1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện của thế giới hiện nay

562 534 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 562
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011 Mã số: B11-09 Tên đề tài: lý luËn cña C.m¸c vÒ ph©n chia lîi nhuËn gi÷a c¸c lo¹i t− b¶n trong ®iÒu kiÖn cña thÕ giíi hiÖn nay Cơ quan chủ trì : Viện Kinh tế Chủ nhiệm đề tài : TS Đoàn Xuân Thủy Thư ký đề tài : Th.S Nguyễn Thị Minh Tân 9112 Hà Nội - 2011 LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU Họ và tên Đơn vị công tác 1. CN Phạm Anh Học viên lớp cao học KTCT 17 2. CN Nguyễn Thành Chung Học viên lớp cao học KTCT 16 KTT 3. Th.S Nguyễn Thị Đa Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình 4. CN Nguyễn Văn Đức Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 5. CN Hoàng Việt Đức Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 6. TS Phạm Ngọc Dũng Học viện CT-HCQGHCM 7. Th.S Phạm Mạnh Hà NCS Viện Kinh tế 8. PGS.TS Tô Đức Hạnh Đại học kinh tế quốc dân 9. PGS.TS Nguyễn Văn Hậu Học viện CT-HCQGHCM 10. CN Trương Diệp Hằng Học viện CT-HCQGHCM 11. Th.S Trần Thị Kim Hiền Đại học Hà Tĩnh 12. CN Phạm Văn Học Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 13. CN Nguyễn Thị Hồng Huệ Học viên lớp cao học KTCT 17 14. CN Nguyễn Thị Hương Học viên lớp cao học KTCT 16 15. CN Hà Trung Kiên Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 16. Th.S Trân Thị Lan Học viện Báo chí và Tuyên truyền 17. CN Nguyễn Thị Hồng Lâm Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 18. CN Bùi Hồng Linh Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 19. PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan Học viện CT-HCQGHCM 20. TS Đào Thị Ngọc Minh Đại học Sư phạm Hà Nội 21. TS Vũ Ngọc Minh Sở KH&ĐT tỉnh Lạ ng Sơn 22. CN Tạ Văn Nam Học viên lớp cao học KTCT 17 23. CN Lê Thị Huyền Nga Học viên lớp cao học KTCT 17 24. TS Ngô Tuấn Nghĩa Học viện CT-HCQGHCM 25. CN Hoàng Mạnh Phú Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 26. CN Nguyễn Hoài Phương Học viên lớp cao học KTCT 15 KTT 27. TS Đinh Văn Phượng Trường Đại học chính trị Bắc Ninh 28. TS Trần Hoa Phượng Học viện CT-HCQGHCM 29. Th.S Nguyễn Thị Minh Tân H ọc viện CT-HCQGHCM 30. Th.S Lê Bá Tâm Học viện CT-HCQGHCM 31. CN Nguyễn Phương Thảo Học viên lớp cao học KTCT 17 KTT 32. Th.S Tống Đức Thảo Học viện CT-HCQGHCM 33. Th.S Lê Thị Thúy Học viện Báo chí và Tuyên truyền 34. TS Đoàn Xuân Thủy Học viện CT-HCQGHCM 35. CN Dương Văn Toàn Học viên lớp cao học KTCT 16 36. Th.S Trương Nam Trung Học viện CT-HCQGHCM 37. TS Nguyễn Thị Tú Học viện Tài chính. CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI BĐS : Bất động sản CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTCP : Công ty cổ phần CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn DN : Doanh nghiệp DN FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài DNLD : Danh nghiệp liên doanh DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNNĐP : Doanh nghiệp nhà nước địa phương DNNNTW : Doanh nghiệp nhà nước trung ương DNTN : Doanh nghiệp tư nhân EU : Liên minh châu Âu FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KH-CN : Khoa học - công nghệ KTTT : Kinh tế thị trường NHTW : Ngân hàng trung ương ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PERQ : Chương trình cải thiện chất lượng chính sách PTTH : Phổ thông trung học R&D : Nghiên cứu và triển khai TBCN : Tư bản chủ nghĩa TNC : Công ty xuyên qu ốc gia TTCK : Thị trường chứng khoán TTTC : Thị trường tài chính VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: QUY LUẬT PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GIỮA CÁC LOẠI TƯ BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH 12 1.1. Bản chất quy luật phân chia lợi nhuận trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh 12 1.1.1. Lợi nhuận - hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản 12 1.1.2. Lợi nhuận bình quân - quy luật điều tiết phân phối lợi nhuận trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh 31 1.2. Sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong chủ nghĩ a tư bản tư do cạnh tranh 43 1.2.1 Các loại tư bản trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và mối quan hệ giữa chúng 43 1.2.2. Sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh 56 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM MỚI TRONG PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GIỮA CÁC LOẠI TƯ BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY 75 2.1. Những đặc điểm cơ bản của thế giới hiện nay tác động tới sự phân chia tư bản và quy luật phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản 75 2.1.1. Sự hình thành, phát triển của độc quyền tư bản 75 2.1.2. Sự phát triển của khoa học - công nghệ 84 2.1.3. Toàn cầu hóa kinh tế 95 2.1.2. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước 98 2.2. Đặc điể m phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện thế giới hiện nay 101 2.2.1. Những đặc điểm chung 101 2.2.2. Phân chia lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay 120 Chương 3: VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GIỮA CÁC LOẠI TƯ BẢN VÀO ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 140 3.1. Quan điểm 140 3.2. Giải pháp 146 3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản để tìm ra và học hỏi kinh nghiệm xác lập quan hệ sản xuất mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường 146 3.2.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 149 3.2.3. Đẩy nhanh quá trình phát triển hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động 158 3.2.4. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại 174 3.2.5. Tăng cường vai trò qu ản lý giám sát của nhà nước đối với phân chia lợi nhuận đảm bảo sự bình đẳng trong giải quyết vấn đề lợi ích giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế 196 KẾT LUẬN 199 TÀI LIỆU THAM KHẢO 201 PHỤ LỤC 205 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, việc nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và học thuyết kinh tế của C.Mác nói riêng ở nước ta thường xuyên được quan tâm chú trọng. Nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là cơ sở lý luận khoa học, nền tảng tư tưởng cho phong trào công nhân, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và phát triể n phù hợp với những điều kiện mới của thế giới và trong nước. Nếu như trước đây, việc nghiên cứu và vận dụng lý luận kinh tế của C.Mác chủ yếu được thực hiện theo hai hướng tương đối tách biệt: một là, sử dụng những quan điểm của C.Mác về chủ nghĩa tư bản để phê phán chủ nghĩa tư bản v ới tư cách là một xã hội bóc lột, bất công và nhất thời; hai là, nghiên cứu vận dụng những dự báo của C.Mác về xã hội tương lai trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì trong những năm gần đây đã xuất hiện xu hướng mới trong nghiên cứu lý luận của C.Mác về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa để vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việ t Nam, đặc biệt là về học thuyết giá trị thặng dư, trong đó có lý luận về sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản. Mặc dù vậy, cho đến nay việc nghiên cứu lý luận của C.Mác về sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức phổ biến ngày nay về vấn đề này vẫ n chỉ dừng lại ở mức khẳng định rằng xã hội tư bản là xã hội bóc lột, các hình thái thu nhập của các loại tư bản, mà C.Mác đã phân tích, chẳng qua chỉ là biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Hơn thế nữa, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã chuyển hóa thành chủ nghĩa tư bản độc quyề n với sự gia tăng vai trò kinh tế của nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tình hình đó đã gây ra nhận thức không đúng, rằng lý luận của C.Mác về sự 2 phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản không còn giá trị thời đại, những nghiên cứu về lý luận này chủ yếu nhằm hiểu rõ thêm bản chất bóc lột của tư bản nói chung và từng hình thái tư bản cụ thể nói riêng, vấn đề nghiên cứu để vận dụng vào phát triển kinh tế ngày nay ở nước ta hầu như chưa được quan tâm. Trong khi đó, việc hoạch định đường lố i chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn là công việc vô cùng khó khăn, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không nhỏ là còn thiếu cơ sở lý luận khoa học. Trong nghiên cứu lý luận ở nước ta đã gặp phải không ít sai lầm nghiêm trọng như phủ nhận tính tất yếu khách quan của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư duy mới kể từ khi đổi m ới đã khẳng định rõ sự cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng đang đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết cả trong lý luận và trong thực tiễn. Làm thế nào để xác lập quan hệ sản xuất mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị tr ường ở nước ta trong điều kiện đa sở hữu, thành phần kinh tế và hội nhập, cho đến nay vẫn là những vẫn đề chưa tìm được lời giải đầy đủ. Trong nghiên cứu và giảng dạy về lý luận của C.Mác tại hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trong hệ thống các viện nghiên cứu về kinh tế và các trường đại học ở nướ c ta, vấn đề phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản, vẫn chủ yếu được đề cập tới theo phương diện khẳng định rằng, các hình thái thu nhập của các loại tư bản trong chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là biểu hiện của giá trị thặng dư, là biểu hiện cụ thể của bản chất bóc lột của quan hệ sản xu ất tư bản chủ nghĩa. Sự phân tích của C.Mác về mối quan hệ giữa các hình thái tư bản và sự phân chia lợi nhuận giữa chúng dưới tác động quy luật phân phối giá trị thặng dư chưa được quan tâm đúng mức, từ đó lý luận về từng loại tư bản và từng hình thái lợi nhuận tương ứng với chúng mới chỉ được nghiên cứu chủ yếu theo góc độ tương đối độc lập, riêng rẽ. Quá trình trở thành thống trị của quan 3 hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua kinh tế thị trường trong lý luận của C.Mác vì thế chưa được nghiên cứu làm rõ để có hướng vận dụng cụ thể và có hiệu quả vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặc dù thế giới hiện nay đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ C.Mác nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, song việc nghiên cứu lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản và tác động của những điều kiện mới tới sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản ngày nay vẫn là vấn đề có tính thời sự, cấp thiết. Sự nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này sẽ cho phép bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học để ti ếp tục khẳng định những giá trị khoa học có tính thời đại của chủ nghĩa Mác -Lênin, đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm quý cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện của th ế giới hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011 theo Quyết định Số: 2780/QĐ- HVCT-HCQG, ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tác phẩm "Tư bản" nổi tiếng của C.Mác là một công trình nghiên cứu kinh tế hết sức vĩ đại, đồng thời có ý nghĩa lý luận vô cùng to lớn cả trong thời đại ngày nay. Trong tác phẩm này, C.Mác đã vận dụng những luận điểm và khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông đã phân tích khoa học và triệt để chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội có tính lịch sử, đã vạch ra được các quy luậ t ra đời, phát triển và diệt vong của nó. Trong tác phẩm này, từ phân tích nguồn gốc và bản chất giá trị thặng dư, C.Mác đã dành một dung lượng rất lớn để trình bày về sự phân phối lợi nhuận giữa các loại tư bản thông qua mối quan hệ giữa các hình thái tư bản và sự hình thành các hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư tương ứng, 4 từ đó ông đã khái quát được logic phát triển của chủ nghĩa tư bản trong sự kết hợp phân tích logic với góc độ lịch sử. Từ đó đến nay, trải qua đã hơn một thế kỷ, nền kinh tế - xã hội thế giới có nhiều đổi thay. Chủ nghĩa tư bản, do thích ứng với những tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, do sự chi phối của lực lượng sản xuất đang phát triển ở trình độ cao đã đạt được năng suất lao động cao, tạm thời kìm giữ được những mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở một giới hạn nhất định, nên hiện nay chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn tiềm năng để phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội là mộ t chế độ xã hội tiến bộ, là tương lai của loài người, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử bị sụp đổ, thất bại bởi duy trì một mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Dựa vào đó, những thế lực thù địch dưới nhiều dạng thức khác nhau tiếp tục tìm cách chia rẽ, tấn công, phản bác lý luận kinh tế của Mác, trong đó có lý luận về sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản cả trực tiếp và gián tiếp. Để khẳng định sức sống và sự trường tồn của học thuyết giá trị thặng dư nói chung và lý luận phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản nói riêng đã có khá nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan tới lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiệ n của thế giới hiện nay như: 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện thế giới hiện nay, tiêu biểu là: Thứ nhất, Đề tài khoa học cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 KX01.10 “Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và th ực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” do GS.TS Nguyễn Công Nghiệp làm chủ nhiệm. Đề tài, từ xác định đối tượng phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khẳng định lợi nhuận là hình thái thu 5 nhập quan trọng, có vai trò động lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cần phát huy vai trò đó của lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta. Từ đó, đề tài đã đề xuất quan điểm rằng phải xử lý hài hòa lợi ích giữa ba chủ thể là nhà nước, doanh nghiệp, người lao động. Để lợi nhuận phát huy vai trò động lực thúc đẩy kinh doanh hiệu quả đề tài đã đề xuất giải pháp ch ống độc quyền, tạo sự công bằng trong sự phát triển. Những kết quả nghiên cứu đó cho thấy tầm quan trọng của lý luận phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản đối với phát triển kinh tế nước ta ngày nay, song những phân tích đánh giá này chưa thực sự dựa vào lý luận của C.Mác, do đó chưa luận giải rõ quy luật phân phối thu nhập giữa các loại tư bản d ưới hình thái lợi nhuận và vai trò của nó ở nước ta ngày nay. Thứ hai, Đề tài KX01.02 “Kinh tế chính trị Mác - Lênin, những giá trị và những vấn đề đặt ra” do GS, TS Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm. Đề tài đã khái quát những giá trị khoa học cơ bản của học thuyết kinh tế của C.Mác về chủ nghĩa tư bản. Lý luận phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản được nghiên cứu thông qua sự biểu hi ện của giá trị thặng dư dưới các hình thức lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô tư bản chủ nghĩa. Cùng với việc nhấn mạnh mặt giá trị khoa học của từng lý luận của C.Mác, đề tài đã bước đầu phân tích một số nhân tố tác động tới sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản ngày nay như sự phát triển củ a các loại thị trường và sự gia tăng của chi phí lưu thông, đặc biệt là chi phí lưu thông thuần túy…Đó là những đóng góp không nhỏ trong nghiên cứu về lý luận phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản, Tuy nhiên, những luận giải đó mới bước đầu đi vào phân tích, khái quát, cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Thứ ba, đề tài khoa học cấp bộ năm 2007, “Những vấn đề cần làm rõ trong lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin về địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền”do PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích và khái quát được những nội dung cơ bản của học thuyết của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chỉ ra tác động của [...]... của đề tài Làm rõ những nội dung cơ bản lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản; phân tích đánh giá các nhân tố tác động tới quy luật phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản, những đặc điểm chung của sự phân chia lợi nhuận cùng những đặc điểm đặc thù ở Việt Nam trong điều kiện của thế giới hiện nay; đề xuất quan điểm và các giải pháp vận dụng lý luận này vào phát triển nền kinh... phương pháp luận cho nghiên cứu hoàn thiện lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện thế giới ngày nay Thứ tư, đề tài khoa học cấp bộ năm 2009 Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay" do TS Nguyễn Minh Quang làm chủ nhiệm Đề tài đã phân tích và khái quát được những nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và bước... của những thay đổi về quan hệ sản xuất tư ng thích với sự phát triển của lực lượng sản xuất mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại và tác động của cách mạng khoa học công nghệ tới sự phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện ngày nay Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần tạo cơ sở ban đầu cho phân tích lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện của thế giới hiện nay, ... thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu 5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản với tư cách là cơ sở khoa học cho phân tích đánh giá về phân chia lợi nhuận trong điều kiện thế giới hiện nay; - Phân tích,... tích, đánh giá các nhân tố tác động tới phân chia lợi nhuận và động thái phân chia lợi nhuận trong điều kiện thế giới hiện nay nói chung và tại Việt Nam nói riêng để bổ sung thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế ở nước ta thời gian tới; - Vận dụng lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện thế giới hiện nay đề xuất các quan điểm, giải... Hồ Chí Minh 12 Chương 1 QUY LUẬT PHÂN CHIA LỢI NHUẬN GIỮA CÁC LOẠI TƯ BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH 1.1 BẢN CHẤT QUY LUẬT PHÂN CHIA LỢI NHUẬN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH 1.1.1 Lợi nhuận - hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản 1.1.1.1 Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Lợi nhuận là phạm trù đã được đề cập... loại tư bản trong điều kiện thế giới hiện nay và các nhân tố tác động tới quá trình này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lý luận của C.Mác về phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong điều kiện của thế giới hiện nay Vì vậy, đề tài nghiên cứu không có sự trùng lặp với các công trình, đề tài đã được công bố 3 Mục tiêu của đề tài Làm rõ... thu lợi nhuận cao Tóm lại, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình, đề tài nghiên cứu đều đã có những cố gắng nhất định trong việc luận giải về sự phân chia lợi nhuận trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá kinh tế Ở những mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu đã luận giải và phân tích được một số biểu hiện của phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong. .. nhuận thấp Do đó, từ phân tích lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận với tư cách là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư, C.Mác đã đi tới luận giải về biểu hiện của quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB với tư cách là sức mạnh chi phối điều tiết các hoạt động kinh tế chủ yếu của các nhà tư bản thông qua phân phối và thực hiện lợi ích của tư bản trong điều kiện kinh tế thị trường... độc quyền tư bản, trở thành lực lượng kinh tế chi phối những quan hệ kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, từ đó đã phân tích đánh giá tác động của độc quyền tư bản tới sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản trong chủ nghĩa tư bản độc quyền Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã góp phần khẳng định những giá trị khoa học về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu kinh tế của C.Mác được . trong đó c lý luận về sự phân chia lợi nhuận giữa c c loại tư bản. M c dù vậy, cho đến nay vi c nghiên c u lý luận c a C. M c về sự phân chia lợi nhuận giữa c c loại tư bản vẫn chưa đư c quan tâm. C C LOẠI TƯ BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY 75 2.1. Những đ c điểm c bản c a thế giới hiện nay t c động tới sự phân chia tư bản và quy luật phân chia lợi nhuận giữa c c loại tư bản. C. M c về phân chia lợi nhuận giữa c c loại tư bản trong điều kiện thế giới ngày nay. Thứ tư, đề tài khoa h c c ấp bộ năm 2009 Lý luận c a C. M c về giá trị thặng dư trong điều kiện c a thế giới

Ngày đăng: 30/07/2015, 18:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w