lựa chọn, phối hợp và kiểm tra các thiết bị bảo vệ chống quá áp một cách hiệu quả, chính xác để tránh xảy ra hư hỏng cho các thiết bị này. Do các thiết bị chống quá áp là thiết bị phi tuyến cho nên việc đánh giá các đáp ứng ngõ ra ứng với sóng sét lan truyền với mức chính xác cao theo phương pháp giải tích truyền thống gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do nước ta vẫn còn bị hạn chế về trang thiết bị thí nghiệm cao áp, số lượng phòng thí nghiệm cao áp còn khiêm tốn nên rất khó khăn cho công tác thiết kế, nghiên cứu bảo vệ chống quá áp do sét lan truyền 2 tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật mô hình hoá và mô phỏng đã giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống cũng như toàn bộ hệ thống, đặc biệt là rất hữu ích cho việc mô phỏng sét. Hiện nay, các nhà nghiên cứu và một số nhà sản xuất thiết bị chống quá áp do sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cùng một số phần mềm mô phỏng hỗ trợ đã đề ra mô hình thiết bị chống sét lan truyền với mức độ chi tiết và quan điểm xây dựng mô hình khác nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm của phương pháp mô hình hoá mô phỏng và yêu cầu về mức độ chính xác, mức tương đồng cao giữa mô hình và nguyên mẫu, các phương pháp xây dựng mô hình và mô phỏng các thiết bị chống sét lan truyền vẫn còn nhiều tranh cãi và tiếp tục nghiên cứu phát triển. Luận văn này đi sâu vào nghiên cứu mô hình các thiết bị chống quá áp do sét trên đường nguồn hạ áp, sau đó sử dụng phần mềm mô phỏng đánh giá hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống quá áp. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một công cụ mô phỏng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên các trường đại học trong việc nghiên cứu các đáp ứng của thiết bị chống quá áp dưới tác động của xung sét lan truyền và đánh giá hiệu quả của các hệ thống bảo vệ chống quá áp do sét lan truyền. 2. Nguyên nhân hình thành sét: Cơ chế hình thành một cơn sét nói chung khá phức tạp, có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình nhiễm điện của một đám mây dông cũng như cơ chế phát triển của tia sét hướng xuống đất, ngoài ra cũng còn nhiều vấn đề khác liên quan đến sét và chúng tôi mong rằng sẽ có dịp được trình bày chi tiết hơn trong các bài báo khác, ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến một giả thuyết phổ biến nhất để giải thích nguyên nhân tạo dông sét như sau : Hình : Cơ bản nguyên nhân hình thành sét 3 Dông là hiện tượng khí quyển liên quan với sự phát triển mạnh mẽ của đối lưu nhiệt và các nhiễu động khí quyển, nó thường xảy ra vào mùa hè là thời điểm mà sự trao đổi nhiệt giữa mặt đất và không khí rất lớn. Những luồng không khí nóng mang theo hơi nước bay lên đến một độ cao nào đấy và nguội dần, lúc đó hơi nước tạo thành những giọt nước nhỏ hay gọi là tinh thể băng chúng tích tụ trong không gian dưới dạng những đám mây. Trái đất càng bị nóng thì không khí nóng càng bay lên cao hơn, mây càng dày hơn đến một lúc nào đó thì các tinh thể băng trong mây sẽ lớn dần và rơi xuống thành mưa. Mây càng dày thì màu của nó càng đen hơn. Sự va chạm của các luồng khí nóng đi lên và các tinh thể băng đi xuống trong đám mây sẽ làm xuất hiện các điện tích mà ta gọi là đám mây bị phân cực điện hay đám mây tích điện. Các phần tử điện tích âm có khối lượng lớn nên nằm dưới đáy đám mây còn các phần tử điện tích dương nhẹ hơn nên bị đẩy lên phần trên của đám mây. Như vậy, trong bản thân đám mây đã hình thành một điện trường cục bộ của một lưỡng cực điện và dưới tác dụng của điện trường cục bộ này các phần tử sẽ di chuyển nhanh hơn, điện tích được tạo ra nhiều hơn và điện trường càng mạnh hơn. Quá trình này tiếp diễn cho đến lúc điện trường đạt giá trị tới hạn và gây ra phóng điện nội bộ trong đám mây mà ta gọi là chớp. Ngoài ra khoảng không gian bên dưới đám mây thường có một lớp điện tích dương gọi là điện tích không gian vì vậy giữa phần đáy đám mây mang điện âm và lớp điện tích dương này lại hình thành một điện trường riêng và chính điện trường này làm phát sinh một tia sét ban đầu gọi là dòng tiên đạo di chuyển xuống đất với tốc độ khoảng 150km/s. Trong quá trình phát triển xuống đất, dòng tiên đạo mang theo một điện thế rất lớn sẽ ion hóa lớp không khí trên đường đi của nó, nơi nào có cách điện không khí yếu thì dòng tiên đạo sẽ phát triển về hướng đó vì vậy ta thấy dòng tia sét đi xuống không phải là đường thẳng mà thường có dạng ngoằn ngoèo, phân nhánh. Ngoài ra do hiệu ứng cảm ứng điện nên phần mặt đất nằm bên dưới đám mây dông sẽ mang một lượng điện dương. Lượng điện này sẽ phân bố trên các vật có khả năng dẫn điện như nhà cửa, cây cối, công trình, trụ điện, tháp anten , vật nào dẫn điện càng tốt thì điện tích phân bố trên vật đó càng lớn và điện trường của nó càng mạnh so với các vật xung quanh. Vì vậy, khi dòng tiên đạo phát triển xuống gần mặt đất thì nó sẽ chọn vật có điện trường mạnh nhất để đánh vào mà ta gọi là phóng điện sét, nơi tiếp xúc của chúng gọi là kênh sét. Đây là thời điểm trao đổi điện tích giữa đám mây và mặt đất được gọi là giai đoạn trung hòa điện tích, dòng điện trong kênh sét lúc này rất lớn có thể đến 200kA nên bị nóng lên rất mạnh khoảng 20.000 0C và do đó ta thấy nó 4 sáng chói lên (cũng được gọi là chớp). Dưới tác dụng của nhiệt độ này, lớp không khí chung quanh kênh sét bị giãn nỡ mạnh gây ra tiếng nổ lớn mà ta gọi là sấm. Do ánh sáng có vận tốc lớn hàng triệu lần so với âm thanh nên ta thấy ánh chớp trước rồi sau đó một lúc mới nghe thấy tiếng sấm. 3. Tính cấp thiết của đề tài Theo ước tính của các nhà chuyên môn, trên khắp mặt địa cầu, cứ mỗi giây, có khoảng 100 lần sét đánh xuống mặt đất. Sét không những có thể gây thương vong cho con người mà còn có thể phá hủy những tài sản của con người như các công trình xây dựng, công trình cung cấp năng lượng, hoạt động hàng không, các thiết bị dùng điện, các Đài Truyền Thanh – Truyền Hình, các hệ thống thông tin liên lạc. Theo tính toán của các nhà khoa học, vào một thời điểm bất kỳ, trên trái đất chúng ta đang sống có khoảng 2000 cơn dông hoạt động. Mỗi cơn dông trung bình thường kéo dài từ 2 đến 4 giờ đồng hồ và có thể tạo ra 1000, 2000 cú phóng điện xuống mặt đất. Người ta đã từng ví, cơn dông như một nhà máy điện có công suất khoảng vài trăm MW với điện thế lên tới hàng tỷ V, nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng 3 tháng. Với cường độ mạnh như vậy, dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông sét. Số ngày dông có ở Việt Nam trên nhiều khu vực thuộc loại khá lớn. Số ngày dông cực đại là 113,7 (tại Đồng Phú), số giờ dông cực đại là 433,18 giờ tại Mộc Hóa. Sét có cường độ mạnh ghi nhận được bằng dao động ký tự động có biên độ Imax = 90,67kA (Số liệu của Viện Nghiên Cứu Sét Gia sàng Thái Nguyên). Hằng năm, ngành điện Việt Nam có khoảng vài ngàn sự cố, 50% trong số đó là do sét gây ra. Năm 1769, khi đó nhân loại chưa biết đến những thiết bị chống sét như ngày nay. Một thảm hoạ đã xảy ra khi sét đánh trúng kho dự trữ thuốc nổ hơn 1000 tấn tại một thành phố của Italia. Cả toà nhà nổ tung và làm chết hơn 3000 người sống trong thành phố. Cho đến khi phát minh đầu tiên của nhà bác học Franklin về chiếc cột thu lôi ra đời, những thiệt hại khủng khiếp do sét đánh như thế không còn xảy ra nữa. Kể từ đó đến nay, tuy không chế ngự được hoàn toàn, nhưng những thiết bị chống sét đã góp phần giảm thiểu đáng kể thiệt hại do sét gây ra nhằm bảo vệ cuộc sống con người. Trải qua hơn 200 năm kể từ khi xuất hiện chiếc cột thu lôi đầu tiên, công nghệ phòng chống sét ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn. 5 Đặc biệt ngày 4/6/2001, sét đánh nổ một máy cắt 220kV của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Sự cố khiến lưới điện miền Bắc bị tan rã mạch, nhiều nhà máy bị tách ra khỏi hệ thống. Hiện nay, chống sét trực tiếp đã được tương đối với các giải pháp từ cổ điển (kim Franklin, lồng Faraday, kết hợp kim lồng) đến hiện đại (kim thu sét phóng điện sớm – hệ thống SYSTEM 3000 của hãng Erico Ligthning Technologies). Tuy nhiên, theo thống kê hơn 70% hư hỏng do sét gây ra lại do sét đánh lan truyền cảm ứng theo đường cấp nguồn và đường truyền tín hiệu. Do việc chống sét lan truyền chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên thiệt hại do sét lan truyền gây ra rất lớn do thiết bị bị phá hỏng hay ngừng dịch vụ. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp và cung cấp các thiết bị chống sét lan truyền theo công nghệ mới là cấp bách và cần thiết. Một thực tế nữa là ở Việt Nam các mô hình thử nghiệm hay nguồn phát xung sét chưa có hoặc đã có nhưng được giữ bản quyền bởi các hãng sản xuất thiết bị chống sét nước ngoài nên việc đánh giá các thiết bị chống sét lan truyền nói riêng còn hạn chế. Do đó, cần phải dựa vào các phần mềm mô phỏng để đánh giá các phần tử của thiết bị chống sét thay cho các mô hình cụ thể. Ngoài ra, khi mô phỏng bằng phần mềm kết quả có độ tin cậy và chính xác cao. Luận văn này dựa trên việc nghiên cứu mô hình các thiết bị chống sét quá áp, các mô hình nguồn phát xung sét tiêu chuẩn, từ đó thành lập các mô hình và mô phỏng để so sánh, đánh giá và rút ra các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ và nâng cao độ tin cậy trong quá trình vận hành. Các yếu tố ảnh hưởng này bao gồm công nghệ chống sét, sự lựa chọn phối hợp bảo vệ của các thiết bị chống quá áp và đánh giá hiệu quả bảo vệ của các thiết bị lọc sét. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của luận văn là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp đối với một tòa nhà nằm trong khu vực nội thành nhằm tối ưu hóa các tính năng bảo vệ và nâng cao độ tin cậy trong quá trình vận hành. Cụ thể luận văn có các nhiệm vụ như sau: 1. Giới thiệu tổng quan về chống sét lan truyền. 2. Tìm hiểu công nghệ chống sét lan truyền hiện đại & giới thiệu phần mềm ứng dụng MATLAB. 3. Mô hình và mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. 4. Mô hình máy phát xung sét chuẩn. 5. Đánh giá các giải pháp chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. 6 2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu các tiêu chuẩn chống sét trong và ngoài nước. - Nghiên cứu cấu tạo, tính năng, phối hợp bảo vệ của các thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp. - Mô hình hoá và mô phỏng thiết bị chống quá áp do sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp. - Sử dụng phần mềm Matlab xây dựng mô hình hóa mô phỏng. - Đánh giá các giải pháp chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. 3. Điểm mới của luận văn - Mô hình và mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. - Tính toán hệ số dự trữ, xây dựng đặc tuyến liên hệ của hệ số dự trữ theo sai số điện áp ngưỡng và dòng xung sét của MOV hạ thế mắc song song. - Xây dựng phương trình liên hệ của điện áp dư theo điện áp ngưỡng và dòng xung sét các MOV hạ thế đơn và đa khối thông dụng trên thị trường. - Xây dựng đặc tính liên hệ của điện áp dư theo điện áp ngưỡng và dòng xung sét các MOV hạ thế đơn và đa khối thông dụng trên thị trường. - Đánh giá các giải pháp chống sét lan truyền trong mạng hạ áp 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Đề tài đạt được những kết quả mang tính thực tiễn nhằm giúp bảo vệ chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. - Kết quả nghiên cứu đáp ứng phần nào tính cấp bách trong công tác nghiên cứu lựa chọn, phối hợp và kiểm tra hiệu quả các thiết bị bảo vệ chống quá áp do sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp một cách chính xác trong điều kiện thiếu phòng thí nghiệm hiện nay. - Cung cấp một công cụ mô phỏng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên các trường đại học trong việc nghiên cứu các đáp ứng của thiết bị chống quá áp do sét lan truyền dưới tác động của xung sét lan truyền và đánh giá hiệu quả của các hệ thống bảo vệ chống quá áp đa cấp trong các công trình. - Đề tài có khả năng phát triển ở những cấp nghiên cứu cao hơn với điều kiện cho phép. - Tài liệu này sẽ giúp cho học viên hiểu sâu hơn về sự tương tác của các phần tử trong một hệ thống, đặc biệt là trong hệ thống chống quá áp do sét lan truyền. 7 Ngoài ra, còn giúp cho người học những kinh nghiệm trong công tác thực hành lập mô hình và mô phỏng thiết bị trên các phần mềm tương tự. - Với mức độ phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay, hoàn toàn cho phép thực hiện những mô phỏng chi tiết hơn, gần với thực tế hơn. Làm tiền đề cho công tác nghiên cứu chống quá áp do sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp phù hợp với điều kiện môi trường, phân bố sét và sự phát triển của mạng điện Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau như sách báo, tạp chí và Internet. - Tổng hợp và phân tích tài liệu. - Mô hình hóa & mô phỏng matlab. 5. Nội dung luận văn Luận văn gồm 5 chương: - Chương mở đầu. - Chương 1: Giới thiệu tổng quan về chống sét lan truyền - Chương 2: Tìm hiểu công nghệ chống sét lan truyền hiện đại & giới thiệu phần mềm matlab - Chương 3: Mô hình mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trong mạng hạ áp - Chương 4: Mô hình máy phát xung sét chuẩn - Chương 5: Đánh giá các giải pháp chống sét lan truyền trong mạng hạ áp - Chương kết luận. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN TRÊN ĐƢỜNG NGUỒN HẠ ÁP & PHẦN MỀM MATLAB 1.1. GIỚI THIỆU Bảo vệ hệ thống điện xoay chiều hạ áp chống lại các hiện tượng quá áp quá độ đang là mối quan tâm chủ yếu để bảo đảm chất lượng điện năng cung cấp, bảo đảm an toàn cho các thiết bị. Hiện nay các thiết bị điện-điện tử có mức điện áp chịu xung thấp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện, phương pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để bảo vệ quá áp cho thiết bị chính là chọn và lắp đặt các thiết bị bảo vệ có khả năng làm việc lâu dài và đáng tin cậy. Việc sử dụng ngày càng nhiều các phần tử bán dẫn trong hệ thống điện hiện đại đã dẫn đến sự tăng cường mối quan tâm về độ tin cậy của hệ thống. Đây là kết quả của việc các phần tử bán dẫn rất nhạy cảm với các hiện tượng quá áp có thể xuất hiện trong hệ thống điện phân phối xoay chiều. Việc sử dụng các phần tử bán dẫn ban đầu cũng bị hư hỏng rất nhiều mà không thể giải thích. Nghiên cứu các hư hỏng này cho thấy chúng bị hư hỏng là do các điều kiện quá áp khác nhau xuất hiện trong hệ thống phân phối. Điện áp quá độ là kết quả của sự phóng thích đột ngột của năng lượng tồn tại trước đó từ các điều kiện như sét đánh, đóng cắt tải có tính cảm, xung điện từ hay phóng điện các điện cực. Các hư hỏng gây ra bởi hiện tượng quá độ phụ thuộc vào tần số xuất hiện, giá trị đỉnh và dạng sóng của quá độ. Quá áp trong mạch điện chính xoay chiều có thể gây ra sự hư hỏng vĩnh cửu hay tạm thời của các phần tử điện tử và hệ thống. Bảo vệ chống lại quá áp quá độ có thể thực hiện bằng cách sử dụng các phần tử được thiết kế đặc biệt mà sẽ giới hạn biên độ của quá áp quá độ bằng một trở kháng lớn nối tiếp hay bởi việc làm trệch hướng quá độ bằng một trở kháng nhỏ mắc shunt. Các nhà thiết kế khôn ngoan sẽ quyết định sự cần thiết của việc bảo vệ quá áp quá độ trong giai đoạn thiết kế sớm nhất. Nếu không phải tốn nhiều thời gian để thấy thật cần thiết phải trang bị các bộ bảo vệ quá áp quá độ cho các thiết bị hiện hữu. Điều này sẽ tốn nhiều tiền do phải tạm ngưng hoạt động của các máy móc của khách hàng và phải chịu tổn thất kinh doanh tiềm tàng khi ngừng hoạt động. Không kể đến trong một số hệ thống việc trang bị thêm các bộ bảo vệ quá áp sẽ làm hệ thống trở nên mất ngăn nắp bởi vì không gian yêu cầu cho chúng không có trong thiết kế ban đầu. Các 9 thiết bị được chọn bảo vệ hệ thống phải có khả năng làm tiêu tán năng lượng xung của quá độ vì thế hệ thống đang được bảo vệ sẽ không còn bị ảnh hưởng. Hiện nay, các thiết bị sử dụng công nghệ bán dẫn ngày càng được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện. Các phần tử bán dẫn này rất nhạy cảm với các hiện tượng quá áp có thể xuất hiện trong hệ thống điện phân phối xoay chiều. Quá áp trong mạch điện xoay chiều có thể gây ra sự hư hỏng vĩnh cữu hay tạm thời của các phần tử điện – điện tử và hư hỏng kể cả hệ thống điện. Việc bảo vệ chống lại quá áp quá độ có thể thực hiện bằng cách sử dụng các phần tử được thiết kế đặc biệt mà nó sẽ giới hạn biên độ của quá áp bằng một trở kháng lớn nối tiếp hay bằng một trở kháng nhỏ mắc shunt. Trong đó, quá áp quá độ là kết quả của sự phóng thích đột ngột năng lượng tồn tại trước đó từ các điều kiện tự nhiên như sét đánh hoặc điều kiện phát sinh từ việc đóng cắt tải có tính cảm hay việc phóng điện các điện cực. Các hư hỏng gây ra bởi hiện tượng quá áp phụ thuộc vào tần xuất hiện, giá trị đỉnh và dạng song của quá áp. Sóng quá điện áp có dạng sóng xung gia tăng đột ngột (do sét hay do các thao tác đóng cắt có tải trên lưới) và có khả năng gây hư hỏng các thiết bị, mạng máy tính, các thiết bị trong mạng viễn thông…mà trong vấn đề vận hành rất khó phát hiện, đặc biệt là các thiết bị điện tử rất nhạy cảm. Hình 1.1 Dạng sóng xung quá áp trên đường nguồn hạ áp (với thời gian ngắn là 1ms) Một trong các thông số cần quan tâm khi thiết kế và lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn và đường tín hiệu là tần suất xuất hiện sét, dạng sóng và xung sét lan truyền. 10 1.2 . TẦN SUẤT XUẤT HIỆN SÉT Mối quan hệ tần suất xuất hiện sét theo biên độ dòng sét được trình bày ở hình 1.2. Giá trị đỉnh dòng sét kA Hình 1.2 Quan hệ tần suất xuất hiện sét theo biên độ - Khoảng 40% cơn sét có dòng sét lớn hơn 20kA. - Khoảng 5% cơn sét có dòng sét lớn hơn 60kA (hoặc 95% cơn sét có dòng sét dưới 60kA). - Khoảng 0,1% cơn sét có dòng sét lớn hơn 200kA. (Dữ liệu được thống kê trên 5,4 triệu lần sét đánh từ năm 1995 – 2005 của Meteorage.) 1.3. DẠNG XUNG SÉT Dạng xung sét phụ thuộc vào cách thức sét tác động vào đường dây tải điện hay đường tín hiệu. 1.3.1 Dạng sóng 10/35µs Dạng sóng 10/35µs thường là xung sét lan truyền do sét đánh trực tiếp vào đường dây trên không lân cận công trình hoặc đánh trực tiếp vào kim thu sét trên đỉnh công trình. Hình 1.3. Sét đánh trực tiếp vào kim thu Hình 1.4. Sét đánh trực tiếp vào đường sét trên đỉnh công trình dây trên không lân cận công trình [...]... được điện áp . phỏng. - Đánh giá các giải pháp chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. 3. Điểm mới của luận văn - Mô hình và mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. - Tính toán hệ số dự trữ,. về chống sét lan truyền. 2. Tìm hiểu công nghệ chống sét lan truyền hiện đại & giới thiệu phần mềm ứng dụng MATLAB. 3. Mô hình và mô phỏng thiết bị chống sét lan truyền trong mạng hạ áp. . tính năng, phối hợp bảo vệ của các thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp. - Mô hình hoá và mô phỏng thiết bị chống quá áp do sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp. - Sử dụng phần