Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 274 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
274
Dung lượng
3,18 MB
Nội dung
1 CHƯƠNG 0: MỞ ĐẦU 0.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời (ngay tức khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không để tồn đọng). Thị trường điện lực (TTĐL) được hình thành đầu tiên ở Anh vào thập niên 90 của thế kỷ trước do việc không đảm bảo chất lượng điện năng của ngành điện các nước trên toàn thế giới. Điều kiện hình thành TTĐL không những chỉ phụ thuộc vào chính sách về kinh tế, xã hội của Nhà nước mà còn được quyết định bởi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của hệ thống điện. Có nhiều điểm khác nhau về TTĐL tuy nhiên về cơ bản TTĐL là việc hộ tiêu thụ cuối tiêu thụ điện năng từ các nhà máy sản xuất điện thông qua hệ thống truyền tải điện (được xem như độc quyền tự nhiên) hình thành nên thị trường điện bán buôn giữa các nhà máy điện và thị trường điện bán lẻ cho các hộ tiêu thụ điện năng. Ngành điện hiện đang nằm trong xu thế đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực cùng với nhu cầu về liên kết và hội nhập khu vực trong đó có nguồn phát điện. Phương thức quản lý độc quyền nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh điện hiện nay còn nhiều bất cập.Việc nghiên cứu đưa ra mô hình quản lý thị trường phát điện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống điện, đồng thời xem xét vấn đề giảm giá điện và tăng chất lượng dịch vụ điện cũng như huy động các nguồn tài chính mới cho nhu cầu phát triển điện lực là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam. 2 Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào nghành điện cũng có mặc giới hạn nên luận văn này cũng nghiên cứu thiết kế phần mềm mô phỏng đấu thầu thị trường phát điện trực tuyến dựa trên mô hình đề xuất thị trường phát điện Việt Nam. 0.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH KHU VỰC NGUỒN PHÁT VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM. Tính đến nay, trong đa số các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường, ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Sự cần thiết phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.Đồng thời áp dụng công nghệ thông tin vào việc đấu thầu online thị trường phát điện theo xu thế phát triển tiên tiến của các nước trên thế giới. Đó là lý do mà Tôi quyết định chọn đề tài”Nghiên cứu thị trường điện cạnh tranh khu vực nguồn phát.Định hướng áp dụng tại Việt Nam”. Nhu cầu tiêu thụ điện Theo bản Dự thảo về Tổng sơ đồ phát triển Điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu tiêu thụ điện năng toàn quốc sẽ tăng từ 14%-16%/năm cho giai đoạn 2011- 2015, khoảng 11,5% cho giai đoạn 2016-2020 và khoảng 7,4%-8,4% cho giai đoạn 2021- Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, là động lực cho hoạt động hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện và phát triển kinh tế xã hội. Ngành điện Việt Nam không có con đường nào khác, phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm mọi giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh phát triển thị trường điện canh tranh. 0.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài là giúp hiểu rõ và đề ra cách vận hành của Tập Đoàn Điện Lực Khu vực nguồn phát của việc Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh(VCGM) và 3 thiết kế phần mềm mô phỏng đấu thầu thị trường phát điện trực tuyến . Đồng thời tạo ra sự nhanh chóng ,tiện lợi và cạnh tranh trong việc đấu thầu nguồn phát điện online.Phù hợp cách vận hành trong thời đại công nghệ thông tin phát triển là góp phần đảm bảo cho khách hàng được sử dụng điện với chất lượng cao nhất và giá cả phù hợp nhất. Theo đó, VCGM sẽ vận hành theo mô hình thị trường điện chào giá, công suất theo chi phí để đảm bảo các mục tiêu ổn định cung cấp điện, ổn định giá điện, tăng tính công khai minh bạch trong vận hành các khâu trong ngành điện, tạo cơ chế thu hút đầu tư vào nguồn điện. Trong VCGM, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy theo nguyên tác huy động các mức công suất của các nhà máy có giá chào từ thấp nhất đến cao đến khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống. Thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95% sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy điện với Công ty Mua bán điện, 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện. Cũng trong VCGM, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của các đơn vị phát điện, phản ánh đúng cân bằng “cung - cầu” của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội. 0.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 0: Mở đầu 4 Chương 1: Tổng quan về thị trường điện Chương 2: Chủ Trương quy định về việc thị trường hóa thị trường điện nguồn phát tại Việt Nam Chương 3: Xây dựng thị trường điện nguồn phát cho hệ thống điện Chương 4: Thanh toán và hợp đồng Chương 5 : Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, hệ thống thông tin và xây dựng phần mềm mô phỏng đấu thầu trực tuyến (online) Kết luận 0.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU 0.5.1. Phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.Việc nghiên cứu thị trường điện cạnh tranh khu vực nguồn phát định hướng áp dụng tại Việt Nam sẽ thực hiện các bước sau. 0.5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên: Phương pháp thu thập thông tin • Thu thập các tài liệu tổng quan về việc thị trường điện cạnh tranh . • Thu thập thông tin về một số thị trường điện cạnh tranh trên thế giới. • Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về việc vận hành thị trường điện cạnh tranh khu vực nguồn phát hiện nay cũng như áp dụng các mô hình vận hành. Thu thập tài liệu chủ yếu qua sách báo,luật điện lực,nghị định,thông tư và văn bản của Chính Phủ,Bộ Công Thương,Cục Điều Tiết Điện Lực, EVN. 5 Thu nhập tài liệu qua mạng Internet,qua các chuyên đề,bài báo khoa học, các tiểu luận hay luận văn tốt nghiệp.Tài liệu của giáo viên cung cấp Phương pháp phân tích • Phân tích từ các tài liệu có được • Phân tích các số liệu từ các nhà máy điện,Tập Đoàn Điện Lực Việt nam(EVN),Cục điều tiết điện lực Việt Nam. Phương pháp so sánh • So sánh các số liệu có được Phương pháp thống kê và xử lý số liệu • Sau khi thu thập các tài liệu tiến hành thống kê dữ liệu. So sánh và đưa ra phương án vận hành tối ưu cũng như phương án đấu thầu giá bán điện nguồn phát tối ưu. Phương pháp chuyên gia • Tham vấn từ các chuyên gia các giáo viên hướng dẫn và dạy học cũng như các cán bộ công nhân viên nghành điện để đưa ra phương án tối ưu nhất cho thị trường điện cạnh tranh nguồn phát. 0.5.3. Thiết kế phần mềm mô phỏng đấu thầu trực tuyến (online) Đưa ra giải thuật mô hình đấu thầu thị trường phát điện online dựa trên các tài liệu nghiên cứu.Đồng thời viết phần mềm mô phỏng theo giải thuật này. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 1.1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH [6] [25] − Thị trường là gì: thị trường là một tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. − Cơ chế cung cầu trong thị trường điện: phân tích cung cầu là một biện pháp căn bản và đầy hiệu quả, có thể áp dụng cho rất nhiều vấn đề quan trọng và thú vị. Có thể nêu ra một ví dụ như là dự đoán được tính hình kinh tế thế giới đang thay đổi tác động lên giá cả thị trường và nền sản xuất như thế nào. − Trong thị trường điện: Cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà truyền tải (cấp 1), phân phối (cấp 2) và các nhà tiêu thụ. Cung là tổng năng lượng điện mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường. − Quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường: Theo kinh tế học đặc tuyến cầu và cung cắt nhau tại một điểm gọi là điểm cân bằng giữa giá cả và số lượng. Điểm này gọi là điểm thăng bằng thị trường. Cơ chế thị trường là xu hướng để cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường thăng bằng (có nghĩa là cho đến khi lượng cung cân bằng với lượng cầu). − Hoạt động giao dịch buôn bán trong thị trường điện: Hoạt động mua bán trong thị trường điện cạnh tranh thông qua Trung tâm mua bán điện (công ty môi giới). Trung tâm mua bán điện sẽ nhận các đồ thị phụ tải của khách hàng mua điện và các hồ sơ thầu của các nhà cung ứng năng lượng và thực hiện giao dịch đấu thầu. Khi hoạt động đấu thầu hoàn tất, Trung tâm sẽ lên kế hoạch cho các nhà cung ứng kết nối theo như các hợp đồng đã thắng thầu. − Thị trường phát điện cạnh tranh :Hoạt động mua bán điện của nhà máy phát điện thông qua công ty mua bán điện dựa trên giá đấu thầu và phụ tải yêu cầu − Các nhà máy điện tham gia cạnh tranh trên thị trường (trừ các nhà máy điện BOT, các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu): ký hợp đồng mua bán điện 7 (PPA) dưới dạng hợp đồng sai khác (CfD) với Đơn vị mua buôn duy nhất. Giá hợp đồng được quy đổi từ giá công suất và giá điện năng do hai bên thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá cho nhà máy điện chuẩn do Bộ Công Thương ban hành. Sản lượng hợp đồng hàng năm được xác định trước khi bắt đầu năm vận hành theo kết quả tính toán tối ưu hệ thống điện của năm tiếp theo. Tỷ lệ sản lượng thanh toán theo giá hợp đồng do Cục Điều tiết điện lực quy định hàng năm. Sản lượng thanh toán theo giá hợp đồng của từng chu kỳ giao dịch được tính toán phân bổ từ sản lượng hợp đồng hang năm; - Các nhà máy điện BOT: do Đơn vị mua buôn duy nhất chào giá thay trong thị trường để thực hiện nghĩa vụ bao tiêu trong các hợp đồng PPA và tối ưu chí phí mua điện của Đơn vị mua buôn duy nhất; - Các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu: ký hợp đồng mua bán điện với Đơn vị mua buôn duy nhất theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành, đảm bảo cho các nhà máy thu hồi đủ chi phí thực tế; - Các nhà máy điện cung cấp các dịch vụ phụ trợ (dự phòng khởi động nhanh, dự phòng nguội và dự phòng vận hành phải phát do ràng buộc an ninh hệ thống điện): ký hợp đồng hàng năm với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành. 1.2 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỆN THEO CƠ CHẾ KÍN VÀ MỞ [25] [28] 1.2.1.Hệ thống điện kín: Là hệ thống điện được điều khiển với hàm mục tiêu là tối ưu hóa cả quá trình từ sản xuất, truyền tải, phân phối đến tiêu thụ. Cách điều khiển này cóthể tập trung hay phân quyền, nhưng các hệ con phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằmđạt được mục tiêu chung. Nói cách khác, trong hệ thống điều khiển kín, không có khái niệm lợi nhuận riêng cho các hệ con của một quá trình, mà ngược lại các hệ con cùng phối hợp nhằm tối ưu lợi nhuận chung cho cả hệ thống lớn. Theo cơ chế này sẽ không có sự cạnh tranh giữa các hệ con trong cùng một hệ lớn. 8 Nhà máy phát điện Bộ phận Truyền tải điện Nhà máy phát điện Khối điều khiển trung tâm ( Trung tâm điều độ ) Bộ phận phân phối Bộ phận phân phối Bộ phận Truyền tải điện Trong hệ thống điện kín, bộ phận sản xuất, truyền tải và phân phối hoạt động theo quan hệ hàng dọc. Mọi hoạt động đều thông qua Trung tâm Điều độ. Các bộ phận chức năng theo mối quan hệ hàng dọc sẽ thực hiện tốt chức năng của mình. Yếu tố cạnh tranh trong thị trường không xảy ra. Mô hình hệ thống điện kín giới thiệu như ở hình 1.1 Hình 1.1: Mô hình hệ thống điện kín Đây là một thị trường độc quyền. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ phải ký hợp đồng mua điện với mức giá được công ty độc quyền qui định. Hiện nay nước ta vận hành với cơ chế kín. Nhà nước đầu tư nguồn phát, mạng truyền tải, mạng phân phối và gọi là công ty điện lực. Các công ty điện lực sản xuất và cung cấp cho những nơi tiêu thụ. Trong giai đoạn nào đó, phải thừa nhận rằng, ngành điện cần phải có cơ chế độc quyền này vì chỉ có cơ quan nhà nước mới đủ khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển rất phức tạp về cấu trúc hệ thống điện, sự đòi hỏi phải đa dạng về các nguồn đầu tư, dẫn tới quyền lợi của các phần tử trong hệ thống dần dần tách biệt làm cơ chế điều khiển hệ thống kín xuất hiện nhiều khiếm khuyết. Một cơ chế điều khiển hệ thống điện 9 Công ty phát điện Công ty Truy ền tải điện Công ty phát điện Trung tâm mua bán điện năng ( Công ty môi giới -Powerpool ) Công ty phân phối Công ty phân phối Công ty Truyền tải điện mới dần dần hình thành và có tác dụng hết sức tích cực cho việc tăng trưởng hệ thống điện: hệ thống điện mở ( hình 1.2 ) ra đời trong bối cảnh đó. Hình 1.2: Mô hình hệ thống điện mở (thị trường điện cạnh tranh) 1.2.2. Hệ thống điện mở: Là hệ thống điện được điều khiển theo kiểu phân tán mà theo đó một quá trình sản xuất được phân ra làm nhiều công đoạn là một công ty, một tập đoàn riêng biệt đảm nhiệm, nên có những mục tiêu và lợi nhuận riêng. Các hệ con chỉ việc điều khiển sao cho tối ưu hóa hàm mục tiêu của chính mình. Ngoài ra, các hệ con còn tuân thủ theo những luật lệ ràng buộc khi tham gia vào hệ thống lớn. Chính những luật lệ và sách lược mà hệ lớn đưa ra sẽ buộc các hệ con vận hành sao cho tối ưu hệ con của mình, điều này dẫn đến tối ưu cho toàn hệ. Lợi ích của mô hình hệ thống mở: việc tư nhân hóa ngành điện tại nhiều quốc gia mang lại sự tiến bộ rất lớn cho ngành điện, cò thể kể ra vài nét chính như sau: - Do cạnh tranh, giá thành sản xuất điện và truyền tải giảm, dẫn đến người tiêu thụ được hưởng lợi: các dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng tốt hơn, chất lượng điện năng tốt hơn, độ tin cậy được nâng cao. - Nhà nước không phải bù lỗ cũng như bỏ vốn vào các công trình điện, vì thế 10 nguồn vốn sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không sẵn sàng đầu tư. 1.3. THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI [20] 1.3.1. Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh: Tái thiết ngành điện theo cơ chế mở là xu thế toàn cầu. Xu thế này tạo được bước tiến rất rõ rệt trong ngành điện. Sự hình thành thị trường điện cạnh tranh mang mục đích gia tăng hiệu quả phục vụ của ngành và giảm giá thành điện năng ( có thể thấy qua kinh nghiệm của các ngành có tính đặc thù tương tự như ngành bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, phát thanh truyền hình…). Điện năng là một dạng hàng hóa, nhưng là một dạng đặc biệt, điện khó có thể được tích trữ, việc sản xuất và truyền tải điện bị ràng buộc bởi nhiều đặc tính kỹ thuật. Việc đòi hỏi sự cung cấp điện liên tục với độ ổn định là nguyên nhân làm giá điện gia tăng đối với khách hàng. Do đó tính phân nhóm và cạnh tranh trong ngành điện tạo ra những lợi thế rõ ràng: tạo những mức giá minh bạch, và như thế giảm thiểu sự bù lỗ cũng như các trợ cấp không mang lợi ích kinh tế, hướng tới một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư bằng qui tắc thưởng phạt: thưởng cho những bộ phận hoạt động tốt và phạt những tổ chức hoạt động kém hiệu quả, tạo nhiều cơ hội cho những sáng kiến mới và tạo nhiều sự chọn lựa thuận lợi cho khách hàng… 1.3.2. Hoạt động thị trường điện cạnh tranh trên thế giới [20] : 1.3.2.1. Thị trường điện tại Úc a/ Quá trình cải tổ và phát triển thị trường điện Quá trình tái cơ cấu ngành điện Úc bắt đầu được tiến hành từ năm 1991, bằng việc chia tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Khi chưa thực hiện quá trình tái cơ cấu, tài sản các đơn vị trong ngành điện Úc đều thuộc sở hữu của nhà nước. Do nguồn than dồi dào nên nhiệt điện than chiếm một tỷ lệ lớn trong khâu phát điện tại Úc. Quá trình tái cơ cấu ở Úc được tiến hành đồng thời từ cấp bang và cấp Quốc gia. Năm 1995 ngành điện Úc bắt đầu quá trình chuyển dịch theo mô hình tập đoàn và tư nhân hóa. Các đơn vị truyền tải thuộc sở hữu nhà nước được hợp nhất thành [...]... 2010 của Bộ Công Thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và số 45/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 sửa và bổ sung một số điều của thông tư số 18/2010/TT-BCT công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật 2.2 LỘ TRÌNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM[ 9] 2.2.1 Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014) a- Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm Từ năm 2005 đến... Hình 2.2 Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn - Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: Là mô hình mà các công ty phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau tuy nhiên vẫn độc quyền trong khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện Hình 2.3 Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn IPP: Nhà máy điện độc lập CT... quy định cho vận hành thị trường điện và hoạt động điều tiết tại các cấp độ phát triển thị trường điện; tiếp nhận hỗ trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế cho các dự án phục vụ tiến trình xây dựng và phát triển các cấp độ thị trường điện 2.3 THÀNH LẬP CÁC TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN Tại Thông báo số 94/TB-VPCP ngày 14/3/2012 kết luận cuộc họp về tình hình phát triển Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam, ... đơn vị phát điện không vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống 2.2.2 Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 - 2022) a) Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (2015-2016) Sẽ thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp ứng Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh. .. điện nguyên tử” Mô hình thị trường điện Việt Nam trong giai đoạn 2005-2022: Hình 2.5 Mô hình quản lý thị trường điện Việt Nam 34 -Mô hình quản lý thị trường phát điện Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 hình 2.6 như sau Hình 2.6 Mô hình quản lý thị trường phát điện Việt Nam Poolco:đơn vị mua buôn, SMO: Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia , ISO: Cơ quan vận hành hệ thống điện độc lập (Independent... cấu ngành Điện, phù hợp với lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam theo lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; phê duyệt Đề án Thiết kế thị trường điện các cấp độ và các đề án tổ chức lại các công ty điện, các đơn vị truyền tải, các đơn vị phân phối phù hợp với từng cấp độ thị trường và... phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh 29 Từ năm 2009(thực tế là tháng 07/2012 bắt đầu) đến năm 2014 sẽ thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh, cho phép các IPP không thuộc sở hữu của EVN tham gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (theo mô hình một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường. .. rủi ro thị trường Thực tế, với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện tại Úc ở mức 3%/năm thì trong vòng 7 năm trở lại đây không có một nguồn mới nào được đầu tư thêm trong khi đó giá điện bán buôn đã tăng xấp xỉ 80% 1.3.2.2 .Thị trường điện tại Singapore: tiến hành từ năm 1995, qua nhiều bước phát triển Tới 7/2001 đã hoàn tất thị trường điện cạnh tranh phát điện, bán buôn và bán lẽ a/ Mô hình thị trường điện. .. hộ, mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, mô hình TTĐ cạnh tranh bán buôn và bán lẻ, Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành bốn loại mô hình thị trường điện cơ bản đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện nay như sau: - Mô hình Thị trường điện độc quyền: Là mô hình chỉ có một công ty nắm giữ toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng... trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022-2024) Sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp ứng Trong đó, cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mô thích hợp để triển khai thí điểm b- Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024) Căn cứ mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng sử dụng điện trên . trên mô hình đề xuất thị trường phát điện Việt Nam. 0.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH KHU VỰC NGUỒN PHÁT VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM. Tính đến nay,. định chọn đề tài Nghiên cứu thị trường điện cạnh tranh khu vực nguồn phát. Định hướng áp dụng tại Việt Nam . Nhu cầu tiêu thụ điện Theo bản Dự thảo về Tổng sơ đồ phát triển Điện lực quốc gia. 0.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 0: Mở đầu 4 Chương 1: Tổng quan về thị trường điện Chương 2: Chủ Trương quy định về việc thị trường hóa thị trường điện nguồn phát tại Việt Nam Chương