2 Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai nhân vật Tràng dẫn người đàn bà xa lạ về nhà Câu 5: Đám than đã vạc hẳn lửa.. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở,
Trang 1NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015.
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008)
Câu 1: Những thông tin sau đây về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc đúng hay sai:
Tác giả của bài thơ là một nhà thơ trong phong trào Thơ mới.
Tác giả của bài thơ là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách
mạng Việt Nam
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn
Bài thơ chỉ gieo vần chân
Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 2: Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai?
Câu 3: Tìm từ láy diễn tả tâm trạng trong đoạn thơ trên?
Câu 4: Thời gian“Mười lăm năm” trong câu thơ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn
nồng” là khoảng thời gian lịch sử nào của đất nước được nhà thơ nhắc đến?
Câu 5: Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” gợi không gian ở đâu? Câu 6: Biện pháp nghệ thuật tu từ được Tố Hữu sử dụng trong câu thơ “Áo chàm
đưa buổi phân li – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” là:
A Biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh B Biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ
C Biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa D Biện pháp nghệ thuật tu từ hoándụ
Câu 7: Hình ảnh “áo chàm” trong câu thơ: “Áo chàm đưa buổi phân li”gợi vẻ đẹp gì
của người ở lại trong ấn tượng của người ra đi?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
Yêu cầu chung
Học sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản, có khả năng tích hợp, vận dụng kiến
Trang 2- Đại từ “ta”: nói về người dân Việt Bắc- những người ở lại.
3
Từ láy diễn tả tâm trạng: bâng khuâng, bồn chồn
4
Khoảng thời gian từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940)
đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10-1954)
5 Chiến khu Việt Bắc
Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
1 Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích?
- Đây là đoạn văn thuộc phần cuối truyện ngắn "Những đứa con
trong gia đình" của Nguyễn Thi (Truyện và kí, 1966)
- Đoạn văn miêu tả cảnh hai chị em Việt và Chiến khênh bàn thờ
má sang gửi nhà chú Năm trước khi lên đường tòng quân đánh
giặc
Câu 3:
Trang 3Một ngón tay Tnú bốc cháy Hai ngón, ba ngón Không có gì đượm bằng nhựa
xà nu Lửa bắt rất nhanh Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi Răng anh đã cắn nát môi anh rồi Anh không kêu rên Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
1 Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân vật cụ Mết
trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là :
- Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con
- Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn
- Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc
- Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lênchiến đấu
Câu 4:
Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao
ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
1 Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
Trang 4Ý Nội dung Điểm
1 Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là
chính
2 Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ
khi biết con trai ( nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa
lạ về nhà
Câu 5:
Đám than đã vạc hẳn lửa Mỵ không thổi cũng không đứng lên Mỵ nhớ lại đời mình Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy.
Mỵ chết trên cái cọc ấy Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại A Phủ khuỵu xuống không bước nổi Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm Mỵ vẫn băng đi Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1 Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính
2 Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong
đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang
Phiềng Sa
.&
Trang 5Câu 6:
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên Việt ghé vào một đầu Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về Việt khiêng trước Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.
Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
1 Xác định phương thức trần thuật trong đoạn trích?
2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh " con đường" trong phần cuối đoạn trích?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 Xác định phương thức trần thuật trong đoạn trích?
- Truyện ngắn được trần thuật theo ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn
và lời kể là theo giọng điệu của nhân vật với lời nửa trực tiếp Cụ
thể trong truyện ngắn này, tất cả những cảnh vật, sự việc, mọi xúc
cảm, suy nghĩ, những diễn biến tâm lí của nhân vật đều được
trần thuật qua điểm nhìn và giọng điệu của Việt Đây là phương
thức trần thuật giúp nhà văn vừa mở rộng đối tượng miêu tả, vừa
thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật
2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh "con đường" trong
phần cuối đoạn trích?
- Trưoc hết, đây là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể, là con đường quê
hương ngày xưa má từng đi, bây giờ hai chị em lại khiêng má qua
gửi gắm nhà chú trước khi đi bộ đội Con đường vì thế thấm thía
kỉ niệm về má, khơi dậy trong lòng hai chị em Việt, Chiến những
xúc cảm sâu nặng về trách nhiệm với gia đình, quê hương
- Từ đó, hình ảnh con đường sẽ mang thêm nét nghĩa ẩn dụ, trở
thành con đường cách mạng để các thế hệ trong một gia đình,
một cộng đồng dân tộc nối nhau tiếp bước
Trang 6Câu 7:
Một ngón tay Tnú bốc cháy Hai ngón, ba ngón Không có gì đượm bằng nhựa xà
nu Lửa bắt rất nhanh Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi Răng anh đã cắn nát môi anh rồi Anh không kêu rên Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
cháy Hai ngón, ba ngón Không có gì đượm bằng nhựa xà nu Lửa bắt rất nhanh Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu
từ đó
2 Nêu ý nghĩa biểu tượng ngón tay trong văn bản ?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1
Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy Hai ngón, ba ngón Không có gì đượm bằng nhựa xà nu Lửa
bắt rất nhanh Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.: liệt kê, tăng
của kẻ thù Ca ngợi tinh thần trung thành cách mạng,bản lĩnh kiên
cường, dũng cảm của nhân vật Tnú. Đó còn là biểu tượng bi hùng, giàu
chất sử thi và cảm hứng lãng mạn
2
Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! có ýnghĩa: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách
mạng Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí để
đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc
Câu 8:
Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao
ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong
Trang 7sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệthuật của các thành ngữ đó ?
2 Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng
vợ gả chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái Hiệu quả
nghệ thuật của các thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con
2 Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa:
gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn,
khi bà so sánh giữa người ta với còn mình Qua đó, người
đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con
Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng
Câu 9:
Đám than đã vạc hẳn lửa Mỵ không thổi cũng không đứng lên Mỵ nhớ lại đời mình Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy.
Mỵ chết trên cái cọc ấy Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại A Phủ khuỵu xuống không bước nổi Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Trang 81 Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật
như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ?
2 Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ?
3 Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối được tách thành một dòng riêng?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt
hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị
khi cởi trói cho A Phủ Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành
động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị Điều đó phù
hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị
2 Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :
-Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủcủa thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt
-Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho cái ác, cái chết
do bọn chúa đất miền núi gây ra Đó cũng là nơi không hẹn mà
gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ Đó cũng là nơi
để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo
giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình Sự sống, khát
vọng tự do toả sáng từ trong cái chết
3 Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối được tách thành một
dòng riêng Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của
Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc Nó chứng tỏ
tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị Cô cũng không biết phải làm
gì tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối” Như vậy hành
động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn
cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán
cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người mà cũng là vì
“liều” Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi
dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo
A Phủ Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ
thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài
Câu 10:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Trang 9
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
( Chế Lan Viên- Tiếng hát con tàu )
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn?
2 Trong đoạn thơ có xuất hiện hình ảnh của em Theo anh/chị, em ở đây chỉ đối tượng nào? Tình yêu của anh dành cho em có ý nghĩa gì?
3 Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai Tác dụng?
4 Anh, chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
5 Từ nhớ trong đoạn thơ được lặp lại mấy lần? Tác dụng?
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
1 - Biện pháp đối lập : ở/đi ; đất là vật vô tri/ đất là tâm hồn
người
2 - Em có thể là người con gái đã để thương để nhớ nhiều trong
lòng nhà thơ ; có thể là những người con gái vùng cao đã nuôi
giấu cán bộ cách mạng bằng vắt xôi nuôi quân em giấu giữa
rừng ; có thể chỉ chung vùng đất và người miền Tây Bắc
- Tình yêu của anh dành cho em là tình yêu của người lính
dành cho con người và vùng đất đã gắn bó sâu sắc với anh suốt
những năm kháng chiến chống Pháp trường kì, gian khổ
- Tác dụng : Khắc sâu hơn nỗi nhớ cồn cào, da diết, cháy bỏng
trong tâm hồn thi nhân : nhớ rất nhiều, nhớ cảnh, nhớ người…
.&
Trang 10Câu 11:
DỰA VÀO CHÍNH MÌNH
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
- “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh”- Ốc sên mẹ nói
- “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
- “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”
- “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
- “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng
ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”
- “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”
(Theo nguồn Internet)
Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu chuyện trên
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
a Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ những ý cơ bản sau:
1 Giới thiệu vấn đề: Hãy là chính mình thông qua câu chuyện
2 Ý nghĩa nội dung câu chuyện:
- Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong
cuộc sống Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may
mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của
ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái
thời khắc may mắn đó của con người
- Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như
thế Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn
lên, dựa vào nội lực của chính mình Đó vừa là quy luật tất yếu
Trang 11vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
3 Bàn luận
Đây là một ý kiến đúng đắn có ý nghĩa sâu sắc:
- Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ
cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội Và trong môi
trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở
- Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất
Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình
Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả
- Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn
mình vào sự bảo đảm đó
- Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều
quan trọng là phải dựa vào chính mình Đó là quy luật có tính
tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa
không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát
triển của con người chân chính.
- Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong
cuộc sống
4 Bài học nhận thức và hành động:
- Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và
phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân Dựa vào chính mình
còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn
cần thiết
- Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không
phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái Con
người phải biếtn kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên
HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM
a Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ những ý cơ bản sau:
1 Cuộc sống không phải lúc nào cũng sống cho ta mà nhiều khi phải
Trang 12biết sống vì người khác.Nhận định:"Đừng cố gắng trở thành người
nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích" đã thể hiện rõ vấn đề trên
- Bình luận: :
+ Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :
× Tiếng tăm, danh vọng : thường không phải là mục đích caođẹp nhất của cuộc sống
× Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạođức và đẩy con người ta vào tội lỗi
× Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vàonhững con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa Do
đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa
+ Trước hết, hãy là người có ích :
× Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người kháctrong cuộc sống
× Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giátrị cuộc sống
× Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của
họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xãhội Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ
“danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất củahành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ)
+ Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt Tiếng nói củangười nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với ngườikhác, xã hội
+ Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổitiếng bằng mọi cách vì điều đó mang lại nhiều tác hại Hãy để chotiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất:hữu xạ tự nhiên hương
+ Làm sao để là người có ích :
× Hãy sống có lý tưởng;
× Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;
× Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng;
+ Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thựctrong cuộc sống con người Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổitiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình
an, hạnh phúc, chân chính