trắc nghiệm hóa 12 sắt có đáp án

5 462 4
trắc nghiệm hóa 12   sắt có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương IX: HOÁ VÔ CƠ LỚP 12 - SẮT Tổng số câu: 40. GV soạn trắc nghiệm: Phạm Mỹ Phượng Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha GV phản biện: Huỳnh Thị Tuyết Loan Trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Câu 1(58; Biết): Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử sắt là: A. [Ar] 4s 2 3d 6 B. [Ar] 3d 8 4s 2 C. [Ar] 3d 6 *D. [Ar] 3d 6 4s 2 Câu 2(58; Biết): Để chuyển FeCl 3 thành FeCl 2 người ta cho dung dịch FeCl 3 tác dụng với kim loại: A. Fe B. Cu *c. Fe,Cu D. Ag Câu 3(58; Hiểu): Cho 1g bột Fe tiếp xúc với oxi một thời gian, thấy khối lượng bột vượt quá 1,41g. Nếu chỉ tạo thành một oxit duy nhất thì đó là: A. FeO *B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. FeO và Fe dư. Câu 4(58; Biết): Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 2 0 NaOH NaOH B D G O HCldu t C E G Fe A + + → + + + → + → → Z ] Vậy A là : A. A. FeO B. Fe 2 O 3 *C. Fe 3 O 4 D. Chất khác. Cậu 5(58; Biết): Sắt phản ứng với nước ở nhiệt độ cao hơn 570 0 thì sản phẩm thu được là: *A. FeO và H 2 B. Fe 2 O 3 và H 2 C. Fe 3 O 4 và H 2 D. Fe(OH) 2 và H 2 . Câu 6(58; HIểu): Tính chất không đặc trưng cho kim loại chuyển tiếp là: A. Thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá. B. Các nguyên tố chuyển tiếp và hợp chất thường có màu. *C. Không có khả năng tạo phức tạp. D. Có hoạt tính xúc tác Câu 7(58; Biết): Trong số các kim loại dưới đây kim loại chuyển tiếp là: A. Na B. Ca C. Mg *D. Fe Câu 8(58; Vận dụng): Hỗn hợp A gồm Cu, Fe có tỉ lệ khối lượng m Cu : m Fe = 7 : 3. Lấy m gam A cho phản ứng hoàn toàn với ddHNO 3 thấy đã có 44,1g HNO 3 phản ứng, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch B và 5,6lít khí C gồm NO, NO 2 (đktc). Khối lượng m gam A ở trên là: A. 40,5g B. 50g C. 50,2g *D. 50,4g Câu 9(58; Biết): Phương pháp được dùng để điều chế Fe trong công nghiệp: A. Điện phân dung dịch FeCl 2 B. Khử Fe 2 O 3 bằng Al. *C. Khử Fe 2 O 3 bằng CO ở t 0 cao. D. Dùng Mg tác dụng với dd muối FeCl 2 Câu 10(58; Vận dụng): Cho 4,2 hỗn hợp gồm Mg Fe và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24l H 2 ở đktc. Khối lượng muối khan tạo ra khi cô cạn dung dịch là: A. 7,1g B. 7,75g *C. 11,3g D. 10,3g Câu 11(60; Biết): Để bảo quản dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 , tránh hiện tượng thủy phân người ta thường nhỏ vào ít giọt: *A. Dung dịch H 2 SO 4 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch NH 3 D. Dung dịch BaCl 2 Câu 12(60; Vận dụng): Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp A gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và Fe dư. Hoà tan hỗn hợp A vừa đủ bởi dung dịch HNO 3 thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Khối lượng m gam Fe ban đầu là: *A. 10,08g B. 11,08g C. 12g D. 10,8g Câu 13(58; Biết): Cho 4 kim loại Al, Fe, Mn và Cu và 4 dd muối ZnSO 4 , AgNO 3 , CuCl 2 , MgSO 4 . Kim loại tác dụng được với cả 4 dung dịch muối là: A. Al B. Fe C. Mn *D. Không có kim loại nào. Câu 14(60; Biết): Cho Cu vào dung dịch FeCl 3 thì: A. Không phản ứng. *B. Có phản ứng: Cu + Fe 3+ > Cu 2+ + Fe 2+ C. Có phản ứng: Cu + Fe 3+ > Cu + + Fe 2+ D. Có phản ứng: Cu + 2Cl - > Cu 2+ + Cl 2 ↓ Câu 15(59; Hiểu): Phản ứng dùng để điều chế được Fe(NO 3 ) 3 là : A. Fe + HNO 3 đặc nguội B. Fe + Cu(NO 3 ) 2 *C. Fe(NO 3 ) 2 + AgNO 3 D. Fe + Fe(NO 3 ) 2 Câu 16(59; Biết): Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá : A. Fe 2 O 3 *B. Fe 3 O 4 C. FeCl 3 D. Fe(OH) 3 Câu 17(59; Hiểu): Trộn dung dịch AgNO 3 với dung dịch Fe(NO 3 ) 2 thì: A. Không có phản ứng xảy ra. B. Có phản ứng trao đổi xảy ra. C. Có phản ứng axit - bazơ xảy ra. *D. Có phản ứng oxi hoá khử xảy ra. Câu 18(59; Biết): Dung dịch FeSO 4 làm mất màu dung dịch nào sau đây: A. dd Cu(NO 3 ) 2 trong môi trường trung tính. B. dd CuCl 2 trong H 2 SO 4 *C. dd K 2 Cr 2 O 7 trong H 2 SO 4 D. dd KI có tẩm hồ tinh bột. Câu 19(60; Biết): Màu vàng nâu của dd Fe(NO 3 ) 3 là do: A. Màu của Fe(OH) 3 B. Màu của ion NO 3 - *C. Màu của ion Fe 3+ D. Màu của hỗn hợp ion Fe 2+ , Fe 3+ Câu 20(60; Vận dụng): 13,92g Fe 3 O 4 tác dụng với dd HNO 3 thu được 0,448lít khí N x O y (đktc). Công thức của N x O y là: *A. NO B. N 2 O C. NO 2 D. N 2 Câu 21(59; Vận dụng): Hỗn hợp 0,002mol FeS 2 và 0,003mol FeS hoà tan hoàn toàn vào 1 lượng dư dd H 2 SO 4 đặc, nóng. Hấp thu hết SO 2 bằng lượng vừa đủ dd KMnO 4 , thu được dd Y không màu, trong suốt có PH = 2 . Thể tích của dd Y là : *A. 2,28lít B. 1,14lít C. 0,228lít D. 3,2lít Câu 22(60; Vận dụng) Một hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , FeO và MgO có khối lượng 4,24g trong đó có 1,2g MgO. Khi cho X phản ứng với CO(phản ứng hoàn toàn) ta được chất rắn A và hỗn hợp CO + CO 2 . Cho hỗn hợp này qua nước vôi có dư được 5g kết tủa, khối lượng Fe 2 O 3 và FeO trong hỗn hợp X là: A. 0,8gFe 2 O 3 ; 1,44g FeO *B. 1,6gFe 2 O 3 ; 1,44g FeO C. 1,6gFe 2 O 3 ; 0,72g FeO D. 0,8gFe 2 O 3 ; 0,72g FeO Câu 23(63; Vận dụng): Để khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 cần vừa đủ 2,24lít CO(đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là: A. 15g *B. 16g C. 18g D. 15,3g. Câu 24(61; Biết): Thành phần chính của quặng Manhêtit là: A. Fe 2 O 3 B. Fe 2 O 3 nH 2 O *C. Fe 3 O 4 D. FeCO 3 Câu 25(61; Biết): Trong sản xuất gang người ta dùng quặng sắt là: A. Xiderit B. Pirit sắt C. Hematit nâu *D. Manhêtit và Hematit Câu 26(62; HIểu): Tìm phát biểu sai: A. Xỉ lò cao dùng để trung hoà đất canh tác có tính axit. *B. Khí lò cao (N 2 , O 2 , H 2 S, SO 2 )dùng làm nhiên liệu đốt nóng không khí thổi vào lò. C. Lò cao hiện đại sản xuất 10.000tấn gang trong 1 ngày, cao khoảng 40m; đường kính 14m. D. Trung bình 1 tấn gang cần 1,7 tấn quặng sắt, 0,5 tấn than cốc, 0,25 tấn vôi và 2 tấn không khí. Câu 27(62; Biết): Tìm phát biểu sai: A. Nhóm nguyên liệu trong sản xuất gang là quặng sắt, than cốc, chất chảy, không khí. B. Nguyên tắc sản xuất gang là dùng CO để khử sắt oxit, rồi tạo hợp kim của Fe với C, Si C. Nếu nguyên liệu lẫn SiO 2 thì chất chảy là CaCO 3. *D. Có thể dùng dd HCl để hoà tan hoàn toàn một mẫu gang hoặc thép Câu 28(63; BIết): Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là: A. Quặng sắt pirit, chất chảy, không khí. *B. Gang hoặc sắt thép phế liệu, không khí, chất chảy. C. Quặng sắt, than cốc, chất chảy, không khí. D. Sắt thép phế liệu, không khí chất chảy. Câu 29(63; Hiểu): Trong quá trình luyện thép bằng phương pháp Betxơme, những tạp chất trong gang sẽ bị oxi hoá là: A. Si, Mn, C, S. B. Mn, C, S, P. *C. Si, Mn, C, S, P D. Si, C, P, S Câu 30(63; Vận dụng): Trong một loại quặng sắt dùng để luyện gang thép, có chứa 80% Fe 3 O 4 và 10% SiO 2 , còn lại là những tạp chất khác. Thành phần phần trăm của Fe và Silic trong loại quặng này là: *A. 57,9% và 4,7% B. 72,41% và 46,60% C. 46,66% và 72,41% D. 4,7% và 57,9% Câu 31(64; Biết): Trộn 1ml ddFeSO 4 và 1ml ddH 2 SO 4 . Sau đó cho từ từ ddKMnO 4 vào. Ta thấy: A. Xuất hiện kết tủa màu trắng hoá nâu trong không khí. B. Xuất hiện kết tủa màu nâu tan trong axit. *C. Dung dịch chuyển từ màu tím chuyển sang dd không màu. D. Dung dịch chuyển từ màu tím chuyển sang dd màu nâu. Câu 32(64; Biết): Cho 2ml ddFeCl 3 , thêm vào đó vài giọt dd H 2 S thì: A. Dung dịch chuyển từ màu vàng nhạt chuyển sang màu trắng xanh nhạt, có chất rắn màu vàng không thấm nước. B. Dung dịch chuyển từ màu vàng nhạt chuyển sang không màu, có chất kết tủa màu vàng không thấm nước. *C. Dung dịch chuyển từ màu vàng nhạt chuyển sang không màu, mất mùi trứng thối và có chất rắn màu vàng không thấm nước. D. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang rắn màu đen, mất mùi trứng thối và dd làm đỏ quì tím. Câu 33(65; Hiểu): +HCl B + X + Z M 0 t dpnc D E M → → +NaOH +Z C +Y + Z M là kim loại: A. Zn B. Fe *C. Al D. Cu Câu 34(65; HIểu): Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng: A. ddAgNO 3 B. ddHCl, khí O 2 *C. ddFeCl 3 D. ddHNO 3 Câu 35(65; Hiểu): Trong dãy điện hoá của kim loại, vị trí một số cặp oxi hoá khử được sắp xếp như sau: Al 3+ Fe 2+ Cu 2+ Fe 3+ Ag + Al Fe Cu Fe 2+ Ag Trong số các kim loại Al, Fe, Cu, Ag, kim loại đẩy được Fe ra khỏi dd muối sắt III là: A. Fe B. Ag C. Cu *D. Al Câu 36(65; Hiểu): Trong số các kim loại dưới đây, kim loại được điều chế được từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO là : A. Fe, Al, Cu B. Mg, Zn, Fe *C. Fe, Mn, Ni D. Cu, Cr, Ca Câu 37(65; Vận dụng): Hoà tan 9,14g hỗn hợp Cu, Fe, Al bằng ddHCl dư thu được 7,84lít khí A(đkc) và 2,54g chất rắn B và dd C. Khối lượng muối có trong dd C là : A. 3,99g B. 33,25g *C. 31,45g D. 3,145g Câu 38(65; Vận dụng): Cho 5,4g hỗn hợp bột Al với 4,8g Fe 2 O 3 . Đốt cháy hỗn hợp để thực hiện nhiệt nhôm, khối lượng chất rắn sau phản ứng là: A. 6,2g *B. 10,2g C. 12,8g D. 11,8g Câu 39(65; Vận dụng): Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m (g) hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 2 O 3 , FeO, CuO nung nóng. Khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư thu được 15g kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 200g. m gam hỗn hợp trên là: *A. 202,4g B. 217,4g C. 219,8g D. 200,24g Câu 40(65; Vận dụng): Cho hỗn hợp X gồm 0,08mol mỗi kim loại Mg, Fe, Zn vào dd H 2 SO 4 đặc nóng, dư thu được 0,07mol một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là: A. SO 2 B. S *C. H 2 S D. H 2 . Chương IX: HOÁ VÔ CƠ LỚP 12 - SẮT Tổng số câu: 40. GV soạn trắc nghiệm: Phạm Mỹ Phượng Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha GV phản biện: Huỳnh Thị. Không có kim loại nào. Câu 14(60; Biết): Cho Cu vào dung dịch FeCl 3 thì: A. Không phản ứng. *B. Có phản ứng: Cu + Fe 3+ > Cu 2+ + Fe 2+ C. Có phản ứng: Cu + Fe 3+ > Cu + + Fe 2+ D. Có. với dung dịch Fe(NO 3 ) 2 thì: A. Không có phản ứng xảy ra. B. Có phản ứng trao đổi xảy ra. C. Có phản ứng axit - bazơ xảy ra. *D. Có phản ứng oxi hoá khử xảy ra. Câu 18(59; Biết): Dung dịch FeSO 4

Ngày đăng: 29/07/2015, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan