đề thi thử đại học 2013 hay (7)

5 297 0
đề thi thử đại học 2013 hay (7)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ 6 Câu 1: Cho a gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc). Nếu nung a gam hỗn hợp trên trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng chất rắn ban đầu là bao nhiêu gam? A. 1,6 gam B. 2,4 gam C. 3,2 gam D. 0,8 gam. Câu 2: Ion M 2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6 . Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 4, phân nhóm chính nhóm II. B. Chu kì 3, phân nhóm chính nhóm VIII. C. Chu kì 3, phân nhóm phụ nhóm VIII. D. Chu kì 3, phân nhóm chính nhóm II. Câu 3: Cho rất từ từ dung dịch NaAlO 2 vào dung dịch HCl đến dư sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây: A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện ngay từ đầu, không bị hoà tan. C. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó có kết tủa keo trắng tạo thành. D. Lúc đầu có kết tủa keo trắng tạo thành sau đó tan, dung dịch thu được trong suốt. Câu 4: Muốn khử Fe 3+ trong dung dịch thành Fe 2+ tinh khiết người ta dùng chất nào sau đây: A. Kim loại Ag. B. Kim loại Cu. C. Kim loại Fe. D. Kim loại Mg. Câu 5: Để làm mềm nước cứng tạm thời người ta có thể dùng những cách nào sau đây: (1)Dùng dung dịch Ca(OH) 2 vừa đủ; (2)Dùng dung dịch Na 3 PO 4 ; (3)Dùng dung dịch Na 2 CO 3 ; (4)Dùng phương pháp đun nóng; (5)Dùng dung dịch HCl? A. (1); (2); (3); (5). B. (2); (3); (4); (5). C. (1); (2); (3), (4). D. (1); (3); (4); (5). Câu 6: Cho 46,4 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch H 2 SO 4 2M. Nếu cho CO dư qua 23,2 gam hỗn hợp A thì thu được bao nhiêu gam chất rắn (Phản ứng xảy ra hoàn toàn). A. 11,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,8 gam. D. 16,8 gam. Câu 7: Hỗn hợp X gồm MgCO 3 và BaCO 3 trong đó có a% MgCO 3 về khối lượng. Hoà tan 14,05 gam X vào dung dịch HCl dư thu được sản phẩm khí A. Cho A hấp thụ hết vào 50 ml dung dịch Ca(OH) 2 2M thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 70,1%. B. 25,4%. C. 74,6%. D. 29,9%. Câu 8: Để tráng một tấm gương người ta phải dùng 5,4 gam glucozơ, biết hiệu suất của phản ứng đạt 95%. Khối lượng Ag bám trên tấm gương là: A. 3,078 gam. B. 2,16 gam. C. 5,4 gam. D. 6,156 gam. Câu 9: Cho các amin sau: (1)Etylamin; (2)Đimetylamin; (3)Metylamin; (4)Điphenylamin; (5)Phenylamin. Thứ tự tăng dần tính bazơ của các amin trên như sau: A. (4); (5); (3); (2); (1). B. (4); (5); (3); (1); (2). C. (5); (4); (3); (2); (1). D. (3); (2); (1); (5); (4). Câu 10: Đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm CO 2 , N 2 , và hơi nước. X có thể là chất nào sau đây: A. Chất béo. B. Prôtit. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ Câu 11: Chất hữu cơ A (chứa C, H, O, N) được đem đốt cháy hoàn toàn thu được CO 2 và H 2 O có tổng số mol bằng 2 lần số mol của O 2 đã tham gia phản ứng. A vừa tác dụng được với NaOH, vừa tác dụng với HCl. Công thức cấu tạo của A là: A. HCOOH 3 N-CH=CH 2 . B. CH 3 -COONH 4 . C. CH 3 -CH 2 -COONH 4 . D. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH. Câu 12: Tìm khái niệm đúng trong số các khái niệm sau: A. Tơ axetat thuộc loại tơ hoá học. B. Cao su isopren là cao su thiên nhiên. C. Chất dẻo là những polime có thể kéo thành sợi dài và mảnh. D. Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một. Câu 13: Những chất và vật liệu nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo: (1)Polietilen; (2)polivinylclorua; (3)Polistiren; (4)Polimetylmetacrylat; (5)Nhựa phenolfomanđêhit. A. (1);(2);(3);(4);(5). B. (1); (3); (5). C. (1); (3); (4). D. (1); (2); (3); (4). Câu 14: Cho 2,84 gam 2 rượu tác dụng vừa đủ với Na thu được 4,6 gam chất rắn và V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là: A. 0,896 lít. B. 1,12 lít. C. 1,792 lít. D. 2.24 lít. Câu 15: X là hợp chất hữu cơ mạch hở chứa C, H, O, mạch cacbon liên tục, có khối lượng phân tử là 70 (đvc). X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân thoả mãn của X là (xét cả đồng phân hình học nếu có): A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 1 - 1 -/ Đề 6 Câu 16: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Đốt cháy 0,1 mol X thu được 6,72 lít CO 2 (ở đktc). X tác dụng được với H 2 với tỉ lệ mol n X : n H2 = 1 : 2, thu được rượu no đơn chức mạch hở. X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH ≡ C - CHO. B. CH 2 =CH-CHO. C. OHC-CH 2 -CHO. D. CH 3 -CH 2 -CHO. Câu 17: X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C 4 H 6 O 2 . Đun nóng X với dung dịch NaOH thu được các chất hữu cơ Y, Z. Y, Z đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. HCOOCH 2 -CH=CH 2 . B. HCOOCH 2 -CH 3 . C. HCOOC(CH 3 )=CH 2 . D. HCOOCH=CH-CH 3 . Câu 18: Biết rằng phản ứng este hóa: CH 3 COOH + C 2 H 5 OH CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O có hằng số cân bằng K = 4, nồng độ ban đầu của rượu là 1M, axit là 2M . Tính % rượu bị este hóa A. 75,0%. B. 80,0%. C. 68,0%. D. 84,5%. Câu 19: Cho a mol NO 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa b mol Ba(OH) 2 thu được dung dịch X. Với a = 2b thì pH của dung dịch X là sẽ là: A. pH<7. B. pH = 7. C. Không xác định. D. pH > 7. Câu 20: Theo định nghĩa axit, bazơ của bronstet thì các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ có tính bazơ: A. NH 3 , CO 3 2- , C 6 H 5 O - , AlO 2 - . B. Na + , S 2- , Ba 2+ , HCO 3 - . C. NH 4 + , Al 3+ , NO 3 - , OH - . D. NH 3 , OH - , CO 3 2- , Ba 2+ . Câu 21: Cho phản ứng oxi hóa - khử: KMnO 4 + H 2 O 2 + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + MnSO 4 + O 2 + H 2 O. Tỉ lệ số mol của chất oxi hoá và chất khử trong phản ứng trên là: A. 2:5. B. 1:3. C. 1:5. D. 2: 3. Câu 22: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO 3 , phản ứng xong thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan. Chất tan đó là: A. Cu(NO 3 ) 2 . B. HNO 3 . C. Fe(NO 3 ) 2 . D. Fe(NO 3 ) 3 . Câu 23: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO 3 ) 2 (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,75 gam thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân chứa những chất gì sau đây: A. KNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . B. KNO 3 và KOH C. KNO 3 , HNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . D. KNO 3 và KCl. Câu 24: Cho các hợp chất sau: C 6 H 5 OH; CH 3 COOH; C 2 H 5 ONa; C 6 H 5 ONa; CH 3 COONa, C 2 H 5 OH. Cho các chất trên phản ứng với nhau từng đôi một thì tổng số phương trình phản ứng xảy ra là: A. 6. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 25: Có 4 chất lỏng: benzen, rượu benzylic, phenol và axit axetic đựng trong các lọ không nhãn. Để phân biệt các chất trên người ta có thể dùng các thuốc thử nào sau đây: A. Nước Br 2 , dung dịch Na 2 CO 3 , dd HCl. B. Nước Br 2 , dung dịch Na 2 CO 3 ,Na C. Quì tím, nước Br 2, dung dịch NaOH. D. Quì tím, dung dịch Na 2 CO 3 và nước Br 2 Câu 26: Có thể có bao nhiêu phản ứng xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở của C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, Cu(OH) 2 . A. 7. B. 6. C. 3. D. 5 Câu 27: Oxi hoá m gam rượu đơn chức A bằng oxi (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp B gồm anđêhit, axit, nước và rượu dư. Cho B tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Nếu cho B tác dụng với NaHCO 3 dư thì thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Hiệu suất phản ứng oxi hoá rượu thành axit là: A. 30%. B. 40%. C. 60%. D. 50%. Câu 28: Một hỗn hợp A gồm CH 4 , C 2 H 4 , C 3 H 4 và CH 3 NH 2 . Đốt cháy hoàn toàn A bằng 1 lượng oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng P 2 O 5 (dư), bình 2 đựng dung dịch Ca(OH) 2 nhận thấy khối lượng bình 1 tăng 16,2 gam; ở bình 2 xuất hiện 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun kĩ dung dịch ở bình 2 thấy xuất hiện thêm 7,5 gam kết tủa nữa. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 16,80 lít. B. 15,68 lít. C. 22,40 lít. D. 11,20 lít. Câu 29: Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại được sắp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của ion kim loại như sau: Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ . Phát biểu nào sau đây đúng: A. Cu khử Fe 3+ thành Fe. B. Fe 2+ oxi hóa Cu thành Cu 2+ . C. Fe 3+ oxi hóa Cu về Cu 2+ . D. Cu 2+ oxi hoá được Fe 2+ và Fe 3+ . Câu 30: Trong các loại quặng sắt thường gặp, loại quặng nào được dùng để sản xuất Gang: A. Quặng Hêmatit và Manhêtit. B. Quặng Xiđerit và Hêmatit. C. Quặng Hêmatit và Pirit. D. Quặng Xiđêrit và Pirit. 2 - 2 -/ Đề 6 Câu 31: Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các chất rắn: Na 2 O; Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , Al đó là: A. H 2 O. B. Dung dịch Ba(OH) 2 . C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaOH. Câu 32: X là hiđrocacbon có công thức phân tử C 6 H 14 . Khi cho X tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (ánh sáng) thu được 2 đồng phân. Tên quốc tế của X là: A. 2,3 - Đimetyl butan. B. 2 - Metyl pentan. C. 2,2 - Đimetyl butan. D. 2,2 - Đimetyl propan. Câu 33: Trộn hơi hiđrocacbon A với lượng oxi vừa đủ để đốt cháy hết A trong 1 bình kín ở 120 o C. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết A, sau phản ứng đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất không thay đổi so với trước phản ứng. A có đặc điểm: A. Chỉ có thể là 1 ankan. B. Chỉ có thể là 1 anken. C. Phân tử chứa 4 nguyên tử C. D. Phân tử chứa 4 nguyên tử H. Câu 34: Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, khi đốt cháy chỉ thu được CO 2 và H 2 O với số mol bằng nhau và số mol O 2 tiêu tốn gáp 4 lấn số mol Y đem đốt. Biết Y có khả năng làm mất màu dung dịch Brom và khi Y cộng cộng H 2 (Ni, t 0 ) thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo của Y là: A. CH 2 =CH-CH 2 -CH 2 -OH B. CH 3 -CH=CH-CH 2 -OH C. CH 3 -CH 2 -OH D. CH 2 =CH-CH 2 -OH Câu 35: Khi điện phân Al 2 O 3 nóng chảy, người ta thêm chất criolit Na 3 AlF 6 với mục đích: 1. Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 2.Làm cho tính dẫn điện cao hơn 3.Để được F 2 ở anot 4. Hỗn hợp Al 2 O 3 + Na 3 AlF 6 nhẹ hơn Al nổi lên trên, bảo vệ Al nóng chảy khỏi bị oxi không khí oxi hóa. Trong 4 lý do đã nêu, hãy chọn các lý do đúng: A. Chỉ có 1,2 B. Chỉ có 2,3 C. Chỉ có 1 D. Chỉ có 1,2,4 Câu 36: 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và 1 kim loại M có hóa trị không đổi. Chia X làm 2 phần bằng nhau: - Phân 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,128 lít H 2 đktc, - Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thấy thoát ra 1,792 lít ((đktc) khí NO duy nhất Xác định kim loại M và % khối lượng của M trong hỗn hợp X A. Al và 53,68% B. Cu và 25,87% C. Zn và 48,12% D. Al và 22,44% Câu 37: Cho m gam Al vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO 3 0,3M, Cu(NO 3 ) 2 0,3M, Fe(NO 3 ) 3 0,3M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn nặng 6,0 gam. Tính m A. 1,08 gam B. 1,62 gam C. 0,81 gam D. 1,35 gam Câu 38: 100 ml dung dịch A gồm Ba(OH) 2 1M và NaAlO 2 3M. Thêm từ từ dung dịch H 2 SO 4 1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Đem nung kết tủa đến khối kương không đổi thu được chất rắn B nặng 28,4 gam. Thể tích dung dịch H 2 SO 4 1M đã dùng là: A. 0,7 lít B. 0,8 lít C. 0,5 lít D. 0,6 lít Câu 39: Có 26,8 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe 2 O 3 . Nung A đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B Chia B làm 2 phần bằng nhau: - Phần1 cho tác dung với dung dịch NaOH thấy giải phóng H 2 . - Phần 2 cho tác dung với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 5,6 lít H 2 (đktc). Khối lượng Al và Fe 2 O 3 trong A lần lượt là: A. 2,70 gam và 14,1 gam B. 7,10 gam và 9,70 gam C. 10,8 gam và 16,0 gam D. 5,40 gam và 11,4 gam Câu 40: Trộn a gam bột Fe với b gam bột S rồi nung nóng một thời gian trong bình kín ( không có không khí). Sau phản ứng đem phần chất rắn thu được cho tác dung với lượng dư dung dịch HCl thu được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 4,48 lít khí Z(đktc). Dẫn Z qua dung dịch Cu(NO 3 ) 2 dư thu được 9,6 gam kết tủa đen. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là: A. 40% B. 30% C. 60% D. 50% Câu 41: Hóa hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 rượu no A, B ở 273 0 C, 2 atm được 6,72 lít. (Biết số nhóm chức trong B hơn A một đơn vị và A hơn B một nguyên tử C). - Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H 2 (đktc). - Lấy m gam hỗn hợp X đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam khí CO 2 . CTCT của A, B lần lượt là: A. CH 3 -OH và C 3 H 6 (OH) 2 B. CH 3 -CH 2 -OH và C 2 H 4 (OH) 2 C. CH 3 -CH 2 CH 2 -CH 2 -CH 2 -OH và CH 2 (OH) 2 D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH và C 2 H 4 (OH) 2 3 - 3 -/ Đề 6 Câu 42: Hóa hơi hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 axit no A và B ở 81,9 0 C, 1,3 atm thu được 1,568 lít.Để trung hòa a gam hỗn hợp 2 axit trên cần vừa đủ 100 mi dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam 2 axit trên thu được 6,16 gam CO 2 . Biết rằng B hơn A một nhóm chức.Công thức và số mol A, B lần lượt là: A. CH 3 -COOH 0,03 mol và (COOH) 2 0,04 mol B. CH 3 -CH 2 -COOH 0,04 mol và (COOH) 2 0,03 mol C. CH 3 -COOH 0,04 mol và CH 2 (COOH) 2 0,03 mol D. CH 3 -COOH 0,04 mol và (COOH) 2 0,03 mol Câu 43: Một este E (không có nhóm chức nào khác) có 3 nguyên tố C, H, O. Lấy 1,22 gam E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chỉ có nước và phần rắn là 2,16 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối này thu được a gam K 2 CO 3 .Biết M E nhỏ hơn 140 đvC. Giá trị a và công thức của E là: A. 2,04 gam , H- COO-CH 3 B. 1,38 gam , H-COO-C 6 H 5 C. 1,43 gam , CH 3 -C 6 H 5 D. 1,58 gam , C 6 H 5 -COO-C 6 H 5 Câu 44: Công thức thực nghiệm của A: (C 3 H 4 O 3 ) n , của B: (C 2 H 3 O 3 ) m . A là một axit no thuần chức, B là một axit no, có chứa nhóm -OH. Công thức của A và B lần lươt là: A. C 3 H 5 (COOH) 3 , HOCH 2 (COOH) 3 B. C 3 H 5 (COOH) 3 , (HO) 2 (CH) 2 (COOH) 2 C. C 3 H 5 (COOH) 3 , (HO) 4 (CH) 3 COOH D. C 3 H 5 (COOH) 4 , (HO) 2 (CH) 2 (COOH) 2 Câu 45: Số lượng rượu tương ứng với công thức tổng quát C 3 H 8 O n (với n 0) là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 46: Một hợp chất hữu cơ X mạch hở, chứa C,H,O và chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi đốt cháy một lương X thu được số mol H 2 O gấp đôi số mol CO 2 , còn khi X tác dụng với Na dư cho số mol H 2 bằng ½ số mol X. Công thức X là: A. CH 4 B. HCOOH C. C 2 H 5 OH D. CH 3 COOH Câu 47: Cho 1 mẩu Na vào một dung dịch có chứa Al 2 (SO 4 ) 3 và CuSO 4 , thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Cho H 2 dư đi qua D nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn E. Hòa tan E trong dung dịch HCl dư thì E chỉ tan một phần. Các chất trong E gồm: A. Cu, Al 2 O 3 B. Cu, Al 2 O 3 ,CuO C. Cu, Al 2 O 3 , Al(OH) 3 D. Cu, Al Câu 48: Dẫn luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp rắn X gồm CuO và Fe 2 O 3 đun nóng. Sau một thời gian trong ống sứ còn lại n gam hỗn hợp rắn Y. Khí thoát ra được hấp thụ bằng dung dịch nước vôi trong dư thu được p gam kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa m, n, p là: A. m = n + 0,16p B. m = n - 0,16p C. m = n + 16p D. m = n - 16p Câu 49: Một dung dịch A chứa a mol NaHCO 3 và b mol Na 2 CO 3 . Khi cho thêm (a + b) mol CaCl 2 hoặc (a + b) mol Ca(OH) 2 vào dung dịch A thì lượng kết tủa trong 2 trường hợp lần lượt là: A. 100b gam và 100(a + b) gam B. 100(a + b) gam và 100(a + b) gam C. 100b gam và 100b gam D. 100a gam và 100a gam Câu 50: Hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 , CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B. Cho B vào dung dịch NaOH dư thu được chất rắn C. Thành phần của chất rắn C gồm: A. MgO, Fe 3 O 4 , Cu. B. MgO, Fe, Cu. C. Mg, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. HẾT 4 - 4 -/ Đề 6 5 - 5 -/ Đề 6 . Tìm khái niệm đúng trong số các khái niệm sau: A. Tơ axetat thuộc loại tơ hoá học. B. Cao su isopren là cao su thi n nhiên. C. Chất dẻo là những polime có thể kéo thành sợi dài và mảnh. D. Monome. ứng tráng gương. Số đồng phân thoả mãn của X là (xét cả đồng phân hình học nếu có): A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 1 - 1 -/ Đề 6 Câu 16: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Đốt cháy 0,1 mol X thu được. Quặng Xiđerit và Hêmatit. C. Quặng Hêmatit và Pirit. D. Quặng Xiđêrit và Pirit. 2 - 2 -/ Đề 6 Câu 31: Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các chất rắn: Na 2 O; Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , Al đó là: A.

Ngày đăng: 29/07/2015, 22:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan