SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC —————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013–2014 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. ——————————— Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng các phép liên kết là phép nối và phép thế; chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8, tập 2, NXBGDVN, 2013) Câu 2 (2,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hai câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 3 (6,0 điểm) Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, 2012). —————HẾT————— Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh……………………………………; Số báo danh…………… SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC —————— (Hướng dẫn chấm có 04 trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013–2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn ——————————— Câu 1 (2,0 điểm) Yêu cầu: a) Về nội dung: đoạn văn đảm bảo các ý cơ bản sau: Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ: - Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ. - Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ. => Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc. b) Về hình thức - Viết thành đoạn văn. - Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết là phép nối, phép thế (thí sinh phải chỉ rõ các phép liên kết đã sử dụng). Lưu ý: - Viết không đúng hình thức đoạn văn thì cho tối đa là 0,5 điểm. - Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo về nội dung nhưng không sử dụng đúng các phép liên kết nêu trên thì cho tối đa là 1,0 điểm. Câu 2 (2,0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ quan điểm, suy nghĩ của mình về ý nghĩa của 2 câu ca dao (công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái). Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25đ - Giảng giải các hình ảnh so sánh: công cha được ví như núi 0,25đ HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2013-2014 2 Thân bài Thái Sơn (ngọn núi cao ở Trung Quốc), nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn (không bao giờ vơi cạn). - Ý nghĩa của câu ca dao: công lao, nghĩa tình to lớn của cha mẹ đối với con cái. Từ đó nhắc nhở mọi người sống sao cho xứng đáng với tấm lòng của cha mẹ. 0,5đ - Những biểu hiện công lao, nghĩa tình của cha mẹ dành cho con cái. 0,25đ - Phê phán những biểu hiện sống vô ơn bạc nghĩa, trái với đạo hiếu của dân tộc 0,25đ - Khẳng định đạo lý sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà câu ca dao khuyên nhủ. 0,25đ Kết bài Rút ra bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân. 0,25đ Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, cần phân tích được một số dẫn chứng tiêu biểu. Câu 3 (6,0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn, tổng hợp kiến thức để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, nắm chắc nội dung tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện. Bài viết phải thể hiện rõ chất thơ - tính chất trữ tình trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa. Cụ thể bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,5đ Thân bài 1. Khái quát chung - Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên, con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái - Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa nhưng chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm đượm trong vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ 1,0đ 2. Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2013-2014 3 a. Chất thơ trong thiên nhiên - Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bắt gặp. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào những đàn bò lang cổ ; Sa Pa của nắng ngập tràn (nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây nắng chiếu làm cho bó hoa thêm rực rỡ nắng đã mạ bạc cả con đèo ); Sa Pa của những rừng cây (những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng), của sương (các vòm lá ướt sương) Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình. 1,0đ b. Chất thơ trong vẻ đẹp của con người * Nhân vật anh thanh niên: vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh: con người có tình yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình và ý nghĩa của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống và làm việc (nêu dẫn chứng cụ thể); là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (nêu dẫn chứng cụ thể); biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp, lãng mạn (nêu dẫn chứng cụ thể); con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh (nêu dẫn chứng cụ thể). Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất ngờ cho mọi người và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, nghệ thuật. * Các nhân vật khác - Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người và nghệ thuật (nêu dẫn chứng cụ thể). - Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến, sẵn sàng rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc gặp gỡ với người thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp, hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đã lựa chọn (nêu dẫn chứng cụ thể). - Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của ong, tự tay thụ phấn cho hoa su hào - Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét => Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì cuộc sống, vì mọi người. 2,5đ * Đánh giá - Lặng lẽ Sa Pa là đoạn trích giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng khơi gợi nhiều xúc cảm 0,5đ HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2013-2014 4 cho người đọc. - Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long. Kết bài Khái quát vấn đề nghị luận, nêu suy nghĩ của bản thân. 0,5đ Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Lưu ý: - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm . —————HẾT————— HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 2013-2014 5 . SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC —————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 20 13 20 14 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn Thời gian làm bài:. trang) KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 20 13 20 14 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn ——————————— Câu 1 (2, 0 điểm) Yêu cầu: a) Về nội dung: đoạn văn. ý cơ bản sau: Mở bài Giới thi u vấn đề cần nghị luận. 0 ,25 đ - Giảng giải các hình ảnh so sánh: công cha được ví như núi 0 ,25 đ HDC Văn HS2 TS10 CVP năm học 20 13 -20 14 2 Thân bài Thái Sơn (ngọn