1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (154)

5 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Đề chính thức ( gồm 01 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I ( 2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta. 2. Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Câu II (3,0 điểm) 1. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này? 2. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các huyện đảo nước ta. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông hiện nay cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2010 (đơn vị: nghìn ha) Cây trồng Cả nước Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Cây công nghiệp lâu năm 2010,5 119,0 820,1 Cà phê 554,8 ,7 491,5 Chè 129,9 94,1 25,0 Cao su 748,7 17,0 180,9 Các cây khác 577,1 1,2 122,7 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2010 2. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Tại sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy? HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ tên giám thị coi thi: Chữ ký: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Thí sinh được phép mang và sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành, không ghi ký hiệu riêng trong Atlat. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ (Đáp án gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I 1 Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. 1,0 a. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam - Đất nước nhiều đồi núi - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Thiên nhiên phân hóa đa dạng 0,25 b. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình đối với khí hậu của vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. Lãnh thổ Đặc điểm khí hậu Vai trò của gió mùa và địa hình Đông Bắc Mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa đông lạnh kéo dài Hướng núi vòng cung giống như chiếc phễu hút gió mùa Đông Bắc lạnh từ phía Bắc Tây Bắc - Vùng núi thấp phía nam: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông đến muộn, kết thúc sớm, thời gian ngắn - Vùng núi cao: mang tính chất ôn đới - Dãy núi Hoàng Liên Sơn đã chặn các luồng gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở đây ngắn hơn, bớt sâu sắc hơn. - Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên đã chi phối đến nhiệt độ và độ ẩm Phần lãnh thổ phía Nam Mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh. Do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã chắn luồng gió Đông Bắc từ phía Bắc tràn xuống cộng với việc di chuyển quãng đường xa khiến các khối khí lạnh bị biến tính nên ở đây hầu như không có mùa đông lạnh, nhiệt độ quanh năm cao trên 25 0 C. 0,25 0,25 0,25 2 Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? 1,0 a. Phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động của nước ta hiện nay Cơ cấu lao động nước ta đang có sự thay đổi hợp lý thể hiện giữa khu vực KT, TPKT, nông thôn- thành thị - Thay đổi trong các khu vực kinh tế: giảm dần tỉ trọng lao động khu vực I, tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực II, III - Thay đổi trong các thành phần kinh tế: giảm dần tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước, tăng dần tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. - Thay đổi theo thành thị và nông thôn: giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông thôn, tăng dần tỉ trọng lao động khu vực thành thị 0,25 0,25 0,25 b. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Do kết quả của quá trình CNH, HĐH, ĐTH và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế 0,25 II 1 So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này? 1,5 a. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền NN hàng hóa. Tiêu chí Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hàng hóa Quy mô, hình thức SX và năng suất Nhỏ, sử dụng nhiều lao động thủ công, năng suất lao động thấp Lớn, sử dụng nhiều máy móc thiết bị SX, gắn liền với thâm canh, CN chế biến, dịch vụ NN, năng suất lao động cao Mục đích Mang tính chất tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ SX theo hướng chuyên môn hóa tạo ra nhiều lợi nhuận phục vụ xuất khẩu Phân bố Ở các vùng lãnh thổ còn nhiều khó khăn, xa thị trường, xa đường giao thông Phổ biến ở các vùng có truyền thống SX hàng hóa, gần các trục đường giao thông, các đô thị lớn 0,75 0,25 0,25 0,25 b. Tại sao nước ta lại tồn tại song song hai nền sản xuất nông nghiệp này? - Nền NN nước ta xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp phụ thuộc nhiều vào ĐKTN - Đại bộ phận lao động nước ta vẫn sống ở nông thôn (khoảng 70%), trình độ chưa cao nên nước ta chưa thể xóa bỏ ngay hoàn toàn cái cũ để chuyển sang một nền SX mới - Do chính sách đổi mới trong SXNN của Nhà nước theo hướng SX hàng hóa, phù hợp với các nguồn lực trong nước (ĐKTN, thị trường, lao động ) 0,75 0,25 0,25 0,25 2 Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ a. Nông nghiệp - Dải đất cát ven biển: phát triển cây CN ngắn ngày như mía, Dải đất đỏ ba dan ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị: cây CN lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu - Vùng đồi trước núi có một số đồng cỏ: chăn nuôi gia súc như bò - Một số đồng bằng ven sông Mã, sông Cả: cây lương thực 1,5 0,75 b. Lâm nghiệp - Dãy Trường Sơn phía Tây, giáp Lào - Diện tích rừng khá lớn, trong rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quý c. Ngư nghiệp - Tất cả các tỉnh đều giáp biển - Có nhiều bãi tôm cá phát triển ngành đánh bắt - Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi cho ngành nuôi trồng 0,25 0,5 III Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các huyện đảo nước ta. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng? 2,0 a. Các huyện đảo nước ta: - Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hoàng Sa (TP Đà Nẵng); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu); Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) 0,5 b. Việc phát triển kinh tế các huyện đảo có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường? - Kinh tế: Khai thác tốt các thế mạnh, tăng nguồn thu cho địa phương và đất nước, chuyển dịch cơ cấu KT, phát triển các khu CN, phát triển du lịch - Chính trị: khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhất là trong điều kiện tranh chấp phức tạp như hiện nay - Xã hội: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, phân bố lại dân cư và lao động, làm cho người dân gắn bó hơn với biển đảo - Môi trường: góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 c. Tại sao việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông cần phải có sự tăng cường hợp tác của các nước trong vùng? - Biển Đông là vùng biển chung của nhiều nước, góp phần tạo ra môi trường hòa bình ổn định, cùng phát triển của các nước - Bảo vệ được quyền lợi chính đáng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước 0,5 0,25 0,25 IV 1 Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2010 2,0 a.Tính cơ cấu diện tích cây CN (%): Cây trồng Cả nước TDMN Bắc Bộ Tây Nguyên Cây CN lâu năm 100,0 100,0 100,0 Cà phê 27,6 5,6 59,9 Chè 6,5 79,1 3,0 Cao su 37,2 14,3 22,1 Các cây khác 28,7 1,0 15,0 0,5 b. Tính bán kính: - Coi bán kính của vùng TDMNBB là 1 đvbk - Bán kính của cả nước= 4,1 đvbk 0,25 - Bán kính của Tây Nguyên= 2,6 đvbk c. Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu chính xác, đẹp, đầy đủ chú giải, số liệu và tên biểu đồ Ghi chú: - Nếu xử lý sai số liệu không chấm phần vẽ và nhận xét - Nếu không tính bán kính biểu đồ tròn mà vẽ 3 biểu tròn có bán kính khác nhau thì chấm tối đa 1,0 điểm. - Nếu vẽ 3 biểu đồ tròn có bán kính như nhau thì chấm tối đa 0,75đ - Nếu vẽ thiếu 1 chi tiết bị trừ 0,25 điểm 1,25 2 Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích tại sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy? 1,0 a. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên - Giống nhau: + Đều có diện tích trồng cây CN lâu năm đáng kể so với cả nước (dẫn chứng) + Đều trồng các cây CN như cà phê, cao su, chè - Khác nhau: + Quy mô diện tích cây CN lâu năm của Tây Nguyên lớn hơn TDMNBB (dc) + Cây trồng có diện tích lớn nhất Tây Nguyên là cà phê (dc) còn ở TDMNBB là chè (dc) 0,5 b. Giải thích: - Giống nhau vì 2 vùng đều có những điều kiện thuân lợi để trồng cây CN (đất, khí hậu ) - Khác nhau về về cơ cấu các loại cây là do có sự khác nhau về ĐK sinh thái nông nghiệp đặc biệt là đất, khí hậu (phân tích cụ thể) 0,5 Tổng câu I+II+III+IV 10,0 . Việt Nam - Đất nước nhiều đồi núi - Thi n nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Thi n nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Thi n nhiên phân hóa đa dạng 0,25 b. Phân tích vai trò của gió mùa và địa hình. DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Đề chính thức ( gồm 01 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I ( 2,0 điểm) 1. Trình. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ tên giám thị coi thi: Chữ ký: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Thí sinh được phép

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w