đặc điểm hiện tại và xu thế chung trong tương lai tới của nền kinh tế thế giới

38 486 2
đặc điểm hiện tại và xu thế chung trong tương lai tới của nền kinh tế thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đặc điểm hiện tại và xu thế chung trong tương lai tới của nền kinh tế thế giới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP QUÁ TRÌNH NHÓM MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI TỚI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI – NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN NỔI CỘM VÀ GIẢI PHÁP Ở TẦM VĨ MÔ CHO VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP LỚP : D7-TMDT NHÓM 11 Hà Nội, 2015 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh tế, trường Đại Học Điện Lực, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cung cấp những thông tin cần thiết giúp tôi hoàn thành bài tập quá trình nhóm theo đúng yêu cầu. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô thầy giáo Phan Duy Hùng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện bài tập quá trình nhóm này. Cuối cùng, các thành viên trong nhóm 11 xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất giúp hoàn thành bài tập quá trình này ! Do thời gian và trình độ nghiên cứu lý luận còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý kiến để bài tập quá trình có thể hoàn thiện hơn nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 03 năm 2015 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ NHỮNG XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1 Đặc điểm hiện nay của nền kinh tế thế giới 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm các nền kinh tế khu vực và quốc gia rất đa dạng, phát triển không đều, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. 1.1.1.2 Khái niệm nền kinh tế tri thức Nền kinh tế tri thức là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức: - Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối. - Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin… - Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu. - Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao. - Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn - Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định. Điều kiện phát triển của nền kinh tế tri thức: - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ. - Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học. - Chú trọng phát triển công nghệ thông tin. - Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài. 4 1.1.1.3 Khái niệm toàn cầu hóa Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế, văn hóa, khoa học,…trong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế. Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mỗi liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động , phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa, nhưng khác với quốc tế hóa là toàn cầu hóa làm cho các mối liên kết giữa các quốc gia, dân tộc tăng lên chưa từng có cả về chiều sâu và bề rộng, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới… Biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa: - Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Hệ quả của toàn cầu hóa: - Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. 1.1.2 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Đặc trưng: - Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. - Dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. 5 - Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KT-XH Biểu hiện: - Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh… - Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới với những tính năng mới như vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, gốm tổng hợp, sợi thủy tinh… - Công nghệ năng lượng: sử dụng ngày càng nhiều dạng năng lượng mới - Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin. Tác động: - Tích cực. + Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trước đây sức sản xuất của con người chủ yếu là lao động thể lực, ngày nay người máy dần thay thế sức lao động con người. + Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao (…) có tác dụng giảm nguyên liệu, năng lượng, không gian sản xuất, lao động tạo ra các sản phẩm nhiều hàm lượng KHKT. + Làm thay đổi cơ cấu lao động, tăng tỉ lệ lao động trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm. + Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, gắn bó chặt chẽ với nhau. - Tiêu cực. + Ỉ lại vào máy móc. + Tình trạng mệt nhọc, căng thẳng hoặc phát sinh bệnh nghề nghiệp… 6 + Sự ra đời của các loại vũ khí nguy hiểm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông… + Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo. 1.2 Xu hướng khu vực hóa kinh tế Khu vực hóa kinh tế là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế: - Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực. - Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên. - Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới. - Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh: - Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn: + Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). + Liên minh Châu Âu (EU). + Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN). + Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). + Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). - Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng: + Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27. + MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006. 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu và tài liệu được dùng để thực hiện đề tài này được thu thập từ một số trang web như mpi.gov.vn, tapchitaichinh.vn, mofahcm.gov.vn, tuoitre.vn,…và một số bài báo cũng như cuốn sách khác. 7 1.3.2 Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tiêu chuẩn so sánh thường là :chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình nền kinh tế đã qua. 1.3.3 Phương pháp phân tích Phân tích các vấn đề liên quan đến xu thế chung của nền kinh tế thế giới và phân tích rõ các vấn đề nổi cộm khi việt nam hội nhập để từ đó đưa ra giải pháp 1.3.4 Phương pháp tổng hợp Tổng hợp các phân tích, đánh giá và dựa trên những kết quả thu được đưa ra những giải pháp cụ thể. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1 Đặc điểm hiện tại của nền kinh tế thế giới Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Về phương diện kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia. - Kinh tế thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu - Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc CMKH và CN hiện đại. - Kinh tế thế giới ngày càng hướng tới nền kinh tế tri thức. 8 - Quá trình toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Những thách thức nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt: + Thế giới sẽ phải đối mặt với một kịch bản tăng trưởng thấp đi kèm với nợ công cao và thất nghiệp, nếu các nhà hoạch định chính sách không sớm có kế hoạch để đảo ngược thực trạng này. Đó là nhận định, đồng thời là lời cảnh báo được Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế đưa ra trước thềm cuộc họp giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. + Tổng Giám đốc Lagarde nhận định mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,4% trong năm ngoái là phù hợp với mức trung bình trong ba thập kỷ qua, song tốc độ tăng trưởng khiêm tốn này không đủ để "chữa lành những tổn thương" do cuộc Đại Suy thoái kinh tế 2007-2009 gây ra khi tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ vẫn cao ở mức 50% tại một số nước. Bà cũng lưu ý tăng trưởng toàn cầu hiện vẫn ở mức "vừa phải và chưa đồng đều", và tiếp tục phải đối mặt với nhiều rủi ro gia tăng. Cụ thể, trong khi các nền kinh tế phát triển, bao gồm cả Mỹ, có tốc độ tăng trưởng nhẹ, tình hình kinh tế tại các nền thị trường mới nổi và nước đang phát triển lại không mấy khả quan do giá dầu và hàng hóa sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc đang có xu hướng chậm lại song vẫn "vững chắc", trong khi một phần của Trung Đông lại đang chìm trong khủng hoảng kinh tế và chính trị. + Cũng trong bài phát biểu, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu sẽ phải trải qua tình trạng tăng trưởng thấp trong dài hạn với nhiều thách thức đang ngày càng gia tăng. Theo bà Lagarde, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, hệ thống ngân hàng trên thế giới đã dần ổn định song những rủi ro lại "dịch chuyển từ các ngân hàng sang các tổ chức phi ngân hàng, từ các nền kinh tế phát triển sang các thị trường mới nổi". Đơn cử như đồng Đô-la tăng giá lại làm suy yếu các đồng tiền chủ chốt khác, khiến các thị trường mới nổi phải gánh một khoản nợ lớn bằng đồng Đô-la. Ngoài ra, lãi suất thấp cũng cũng làm gia tăng những rủi ro đối với các nhà đầu tư. 9 +Đối với Nhật Bản và khu vực châu Âu, bà Lagarde kêu gọi những nước này cần tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ và chính sách tài chính nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế trong khi vẫn duy trì khả năng chịu nợ trong trung hạn. Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần được hỗ trợ để có thể tiếp cận nguồn vốn. Để có thể củng cố sự vững chắc của kiến trúc tài chính toàn cầu, nhà lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng chủ trương thúc đẩy hợp tác với các tổ chức tài trợ mới như Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án ở các nước châu Á. + Bài phát biểu của Tổng Giám đốc Lagarde được đưa ra hai ngày sau khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang đe dọa mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên thế giới vào năm 2030 mà thể chế tài chính này đề ra. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đưa ra cảnh báo các nền kinh tế hàng đầu thế giới nên chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài và tình trạng này sẽ khiến các chính phủ và doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc giảm các khoản nợ. + Ngày 10/4/2015, số liệu mới nhất vừa được 3 công ty nghiên cứu thị trường lớn tại Anh công bố ông bố cho thấy, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2009, trong khi các nước đang phát triển phải vật lộn ứng phó với tác động đồng Đô-la mạnh lên và giá hàng hóa yếu đi. +Công ty Capital Economics, qua theo dõi số liệu sơ bộ từ 46 thị trường đang nổi, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân của các thị trường này trong 3 tháng đầu năm có thể chỉ đạt 4%, thấp hơn so với 4,5% trong quý trước đó và là mức thấp nhất kể từ mức 3,9% trong quý cuối năm 2009. +Trong khi đó, với việc ước tính riêng rẽ về tăng trưởng trung bình Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhà kinh tế Felix Huefner thuộc Viện Tài chính quốc tế (IIF) dự đoán tốc độ phát triển của các nền kinh tế đang nổi chỉ đạt khoảng 3,4% trong quý đầu năm nay, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (4,6%). Chuyên gia kinh tế Chris Williamson thuộc hãng Markit Economics nhận định tăng trưởng GDP của các nền kinh tế đang nổi trong quý I/2015 sẽ rơi xuống dưới 5%. 10 [...]... thế chung trong tương lai của nền kinh tế thế giới Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tôn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế. .. phát triển kinh tế theo chiều sâu Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nèn sản xu t vật chất sang nền sản xu t tinh thần-cơ sở vật chất của xã hội tương lai 2.2.1 Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau 11 Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có... thức thả nổi Các nước kinh tế đang phát triển cũng đang tích cực tiến hành nền kinh tế cho phù hợp với xu hướng mới này của thế giới Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh hơn Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay 2.2.2 Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công... nhân lực của nước ta lâu nay không được coi là hàng hóa đang và sẽ trở thành hàng hóa, được lưu thông cả trên thị trường trong và ngoài nước Thị trường quốc gia vì thế sẽ được mở rộng hơn Việc tham gia đầy đủ vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đang và sẽ tạo ra những cơ hội mới cho nước ta và cải thiện vị thế nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và thế giới Đồng thời, sự tương tác... lớn, tự do và bình đẳng với việc ngày càng dỡ bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử chính thức và không chính thức, kinh tế và phi kinh tế, sẽ tạo ra cơ hội không chỉ cho các công ty lớn, các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các công ty nhỏ, các nền kinh tế nhỏ tham dự bình đẳng và rộng rãi vào sự vận hành của guồng máy kinh tế thế giới mang tính toàn cầu 22 Cùng với xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường... triển kinh tế của các quốc gia Sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải có tư duy mới, biết tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, phát huy thế mạnh của mình để hội nhập với nền kinh tế thế giới Đối với nước ta, việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là việc làm hết sức cần thiết Nếu không quan tâm đến điều này, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển như hiện. .. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ Trong những điều kiện mới hiện. .. hoá và khu vực hoá và đã đưa đến nền chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế trên bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu bên cạnh sự đẩy mạnh tìm kiếm hợp tác trong cạnh tranh Khía cạnh thứ ba là: Xu thế toàn cầu hoá gia tăng với các biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của hoạt động tài chính tiền tệ; sự gia tăng của mậu dịch quốc tế nhanh hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh. .. giảm sút, thất nghiệp cao và thiếu vốn đầu tư ở các nước Đông Âu, sự tan rã và suy sụp nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô cũ đã cho thấy rằng mô hình kinh tế tập trung quan liêu, đóng cửa không phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay Nó khẳng định con đường phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển cũng như đang tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường... ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia như nhất thể hoá cộng đồng kinh tế châu Âu, hình thành khu vực tự do Bắc Mỹ, Canada mở rộng tới Mêhicô, tiến tới toàn châu Mỹ liên kết kinh tế nhiều tầng giữa Nhật Bản với các nước ASEAN và NIC tiến tới nhất thể hoá kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 19 - Tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, trợ . GIỚI 1.1 Đặc điểm hiện nay của nền kinh tế thế giới 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm các nền kinh tế khu vực và. LỰC KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP QUÁ TRÌNH NHÓM MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI TỚI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI – NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN NỔI CỘM VÀ GIẢI PHÁP. và dựa trên những kết quả thu được đưa ra những giải pháp cụ thể. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1 Đặc điểm hiện tại của

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ NHỮNG XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

    • 1.1.1 Một số khái niệm

      • 1.1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thế giới

      • 1.1.1.2 Khái niệm nền kinh tế tri thức

      • 1.1.1.3 Khái niệm toàn cầu hóa

      • 1.1.2 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

      • 1.3 Phương pháp nghiên cứu

        • 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

        • 1.3.2 Phương pháp so sánh

        • 1.3.3 Phương pháp phân tích

        • 1.3.4 Phương pháp tổng hợp

        • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ XU THẾ CHUNG TRONG TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

          • 2.1 Đặc điểm hiện tại của nền kinh tế thế giới

          • 2.2 Xu thế chung trong tương lai của nền kinh tế thế giới

            • 2.2.1 Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới

            • 2.2.2 Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp.

            • 2.2.3 Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất – Một nền văn minh hậu công nghiệp

            • 2.2.4 Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế

            • 2.3 Cơ hội, thách thức của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập

              • 2.3.1 Cơ hội

              • 2.3.2 Thách thức

              • 2.4 Kết luận chương 2

              • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP

                • 3.1 Định hướng phát triển

                • 3.2 Một số giải pháp ở tầm vĩ mô cho Việt Nam khi hội nhập

                  • 3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

                  • 3.3 Kết luận chương 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan