1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (100)

3 108 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trướng : THPT THÔNG LINH ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008-2009 Môn thi Địa lí Thời gian : 90 phút (không kể phát đề) A . Phần chung:(8 điểm) Câu I: (3điểm) a. So sánh sự khác nhau về địa hình giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. b. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta? Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam có đặc điểm gì khác nhau. Câu II: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1985- 2005 Đơn vị : nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 482,7 Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 306,4 a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước qua các năm đã cho? b. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước. c. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta? Câu III: (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư của nước ta? Vì sao có sự phân bố đó? B. Phần riêng: (2 điểm) (học sinh học theo chương trình chuẩn làm câu IVa, chương trình nâng cao làm câu IVb) Câu IVa : Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005. (Đơn vị : %) Năm Thành phần kinh tế 1996 2005 Nhà nước 49,6 25,1 Ngoài nhà nước 23,9 31,2 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26,5 43,7 Nhân xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005. Vì sao lại có sự thay đổi đó? Câu IVb: Trinh bày đặc điểm vốn đất của nước ta . Nêu hướng biến động cơ cấu vốn đất ở nước ta trong những năm qua. ĐÁP ÁN A. Phần chung: Câu I : a. Sự khác nhau về địa hình giữa các khu vực: +Đông Bắc: Chủ yếu đồi núi thấp, hướng vòng cung, cao ở Tây Bắc thấp dần xuống đông nam(0,5 điểm) +Tây bắc: Địa hình cao nhất cả nước, hướng Tây Bắc-Đông Nam, xen kẻ là các cao nguyên đá vôi. (0,5 điểm) + Trương Sơn Bắc: Hướng Tây Bắc- Đông Nam, các dãy núi song song và so le, địa hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa(0,5 điểm) +Trường Sơn Nam: Sườn Tây thoải, sườn Đông dốc đứng, các cao nguyên Kom Tum, Gia Lai, Mơ Nông, Di Linh,… (0,5 điểm) b. Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta: - Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng(sông Đà), sông Đồng Nai,… (0,25 điểm) .và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí. (0,25 điểm) - Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam: + Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,… (0,25 điểm) + Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa. (0,25 điểm) Câu II: a. Bảng tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước: (0,75 điểm) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Đông Nam Bộ 31,5 32,5 76,6 65,9 63,5 b. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước: - Tỉ trong diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước không ngừng tăng: 1985 chiếm 31,5%, năm 2005 chiếm 63,5 % diện tích cao su cả nước. (0,5 điểm) - Đây là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta. (0,5 điểm) c. Nguyên nhân Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta: - Có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cao su: địa hình, đất đai, khí hậu, cơ sỏ vật chất. (0,5 điểm) - Cây cao su có lịch sử phát triển ở Đông Nam Bộ từ rất sớm, nhân dân trong vùng có kinh nghiệm phát triển cây cao su. (0,5 điểm) - Các nguyên nhân khác: thị trường, vốn đầu tư,… (0,25 điểm) Câu III: Dân cư ở nước ta phân bố không đều. (0,25 điểm) + Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. (0,25 điểm) + Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,… (0,25 điểm) Nguyên nhân: - Giữa các vùng có sự khác nhau về: + Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,…. (0,25 điểm) + Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải,… (0,25 điểm) + Lịch sử của quá trình định cư(0,25 điểm) B. Phần riêng:(2 điểm) Câu IVa: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi giữa năm 1996 và 2005: - Thành phần nhà nước có xu hướng giảm: từ 49,6% năm 1996 xuống còn 25,1% năm 2005. nhưng vẩn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. (0,5 điểm) - Thành phần ngoài nhà nước có xu hướng tăng: từ 23,9% năm 1996 lên 31,2% năm 2005.Do chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầncủa nhà nước. (0,5 điểm) - Thành phần có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng: từ 26,5% năm 1996 lên còn 43,7% năm 2005. Do chính sánh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta. (0,5 điểm) - Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta tăng mạnh. Do chính sách đầu tư phát triển công nghiệp của nhà nước. (0,5 điểm) Câu IVb Đặc điểm vốn đất nươc ta. - Vốn đất nước ta hạn chế, diện tích hơn 33 triệu ha, bình quân trên đầu người khoảng 0,4 ha/người, chỉ bằng 1/6 của thế giới. (0,25 điểm) - Cơ cấu vốn đất năm 2005 nước ta như sau: Đất nông nghiiệp chiếm 28,4%, đất lâm nghiệp chiếm 43,6%, đất chuyên dung chiếm 4,2%, đất ở chiiếm 1,8%, đất chưa sử dụng chiếm 22,0%. (0,5 điểm) - Giữa các vùng có sự khác nhau về quy mô, cơ cấu vốn đất và bình quân đất tự nhiên trên đầu người, do đó các vùng cần có chính sách sử dụng đất thích hợp trên cơ sở Luật đất đai. (0,25 điểm) Xu hướng biến động cơ cấu vốn đất nước ta trong những năm qua. - Diện tích đất nông nghiệp tăng, tuy nhiên khả năng mở rộng không nhiều. (0,25 điểm) - Diện tích đất lâm nghiệp tuy đã tăng khá, độ che phủ rừng đạt hơn 40%, nhưng vẫn còn quá ít so vơi điều kiện tự nhiên của nước ta. (0,25 điểm) - Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng, do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhu cầu đất ở của dân cư ngày càng tăng. (0,25 điểm) - Đất chưa sử dụng trong những năm gần đây đang thu hẹp, do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp và trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. (0,25 điểm) . THPT THÔNG LINH ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 200 8-2 009 Môn thi Địa lí Thời gian : 90 phút (không kể phát đề) A . Phần chung:(8 điểm) Câu I: (3điểm) a. So sánh sự khác nhau về địa hình giữa Đông. (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố dân cư của nước ta? Vì sao có sự phân bố đó? B. Phần riêng: (2 điểm) (học sinh học theo chương trình chuẩn. giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. b. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:50

Xem thêm: Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w