IV. BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN COMPOST
1. Phân loại rác thải tại nguồn phát thả
Một trong những hạn chế chính của việc sử dụng chất thải hữu cơ nhiều hơn để làm phân compost là do rác thải không được phân loại tại nguồn phát thải làm cho nhiễm bẩn tăng lên, có nhiều chất vô cơ còn lẫn trong rác thải: thuỷ tinh vỡ, túi nilon.... Phân loại rác thải là công đoạn quan trọng nhất trong qui trình sản xuất, ảnh hưởng lớn tới chất lượng của phân. Trong giai đoạn này rác thải chưa được phân loại tại sàn tập kết được đưa lên băng truyền để công nhân phân loại. Họ chỉ chọn chất thải hữu cơ và một số chất thải có khả năng tái chế. Vì vậy giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân phân loại, công nhân trong xí nghiệp và môi trường xung quanh. Sự ô nhiễm này do các chất hữu cơ bị phân huỷ, các chất độc hại, các vi sinh vật có hại trong rác gây ra.... Nếu rác không được phân loại thì mức độ ô nhiễm này càng cao và sức khoẻ công nhân càng bị đe doạ. Hiện phân loại rác do một đội quân không chính thức đảm nhiệm, nó mang tính tự phát.
Những người bới rác và thu nước phế liệu chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Họ thu nhặt những thành phần có giá trị từ rác như: kim loại, nhựa và giấy trực tiếp từ hộ gia đình, điểm tập kết và cả bãi rác của đô thị. Thực tế hiện nay Hà Nội có khoảng 6000 người nhặt rác và thu mua đồng nát với nhiều đại lý hoạt động rải rác khắp thành phố. Những người này nhặt được hoặc mua được khoảng 180-270 tấn nguyên liệu tái sinh trong một ngày. Trong đó phần phế liệu để tái sinh lớn nhất là: chai thuỷ tinh 40%, giấy 28%, kim loại 19%. Việc thu hồi chất thải cho phép tái chế và tái sử dụng được hơn 15% chất thải phát sinh ở Hà Nội. Điều đáng quan tâm ở đây là hầu hết những người nhặt rác đang làm việc trong môi trường hết sức nguy hại, họ phải hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc trực tiếp với những chất nguy hiểm lẫn trong rác ... nên ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của họ.
Mặt khác do không có sự phân loại rác tại nguồn nên đã làm cho chi phí phân loại rác trước khi đưa vào sản xuất lên rất cao. Ví dụ như chi phí phân loại khi tập kết ở nhà máy phân Cầu Diễn là 3240000 đồng/ tháng chiếm 20% tổng chi phí . Đồng thời làm giảm tỉ lệ tái sinh chất thải hay nói cách khác nó làm giảm nguồn nguyên liệu đầu vào nhà máy cho nên công suất của nhà máy chỉ đạt 70%.
Chính vì thế cần phải phân loại rác tại nguồn để làm giảm chi phí phân loại khi sản xuất và tăng tỉ lệ tái sinh chất thải, cũng có nghĩa là giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lí.
Căn cứ vào qui trình công nghệ của sản xuất, nhóm nghiên cứu tạm ước tính % giảm chi phí đối với các công đoạn sản xuất khi thực hiện việc phân loaị tại nguồn:
Ước tính giảm chi phí các công đoạn sản xuất khi phân loại rác tại nguồn rác thải phát sinh tại địa bàn phường Kim Liên trong một tháng
TT Công đoạn CP khi chưa phân loại tại nguồn (đ/tháng)
% giảm CP khi phân loại rác tại
nguồn
CP sau khi phân loại rác tại nguồn (đ/tháng) 1 Phân loại 3.240.000 70 927.000 2 Đảo trộn 2.430.000 0 2.430.000 3 ẺU 1.620.000 80 324.000 4 Ủ chín 810.000 90 81.000 5 Sàng phân loại 2.430.000 65 850.000 6 Quạt tinh chế 2.430.000 80 486.000 7 Tinh chế 1.620.000 0 1.620.000 8 Đóng bao 1.620.000 0 1.620.000 Tổng cộng 16.200.000 8.338.500
Chênh lệch chi phí sản xuất khi thực hiện phân loại tại nguồn:
∆C = 16200000- 8338000= 7861500 (đồng/tháng)
Thấy được lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn như đã nêu trên ta cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân thực hiện phân loại rác từ trong gia đình và phải bố trí thùng rác ở nơi công cộng một cách hợp lí.
Hiện trạng thu gom rác thải Hà Nội và giải pháp đề xuất:
HệNgu thốồng n rác đề xuất thải dân cư Hữu cơ Thùng rác Xe tải Xe tải Xe đẩy Vô cơ Nh máy à sx phân Tái chế Chôn lấp Hệ thống hiện h nhà Nguồng rác thải dân cư Xe đẩy Ô tô tải Ô tô tải Thùng đựng rác
Bãi chôn lấp Nh máy sx à
phân Hữu cơ Vô cơ Ủ th nh à phân Tái chế