Viết phương trình dao động của điểm M cách đều S1, S2 một khoảng d = 8cm.. Để lại quan sát được hiện tượng giao thoa ổn định trên mặt nước, phải tăng khoảng cách S1S2 một đoạn ít nhất bằ
Trang 1TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Vật lý
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn mạch R, L, C như hình vẽ:
R là một biến trở; L = H; C = F
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn
mạch u = 220cosωt (V)
a Xác định ω để hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MP không phụ thuộc vào giá trị của R
b Thay đoạn mạch NQ bằng một động cơ có giá trị định mức là 110V - 100W và khi hoạt động đúng công suất định mức nó có hệ số công suất là cosϕ = 0,85 Để động cơ hoạt động đúng công suất thì biến trở R phải có giá trị là bao nhiêu?
Câu 2( 3 điểm) Mạch dao động LC như ( hình 1) E = 12V, điện trở trong
r = 0,5Ω Đóng K cho dòng điện chạy trong mạch Khi dòng điện ổn
định thì ngắt K, trong mạch có dao động điện từ với hiệu điện thế ở 2
bản tụ C có dạng u =48cos(2.106πt)(V) Biết cuộn dây là thuần cảm
a Xác định độ tự cảm L và điện dung C của mạch
b Viết biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn dây
Câu 3 ( 3 điểm) Hai mũi nhọn S1, S2 ban đầu cách nhau 8cm gắn ở đầu một cần rung có tần số f = 100Hz, được đặt chạm nhẹ vào mặt nước Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,8 m/s
a Gõ nhẹ cần rung cho hai điểm S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng u = A.cos2πft Viết phương trình dao động của điểm M cách đều S1, S2 một khoảng d = 8cm
b.Tìm trên đường trung trực của S1, S2 điểm M2 gần M1 nhất và dao động cùng pha với M1
c Cố định tần số rung, thay đổi khoảng cách S1S2 Để lại quan sát được hiện tượng giao thoa ổn định trên mặt nước, phải tăng khoảng cách S1S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu ? Với khoảng cách ấy thì giữa S1, S2 có bao nhiêu điểm có biên độ cực đại Coi rằng khi có giao thoa ổn định thì hai điểm S1S2
là hai điểm có biên độ cực tiểu.
Câu 4 ( 3 điểm) Vật có khối lượng m trượt từ điểm cao nhất của một
hình cầu bán kính R đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang
a Tới độ cao h nào thì nó rời hình cầu?
b Tính áp lực của nó tại điểm B, bán kính OB nghiêng góc
α = 300 so với OA
Bỏ qua mọi ma sát, vận tốc ban đầu rất nhỏ
Câu 5 ( 2 điểm).
a Một dây dẫn là nửa đường tròn bán kính 20cm có dòng điện I = 10A đi qua Dây đặt trong mặt
phẳng vuông góc với của một từ trường đều, B = 0,01T Tìm lực từ tác dụng lên dây
b Có 2 thanh A và B giống hệt nhau: một thanh nam châm và một thanh sắt Nêu phương án xác định đâu là thanh nam châm, đâu là thanh sắt mà không dùng thêm bất kỳ dụng cụ nào?
Câu 6 ( 3 điểm) Một đĩa compac có bán kính trong và bán kính ngoài của phần ghi là 2,5cm và
5,8cm Khi phát lại, đĩa được quay sao cho nó đi qua phần đầu đọc với tốc độ dài không đổi 130cm/s
từ mép trong dịch chuyển ra phía ngoài
a Tính tốc độ góc ở bán kính trong và bán kính ngoài
b Biết đường quét hình xoắn ốc cách nhau 1,6µm; Tính độ dài toàn phần của đường quét và thời gian quét
Câu 7 ( 3 điểm) Một đĩa đặc đồng tính, khối lượng m, bán kính R, được giữ trong mặt
phẳng thẳng đứng bằng một cái chốt O cách tâm đĩa một khoảng là d ( hình 3)
Cho đĩa dịch đi một góc nhỏ rồi thả ra, đĩa dao động điều hòa
a Tìm biểu thức chu kỳ dao động của đĩa
b Nếu R = 12,5cm; d = thì chu kỳ đo được là T = 0,871s
Hỏi gia tốc rơi tự do tại nơi con lắc đang dao động là bao nhiêu?
L
A B
α
Hình 2
G
O d
Hình 3
+
k
Hình 1