1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội

37 4K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Lợi Ích Mang Lại Từ Việc Tái Sử Dụng Rác Thải Sinh Hoạt Để Sản Xuất Phân Compost Ở Hà Nội
Tác giả Nhóm Sinh Viên Kinh Tế Môi Trường K42
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Thế Chinh, Thầy Lê Trọng Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Môi Trường
Thể loại Đề Tài
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 259,5 KB

Nội dung

Kinh tế rác thải là một khía cạnh của kinh tế môi trường nó bao gồm tất cả các khâu phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái chế, thiêu đốt, chôn lấp các chất thải mà những chất thải đó được sinh ra từ các hoạt động của nền kinh tế,

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ở ViệtNam đã tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong nhữngnăm tới Đặc biệt ở thành phố Hà Nội, thủ đô của chúng ta đã từng đượccộng đồng quốc tế tôn vinh là “Thành phố xanh”, “Thành phố hoà bình” HàNội là thành phố văn hiến có bề dày lịch sử lâu đời Hà Nội bây giờ đã pháttriển lớn lên , vươn cao cùng năm tháng Sự phát triển mãnh mẽ như vậy làmột điều cần thiết để cho Hà Nội phát triển , hội nhập với nền kinh tế trongnước và trên thế giới Nhưng chính sự phát triển cao như vậy đã gây ranhiều áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng Nhiều vấn đề nangiải , những thách thức lớn đangđặt ra trong công tác bảo vệ môi trườngnhằm phát triển ổn định và bền vững thành phố Muốn vậy cần giải quyêthài hoà các yếu tố kinh tế , văn hoá , xã hội và môi trường

Hơn lúc nào hết, vấn đề giữ gìn bảo vệ môi trường đối với Hà Nộingày càng cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm từ các cơ quan quản lí chức năngđến mọi tổ chức, đoàn thể và quần chúng Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tạitrong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước thải và ô nhiễm khôngkhí, vấn đề rác thải rắn đang thực sự là một thách thức lớn, một mối đe doạkhủng khiếp đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng Giải quyết vấn đềrác thải đô thị thành phố Hà Nội là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom,vận chuyển và xử lí rác Hiện nay có nhiều biện pháp kỹ thuật được áp dụng

để xử lí rác thải đô thị trong đó biện pháp xử lí rác thải chủ yếu vẫn là chônlấp Nhưng thực trạng các bãi rác hiện nay đã quá tải và gây ô nhiễm môitrường rất nghiêm trọng Bên cạnh đó việc xử lí rác thải bằng phương pháp

sử dụng chúng làm phân Compost, một phương pháp được nhiều nơi trên thếgiới áp dụng đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cũng như môi trường Đó

chính là nội dung của đề tài “Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng

Trang 2

rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội” do nhóm sinh

viên Kinh tế môi trường K42 thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầyNguyễn Thế Chinh và thầy Lê Trọng Hoa

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sau khi có những kiến thức ban đầu về môn học kinh tế môi trườngnhóm sinh viên kinh tế môi trường K42 muốn có sự nghiên cứu nội dungmôn học và có điều kiện tham khảo thêm những tài liệu bên ngoài để làmphong phú thêm những kiến thức về môn học Trong các nội dung của mônhọc được tiếp cận chúng em thấy vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt là vấn đềchúng em quan tâm nhất Bởi vì xuất phát từ thực tiễn ở Hà Nội ta thấylượng rác thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều đã làm cho đường phố HàNội có nhiều đống rác nằm ngổn ngang làm mất mỹ quan thành phố

Bên cạnh đó việc xử lí rác thải làm phân Compost còn chưa được phổbiến rộng Do vậy để giúp cho mọi người nhận thức được những lợi ích từviệc tái sử dụng rác thải làm phân Compost nhóm chúng em đã chọn đề tàinày Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chúng

em vẫn còn nhiều thiếu sót Nên chúng em mong nhận được sự giúp đỡ củacác thầy cô giáo và các bạn sinh viên để chúng em hiểu sâu hơn về lĩnh vựcnày

Trang 3

NỘI DUNG

I NHẬN THỨC VỀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI

ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST

Kinh tế rác thải là một khía cạnh của kinh tế môi trường nó bao gồmtất cả các khâu phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái chế, thiêu đốt, chôn lấpcác chất thải mà những chất thải đó được sinh ra từ các hoạt động của nềnkinh tế, mặt khác nó cũng nghiên cứu những tác động về mặt kinh tế củacông tác thiêu đốt, chôn lấp các chất thải đó đến môi trường một khi chúngđược thải ra

Việc hạn chế phát sinh chất thải tại nguồn mang lại hiệu quả rất lớn Nókhông chỉ tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng mà còn hạn chế lượng chấtthải ra môi trường, nó phù hợp với các nước đang phát triển Nhưng trongnhiều trường hợp việc xử lí cuối đường ống là vấn đề bất khả kháng Do vậychúng ta phải xử lí chất thải một cách tốt nhất là tái sử dụng chất thải để đạttới mục tiêu: tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; môi trường hạn chế tối đathu nhận chất thải Xuất phát từ quan điểm trên ta thấy rác thải sinh hoạt lànguồn nguyên liệu để tái sản xuất phân Compost sẽ mang lại những lợi íchsau:

1 Lợi ích về kinh tế

1.1 Tiết kiệm diện tích chôn lấp

Hiện nay rác thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều do đời sống ngàycàng được nâng cao dẫn đến tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều.Trong khi đó việc xử lí rác thải vẫn theo phương pháp truyền thống là chônlấp Do vậy các bãi rác đã chiếm một diện tích rất lớn Để hạn chế lượng rácphải chôn lấp thì việc tái sử dụng rác làm phân Compost đã giảm thiểu khối

Trang 4

lượng rác cần chôn lấp cho nên đã tiết kiệm được diện tích dùng để chôn lấp.Đồng thời việc định địa điểm bãi chôn lấp rất khó khăn do những người dân

ở xung quanh không chấp nhận để bãi rác ở gần khu vực họ sinh sống

1.2 Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Do qui trình công nghệ ở nước ta còn lạc hậu do vậy chúng ta khôngthể xử lí rác khép kín trong thành phố được Muốn xử lí rác chúng ta phảivận chuyển rác ra ngoại thành ở xa khu vực dân cư Do vậy với khối lượngrác lớn chúng ta phải bỏ ra nhiều chi phí hơn khi khối lượng rác nhỏ hơn dohạn chế khối lượng rác thải thông qua chế biến thành phân Compost ở gầnthành phố

1.3 Tận dụng nguồn tài nguyên rác thải

Một trong những chiến lược để phát triển bền vững là phải tiết kiệmnguồn tài nguyên Tái sử dụng để sản xuất phân Compost cũng là một cáchtiết kiệm nguồn tài nguyên Bởi vì trong thành phần rác thải sinh hoạt nước

ta có chứa thành phần hữu cơ rất cao nên tạo điều kiện thuật lợi cho việccung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất phân Do vậy nó sẽ hạn chếviệc sử dụng các nguồn tài nguyên khác để đảm bảo nguồn tài nguyên cho sựphát triển của thế hệ tương lai

2 Lợi ích về mặt môi trường

2.1 Giảm lượng phát thải ra môi trường

Một trong những vai trò cơ bản của hệ thống môi trường tự nhiên là:nơi chứa đựng chất thải của các hoạt động của con người Nhưng sức chịuđựng của môi trường là có giới hạn cho nên nếu lượng rác thải nếu lượng rácthải thải ra môi trường vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường sẽ dẫnđến tình trạng suy thoái môi trường Do vậy hạn chế lượng phát thải ra môitrường chính là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường một cáchtốt nhất Tái sử dụng rác thải làm phân Compost đã hạn chế một lượng rácthải đáng kể cho môi trường

Trang 5

2.2 Giảm sự ảnh hưởng tới các thành phần của môi trường

Hình thức xử lí rác thải bằng biện pháp chôn lấp do không đúng tiêuchuẩn kĩ thuật cho nên đã gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: ônhiễm môi trường nước, môi trường đất do lượng nước rác ngấm vào và cáchoá chất độc hại lẫn trong nước; ô nhiễm môi trường không khí do các rácthải bốc mùi rất nghiêm trọng Trong khi đó xử lí rác thải làm phân Compostđược thực hiện trong qui trình khép kín nên đã không gây ảnh hưởng tới môitrường xung quanh

3 Lợi ích xã hội

3.1 Tạo công ăn việc làm

Việt Nam- một nước có dân số đông đứng hàng thứ 13 trên thế giới mànền kinh tế đất nước lại đang trong tình trạng kém phát triển nên việc đápứng đủ nhu cầu về việc làm là hết sức khó khăn Đã vậy trình độ lao động ởnước ta còn thấp nên người lao động càng ít có cơ hội tìm được việc làm.Việc xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost đã thu hút được một sốlượng lao động đáng kể vào làm việc trong nhà máy Đồng thời cũng tạocông ăn việc làm cho người dân thu gom rác ở xung quanh

3.2 Đảm bảo sức khoẻ.

Việc tập trung rác thải tại nhà máy để sản xuất phân Compost đã hạnchế được lượng rác thải tại các bãi rác Do vậy hạn chế được lượng ngườiđến các bãi rác để thu gom các thành phần của rác có thể tái chế được Việctiếp xúc với rác thải ở các bãi rác là rất nguy hiểm đối với con người do rácthải ở đó không được phân loại nên có nhiều chất độc hại lẫn trong đó Trongkhi đó tại nhà máy có công đoạn phân loại rác nên những người thu gom phếliệu không phải tiếp xúc với những chất độc hại cho nên sức khoẻ được đảmbảo hơn Ngoài ra những người dân ở xung quanh nhà máy không phải chịumột môi trường ô nhiễm nặng như khi sống ở khu vực gần bãi rác

3.3 Văn minh xã hội.

Trang 6

Khoa học công nghệ càng phát triển, đời sống nhân dân càng được nâng caothì nhu cầu có một môi trường xanh sạch đẹp càng được quan tâm Nhưngđời sống càng cao con người có tiêu dùng càng lớn, lượng rác thải càng lớn

mà rác thải là một trong những nguyên nhân gây mất mỹ quan ô nhiễm môitrường Giảm lượng rác thải đồng nghĩa với giảm nguồn gây mất mỹ quan và

ô nhiễm môi trường Vì vậy, phương pháp xử lí rác thải bằng việc làm phânCompost là hoàn toàn phù hợp bởi nó giải quyết được vấn đề bức súc hiệnnay là vấn đề rác thải sinh hoạt Đồng thời đây là phương pháp đang được thếgiới sử dụng đặc biệt là những nước tiên tiến do đó sử dụng phương pháp nàychính là đi theo xu hướng chung của thế giới

Vậy tổng lợi ích thu được từ việc tái sản xuất rác thải sinh hoạt làm phân Compost được biểu diễn dưới hàm sau:

F(lợi ích)= lợi ích kinh tế + lợi ích môi trường + lợi ích xã hội

II ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HÀ NỘI

1 Tổng quan về thực trạng xử lí rác thải sinh hoạt

1.1 Tình trạng rác thải hiện nay

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoátập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Do cácchính sách cơ chế khuyến khích đầu tư đang dần dần trở nên hợp lý nên cácthành phần kinh tế đã có sự phát triển nhanh chóng Tình hình phát triển kinh

tế nước ta đang ngày càng có những bước tiến bộ đáng khích lệ, các ngànhsản xuất, kinh doanh, dịch vụ … được mở rộng và phát triển nhanh chóng.Các hoạt động này một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, nhưng mặt khác cũng tạo ra một khối lượng lớn chất thải

mà nếu không được quản lí một cách đúng đắn thì sẽ gây ra ô nhiễm môitrường nghiêm trọng Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang

Trang 7

trở thành một trong những vấn đề cấp bách cuả công tác bảo vệ môi trườngcủa nước ta hiện nay So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổnglượng chất thải rắn của Việt Nam hiện nay là không lớn Thế nhưng, điềuquan tâm ở đây là chất lượng của chất thải này, nhất là chất thải sinh hoạt vàchất thải bệnh viện ở hầu hết địa phương và thành phố chưa được xử lí hợp

vệ sinh trước khi thải ra môi trường Các chất thải rắn ở các đô thị và khucông nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp Tất cả cácloại đều được chôn lấp lẫn lộn Tỉ lệ thu gom mới chỉ đạt 20-30%, lượngchất thải không được chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác độngmôi trường, ảnh hưởng không tốt không chỉ tới đời sống, sinh hoạt mà còn

cả tới hoạt động kinh tế

Ước tính hiện nay tổng lượng chất thải rắn thải ra ở Việt Nam khoảng49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp khoảng 27 nghìn tấn(54,8%), chất thải sinh hoạt 21,9 nghìn tấn (44,4%), và chất thải bệnh viện:0,4 nghìn tấn (0,8%)

Hà Nội là một trong những thành phố điển hình, tiêu biểu cho các đôthị của Việt Nam Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà XHCNVN, là trungtâm văn hoá, chính trị, kinh tế và khoa học kĩ thuật của cả nước Thành phố

Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam với diện tích927,3 km2, dân số 2,3 triệu người, trong đócó 1,1 triệu người sống tập trungtrong 4 quận nội thành Hà Nội trên diện tích 43km2 Hàng ngày có 30-40 vạnngười ở các tỉnh qua lại và sinh sống ở Hà Nội Cùng với sự phát triển côngnghiệp, dân cư trong thành phố, hệ thống dịch vụ, bệnh viện, chất thải rắn ởcác nguồn trên cũng tăng lên nhanh chóng Ước tính hàng ngày nội thànhthải ra khoảng 3000m3 chất thải chất thải sinh hoạt chiếm 80% chất thải rắncông nghiệp chiếm 12% Công ty Môi trường- Đô thị Hà Nội mới thu gomđược 80% tổng số rác trong nội thành

Lượng rác thải đô thị tập trung nhiều nhất ở các đô thị thuộc vùng kinh

tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ

Trang 8

cao nhất (khoảng 70%) trong tổng lượng rác thải Thành phần rác thải sinhhoạt gồm rác hữu cơ,thực phẩm, lá cây, nilông, chất dẻo, các đồ dùng vănphòng phẩm và các chất vô cơ khác Trong các thành phần này, rác hữu cơ,thực phẩm, lá cây chiếm khoảng 40-60% ( tại Hà Nội là 46%-năm 1996) Tỉ

lệ rác hữu cơ cao cho phép xử lí rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sử dụngchúng làm phân Compost, một phương pháp được áp dụng ở nhiều nơi trênthế giới để tránh mất diện tích chôn lấp

Rác thải sinh hoạt theo số liệu của công ti SODEXEN.INC vàURENCO Hà Nội, khối lượng rác thải nội thành năm 1997 là:

ở vào tình trạng bế tắc Phương pháp xử lí chủ yếu hiện nay là chôn lấp trựctiếp mà không qua phân loại, xử lí tại nguồn nên đã gây ra ô nhiễm nặng nề

ở khu vực bãi rác Mặt khác, rác hữu cơ vốn là loại rác có khả năng tự phânhuỷ, thậm chí phân huỷ nhanh, nhưng nay thanh phần lớn lại được bỏ vàotúi nilon buộc lại nên bị yếm khí, làm chậm quá trình phân huỷ, tăng thêmmức độ ô nhiễm Nếu cứ giữ nguyên phương thức thu gom, xử lí rác thải như

Trang 9

hiện nay thì quy mô bãi rác ngày càng tăng, chi phí cho xây dựng các bãi rácngày càng lớn Vì vậy phải giải quyết vấn đề từ gốc, từ nơi bắt đầu của sự ônhiễm môi trường do rác thải gây ra.

1.2 Chôn lấp - hình thức xử lí rác thải chủ yếu hiện nay

Chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực Trong

đó lĩnh vực y tế và môi trường bao gồm nhiều vấn đề nghiêm trọng như vệsinh, thoát nước, ô nhiễm không khí và nhiều vấn đề khác Vấn đề gay gonhất trong lĩnh vực này là tìm ra giải pháp cần thiết và có hiệu quả để xử líphế thải đô thị Các biện pháp quản lí chất thải hiện có chưa đáp ứng đượcnhu cầu đối với khối lượng phế thải cuả thành phố

Việc xử lí phế thải độc hại hầu như chưa được quản lí riêng, trong đócác phế thải hoá chất độc hại như pin, thuỷ ngân… Nghiên cứu, xác địnhphương pháp xử lí phế thải đô thị phù hợp với điều kiện Việt Nam nói chung

và môi trường đô thị Hà Nội nói riêng là đề tài đang được nhiều chuyên giatrong nước và ngoài nước quan tâm

Hiện nay năng lực xử lí chất thải rắn của các thành phố và các cơ sơcông nghiệp không theo kịp được với nhịp độ tăng của sản xuất công nghiệpcũng như của sinh hoạt Thực tế cho thấy mới khoảng 10-20% chất thải rắn ởcác đô thị được thu gom (ở Hà Nội và TP HCM cao hơn, khoảng 60%) thì sẽthấy rằng phải có sự nỗ lực về đầu tư như thế nào mới nâng cao đáng kểnăng lực thu gom và xử lí chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp

Sự gia tăng dân số nhanh chóng ở các đô thị và khu công nghiệp là xuthế không thể cưỡng lại nổi bới sự áp dẫn to lớn về công ăn, việc làm,thunhập và cả điều kiện sống đối với người lao động Sự phát triển với tốc độcao của kinh tế đô thị kéo theo sự gia tăng đáng kể thu nhập và đồng thời kéotheo cả sự tiêu dùng của dân cư, trong đó có cả những tiện nghi đi lại (xemáy, ô tô) và các nhu cầu giải trí khác Từ đó đã dẫn đến sự gia tăng chấtthải gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và cả chất thải rắn mà trong điều kiện

Trang 10

năng lực quản lí của Nhà nước có được nâng cao đáng kể cũng không đủ sứcngăn chặn đà quay lớn của cỗ xe nhu cầu tiêu dùng ấy của người dân đô thị.

Có thể nói phương thức thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lí rác ởViệt Nam vẫn còn thô sơ, lạc hậu Hệ thông kiểm tra, kiểm soát các chất thải

ở đô thị còn yếu kém Các cơ quan nghiên cứu, đánh giá môi trường đô thịnói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng cong thiếu đội ngũ chuyên gia vànghèo nàn về thiết bị nghiên cứu Đồng thời cũng rất thiếu vốn và thiếu khảnăng kỹ thuật để áp dụng các công nghệ xử lí chất thải đô thị Hệ thống thuhồi chất thải tái sinh trong các đô thị chưa được hợp pháp hoá mà được “tổchức” lỏng lẻo với một mạng lưới gồm những người thu nhặt và thu mua tựphát Do vậy hiệu quả thu gom rất thấp Theo số liệu năm 1999, lượng chấtthải rắn đô thị được thu gom, quản lí mới chỉ đạt khoảng 40 - 70% (Hà Nội :65%) Nhiều thị xã , tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt từ 20 -40%, thậm chí có một số thị xã và nhiều thị trấn chưa có tổ chức thu gomchất thải rắn và chưa có bãi đổ rác chung của đô thị Ở các đô thị lớn, chấtthải từ các đường phố được công ty môi trường, dịch vụ công cộng hoặccông ty vệ sinh thu gom và vận chuyển tới các bãi đổ rác hoặc xí nghiệp chếbiến rác

Hiện nay có một số giải pháp xử lí phế thải sau :

- Làm phân ủ : đối với loại phế thải chứa các chất hữu cơ

- Chôn lấp hợp vệ sinh : đối với loại phế thải không thể chế biến đượcnữa

- Đốt : đối với một số loại phế thải độc hại

Những biện pháp xử lí chất thải rắn đô thị ở Việt Nam hiện nay chủyếu là chôn lấp Tuy nhiên, chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào ở ViệtNam đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường mà chỉ là những bãi đổ rác

lộ thiên không được chèn lót kỹ Vị trí chôn lấp chất thải hiện thời chưa đượcthiết kế thích hợp, hầu hết các bãi rác đều nằm cách khu dân cư từ 200-500

m, do đó không đảm bảo yêu cầu vệ sinh Cũng cần nhấn mạnh là không đô

Trang 11

thị nào có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại từcông nghiệp và y tế.

Ở Hà Nội hiện nay tuy có nhiều cố gắng trong việc thu gom chất thảisinh hoạt nhưng xử lí còn gặp rất nhiều khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề môitrường và xã hội Nguyên nhân chủ yếu là chưa có đủ cơ sở để xử lí tận gốcchất thải rắn Giải pháp hiện tại là chôn lấp nhưng chưa đáp ứng được yêucầu về môi trường và mất nhiều phí tổn : Hà Nội trước đây đã sử dụng cácbái rác ở Vạn Phúc, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Thái Hà, Thành Công, Bồ Đề, GiaLâm, Tam Hiệp, Văn Điển, Mễ Trì, Tây Mỗ (Từ năm 1992 đến 7- 1997, toàn

bộ rác thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội được chôn lấp tại bãi rác Mễ Trì

Từ ngày 7-7-1997 , do tình trạng quá tải, nhân dân xung quanh phản đối, bãirác đã phải ngừng hoạt động Từ 8-1997, việc chôn lấp rác được tiến hànhtại bãi phế thải Tây Mỗ) Các bãi này đều đã đầy và đóng cửa Hiện nay, HàNội đang chôn lấp chất thải rắn chung ở đô thị ở bãi rác Tây Mỗ và chủ yếu

là ở bãi Nam Sơn Tại bãi này, thành phố đã và đang tiến hành xây dựng

“Khu liên hợp xử lí chất thải rắn” (Từ ngày 1-6-1999, việc chôn lấp rácđược tiến hành tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn khoảng 30%, Tây Mỗ 70% Từ 1-1-2000 việc chôn lấp rác được tiến hành tại bãi Nam Sơn Ngoài ra cũngxuất hiện các bãi rác lộ thiên tự phát của nhân dân các vùng dọc quốc lộ gâyảnh hưởng đến môi trường, gây mất mỹ quan

Việc xử lí rác thải chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp chỉ giải quyếtđược nhu cầu rác thải trước mắt ở Hà Nội Nhưng chi phí vận chuyển rácđến bãi chôn lấp rất lớn VD : Kinh phí vận chuyển rác từ nội thành đến bãirác Nam Sơn tính cho 900 tấn/ngày có kết quả cụ thể :

+ Một ngày : 62,949 triệu đồng

+ Một tháng : 1.888,488 triệu đồng

+ Một quí : 5.728,414 triệu đồng

( Theo số liệu phân tích của JICA - dự thảo báo cáo cuối cùng)

Đồng thời các bãi rác chiếm diện tích đất rất lớn :

Trang 12

+ Diện tích bãi rác Nam Sơn : 150 ha

+ Diện tích bãi rác Kiêu Kỵ (Gia Lâm) : 5,3 ha

+ Diện tích bãi rác Nguyên Khê (Đông Anh) :1,5 ha

+ Diện tích bãi rác Phú Ninh - Sóc Sơn : 1,2 ha

Ngoài thiệt hại về kinh tế nêu trên thì việc xử lí rác bằng chôn lấp còngây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng từ đó gây ra những ảnh hưởngtới sức khoẻ của những người dân xung quanh Đặc biệt do lượng rác thảikhông được phân loại tại nguồn nên các rác thải sinh hoạt được chôn lấp lẫnvới các chất thải độc hại khác nên gây ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng vàgây độc hại cho những người nhặt rác tại các bãi rác

Do vậy cần phải có những biện pháp cấp bách trong việc xử lí rác thải

để đảm bảo cho thành phố Hà Nội thoát khỏi tình trạng ùn tắc rác như hiệnnay

1.3 Hiện trạng một số bãi rác hiện nay

Để giải quyết nhu cầu cấp bách về xử lí rác thải ở Hà Nội đã có rấtnhiều bãi rác được xây dựng như khu xử lí chất thải Nam Sơn_Sóc Sơn, Tây

Mỗ, Kiêu kỵ (Gia Lâm), Nguyên Khê (Đông Anh) Nhưng các bãi ráckhông được xây dựng đúng tiêu chuẩn kĩ thuật Hầu hết các bãi rác đều xử lírác theo các bước: xe đổ xuống hố mỗi ngày sau khi đổ song rác xe nén rácđược vận hành để trải đều rác và nén chặt rác tiếp đó dùng xe rắc vôi bột nên

bề mặt nhằm tẩy trùng sau đó dùng hai xe bồn để phun chế phẩm EM nhằmhạn chế mùi hôi.Cuối cùng dùng xe phủ cán một lớp đất mỏng 3-4 cm lên bềmặt

Với kết cấu và kĩ thuật chèn lấp rác như trên, các bãi rác ở Hà Nội hiệnnay đã nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối, nguy hiểm về vệ sinh môi trường,khó khăn trong khâu quản lí, phức tạp về mặt kinh tế xã hội:

-Đang tiếp nhận quá tải lượng rác thải hàng ngày của thành phố

Nguy hiểm về vệ sinh môi trường với các yếu tố đặc thù:

Trang 13

+ Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ bãi rác (mặc dù đã giảm đáng kể sovới trước đây khi chưa phun chế phẩm EM) và mùi do những người nhặt rácphơi bao bì nilon dọc hai bên đường nhựa.

+ Các khí độc hại do rác phân huỷ không có lối thoát, phun trào tựnhiên trên khắp bề mặt bãi rác

+ Phát sinh ruồi, nhặng, muỗi, các loại côn trùng và các loài gặmnhấm khác làm mầm gây bệnh lây lan rất nguy hiểm(dân quanh vùng phảigiăng mùng để ăn cơm do có quá nhiều ruồi)

+ Do không được chống thấm nên nước rò rỉ từ rác thải xuống đất gây

ô nhiễm các tầng nước ngầm Rất nhiều giếng đào và giếng khoan của dân

cư xung quanh vùng này không còn sử dụng được vì nước rất đen và bốcmùi hôi thối

+ Nước rò rỉ từ bãi rác(chủ yếu là các hồ tích trữ nước rác bố trí xungquanh tường bao) ra ngoài hệ thống bờ bao gây thiệt hại nặng nề đến đờisống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: cá nuôi bị chết, lợn gà vịt bị chết,năng suất hoa màu tụt giảm

+ Nước rác từ các hồ tích trữ chưa được xử lí đạt yêu cầu và không cólối thoát, chỉ trông chờ vào khả năng bay hơi, còn lại là hầu như bị thấm hếtxuống các tầng nước ngầm Mộ nguy cơ khủng khiếp về ô nhiễm và suythoái tài nguyên nước ngầm đang đặt ra ở phía trước

+Việc sử dụng chế phẩm EM ở bãi rác có an toàn về mặt sinh tháichưa vẫn còn là vấn đề cần nghiên cứu ( hiện nay ở Nhật Bản đã cấm sửdụng loại chế phẩm này vì có những hiệu ứng phụ đối với môi trường vàsinh thái)

Công tác xử lí chất thải sinh hoạt trong năm 1999 gặp khó khăn rất lớn

về địa điểm chôn lấp Các bãi rác bị ngừng hoạt động do gây ô nhiễm nặng

nề đối với môi trường xung quanh nên người dân không đồng tình ủng hộ.Cính vấn đề này đã làm cho Hà Nội bị tồn đọng rác ngay trên đường phốtrong ngày 19-20/9/1999 Hiện trạng các bãi rác này như sau:

Trang 14

- Bãi rác Kiêu Kỵ (Gia Lâm): diện tích 5,3 ha được xây dựng từ năm

1997 và công trình đã được đưa vào sử dụng tháng 9/1999 do bãi rác Tây

Mỗ, Nam Sơn bị ngừng hoạt động Đến tháng 4/2000 do nhân dân xungquanh phản đối và chưa giải quyết được trợ cấp môi trường nên bãi rác phảingừng hoạt động Rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm phảiđưa về bãi rác Nam Sơn _ Sóc Sơn

-Bãi rác Nguyên Khuê (Đông Anh): diện tích khoảng 1,5 ha tiếp nhậnrác của huyện với khối lượng khoảng 40 m³/ngày bằng hai xe 92A và một xehuyndai của xí nghiệp môi trường đô thị huyện Bãi rác Nguyên Khuê dựatrên một số hố gạch do các chủ lò gạch khai thác để lại Việc tiếp nhậnkhông được đầm nén ngay, không được phủ đất thậm chí không có xe ủi đểsan ủi mặt bằng Bãi rác Nguyên Khuê cũng gây ảnh hưởng tới môi trườngxung quanh nhưng với khối lượng nhỏ nhưng vẫn còn được duy trì, mặc dùvậy nhưng đây là bãi rác không đúng tiêu chuẩn

-Bãi rác Phú Ninh_Sóc Sơn: diện tích khoảng 1,2 ha, hàng ngày tiếpnhận khoảng 50m³ cũng trong tình trạng không có xe ủi mặt bằng, đây cũng

là bãi rác không đúng tiêu chuẩn

-Bãi Nam Sơn: nằm trong tổng thề khu liên hợp xử lí chất thải rắn của

Hà Nội với diện tích 150 ha Ở đây sẽ có các nhà máy xử lí chất thải bệnhviện, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân loại và tái chế Diệntích đã giải phóng giai đoạn một để thực hiện chôn lấp rác là 13,5 ha Đếnnay đã tiến hành xây dựng xong hai lò và lò thứ ba đang tiếp tục thi công, hệthông xử lí nước rác cũng đang được thi công

Ngoài các bãi rác trên cũng xuất hiện các bãi rác lộ thiên tự phát củanhân dân các vùng dọc quốc lộ gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môitrường

Từ hiện trạng các bãi rác ở trên ta có nhận xét chung về hoạt động củacác bãi rác thải tại Hà Nội: xử lí rác tại các bãi chôn lấp không đúng yêu cầu

kĩ thuật, không triệt để dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường là điều khó tránh

Trang 15

khỏi Cần phải có những giải pháp thích hợp đảm bảo cho thành phố Hà Nộingày càng sạch đẹp.

2 Lợi ích kinh tế.

Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, nhận thấy thành phần hữu

cơ trong rác thải Hà Nội rất cao 53%, công ty môi trường đô thị Hà Nội đãnghiên cứu giải pháp làm phân ủ Năm 1990 đề án “VIE 186”_023 xử lí chấtthải cứng ở Hà Nội đã được chính phủ Việt Nam và chương trình phát triểnLiên Hiệp Quốc chính thức phê duyệt và được khai triển thực hiện

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của đề án là xây dựng nhàmáy phân ủ thí điểm tại Cầu Diễn Từ 3/1993 nhà máy thí điểm phân ủ đầutiên sử dụng công nghệ ủ đống tĩnh, sục khí cưỡng bức đã đi vào hoạt động

để xử lý 30000 m³ rác/ năm thành 7500 tấn phân hữu cơ Nhà máy phân ủ thíđiểm Cầu Diễn đã đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ xử lí phếthải Để thấy được lợi ích kinh tế của việc sản xuất phân compost từ rác thải

ta nên xem xét qui trình công nghệ của nhà máy:

Phân hầm cầu qua xử lí

Trang 16

Thực tế qua quá trình hoạt động của nhà máy xử lí rác làm phân bónhữu cơ có những ưu việt về môi trường, kĩ thuật và kinh tế xã hội do đó cầnphải tiếp tục xử lí rác kết hợp với các bãi chôn lấp làm phân bón hữu cơ.

2.1 Tiết kiệm diện tích đất

Xét về mặt kinh tế thì việc sản xuất phân từ rác thải đã mang lại hiệuquả kinh tế cao từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp

Cùng với sự phát triển kinh tế, phát triển dân số thì quá trình đô thị hoángày càng nhanh, do đó dân cư từ khắp các địa phương đều có xu hướng tậptrung về Hà Nội để làm kinh tế, nên vấn đề đất đai ngày càng là vấn đề cầnphải quan tâm Đất đai đô thị hạn hẹp, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng, lượngrác thải ngày càng tăng Vậy mà xử lí rác thải theo kiểu chôn lấp thì mỗi năm

Hà Nội phải bỏ ra một diện tích đất rất lớn để chôn lấp Nhưng nếu có nhàmáy sản xuất làm phân compost thì nhà máy đã giúp cho Hà Nội tiết kiệmđược một diện tích đất không nhỏ Diện tích đất đó có thể sử dụng vào việckhai thác, dùng làm đất ở cho nhân dân, dùng làm đất nông nghiệp

2.2 Tiết kiệm chi phí vận chuyển.

S ng phân àn tloại

Tinh chế

Trọn phụ gia v àn tchất kích thích Đóng bao Sản phẩm

Trang 17

Ngoài việc tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp thì chi phí vận chuyểncũng tiết kiệm được một khoản không nhỏ Thực tế nghiên cứu chi phí vậnchuyển dựa trên bảng giá sau:

Bảng giá thành vận chuyển rác từ thành phố đi bãi Nam Sơn

Nguồn: nghiên cứu khả thi “Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lí chất thải rắn tài Nam Sơn-Sóc Sơn- Hà Nội giai đoạn 1999-2000, tập 2”

Áp dụng bảng tính giá trên vào việc tính giá vận chuyển rác thải từphường Kim Liên đến bãi Nam Sơn ta có:

Thứ

tự

2 Cước phổ thông đường loại 1, hàng bậc 3 588,9 đ/T km

3 Cước phổ thông đường loại 3, hàng loại 3 928,2 đ/ T km

4 Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng:

38 km đường loại 1

24 km đường loại 3

43.525,3 đ/tấn22.362,3 đ/tấn21.163 đ/tấn

5 Các hệ số tính theo cước cơ bản Phương

tiện có thiết bị tự đổ (15%) Chở thiếu tải

(10%)

6528,8 đ/tấn4352,5 đ/tấn

6 Các loại phụ phí

Cộng chi phí (4+5+6)

13,500 đ/tấn69906,6 đ/tấn

7 Trích quỹ khen thưởng phúc lợi

Tổng cộng

Làm tròn

2037,2 đ/tấn69943,8 đ/tấn

69944 đ/tấn

Trang 18

- Quãng đường 61km

- Số lượng vận chuyển trong một tháng

Khi đã thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, rác vận chuyểntới Nam Sơn gồm:

- Số lượng rác vận chuyển bình quân trong 1 tháng

Khi đã phân loại rác tại nguồn, rác vận chuyển tới xí nghiệp gồm phânhữu cơ 22,7 tấn/tháng Do tác dụng của phế phẩm EM nên làm trọng lượngcủa loại rác hữu cơ giảm khoảng 50% Khối lượng thực tế rác thải vậnchuyển tới xí nghiệp chế biến phân compost Cầu Diễn

Tổng khối lượng xấp xỉ 11,4 tấn/tháng tương đương với 0,38 tấn/ngày.Căn cứ vào kinh phí vận chuyển ở phần trên, bằng phương pháp tính tỉ

lệ, tổng chi phí vận chuyển tới xí nghiệp Cầu Diễn khoảng : 235,250đồng/tháng

2.3 Cung cấp nguyên liệu tái chế.

Ngày đăng: 13/04/2013, 09:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá thành vận chuyển rác từ thành phố đi bãi Nam Sơn - Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội
Bảng gi á thành vận chuyển rác từ thành phố đi bãi Nam Sơn (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w